Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái động mạch cảnh trên siêu âm doppler với nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm framingham ở người có rối loạn lipid máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.31 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH THÁI ĐỘNG MẠCH CẢNH
TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER VỚI NGUY CƠ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
TRONG 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM FRAMINGHAM
Ở NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU
Nguyễn Hồng Anh*, Nguyễn Đức Công**

TÓM TẮT
Cơ sở: Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có mối liên quan giữa vữa xơ động mạch cảnh (ĐMC) với
nguy cơ mắc bệnh ĐMV. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên quan này ở người rối loạn lipid (RLLP) máu chưa
được quan tâm ở Việt Nam.
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan với hình thái ĐMC trên siêu âm Doppler với nguy cơ bệnh ĐMV 10
năm theo Framingham ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả có phân tích.
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 131 người RLLP máu có độ tuổi trên 40 đã được siêu âm Doppler ĐMC
và tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Trị
số NTM trung bình ĐMC chung (ĐMCC) hai bên phải và trái (lần lượt là: là 1,13 ± 0,21 và 1,14 ± 0,3 mm) ở
người có RLLP máu cao hơn mức bình thường. Độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh chung
(NTMĐMCC) hai bên tăng lên theo mức độ nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tính theo thang điểm Framingham. Tỷ
lệ nhóm nguy cơ cao bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham ở người có VXĐM cảnh độ III-IV theo Fazio
(36,8%) cao hơn tỷ lệ nhóm nguy cơ cao bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham ở người có VXĐM cảnh độ III (9,8%) theo Fazio có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo mức độ nguy cơ thấp bệnh ĐMV thì số đối tượng có
VXĐM cảnh độ I-II chiếm khá cao (42,0%) cao hơn so với nhóm VXĐM cảnh độ III-IV (21,1%) (p < 0,05).
Kết luận: Có mối liên quan giữa độ dày lớp NTMĐMCC với nguy cơ mắc bệnh ĐMV trong 10 năm theo
Framingham ở người RLLP máu.
Từ khóa: Rối loạn lipid máu, thang điểm Framingham, bệnh động mạch vành.

ABSTRACT
STUDYING THE RELATIONSHIP BETWEEN THE MORPHOLOGY OF CAROTID ARTERY IN


DOPPLER AND CORONARY RISK IN 10 YEARS BY FRAMINGHAM POINT SCORE
IN PATIENTS WITH DYSLIPIDEMIA
Nguyen Hong Anh, Nguyen Duc Cong
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 51 - 57
Background: Some researches before showed that there was a relationship between carotid atherosclerosis
artery and coronary risk. However, in viet nam, there was a few studies in patients with dyslipidemia. Objectives.
Studying the relationship between the morphology of carotid artery in doppler and coronary risk in 10 years by
Framingham point scores in patients with dyslipidemia.
Methods: Cross-sectional descriptive, analysis, prospective study.
Results: In this study, 131 patients over 40 years old with dyslipidemia were taken carotid doppler. And
* Bệnh viện E Hà Nội, ** Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860 Email:

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011

51


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

estimated coronary risk in 10 years by Framingham point scores. The result showed that: The mean NTM value
common carotid artery on the right and left (were: 1.13 ± 0.21 and 1.14 ± 0.3 mm) in patient with dyslipidemia
more than normal. The thickness of common carotid artery layer two side increased according to the degree of
coronary risk in 10 years by Framingham point scores. The proportion of high coronary risk by Framingham
point scores in patient with carotid atherosclerosis artery III-IV degree arcording to Fazio (36.8%) more than
proportion of high coronary risk by Framingham point scores in patient with carotid atherosclerosis artery I-II
degree arcording to Fazio (9.8%), (p < 0.05). In patient with low coronary risk, the proportion of patient with
carotid atherosclerosis artery I-II degree was (42.0%) higher than patient with carotid atherosclerosis artery III-IV

degree (21.1%) (p < 0.05).
Conclusions: There was an relationship between the thickness of internal carotid artery layer and coronary
risk in 10 years by Framingham point scores in patients with dyslipidemia.
Key words: Dyslipidemia,. Framingham point scores, coronary artery disease.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ngày nay, bệnh tim mạch đang có xu
hướng tăng nhanh và phát triển mạnh ở các
nước phát triển và đang phát triển, trong đó
có ở Việt Nam. Theo Liên đoàn Tim mạch Thế
giới (WHF: World Heart Federation) thì tính
trong năm 2005 thế giới có 15.258.000 người
chết do bệnh tim mạch. Theo tốc độ tăng
trưởng kinh tế và lối sống cộng đồng như
hiện nay ở nước ta dự báo số người tử vong
do bệnh động mạch vành (ĐMV) là khoảng
100.000 người mỗi năm. Siêu âm Doppler
động mạch là một trong các phương pháp
chẩn đoán vữa xơ động mạch (VXĐM). Siêu
âm có ưu điểm dễ thực hiện, theo dõi nhiều
lần, giá thành rẻ, không tai biến và cho kết
quả đáng tin cậy. Siêu âm cho ta cái nhìn tổng
thể về cấu trúc các lớp của thành mạch, hình
ảnh tổn thương vữa xơ(6,8,10,16). Biến đổi hình
thái động mạch cảnh (ĐMC) do VXĐM đã
được tiến hành ở một số nghiên cứu trong và
ngoài nước. Dưới quan điểm “cây động mạch”,

khi có tổn thương VXĐM thì ở mọi nhánh của
động mạch trên cây động mạch đều như
nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu mối liên quan
hình thái ĐMC với nguy cơ bệnh ĐMV trong
10 năm theo Framingham ở Việt Nam chưa
được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan với
hình thái ĐMC trên siêu âm Doppler với nguy cơ
bệnh ĐMV 10 năm theo Framingham ở bệnh nhân
có rối loạn lipid máu.

Đối tượng nghiên cứu

52

Gồm 131 người có RLLP máu đến khám và
điều trị nội trú tại khoa Tim mạch - Bệnh viện E
Hà Nội.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
* Tuổi >18
* Được chẩn đoán rối loạn lipid máu dựa
vào tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO/ISH năm
1999, khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2010 khi có rối loạn một trong
những thành phần lipid cơ bản như:
- Cholesterol toàn phần > 5,2mmol/l.
- Triglycerid > 2,3 mmol/l.
- HDL-C < 0,9 mmol/l.
- LDL-C > 3,4 mmol/l.


Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.
Nội dung nghiên cứu
Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh
viện E được phát hiện có RLLP máu theo
khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam. Các đối
tượng nghiên cứu được hỏi, khám lâm sàng tỉ
mỉ, phát hiện các YTNC và đăng ký vào hồ sơ
nghiên cứu theo mẫu chung, thống nhất.
- Định lượng cholesterol, LDL-C, HDL-C,
triglyceride: các xét nghiệm hóa sinh máu được

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

Nghiên cứu Y học

lấy từ máu tĩnh mạch buổi sáng, lúc đói (ít nhất
8 giờ sau ăn).

* Qua bảng 1 ta thấy: Tuổi trung bình, tỷ lệ
nam và nữ không có sự khác biệt (p > 0,05).

- Siêu âm ĐMC: các bệnh nhân này được
làm siêu âm Doppler ĐMC để đánh giá hình
thái ĐMC, tình trạng vữa xơ và hẹp ĐMC bằng

máy siêu âm Doppler màu ALOKA 4000 của
Nhật Bản có kết hợp với hệ thống máy vi tính,
tính toán các thông số tự động. Sử dụng đầu dò
liner đa tần có dải tần từ 6-12MHz. Các chỉ tiêu
siêu âm cần tìm bao gồm:

Bảng 2: Đặc điểm hình thái ĐMC ở bệnh nhân
RLLP máu

* Đường kính lòng mạch được đo trên hình
siêu âm TM, khi đường cắt đi qua chỗ rộng nhất
của lòng mạch trên hình siêu âm 2D.
* Chiều dày lớp NTM đo trên cùng diện cắt
đo lòng mạch, khoảng cách được tính là từ lớp
nội mạc đến hết lớp trung mạc.
* Kích thước mảng xơ vữa được mô tả trên
siêu âm 2D về chiều dày, chiều rộng và chiều
dài theo lòng mạch.
Theo cách phân loại của Fazio đề nghị năm
1993 và Khoury bổ xung năm 1997 thì độ dày
NTMĐMC gốc được coi là bình thường khi < 0,7
mm, khi tăng ≥ 0,7 mm là bệnh lý(8,14,18).
- Áp dụng bảng điểm Framingham để ước
tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm tới. Các
bệnh nhân này sau khi thăm khám bệnh và làm
các xét nghiệm máu sẽ áp dụng thang điểm
Framingham (tuổi, mức HDL-C, mức cholesterol
toàn phần, hút thuốc lá, trị số huyết áp tâm thu)
để tính điểm, từ đó ước tính nguy cơ bệnh ĐMV
trong 10 năm tới là bao nhiêu phần trăm(5).


Xử lý thống kê
Các số liệu thu được từ nghiên cứu sẽ được
xử lý bằng các thuật toán thống kê sử dụng
trong y sinh học trên phần mềm SPSS (Statistical
Package for Social Sciences) 13.0 for windows.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu
Nhóm Chung
Nam
Nữ P (Nam,
(n = 131) (n = 52) (n = 79) Nữ)
Thông số
Tuổi trung bình, năm 62 ±11 63 ± 12 62 ± 11 > 0,05
Tỷ lệ %
100,0% 40,0% 60,0% > 0,05

ĐMC

ĐMC chung

ĐMC chung

Đường kính (mm)
NTM (mm)

phải X ± SD
6,37 ± 0,59
1,13 ± 0,21


trái X ± SD
6,32 ± 0,56 > 0,05
1,14 ± 0,3 > 0,05

Thông số

p

* Qua bảng 2 ta thấy:
- ĐMC gốc hai bên có số đo trung bình các
chỉ số tương đồng nhau (p > 0,05).
- Trị số NTM trung bình ĐMC chung
(ĐMCC) hai bên cao hơn mức bình thường.
Bảng 3: Mối liên quan giữa đường kính lòng ĐMC
với nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm
Framingham
Đường kính ĐMCC phải
Nguy cơ
(mm)
Nguy cơ trung bình
6,37 ± 0,05
Nguy cơ > 40% (n =0)
0
Nguy cơ 21-40% (n =18) 6,51 ± 0,64
Nguy cơ 11-20% (n =41) 6,42 ± 0,54
Nguy cơ 5-10% (n =21) 6,53 ± 0,63
Nguy cơ < 5% (n =51) 6,22 ± 0,56
p*
> 0,05


ĐMCC trái
(mm)
6,32 ± 0,05
0
6,53 ± 0,64
6,36 ± 0,49
6,38 ± 0,60
6,19 ± 0,54
> 0,05

p
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05

Ghi chú: p*: So sánh giữa các mức nguy cơ.

* Qua bảng 3 ta thấy:
- Đường kính lòng ĐMC chung phải và trái
có kích thước tương đương nhau (p > 0,05).
- Không thấy có sự biến đổi về lòng mạch
giữa các nhóm nguy cơ bệnh ĐMV khác nhau
(p > 0,05).
Bảng 4: Mối liên quan giữa lớp NTMĐMC với
nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham
NTM
Nguy cơ

Nguy cơ trung bình
Nguy cơ > 40% (n =0)
Nguy cơ 21-40% (n =18)
Nguy cơ 11-20% (n =41)
Nguy cơ 5-10% (n =21)
Nguy cơ < 5% (n =51)
p

ĐMCC phải ĐMCC trái
(mm)
(mm)
1,13 ± 0,02
0
1,29 ± 0,30
1,21 ± 0,15
1,09 ± 0,13
1,01 ± 0,19
< 0,05

1,14 ± 0,03
0
1,35 ± 0,35
1,24 ± 0,34
1,05 ± 0,18
1,02 ± 0,21
< 0,05

p
> 0,05
> 0,05

> 0,05
> 0,05
> 0,05

* Qua bảng 4 ta thấy:

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011

53


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

- Độ dày trung bình của lớp NTMĐMC
chung hai bên cao hơn hẳn giới hạn bình
thường.

§é dµy NTM(mm)

- Độ dày lớp NTMĐMC chung hai bên tăng
lên theo mức độ nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm
tính theo thang điểm Framingham.
1.5
1.2

1.29

1.21


1.09

0.6
0.3
0

§é dµy NTM(mm)

0
%
10
5-

0%
>4 § M CC ph¶i

0%
-4
21

0%
-2
11

1.5

1.35
1.24


1.2

1.02

1.05

0.9
0.6
0.3
0

0
§ MCC tr¸ i

Biểu đồ 1: Liên quan giữa độ dày NTM và nguy cơ
bệnh ĐMV.
Bảng 5: Mối liên quan giữa mức độ VXĐM cảnh
theo phân độ Fazio với nguy cơ bệnh ĐMV theo
thang điểm Framingham
Độ vữa xơ

Độ I-II

Nguy cơ

Số
lượng
Nguy cơ > 40% (n =0)
0
Nguy cơ 21-40% (n =18) 11

Nguy cơ 11-20% (n =41) 35
Nguy cơ 5-10% (n =21)
19
Nguy cơ < 5% (n =51)
47
Tổng
112

%

9,8
31,3
17,0
42,0
100

Độ III-IV
Số
lượng
0
7
6
2
4
19

p

%


36,8
31,6
1,05
21,1
100

< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

* Qua bảng 5 ta thấy:
- Tỷ lệ nhóm nguy cơ bệnh ĐMV theo thang
điểm Framingham ở người có VXĐM cảnh độ

54

- Theo mức độ nguy cơ thì số đối tượng có
VXĐM cảnh độ I-II nằm ở nhóm có nguy cơ
thấp và trung bình, khi có VXĐM cảnh độ IIIIV thì thuộc nhóm có nguy cơ trung bình và
cao (p < 0,05).

BÀN LUẬN

1.01
0.9

%
<5


III-IV theo Fazio cao hơn tỷ lệ nhóm nguy cơ
bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham ở
người có VXĐM cảnh độ I-II theo Fazio có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).

Sở dĩ người ta quan tâm đến hình thái của
ĐMC vì đây là động mạch chính cung cấp máu
cho não và vùng đầu mặt cổ, hơn nữa đây là
ĐMC có vị trí giải phẫu đi nông dưới da nên
việc thăm khám được thuận lợi rất nhiều, nhất
là thăm khám siêu âm. Tổn thương VXĐM cảnh
có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đột quỵ não
và có liên quan đến tổn thương vữa xơ các động
mạch khác. Trong các phương pháp xác định
hình thái ĐMC thì siêu âm vẫn là phương pháp
được lựa chọn đầu tiên và nhiều hơn cả, trước
khi tiến hành các biện pháp khác, nhờ tính ưu
việt là dễ thực hiện, theo dõi nhiều lần, giá
thành rẻ, không tai biến và cho kết quả đáng tin
cậy (3,6,8). Cho đến nay các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng độ dày lớp NTM là nơi biểu hiện sớm của
tổn thương VXĐM, nó còn có ý nghĩa tiên lượng
đối với các nguy cơ tim mạch do bệnh ĐMV và
đột quỵ não(12,13). Đánh giá hình thái ĐMC trên
các bệnh nhân RLLP máu mà ở đây chủ yếu là
đánh giá lớp NTMĐMC chung thì việc xác định
chỉ số bình thường là cần thiết. Song các chỉ số
này là rất khác nhau giữa các vùng địa lý, dân
tộc như khi phân tích các chỉ số nhân trắc. Việt
nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về ĐMC

người Việt nam bình thường, nhất là các nghiên
cứu của tác giả Phạm Thắng và cộng sự, đây
được coi như tiêu chuẩn của người bình thường
Việt Nam.
Bảng 6: So sánh độ dày NTMĐMC gốc với một số
tác giả
Phạm Thắng Howard và Nghiên cứu

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
(15)

và cs
Dày NTM ĐMC 0,70 ± 0,16
gốc (mm)

(7)

cs
0,5 - 1

này
1,14 ± 0,02

Bảng 7. So sánh đường kính ĐMC gốc với một số
tác giả

Đường kính

ĐMC gốc (mm)

Trần Công Howard và Nghiên cứu
(18)
(7)
Đoàn và cs
cs
này
6,49 ± 0,74
6,87±0,54 6,35 ± 0,05

Khi nghiên cứu về hình thái ĐMC gốc người
ta quan tâm đến 3 yếu tố:
- Đường kính lòng mạch: đường kính lòng
mạch thể hiện sự lưu thông dòng chảy có
bình thường không, đường kính giảm đi do
vữa xơ động mạch gây hẹp lòng mạch. Sự
thay đổi đường kính lòng mạch theo thì tâm
thu và tâm trương thể hiện chức năng co giãn
động mạch. Trong nghiên cứu này chúng tôi
chỉ kiểm tra về tính chất có hẹp hay không,
không đi sâu nghiên cứu tính chất co giãn vì
tính chất này có giá trị cho các nghiên cứu về
sự cung cấp máu cho não bộ (chuyên khoa
thần kinh). Kết quả của nghiên cứu cho thấy
đường kính lòng mạch của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu có kích thước tương đương một
số nghiên cứu chuẩn ở người bình thường
(1,18).
- Độ dày NTM: đây là mục tiêu mà các tác

giả khác quan tâm nhiều nhất. Lớp NTM không
những là nơi xuất hiện mảng vữa xơ mà còn là
chỉ số theo dõi và tiên lượng bệnh mạch máu
cho các chuyên khoa khác như thần kinh, tim
mạch, tiểu đường. Kết quả của nghiên cứu này
thấy rằng độ dày lớp NTM của nhóm bệnh nhân
có RLLP máu tăng lên rõ rệt (1,14 ± 0,02) so với
người bình thường (0,70 ± 0,16) với giá trị so
sánh X ± 2SD có ý nghĩa thống kê. Lớp nội mạc
là nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng máu nên dễ bị
tổn thương, phía dưới lớp nội mạc là nơi lắng
đọng lipid gây tổn thương VXĐM. Các nghiên
cứu đã chứng minh rằng tăng độ dày NTM, làm
tăng nguy cơ biến chứng VXĐM, đặc biệt là đột
quỵ não và nhồi máu cơ tim, phình bóc tách
động mạch chủ(7,13).

Nghiên cứu Y học

- Mảng vữa xơ: VXĐM có thể thấy ở thành
mạch của tất cả các mạch máu. Theo các nghiên
cứu trước đây thì vữa xơ ĐMC thường thấy ở
máng cảnh, các vị trí khác cũng gặp nhưng ít
thấy hơn, đó có thể do nguyên nhân thay đổi
hướng và tốc độ dòng chảy trong mạch máu
động mạch cảnh. Tính chất MVX là rất quan
trọng trong tiên lượng tai biến đột quỵ, tính
không ổn định do loét bề mặt, nứt gây huyết
khối là những tiên lượng xấu cho cơ quan đích.
Thật vậy, khi ta thấy bóc tách động mạch chủ,

mảng vữa xơ nứt ra tạo điều kiện cho dòng máu
đi vào gây bóc tách lớp áo trong động mạch
chủ, hay trong nhồi máu cơ tim do VXĐM vành,
tác nhân gây nhồi máu chính là huyết khối hình
thành nên do nứt vỡ MVX. Đối với động mạch
cảnh thì sự không ổn định của MVX (dễ nứt,
huyết khối) ít gây tai biến tại chỗ, một phần do
áp lực máu động mạch tại đây thấp nên ít gây
bóc tách động mạch, nếu có chăng chỉ là nguyên
nhân gây nhồi máu nơi xa là não. Trong phạm
vi nghiên cứu này, chúng tôi đi vào mô tả kích
thước và tính chất mảng vữa xơ để xếp mức độ
theo bảng phân độ VXĐM của Fazio, từ đó so
sánh với mức nguy cơ bệnh ĐMV. Cũng như
các nghiên cứu khác, nghiên cứu này chúng tôi
cũng tập trung vào đánh giá độ dày lớp nội
trung mạc ĐMC chung và đem so sánh với mức
độ nguy cơ mắc bệnh động mạch vành 10 năm
theo thang điểm Framingham. Kết quả của
nghiên cứu này cho thấy độ dày trung bình của
lớp NTMĐMC chung hai bên cao hơn hẳn giới
hạn bình thường (1,14 ± 0,03 mm), so sánh với
NTMĐMC chung của người bình thường được
các tác giả trong và ngoài nước đã công bố. Hơn
nữa độ dày lớp NTMĐMC chung hai bên tăng
lên theo mức độ nguy cơ bệnh ĐMV.
NTM như đã nói nhiều trong các nghiên
cứu, đây được coi là nơi nhậy cảm nhất của
mạch máu, nó vừa là nơi bảo vệ, vừa tham gia
vào đảm bảo chức năng huyết động của mạch

máu. NTM tiếp xúc trực tiếp với dòng máu,

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011

55


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

chịu áp lực của máu lên thành mạch vì vậy
cũng là nơi đầu tiên của tổn thương VXĐM.
Các nghiên cứu đã chứng minh cho thấy, tăng
độ dày NTM ở động mạch cảnh, làm tăng
nguy cơ VXĐM và tăng nguy cơ biến chứng
bệnh ĐMV do VXĐM(9,10).
Đào Thị Thanh Bình(6) khi khảo sát siêu âm
ĐMC và mối liên quan với các YTNC vữa xơ
mạch máu ở người đau thắt ngực trên 154 bệnh
nhân có biểu hiện cơn đau thắt ngực đã cho
thấy, có sự liên quan tuyến tính giữa độ dày lớp
NTM với các YTNC gây VXĐM. Bệnh nhân
càng có nhiều YTNC gây VXĐM càng có độ dày
lớp NTM cao, với độ dày lớp NTMĐMC chung
đo được là 1,086 ± 0,024 mm. Heuten H đã
nghiên cứu độ dày NTMĐMC và mối liên quan
với bệnh ĐMV kéo dài từ tháng giêng năm 2002
đến tháng 2 năm 2007 trên 598 đối tượng không
có tiền sử bệnh ĐMV (nhóm 1) và 672 đối tượng

có tiền sử bệnh ĐMV (nhóm 2) tác giả cho thấy,
độ dày lớp NTM trung bình ở nhóm chứng là
0,72 mm so với 0,78 mm ở nhóm bệnh (p = 0,01).
Theo như phân loại của Fazio và Khoury thì
ngay từ khi lớp NTM dày lên trên hình ảnh siêu
âm cắt lớp đã được coi là VXĐM. Phân độ trong
vữa xơ chính là đánh giá tổn thương vữa xơ
sớm hay muộn, mức độ ảnh hưởng của vữa xơ
đối với dòng chảy của máu trong lòng mạch, và
hơn hết là tiên lượng các biến chứng cơ quan
đích do VXĐM gây ra. Kết quả của nghiên cứu
này cho thấy số đối tượng có VXĐM cảnh
chung độ I-II cùng có mức độ nguy cơ bệnh
ĐMV theo ước tính thấp. Độ III-IV của MVX
động mạch là mức độ tổn thương dày lên của
nội trung mạc > 3mm (Số đối tượng có VXĐM
cảnh chung độ III-IV chiếm số ít 14,5%), tuy
nhiên trong 19 bệnh nhân này lại có tới 13 đối
tượng (68,4%) nằm ở mức nguy cơ cao bệnh
động mạch vành 10 năm theo thang điểm
Framingham. Độ dày lớp NTMĐMC chung hai
bên tăng lên theo mức độ nguy cơ bệnh ĐMV 10
năm tính theo thang điểm Framingham.
Touboul PJ nghiên cứu ở 1020 bệnh nhân về độ
dày NTMĐMC gốc và so sánh với thang điểm

56

Framingham, kết quả cho thấy: bệnh nhân có
dày NTM đơn thuần tương ứng với mức nguy

cơ bệnh ĐMV 10 năm là < 10% và với những đối
tượng có can xi hoá động mạch cảnh thì mức
nguy cơ tính được là 10 – 20%(17). Một nghiên
cứu nữa của Budoff MJ(2) nghiên cứu trên 1851
bệnh nhân có mảng can xi hoá ĐMV bằng CT
Scannner tim, kết quả cho thấy: 70% bệnh nhân
sau đó có biến cố tim mạch nặng (có nhồi máu
cơ tim và chết vì bệnh ĐMV).

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu mối liên quan hình thái
ĐMC với nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm
Framingham ở 131 người RLLP máu, chúng tôi
rút ra kết luận như sau: Độ dày NTMĐMC
chung trung bình tăng lên theo mức độ nguy cơ
bệnh ĐMV 10 năm theo thang điểm
Framingham. Tỷ lệ nguy cơ cao bệnh ĐMV 10
năm ở người RLLP máu có VXĐM độ III-IV
(36,8%) cao hơn so với nhóm VXĐM độ I-II
(9,8%) theo Fazio có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

4.

5.


6.

7.

8.

9.

Arbeille P, Bouin-Pineau MH, Herault S (1999), “Accuracy of the
main Doppler methods for evaluating the degree of carotid
stenoses (continuous wave, pulsed wave, and color Doppler)”,
Ultrasound in Med (Biol. Vol. 25. No. 1. pp. 65 - 73.
Budoff MJ, Gul KM (2008), “Expert review on coronary
calcium”, Vasc Health Risk Manag. 4(2):315-24.
Bùi Nguyên Kiểm (2005), “Nghiên cứu các tổn thương hẹp
ĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp siêu âm Dupplex ở
người già có tăng huyết áp và/hoặc đái tháo đường týp 2”, Luận
án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
Bùi Nguyên Kiểm, Phạm Thắng, Trần Đức Thọ (2002), “Một số
thông số siêu âm Duplex động mạch cảnh và đốt sống đoạn
ngoài sọ ở người bình thường”, Tạp chí Y học thực hành số 6, Tr.
14-17.
Đặng Vạn Phước (2006), “Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch
và chuyển hóa, giai đoạn 2006 – 2010”, Nhà xuất bản y học, Tr
366-387.
Đào Thị Thanh Bình (2005), "Khảo sát siêu âm động mạch cảnh
và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu ở
người đau thắt ngực", Thời sự y dược học10, Tr. 269 - 272.
Howard G, Sharrett AR, Heiss G, Evans GW, Chambless LE,

Riley WA, Burke GL (1993), “Carotid artery intimal-medial
thickness distribution in general populations as evaluated by Bmode ultrasound”, Stroke; 24(9):1297-304.
Lê Thị Thanh Hằng (2001), “Nghiên cứu độ dày nội trung mạc
và vận tốc lan truyền sóng mạch của một số động mạch lớn ở
bệnh nhân có bệnh mạch vành”, Luận văn thạc sĩ y học.
Mack W, LaBree L, Liu C, Selzer R, Hodis H (2000),
“Correlations between measures of atherosclerosis change using

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

10.

11.

12.

13.

carotid ultrasonography and coronary angiography”,
Atherosclerosis, 150(2): 371-9.
Lorenz MW, von Kegler S, Steinmetz H, Markus HS, Sitzer M.
(2006), “Carotid intima-media thickening indicates a higher
vascular risk across a wide age range: Prospective data from the
carotid atherosclerosis progression study (CAPS)”. Stroke 37 (1):
87.
Nederkoorn PJ, Hunink MG (2002), “Duplex ultrasound and
magnetic resonance angiography compared with digital

subtraction angiography in carotid artery stenosis: a systematic
review”, Stroke; 33: 224.
Nguyễn Đức Hải (2006), “Nghiên cứu tình trạng vữa xơ động
mạch chủ ngực ở bệnh nhân nhồi máu não và nhồi máu cơ tim
bằng siêu âm tim qua đường thực quản”, Luận án tiến sĩ y học.
Nguyễn Hoàng Ngọc (2002), “Nghiên cứu tình trạng hẹp động
mạch cảnh ở bệnh nhân nhồi máu não và hẹp động mạch cảnh
không triệu chứng bằng siêu âm Doppler”, Luận án tiến sĩ y học.

14.

15.

16.

17.

18.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Thị Thêm (2004), “Khảo sát các yếu tố nguy cơ bệnh
mạch vành”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội tim
mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ X, Tr 194-199.
Phạm Thắng, Đoàn Yên, Phạm Gia Khải (1993), “Góp phần
nghiên cứu tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng
huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler”, Tạp chí nội
khoa, Tổng hội y dược học Việt Nam.
Riccio SA, House AA, Spence JD, Fenster A and Parraga G
(2006), “Carotid ultrasound phenotypes in vulnerable

populations”, Cardiovascular Ultrasound, 10.1186/1476-7120-444
Touboul PJ, Labreuche J, Vicaut E, Amarenco P (2005), “Carotid
intima-media thickness, plaques, and Framingham risk score as
independent determinants of stroke risk”, Stroke 36(8):1741-5
Trần Công Đoàn, Phạm Nguyễn Vinh (2003), “Nghiên cứu các
chỉ số của động mạch cảnh chung ở người bình thường bằng
phương pháp siêu âm”, Tạp chí y dược học quân sự 4, Tr. 46-50.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011

57



×