Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối bằng chụp vi tính đa lát cắt với một số yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.12 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG 
ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN  
GIAI ĐOẠN CUỐI BẰNG CHỤP VI TÍNH ĐA LÁT CẮT  
VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH TRUYỀN THỐNG 
Cao Tấn Phước*, Dương Thị Thanh Tâm*, Phan Thanh Hằng*, Nguyễn Thanh Huy*, Võ Ngọc Tình*, 
Phạm Thị Như Ngọc*, Trần Thị Kim Tuyến* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong chính ở những bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai 
đoạn cuối (ESRD). Những yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống của bệnh lý mạch vành ở những bệnh nhân 
ESRD gồm tuổi, giới tính, tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu, đái tháo đường (ĐTĐ), hút thuốc lá và chỉ 
số khối cơ thể (BMI). Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa những những tổn thương 
động mạch vành (ĐMV) bằng chụp vi tính đa lát cắt (MSCT) với các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống. 
Đối  tượng  nghiên  cứu: Có 105 BN, tuổi trung bình 55,6 ± 16,9 tuổi; 46 nam (43,8%); 46 người ĐTĐ 
(43,8%); 101 BN THA (96,2%), BMI trung bình 21 ± 3,1 kg/m2, 31 BN có tiền căn hút thuốc (29,5%) và 27 BN 
có tiền sử gia đình có bệnh ĐMV (25,7%). 
Kết  quả: Có 47 BN (44,9%) điểm vôi hóa (CACS) bằng 0; CACS: 1‐100 ở 32 BN (30,5%) và 26 BN có 
CACS: 101‐1000 (24,7%). CACS được đánh giá có liên quan đến yếu tố nguy cơ truyền thống ở BN ESRD. 
Tuổi có liên quan với CACS >100 (p: 0,019), tổn thương hẹp ≥ 50% nhánh LAD (p: 0,001) và mảng xơ vữa (p: 
0,000‐phép kiểm T). Yếu tố ĐTĐ có liên quan đến CACS >100 (p: 0,003), hẹp ≥ 50% LAD(p: 0,000), LCX (p: 
0,000), RCA (p: 0,000) và mảng xơ vữa (p: 0,000 ‐ phép kiểm T). BMI chỉ liên quan đến MXV(p: 0,034‐phép 
kiểm T). Tiền căn gia đình có bệnh ĐMV liên quan với CACS > 100 (p: 0,086), hẹp ≥ 50% LAD (p: 0,023), LCX 
(p: 0,000); RCA (p: 0,028) và mảng xơ vữa (MXV) (p: 0,001‐phép kiểm T). Yếu tố THA, giới tính và hút thuốc 
lá không liên quan với các tổn thương ĐMV và MXV. 
Kết luận: Có mối liên hệ giữa tổn thương ĐMV ở BN ESRD được chứng minh bởi chụp động mạch vành 
đa lát cắt và các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống như tuổi, ĐTĐ, BMI và tiền căn gia đình có bệnh ĐMV. 
Từ  khóa: Vôi hóa động mạch vành, tổn thương động mạch vành, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, yếu tố 


nguy cơ tim mạch truyền thống, chụp vi tính đa lát cắt. 

ABSTRACT 
DETERMINE THE RELATIONSHIP BETWEEN CORONARY ARTERY LESIONS IN END‐STAGE 
RENAL DISEASE PATIENT DEMONSTRATED BY MULTI‐SLICE COMPUTED TOMOGRAPHY 
CORONARY ANGIOGRAPHY AND TRADITIONAL CARDIOVASCULAR RISK FACTORS 
Cao Tan Phuoc, Duong Thi Thanh Tam, Phan Thanh Hang, Nguyen Thanh Huy, Vo Ngoc Tinh,  
Pham Thi Nhu Ngoc, Tran Thi Kim Tuyen  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 33 - 38 
Objectives: Cardiovascular disease is the main cause of mortality in patients with end‐stage renal disease 
(ESRD).  The  traditional  cardiovascular  risk  factors  of  coronary  artery  disease  in  chronic  kidney  disease  are 
multifactorial,  including  hypertension,  hyperlipidemia,  diabetes  mellitus,  age,  gender,  body  mass  index  and 
*

 Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương 
Tác giả liên lạc: ThS.BS Cao Tấn Phước 

32

ĐT: 0937775259

Email: 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 

Nghiên cứu Y học


smoking history. The purpose of this study is to determine the relationship between coronary artery lesions in 
ESRD patient demonstrated by multi‐slice computed tomography (MSCT) coronary angiography and traditional 
cardiovascular risk factors. 
Materials and Methods: In total, 105 patients were included in the study, the mean age of the participants 
was  55.6  ±16.9  years;  46  males  (43.8%);  46  patients  with  diabetes  (43.8%);  101  patients  with  history  of 
hypertension  (96.2%),  the  mean  of  body  mass  index  21±3.1  kg/m2,  31  with  smoking  history  (29.5%)  and  27 
patients with family history of coronary artery disease (25.7%). 
 Results: CACS was 0 in 47 patients (44.9%), 1‐100 in 32 patients (30.5%) and 101‐1000 in 26 patients 
(24.7%). CACS was evaluated in relation to traditional risk factors in patients with end‐stage renal disease. Age 
was  associated  with  CACS  >100  (p:  0.019),  lesions  with  ≥  50%  stenosis  LAD  (p:  0.001)  and  atherosclerosis 
plaque (p: 0.000 with T‐test). History of diabetes mellitus was associated with CACS >100(p: 0.003), lesions with 
≥ 50% stenosis LAD (p: 0.000), LCX (p:0.000), RCA (p: 0.000) and atherosclerosis plaque (p: 0.000 with T‐test). 
Body mass index was only with atherosclerosis plaque (p: 0.034 with T‐test). Family history of coronary artery 
disease  was  related  with  CACS  >100  (p:  0.086),  lesions  with  ≥  50%  stenosis  LAD  (p:  0.023),  LCX(p:0.000), 
RCA(p: 0.028) and atherosclerosis plaque (p: 0.001 with T‐test). History of hypertension, gender and smoking 
history were not associated with coronary artery lesions and atherosclerosis plaque. 
Conclusion:  There  is  a  relationship  between  coronary  artery  lesions  in  end‐stage  renal  disease  patient 
demonstrated by MSCT angiography and traditional cardiovascular risk factors such as age, history of diabetes 
mellitus, body mass index, family history of coronary artery disease. 
Keywords:  coronary  artery  calcification,  coronary  artery  lesions,  end‐stage  renal  disease,  traditional 
cardiovascular risk factors, multi slice computed tomography.  
việc đánh giá hình ảnh lắng đọng canxi, đo được 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
điểm vôi hoá ở ĐMV, MSCT 64 lát cắt giúp định 
Bệnh  thận  mạn  được  định  nghĩa  là  sự  tổn 
vị MXV, phân biệt MXV có ổn định hay không, 
thương  không  hồi  phục  các  đơn  vị  thận,  chức 
đo  được  kích  thước,  vị  trí  giải  phẫu  của  các 
năng  thận  mất  từ  từ,  dẫn  đến  tình  trạng  tăng 
nhánh của ĐMV, qua đó đánh giá tình trạng hẹp 

nitơphiprotein  trong  máu  và  một  số  biến  đổi 
lòng ĐMV. 
như  THA,  thiếu  máu,  loãng  xương,  rối  loạn 
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về bệnh lý 
chuyển hóa canxi. ESRD gồm những BN có GFR 
ĐMV, bệnh thận mạn tính, song chưa có nghiên 
< 15ml/phút/1,73m2 da. 
cứu  về  tổn  thương  ĐMV  ở  các  BN  bệnh  thận 
 Khi  chức  năng  thận  bị  suy  giảm  sẽ  gây  ra 
mạn  trước  lọc  máu  chu  kỳ  và  các  yếu  tố  liên 
nhiều  rối  loạn  nội  môi  quan  trọng.  Những  rối 
quan.  Vì  vậy,  chúng  tôi  thực  hiện  đề  tài: 
loạn này có những tác động xấu tới hệ tim mạch, 
“Nghiên  cứu  mối  liên  quan  giữa  đặc  điểm  tổn 
trong đó đáng kể nhất là gây hẹp, tắc ĐMV, góp 
thương ĐMV ở BN ESRD bằng chụp vi tính đa 
phần đáng kể vào tỷ lệ tử vong trong nhóm BN 
lát  cắt  với  một  số  yếu  tố  nguy  cơ  tim  mạch 
này.  Trên  thực  tế  20%  đến  40%  số  BN  ESRD 
truyền thống”. 
không được phát hiện tình trạng vôi hóa ĐMV. 
Mục tiêu nghiên cứu  
Nhiều  phương  pháp  đã  được  sử  dụng  nhằm 
Xác  định  tỷ  lệ  mắc  bệnh  và  đặc  điểm  tổn 
đánh giá chính xác tình trạng vôi hóa ĐMV, một 
thương ĐMV ở BN ESRD. 
số nghiên cứu gần đây cho thấy MSCT có vai trò 
quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý ĐMV. Hiện 
nay,  ở  Việt  Nam  đã  có  những  thiết  bị  y  tế  kỹ 
thuật cao để tầm soát bệnh ĐMV bằng hình ảnh: 

MSCT  64  lát  cắt,  chụp  dựng  hình  ĐMV.  Ngoài 

Đánh  giá  mối  liên  quan  giữa  đặc  điểm  tổn 
thương ĐMV với một số các yếu tố nguy cơ tim 
mạch truyền thống. 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

33


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

Nghiên cứu Y học 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
105  BN  được  chẩn  đoán  ESRD,  chưa  lọc 
máu, điều trị tại khoa Thận‐Thận nhân tạo Bệnh 
viện  Cấp  Cứu  Trưng  Vương,  không  phân  biệt 
giới  tính,  tuổi  tác,  đồng  ý  tham  gia.  Chúng  tôi 
loại khỏi nghiên cứu những BN bệnh thận mạn 
không phải giai đoạn cuối, BN phải hồi sức tích 
cực,  BN  đã  đặt  Stent  hay  phẫu  thuật  bắc  cầu 
động mạch vành. 

Phương pháp nghiên cứu 
Cắt  ngang,  tiền  cứu,  mẫu  được  lấy  liên  tục 
từ tháng 1/2010 đến tháng 1/2013. 


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu n=105 
Nam
Phái
Nữ
Tuổi: 55,6 ± 16,9 tuổi
≤50 tuổi
> 50 tuổi

Số ca Tỷ lệ %
46
43,8
59
56,2
36
69

34,3
65,7

Số ca Tỷ lệ %
GFR hiệu chỉnh: 5,6 ± 2,2
ml/phút/1,73m2da
Chỉ số khối cơ thể (BMI): 21±3,1(kg/m2)
BMI < 23
BMI ≥ 23

Đái tháo đường
Không


Hút Thuốc
Không

Tiền sử gia đình có
bệnh mạch vành
Không

Tăng huyết áp
Không

76
29
46
59
31
74
27
78
101
4

72,4
27,6
43,8
56,2
29,5
70,5
25,7
74,3

96,2
3,8

Kết quả tổn thương trên MSCT 
Bảng 2: Hẹp nhánh động mạch vành có ý nghĩa 
n=105 
Hẹp ĐMV ≥ 50%
Hẹp Thân chung ĐMV trái
Hẹp một nhánh ĐMV
Hẹp hai nhánh ĐMV
Hẹp 3 nhánh ĐMV
Tổn thương hẹp LAD
Tổn thương hẹp LCX
Tổn thương hẹp RCA

Số ca
35
0
17
11
7
28
14
17

Tỷ lệ %
33,3
0,0
16,2
10,6

6,7
26,8
13,3
16,3

Bảng 3: Hẹp đoạn ĐMV 
LAD
LCX
RCA
Chéo Chéo
OM 1 OM 2
PDA
1
2
1
2
3
1
2
3
1
2
3
Hẹp
105
92
86
93
98
95

99
104
102
101
91
98
104
100
102
<50% 100% 87,6% 81,9% 88,6% 93,3% 90,5% 94,3% 99,0% 97,1% 96,2% 86,7% 93,3% 99% 95,2% 97,1%
Hẹp
13
19
11
7
10
6
1
3
4
14
7
1
5
3
0%
≥50%
12,4% 18,1% 10,5% 6,7% 9,5% 5,7%
1%
2,9% 3,8% 13,3% 6,7% 1% 4,8% 2,9%

LM

Chú thích: 1: đoạn gần; 2: đoạn giữa; 3: đoạn xa. 

Bảng 4: Mảng vữa‐mảng vôi‐mảng vôi vữa quan sát trên MSCT 
Nhánh
LM
LAD
LCX
RCA

Số mảng
12
182
116
116

Mảng vữa
Số ca (%)
12 (11,4%)
75 (71,4%)
60 (51,7%)
70 (66,7%)

Mảng vôi
Số mảng
Số ca (%)
14
14 (13,3%)
139

55 (32,4%)
76
37 (35,2%)
63
34 (32,4%)

Mảng vôi vữa
Số mảng
Số ca (%)
10
10 (9,5%)
138
55 (32,4%)
76
37 (35,2%)
63
34 (32,4%)

Bảng 5: Điểm vôi hóa  
n= 105
CACS CHUNG
LM
RCA
LAD
LCX

34

CACS=0
47 (44,8%)

91 (86,7%)
73 (69,5%)
52 (49,5%)
70 (66,7%)

CACS>0
58 (55,2%)
14 (13,3%)
32 (30,5%)
53 (50,5%)
35 (33,3%)

CACS: 1-10
8 (7,6%)
2 (1,9%)
9 (8,6%)
10 (9,5%)
13 (12,4%)

CACS:11-100
24 (22,9%)
10 (9,5%)
11 (10,5%)
22 (21,0%)
18 (17,1%)

CACS:101-400
12 (11,4%)
2 (1,9%)
10 (9,5%)

17 (16,2%)
4 (3,8%)

CACS>400
14 (13,3%)
0,0%
2 (1,9%)
4 (3,8%)
0,0%

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Mối liên quan giữa tổn thương mạch vành trên MSCT và một số yếu tố nguy cơ tim mạch 
truyền thống. 
Bảng 6: liên quan giữa tổn thương ĐMV và một số yếu tố nguy cơ tim mạch. 
Yếu tố nguy cơ
Tuổi (≤ 50= 0)
Giới (nữ=0)
THA (không THA=0)
ĐTĐ (không ĐTĐ=0)
BMI (BMI≤23 =0)
Hút thuốc (không hút =0)
Tiền sử BMV(không có=0)

OR

3,75
1,13
0,98
4,10
1,23
1,73
2,28

Tuổi (≤50= 0)
Giới (nữ=0)
THA (không THA=0)
ĐTĐ (không ĐTĐ=0)
BMI (BMI≤23 =0)
Hút thuốc (không hút =0)
Tiền sử BMV(không có=0)

3,22
1,86
22,85
1,55
2,79
7,30

CACS (>100 =1)
KTC95%
1,18-11,90
0,47-2,76
0,10-9,92
1,58-10,62
0,47-3,24

0,68-4,0
0,88-5,92
0,67-15,42
0,60-5,80
2,86-182,59
0,47-5,10
0,89-8,79
2,18-24,45

BÀN LUẬN 
Đặc điểm mẫu khảo sát 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  105  BN,  tỷ  lệ 
nam nữ 1:1,3; tuổi trung bình 55,6 ± 16,9 tuổi, lớn 
nhất  85  tuổi  và  nhỏ  nhất  20  tuổi.  Độ  thanh  lọc 
trung bình hiệu chỉnh theo diện tích da: 5,6±2,2 
ml/phút,  cao  nhất  14,3  ml/phút,  thấp  nhất  2,9 
ml/phút.  BMI  trung  bình:  21,0±3,1  kg/m2,  BMI 
nhỏ nhất: 15,8 kg/m2, lớn nhất: 39,1 kg/m2. Tỷ lệ 
có  ĐTĐ  43,8%,  không  ĐTĐ  56,2%;  tỷ  lệ  THA 
96,2%.  Có  29,5%  BN  hút  thuốc  lá  và  74,3%  BN 
không có ai trong gia đình mắc bệnh ĐMV. 

Kết quả tổn thương trên MSCT 
Theo Masao Moroi(6), bệnh thận mạn là một 
yếu tố nguy cơ độc lập với biến cố tim mạch (HR 
= 13,1, p< 0,001; mô hình hồi quy đa biến Cox). 
Theo  Jawdat  Abdulla  năm  2011(4)  xác  nhận 
MSCT 64 lát cắt là một kỹ thuật không xâm lấn 
giúp  khảo  sát  tổn  thương  ĐMV  ở  những  BN 
nghi ngờ hẹp ĐMV. 

Nhiều nghiên  cứu  cho  rằng  tổn  thương  ở  2 
nhánh LM và LAD gây biến cố mạch vành nhiều 
hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN 
hẹp  ĐMV  có  ý  nghĩa  (hẹp≥50%)  chiếm  tỷ  lệ 

P
0,019
0,781
0,991
0,003
0,679
0,249
0,086

OR
6,65
0,87
11,78
1,26
0,69
2,88

0,125
0,280
0,424
0,00
0,467
0,071
0,00


1,86
1,17
13,79
2,10
1,87
3,23

HẹP LAD(≥50%=1)
KTC95%
1,85-23,88
0,37-2,95
3,99-34,82
0,49-3,22
0,26-1,83
1,13-7,28
0,56-6,18
0,41-3,31
2,96-64,25
0,71-6,18
0,64-5,46
1,10-9,50

P
0,001
0,757
0,208
0,000
0,629
0,455
0,023

0,370
0,768
0,370
0,00
0,172
0,250
0,028

33,3%, trong đó tỷ lệ BN hẹp một nhánh là nhiều 
nhất (16,2%). Không có BN nào hẹp  có  ý  nghĩa 
LM,  nhiều  nhất  là  hẹp  nhánh  LAD  có  28  BN 
(26,8%),  nhánh  LCX  và  RCA  ít  hơn,  lần  lượt 
13,3% và 16,3%. 
Khi khảo sát tình trạng hẹp đoạn, nhánh LM 
không  có  đoạn  nào  hẹp  có  ý  nghĩa,  nhiều  nhất 
hẹp đến độ 2 (15,3%). Đa số BN hẹp đoạn độ 2, 
kế đến là nhóm hẹp độ 3. Chiếm tỷ lệ cao nhất là 
nhóm hẹp độ 3 ở đoạn giữa LAD (16,3%), độ 4 ít 
hơn  và  có  1  BN  hẹp  nặng  từ  90‐100  %  ở  đoạn 
giữa nhánh LAD. 
Trong  nghiên  cứu,  MXV  tập  trung  nhiều 
nhất  ở  LAD  (182  mảng),  kế  đến  là  LCX  và 
RCA  liên  đương  nhau  (116  mảng),  liên  tự 
nghiên cứu của Hoàng Thị Vân Hoa, MXV tập 
trung nhiều nhất ở LAD và LCX. Các mảng vôi 
và mảng vôi vữa cũng tập trung nhiều nhất tại 
LAD,  nhánh  LM  là  nhánh  ngắn  nên  sự  tập 
trung các MXV cũng ít nhất. Khi khảo sát về số 
BN chứa các MXV, chúng tôi nhận thấy, số BN 
có  MXV,  mảng  vôi  và  vôi  vữa  tại  LAD  (182‐

139‐138 mảng theo thứ tự) nổi trội hơn hẳn các 
nhánh khác. Điều này cho thấy nhánh LAD là 
nhánh mạch vành thường gặp tổn thương nhất 
trong 4 nhánh chính. 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

35


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013

Theo  một  số  nghiên  cứu,  CACS  liên  quan 
trực tiếp với nguy cơ tim mạch. Những người có 
CACS cao hơn có nguy cơ mảng bám và biến cố 
tim  mạch  cao  hơn  bất  kể  triệu  chứng  có  hay 
không. CACS có giá trị dự báo âm tính cao: nếu 
không có vôi hóa ĐMV (CACS = 0) thì hầu như 
BN không bị tắc ĐMV hay hẹp có ý nghĩa; nếu 
CACS < 100 thì xác suất hẹp có ý nghĩa ĐMV rất 
thấp  (<  1%).  Nếu  CACS  >  400,  BN  có  nguy  cơ 
cao và 90% BN hẹp đáng kể ĐMV (hẹp > 70%). 
Trong  nghiên  cứu  chúng  tôi,  79  (75,2%)  BN  có 
CACS  ≤100, trong đó 47 (44,8%) BN có CACS = 
0;  24,8%  BN  có  CACS  >  100  và  13,3%  BN  có 
CACS > 400. Hai nhánh lớn quan trọng là RCA 
và LAD có BN có  CACS > 400. 


Mối liên quan giữa tổn thương mạch vành 
trên  MSCT  và  một  số  yếu  tố  nguy  cơ  tim 
mạch truyền thống 
Liên quan với giới tính 
Tổn  thương  ĐMV  trên  MSCT  với  giới  tính 
của  BN  có  liên  quan  như  sau:  CACS  (p:  0,781), 
hẹp LAD (p: 0,757), hẹp LCX (p: 0,280); hẹp RCA 
(p: 0,768). Theo Christine J. Porter(2), với 112 BN, 
54  với  BN  có  ĐTĐ  và  58  BN  không  có,  tất  cả 
không  có  triệu  chứng  cho  bệnh  tim,  vôi  hoá 
ĐMV được phát hiện bởi MSCT mạch vành. Kết 
quả  phát  hiện  vôi  hoá  ĐMV  giống  nhau  và 
CACS  tiến  triển  bình  đẳng  ở  nam  và  nữ.  Theo 
Maria  Koukoulaki(5),  CACS  mạch  vành  không 
liên quan với yếu tố giới tính (p: 0,1). 
Liên quan với tuổi 
Tuổi  BN  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi 
55,6±16,9 tuổi. Chúng tôi nhận thấy tổn thương 
ĐMV trên MSCT liên quan với tuổi của BN, cụ 
thể:  CACS  (p:  0,019;  OR:  3,75;  KTC95%:  1,18‐
11,90),  hẹp  LAD  (p:0,001;  OR:  6,65;  KTC95%: 
1,85‐23,88),  hẹp  LCX  (p:  0,125),  hẹp  RCA 
(p:0,370). Theo Christine J. Porter(2) tuổi gặp sớm 
nhất vôi hoá ĐMV là 32 tuổi, cho cả 2 nhóm có 
và không ĐTĐ, tuổi là yếu tố dự báo quan trọng 
cho  sự  hiện  diện  vôi  hóa  ĐMV  (OR:  1,10, 
KTC95%: 1,05‐1,16) và mức độ nghiêm trọng của 
vôi hóa (điều chỉnh R2 1/4 0,300; p <0,001). Theo 

36


Maria Koukoulaki(5), tình trạng vôi hóa ĐMV có 
liên  quan  với  tuổi  của  BN  (p:  0,001)  và  CACS 
liên quan thuận với tuổi (R = 0,48; p<0,001).  

Liên quan với BMI 
Tổn  thương  mạch  vành  trên  MSCT  liên 
quan  với  BMI:  CACS  (p:  0,679),  hẹp  LAD  (p: 
0,629),  hẹp  LCX  (p:0,467),  hẹp  RCA  (p:  0,172). 
Theo  Christine  J.  Porter(2),  cho  cả  2  nhóm  có  và 
không  có  ĐTĐ,  một  trong  các  yếu  tố  dự  báo 
quan trọng phát hiện vôi hóa mạch vành là BMI 
(OR: 1,10; KTC 95% 1,02‐1,20), khác nghiên cứu 
của chúng tôi có thể do phân loại BMI của chúng 
tôi theo WHO cho người Tây Thái Bình Dương 
(IDI&WPRO BMI). 
Liên quan với thuốc lá 
Tổn thương ĐMV trên MSCT liên quan với 
tiền sử hút thuốc lá: CACS (p: 0,249), hẹp LAD 
(p: 0,455), hẹp LCX (p:0,07), hẹp RCA (p: 0,250). 
Theo  Maria  Koukoulaki(5),  CACS  không  liên 
quan với các yếu tố hút thuốc lá (p: 0,1). Tương 
tự  Jae  Huyn  Chang(3),  mức  độ  vôi  hóa  ĐMV 
không  liên  quan  tới  yếu  tố  hút  thuốc  lá  (p: 
0,283). 
Liên  quan  với  tiền  căn  gia  đình  có  bệnh  tim 
mạch 
Tổn thương ĐMV trên MSCT liên quan với 
tiền căn gia đình có bệnh ĐMV: CACS (p:0,086), 
hẹp  LAD  (p:  0,023;  OR:  2,88;  KTC  95%:  1,13‐

7,28),  hẹp  LCX  (p:  0,000;  OR:  7,30;  KTC  95%: 
2,18‐24,45),  hẹp  RCA  (p:  0,028;  OR:  3,23;  KTC 
95%:  1,1‐9,50).  Theo  Catalin  Taraboanta(1),  mối 
liên  quan  giữa  vôi  hóa  ĐMV  trên  những  BN 
không  có  triệu  chứng  với  yếu  tố  tiền  căn  gia 
đình  bệnh  ĐMV,  dựa  vào  mô  hình  hồi  quy 
tuyến tính đa biến, sau khi điều chỉnh độ tuổi và 
giới tính, tiền căn gia đình có bệnh ĐMV là yếu 
tố  dự  báo  cao  các  kết  quả  vôi  hóa  vành  (OR  = 
0,102; p <0,05). 
Liên quan với THA 
Khi khảo sát mối liên quan giữa tổn thương 
ĐMV  với  THA  (Mann‐Withney),  kết  quả  liên 
quan  với  CACS  (p:  0,440)  hẹp  RCA  (p:  0,374); 
LCX  (p:  0,427);  LAD  (p:  0,271).  Theo  Maria 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 
Koukoulaki(5), BN ESRD có THA có tỷ lệ vôi hóa 
ĐMV  cao  đáng  kể  hơn  nhóm  không  THA  (p: 
0,02)  và  nghiên  cứu  của  Jae  Huyn  Chang(3), 
CACS có liên quan với THA (β=0,071, p: 0,019). 
Sự  khác  biệt  này  có  thể  do  trong  nghiên  cứu 
chúng tôi, mẫu nghiên cứu đều là BN ESRD và 
tỷ  lệ  THA  khá  cao,  chỉ  có  4  (3,8%)  bệnh  nhân 
không THA. 

Liên quan với ĐTĐ 

Tổn thương ĐMV trên MSCT liên quan với 
yếu  tố  ĐTĐ:  CACS(p:  0,003;  OR:  4,1;  KTC95%: 
1,58‐10,62),  hẹp  LAD  (p:  0.000;  OR:11,78; 
KTC95%:  3,99‐34.82),  hẹp  LCX  (p:0,000;  OR: 
20,47; KTC95%: 2.55‐164,42), hẹp RCA (p: 0,000; 
OR: 13,79; KTC95%: 2,96‐64,25). Theo Christine J. 
Porter(2), kết quả vôi hoá ĐMV được tìm thấy ở 
BN  bệnh  thận  mạn  có  ĐTĐ  là  76  %  và  46,5% 
không có ĐTĐ, BN có ĐTĐ có chỉ số CACS cao 
hơn.  Kết  luận:  vôi  hóa  ĐMV  có  liên  quan  đến 
BN  ESRD  chưa  lọc  máu.  ĐTĐ  là  một  yếu  tố 
nguy  cơ  mạnh  mẽ  đối  với  vôi  hóa  mạch  máu, 
độc lập với suy chức năng thận. Chỉ số CACS có 
liên  quan  với  bệnh  thận  mạn  và  tăng  cường 
thêm cùng với sự hiện diện của bệnh ĐTĐ.  
Mảng xơ vữa 
Chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa 
MXV  và  yếu  tố  tuổi  (p:0,000);  ĐTĐ  (p:0,000); 
BMI  (p:  0,034);  tiền  sử  gia  đình  bệnh  ĐMV  (p: 
0,001). Các yếu tố không có liên quan gồm THA 
(p: 0,342); giới (p: 0,988) và hút thuốc lá (p: 0,371) 
‐ (phép kiểm T). Theo Ivo A. Joosen: CACS tăng 
lên  đáng  kể  với  mức  độ  giảm  chức  năng  thận 
(p:0,001). MXV ĐMV chiếm tỷ lệ cao hơn ở BN 
suy thận nhẹ (OR: 1,83, KTC 95%: 1,52‐2,21), suy 
thận vừa phải (OR: 2,46; KTC 95%: 1,69‐3,59) và 
BN chức năng thận bình thường (p:0,001).  

KẾT LUẬN 
Với  105  BN  ESRD,  tuổi  trung  bình:  55,6 

±16,9 tuổi; 43,8% nam và 56,2% nữ, ĐTĐ 56,2%; 
THA  96,2%;  BMI  trung  bình:  21±3,1  kg/m2;  tiền 

Nghiên cứu Y học

căn gia đình có bệnh lý ĐMV: 25,7%; hút thuốc 
lá: 29,5%, chúng tôi nhận thấy:  
Đặc  điểm  tổn  thương  ĐMV:  tỷ  lệ  hẹp  có  ý 
nghĩa 33,3%. Đa số BN hẹp đoạn độ 2. Chiếm tỷ 
lệ cao nhất là nhóm hẹp độ 3 ở đoạn giữa LAD 
(16,3%)  và  1  BN  hẹp  nặng  từ  90‐100  %  ở  đoạn 
giữa nhánh LAD. Các MXV, mảng vôi và mảng 
vôi  vữa  cũng  tập  trung  nhiều  nhất  ở  LAD. 
Nhánh  LAD  là  nhánh  thường  gặp  tổn  thương 
nhất trong 4 nhánh chính của hệ thống ĐMV. 
Mối liên quan một số yếu tố nguy cơ truyền 
thống:  Tuổi  có  mối  liên  quan  với  CACS,  hẹp 
LAD và tổng MXV. BMI chỉ có mối liên quan với 
MXV. Tiền căn gia đình có bệnh lý ĐMV có liên 
quan với hẹp LAD, LCX, RCA và MXV. Tiền căn 
ĐTĐ  có  mối  liên  quan  với  CACS,  hẹp  LAD, 
LCX, RCA và MXV. Yếu tố giới tính, hút thuốc 
lá  và  THA  không  có  mối  liên  quan  với  các  tổn 
thương ĐMV và MXV. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

C  Taraboanta,  Hague  CJ  (2012),  Coronary  artery  calcium 
findings  in  asymptomatic  subjects  with  family  history  of 

prematurecoronary  artery  disease,  BMC  Cardiovascular 
Disorders, pp: 12:53. 
Porter  CJ,  Stavroulopoulos  A  (2007),  Detection  of  coronary 
and  peripheral  artery  calcification  in  patients  with  chronic 
kidney  disease  stages  3  and  4,  with  and  without  diabetes. 
Nephrol Dial Transplant (2007), 22: 3208‐3213. 
Chang  JH,  Sung  JY  (2012),  The  Relationship  between 
Coronary  Artery  Calcification  and  Renal  Function  in 
Nondialyzed Patients. Yonsei Med, J 53(4): 685‐690. 
Abdulla  JJ, Kasper  S  KS  (2012),  Pedersen:  Influence  of 
coronary  calcification  on  the  diagnostic  accuracy  of  64‐slice 
computed  tomography  coronary  angiography:  a  systematic 
review and meta‐analysis. PMID, 28(4):943‐53. 
Koukoulaki  M,  Papachristou  E  (2012),  Increased  Prevalence 
and Severity of Coronary Artery Calcification in Patients with 
Chronic  Kidney  Disease  Stage  III  and  IV.  Nephron  Extra; 
2:192‐204. 
Furuhashi  T,  Moroi  M  (2010),  The  impact  of  chronic  kidney 
disease as a predictor of major cardiac events in patients with 
no evidence of coronary artery disease. Journal of Cardiology, 
55, 328‐336. 

2.

3.

4.

5.


6.

 
Ngày nhận bài   

 

 

 20/08/2013. 

Ngày phản biện  nhận xét bài báo 

 29/08/2013. 

Ngày bài báo được đăng: 

10/10/2013 

 

 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 

37




×