Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu biến chứng tắc ruột sớm sau phẫu thuật nội soi và mổ mở ung thư đại trực tràng tại bệnh viện K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.35 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018

NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG TẮC RUỘT SỚM SAU
PHẪU THUẬT NỘI SOI VÀ MỔ MỞ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG
TẠI BỆNH VIỆN K
TÓM TẮT

Phạm Văn Bình*

Mục tiêu: so sánh tỷ lệ và phân tích một số yếu tố nguy cơ tắc ruột sớm sau mổ (TRSSM)
của phẫu thuật nội soi (PTNS) và mổ mở ung thư đại trực tràng (UTĐTT). Phương pháp: mô tả
hồi cứu. Kết quả: 247 bệnh nhân (BN) UTĐTT, tuổi trung bình 69, tỷ lệ nam/nữ 1,5. Mổ nội soi
85 BN và 162 BN mổ mở. Tỷ lệ TRSSM nhóm mổ nội soi 2,3% (2 BN); nhóm mổ mở 8,02%
(13/162 BN). Một số yếu tố nguy cơ TRSSM: phương pháp mổ [mổ nội soi 2,3%; mổ mở
8,02%], giai đoạn bệnh IIIB [100% (2/2 BN) nhóm mổ nội soi; 92,3% (12/13 BN) nhóm mổ mở],
điều trị bổ trợ trước mổ [100% (2/2 BN) nhóm mổ nội soi; 69,2% (9/13 BN) nhóm mổ mở];
truyền máu [50% (1/2 BN) nhóm mổ nội soi; 76,9% (10/13 BN) nhóm mổ mở]; vị trí ung thư ở
trực tràng [100% (2/2 BN) nhóm mổ nội soi; 84,6% (11/13 BN) nhóm mổ mở]. Kết luận: tỷ lệ
TRSSM UTĐTT của PTNS thấp hơn mổ mở; một số yếu tố nguy cơ TRSSM UTĐTT là phương
pháp mổ, giai đoạn bệnh, điều trị bổ trợ trước mổ, truyền máu, vị trí ung thư ở trực tràng.
* Từ khoá: Tắc ruột sau mổ; Ung thư đại trực tràng; Biến chứng.

Study on Complication of Early Postoperative Small-Bowel Obstruction
in Colorectal Cancer Patients Treated by Laparoscopic and Open
Surgery in K Hospital
Summary
Objectives: To compare rates and analyze some risk factors of early small-bowel obstruction
after laparoscopic and open surgery in colorectal cancer. Method: Retrospective, descriptive study.
Results: 247 patients with colorectal cancer. The mean age was 69. The ratio of male/female
was 1.5. Laparoscopic and open surgeries were reported respectively in 85 and 162 patients.
The rate of early small-bowel obstruction was 2.3% (2/85) in laparoscopic surgery and 8.03%


(13/162) in open surgery. Some risk factors of early small-bowel obstruction were surgical
methods (laparoscopic surgery 2.3%; open surgery 8.02%), disease stage (stage IIIB: 100% in
laparoscopic surgery; 92.3% in open surgery); neoadjuvant treatment [100% (2/2) in
laparoscopic surgery; 69.2% (9/13) in open surgery)]; preoperative blood transfusion [50% (1/2) in
laparoscopic surgery; 76.9% (10/13) in open surgery]; tumor location [100% (2/2) in laparoscopic
surgery; 84.6% (11/13) in open surgery]. Conclusions: Early small bowel obstruction rate after
colorectal cancer surgery was lower in laparoscopic surgery than open surgery. Some risk
factors of early small bowel obstruction after colorectal cancer surgery are: surgical method,
stage of disease, preoperative treatment, blood transfusion, tumor location of rectal cancer.
* Keywords: Postoperative small-bowel obstruction; Colorectal cancer; Complication.
* Bệnh viện K
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Văn Bình ()
Ngày nhận bài: 06/02/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/03/2018

106


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc ruột sau mổ là một biến chứng có
thể xảy ra với BN mổ UTĐTT. Khái niệm
TRSSM là tắc ruột xảy ra trong vòng
30 ngày sau mổ. PTNS điều trị UTĐTT
được chứng minh có ưu điểm hơn mổ mở
với kết quả theo dõi gần tốt hơn mổ mở:
BN hồi phục nhanh hơn, tỷ lệ biến chứng
ngoại khoa thấp hơn, chất lượng cuộc
sống sau mổ tốt hơn. Tuy nhiên, một câu
hỏi đặt ra là liệu PTNS có làm giảm tỷ lệ

TRSSM UTĐTT so với mổ mở hay không?.
Dính ruột sau mổ là một phản ứng sinh
lý tự nhiên, như một quá trình liền vết
thương và quá trình này hoàn toàn liên
quan tới các tác động như: thao tác ngoại
khoa lên thành ruột, phản ứng viêm khi
thanh mạc ruột tiếp xúc với dịch ruột, ruột
bị kích thích bởi các dị vật ngoại lai ngoài
cơ thể và những yếu tố khác… PTNS có
đường rạch thành bụng nhỏ, ruột non ít
chấn thương hơn, cầm máu tỷ mỉ hơn,
hạn chế tiếp xúc thanh mạc ruột với các
yếu tố ngoại lai. Trong thực tế lâm sàng,
đã có nhiều nghiên cứu lớn tại Anh so
sánh về PTNS điều trị UTĐTT với mổ mở
cho thấy tỷ lệ dính ruột sau mổ thấp hơn
[4]. Các nghiên cứu về so sánh đối chứng
khác lại đưa ra những kết quả khác nhau.
Nghiên cứu về mổ ung thư đại tràng tại
Canada thấy PTNS có tỷ lệ tắc ruột
sau mổ thấp hơn mổ mở (3,1% và 7,7%).
Trái lại, nghiên cứu COLOR I có tỷ lệ tắc
ruột sau mổ nội soi 2%, mổ mở 3%.
Nghiên cứu COLOR II: tỷ lệ này là 3%
và 5%, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê [1, 4]. Các nghiên cứu trong
nước chưa đề cập nhiều đến vấn đề tắc
ruột sau mổ UTĐTT bằng PTNS so sánh

với mổ mở. Xuất phát từ những vấn đề

trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu: So sánh tỷ lệ và phân tích
một số yếu tố nguy cơ TRSSM PTNS và
mổ mở UTĐTT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
247 BN UTĐTT được phẫu thuật triệt
căn, trong đó nhóm mổ nội soi 85 BN,
nhóm mổ mở 162 BN tại Bệnh viện K từ
01 - 2016 đến 01 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN TRSSM gồm
3 tiêu chuẩn:
- Có triệu chứng tắc ruột sau mổ: buồn
nôn, nôn, bụng chướng, không trung tiện,
X quang ổ bụng có mức nước hơi.
- Sau mổ nội soi > 3 ngày, sau mổ mở
> 5 ngày có các triệu chứng trên được
chẩn đoán là tắc ruột sau mổ.
- Tắc ruột sau mổ điều trị nội khoa
không kết quả, cần phải can thiệp bằng
ngoại khoa.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu của 2 nhóm
mổ nội soi và mổ mở: tuổi, giới, giai đoạn
bệnh (theo tiêu chuẩn AJCC 2010), vị trí
ung thư (đại tràng, trực tràng), truyền
máu trước và trong mổ, điều trị bổ trợ

trước mổ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi chỉ đưa vào nghiên cứu
nhóm BN TRSSM điều trị nội khoa không
kết quả phải mổ để giải quyết tắc ruột,
nếu tính cả TRSSM điều trị nội khoa
107


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
thành công sẽ không đồng nhất vì trong
đó có cả BN liệt ruột cơ năng sau mổ.
Như vậy, không thấy rõ sự khác biệt của
PTNS và mổ mở ảnh hưởng đến tắc ruột
sau mổ.
* Đặc điểm BN:
- 247 BN UTĐTT tuổi trung bình 69,5,
tỷ lệ nam/nữ: 1,5.
- 85 BN mổ nội soi và 162 BN mổ mở.
- Tỷ lệ TRSSM của nhóm mổ nội soi
2,3% (2/85 BN); nhóm mổ mở 8,02%
(13/162 BN).
Bảng 1: Một số yếu tố nguy cơ TRSSM.
Yếu tố nguy cơ
Giai đoạn
bệnh IIIB
Điều trị bổ trợ

Truyền máu
Vị trí ung thư

trực tràng

n (%)

Mổ mở

12/13 (92,3%)

Mổ nội soi

2/2 (100%)

Mổ mở

9/13 (69,2%)

Mổ nội soi

2/2 (100%)

Mổ mở

10/13 (76,9%)

Mổ nội soi

1/2 (50%)

Mổ mở


11/13 (84,6%)

Mổ nội soi

2/2 (100%)

BÀN LUẬN
- Khái niệm TRSSM: tắc ruột là do
đình trệ lưu thông những chất chứa trong
lòng ruột. TRSSM ở BN UTĐTT là tắc
ruột xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu
thuật UTĐTT. Biểu hiện lâm sàng đặc
trưng là buồn nôn và nôn, không có khả
năng thích nghi ăn đường miệng, bụng
chướng đều, không có trung tiện, những
dấu hiệu lâm sàng này được mô tả trong
khái niệm “liệt ruột sau mổ: Prolonged
postoperative ileus”. Tuy nhiên, để phân
biệt giữa khái niệm liệt ruột sau mổ và tắc
ruột sau mổ có nhiều quan điểm khác
108

nhau, dẫn đến tỷ lệ thống kê TRSSM thay
đổi từ 3 - 32% [9]. Vather.R và CS thống
kê tất cả các bài báo nghiên cứu so sánh
đối chứng từ 1996 đến 2011 về định
nghĩa liệt ruột sau mổ và TRSSM ổ bụng.
Tác giả rút ra các tiêu chuẩn: buồn nôn,
nôn, không ăn uống bằng đường miệng,
không có trung tiện, bụng chướng, X quang

ổ bụng không chuẩn bị có mức nước-hơi.
Nếu có ít nhất ≥ 2/5 tiêu chuẩn trên,
kéo dài > 3 ngày sau mổ nội soi và > 5 ngày
sau mổ mở được gọi là TRSSM [8].
Năm 2010, Hội nghị Đồng thuận của
Hiệp hội Cấp cứu Ngoại khoa Thế giới
(World Society of Emergency Surgery) tại
Bologna, các chuyên gia trên thế giới
thống nhất và đưa ra khái niệm tắc ruột
sau mổ: sau mổ ổ bụng, BN xuất hiện đau
bụng, nôn, bụng chướng kết hợp với hình
ảnh mức nước hơi trên phim chụp bụng
không chuẩn bị. Các chuyên gia cũng
đồng thuận về khái niệm TRSSM là tắc
ruột trong vòng 30 ngày sau mổ, > 30 ngày
được gọi là tắc ruột muộn sau mổ [1].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khái niệm
TRSSM tương tự của Vather.R kèm theo
điều trị nội khoa không cải thiện phải
chuyển can thiệp ngoại khoa, nghĩa là
TRSSM phải can thiệp ngoại khoa [8].
- Tỷ lệ TRSSM ở BN UTĐTT: kể từ
trường hợp PTNS cắt đại tràng phải đầu
tiên trên thế giới vào năm 1991 tại Mỹ,
đến nay PTNS được thừa nhận là một
phương pháp mổ xâm nhập tối thiểu hạn
chế tối đa sang chấn thành ruột, cầm máu
tỷ mỉ hơn, giảm tác động của thanh mạc
ruột với chất ngoại lai…, làm giảm phản
ứng viêm dẫn đến tỷ lệ tắc ruột sau mổ

nội soi thấp hơn mổ mở [5, 8, 9]. Yamada.T


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
đã thống kê meta-analysis tất cả nghiên
cứu so sánh đối chứng và nghiên cứu mô
tả từ 1990 - 2015 trên PubMed, Cochrane
về tắc ruột sau mổ UTĐTT với 58.133 ca
mổ nội soi và 90.259 ca mổ mở. Tác giả
rút ra kết luận: tỷ lệ TRSSM ở BN mổ mở
(8%) cao hơn mổ nội soi (2%) [10].
Kim C.H báo cáo về tính ưu việt của
PTNS trong điều trị UTĐTT với số lượng
1.787 BN, tỷ lệ TRSSM của nhóm PTNS
là 5,9%. Trong đó, các yếu tố ảnh hưởng
độc lập tới tỷ lệ TRSSM là mổ nội soi
chuyển mổ mở, truyền máu trong mổ và
thời gian mổ nội soi kéo dài > 180 phút [6].
Một nghiên cứu có tính chất toàn cầu về
TRSSM năm 2013 trên tạp chí J.Gastrointest
Surgery có tỷ lệ TRSSM nội soi dao động
từ 5 - 12% [8]. Wolthuis A.M so sánh tỷ lệ
TRSSM đại trực tràng của PTNS là 6,4%
và mổ mở 10%. Một nghiên cứu lớn khác
so sánh TRSSM giữa mổ mở và mổ nội
soi trên 7.223 BN mổ nội soi và 3.066 BN
mổ mở từ 2003 - 2009, tác giả rút ra kết
luận: tỷ lệ TRSSM của PTNS thấp hơn
mổ mở (5% so với 9,5%), sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê [9]. Trong nghiên cứu

của chúng tôi, tỷ lệ TRSSM của UTĐTT
ở nhóm PTNS là 2,3% và nhóm mổ mở
8,02%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05), phù hợp với nghiên cứu của
một số tác giả trên thế giới [1, 2, 4, 5, 6].
* Các yếu tố nguy cơ:
- Phương pháp mổ: ứng dụng PTNS
trong mổ UTĐTT có ưu điểm giảm đau sau
mổ tốt, giảm phản ứng viêm, dẫn tới làm
giảm tỷ lệ TRSSM. PTNS là một phương
pháp xâm nhập tối thiểu, giúp phẫu thuật

viên cầm máu tỷ mỉ hơn, phẫu tích tinh
sảo hơn, tôn trọng các lớp giải phẫu, bảo
tồn tối đa thần kinh và tổ chức lành mà
vẫn lấy triệt để tổ chức ung thư. Tuy nhiên,
phân tích sâu hơn PTNS điều trị UTĐTT,
các tác giả nhận thấy khi mổ nội soi chuyển
mổ mở, tỷ lệ TRSSM ở BN sẽ cao hơn
[5, 8, 9].
- Giai đoạn bệnh: giai đoạn bệnh là
một yếu tố tiên lượng trong bệnh lý ung
thư nói chung và UTĐTT nói riêng. Kim C.H
nghiên cứu trên 1.787 BN UTĐTT được
phẫu thuật triệt căn, tỷ lệ TRSSM của BN
có giai đoạn T4 cao hơn so với giai đoạn
T2, T3. Tác giả phân tích sâu ở giai đoạn
T4, phẫu thuật viên sẽ phải đối diện với
những khó khăn khi phẫu tích khối u, điều
này về lý thuyết sẽ dẫn tới tổn thương

mang tính chất tàn phá hơn khối u ở giai
đoạn sớm, làm tăng nguy cơ dính ruột,
hậu quả là tỷ lệ TRSSM cao hơn. Khi
phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ gây
TRSSM, trong đó có ảnh hưởng của giai
đoạn bệnh tới tỷ lệ chuyển mổ mở và thời
gian mổ kéo dài > 180 phút cũng làm tăng
tỷ lệ TRSSM [6]. Yamada.T phân tích sâu
hơn về ảnh hưởng của giai đoạn bệnh
với khối u ở giai đoạn tiến triển, tỷ lệ cắt
triệt để khối u và lập lại lưu thông tiêu hoá
sẽ thấp hơn, tỷ lệ chuyển mổ mở trong
PTNS cũng cao hơn, đây là yếu tố nguy
cơ TRSSM trong bệnh lý UTĐTT [10].
Chapuis P.H nghiên cứu trên 2.400 ca
mổ UTĐTT, tác giả thấy giai đoạn bệnh
ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ
TRSSM như: nam hay gặp hơn nữ, các
bệnh phối hợp, mổ cấp cứu, hậu môn
nhân tạo…, thời gian mổ kéo dài > 3 giờ
109


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
cũng là một yếu tố tiên lượng độc lập đối
với TRSSM [2]. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tất cả BN TRSSM đều ở giai
đoạn IIIB (92,3 - 100%), điều này cùng
quan điểm với các tác giả khác [1, 2, 3,
5, 6].

- Điều trị bổ trợ trước mổ: điều trị tân
bổ trợ là chiến lược điều trị đa mô thức
trong điều trị UTĐTT. Đối với ung thư trực
tràng, hoá xạ trị đồng thời trước mổ được
chỉ định cho giai đoạn từ T3 hoặc N1 trở
lên, phẫu thuật tiến hành sau hoá xạ trị từ
4 - 6 tuần. Nghiên cứu về TRSSM, các
tác giả ghi nhận tỷ lệ TRSSM ở BN được
điều trị cao hơn nhóm không điều trị. Câu
hỏi đặt ra là mối liên hệ này như thế
nào?.
Về lý thuyết, những BN điều trị tân bổ
trợ là BN ở giai đoạn không sớm, nên nằm
trong nhóm yếu tố nguy cơ giai đoạn bệnh.
Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn nhóm
BN ung thư trực tràng được điều trị hoá
xạ trị trước mổ, chúng tôi thấy xạ trị ảnh
hưởng lên tổ chức mô và phúc mạc tiểu
nên khi phẫu tích và khâu lại phúc mạc
tiểu khung, những tổ chức này không
còn độ chắc nên phúc mạc có thể bị
rách ra, tạo khe hở cho quai ruột non tụt
xuống gây TRSSM. Chúng tôi gặp 2 BN
TRSSM nội soi đều là BN ung thư trực
tràng được hoá xạ trị trước mổ, nhóm mổ
mở tỷ lệ này là 69,2%. Một số nghiên cứu
khác đưa ra nhận xét: hoá xạ trị tiền phẫu
có tác dụng làm giảm giai đoạn khối u
(dow staging), chính điều này gây phản
ứng viêm quanh khối u, khi mổ gây rỉ máu

diện phẫu tích nhiều hơn và là yếu tố phát
động phản ứng viêm dính sau mổ gây
TRSSM [3, 5, 6, 8, 9].
110

- Truyền máu trước mổ: truyền máu
được chỉ định khi BN thiếu máu. Đối với
BN UTĐTT, thiếu máu là hệ quả của một
chuỗi các yếu tố trong ung thư: dinh
dưỡng, mất máu rỉ rả do hoại tử khối u,
rối loạn chuyển hoá… Yamada.T (2016),
Wolthuis A.M (2015), Wather.R (2013)
phân tích yếu tố truyền máu với TRSSM
đều nhận thấy yếu tố này biểu hiện giai
đoạn ung thư tiến triển và có mối liên
quan giữa giai đoạn bệnh với TRSSM
[8, 9, 10]. Truyền máu chỉ là một trong số
những yếu tố gây dính và tắc ruột sau mổ.
Nghiên cứu của chúng tôi với 50% BN
TRSSM nhóm mổ nội soi và 76,9%
TRSSM nhóm mổ mở có truyền máu.
- Vị trí khối u trực tràng: tổn thương ở
vị trí giải phẫu khung đại tràng và trực
tràng sẽ làm thay đổi kỹ thuật mổ. Với
ung thư trực tràng, để cắt triệt để khối u,
nạo vét hạch theo nguyên tắc ung thư,
đòi hỏi phải phẫu tích rộng hơn: hạ đại
tràng góc lách, thắt bó mạch mạc treo
tràng dưới tận gốc, nạo vét hạch dọc
động mạch chủ bụng, cắt mạc treo trực

tràng…, tất cả điều này làm biến đổi các
yếu tố khác như thời gian mổ kéo dài,
diện phẫu tích rộng có khả năng rỉ máu,
phúc mạc và tổ chức tiểu khung bị sang
chấn nhiều hơn… đây là những yếu tố
thuận lợi dẫn tới TRSSM. Kehlet.H nghiên
cứu về yếu tố có thể phòng ngừa TRSSM
của BN sau phẫu thuật UTĐTT, tác giả
đưa ra nhận xét: vị trí khối u trực tràng có
nguy cơ TRSSM cao nhất so với khối u ở
những vị trí khác trong khung đại tràng
[5]. Goussous.N nghiên cứu tại Mayo
Clinic trên 189 BN mổ UTĐTT, tác giả rút
ra kết luận: tỷ lệ TRSSM ở BN ung thư


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2018
trực tràng cao hơn đại tràng [4]. Chúng tôi
gặp 2 BN tắc ruột sau mổ ở nhóm mổ nội
soi đều bị ung thư trực tràng. Nguyên
nhân gây tắc ruột là quai ruột non tụt
xuống khe hở phúc mạc tiểu khung sau
khi khâu phúc mạch tiểu khung và 11/13
BN (84,6%) TRSSM ở nhóm mổ mở cũng
là BN ung thư trực tràng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu TRSSM trên 247 BN UTĐTT
được phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện K,
chúng tôi rút ra một số kết luận:
- Tỷ lệ TRSSM UTĐTT của PTNS thấp

hơn mổ mở (2,3% so với 8,02%; p < 0,05).
- Một số yếu tố nguy cơ TRSSM UTĐTT:
phương pháp mổ (PTNS - mổ mở), giai
đoạn bệnh (giai đoạn IIIB 92,3 - 100%),
điều trị bổ trợ trước mổ (69,2 - 100%),
truyền máu (50 - 76,9%) và vị trí ung thư
ở trực tràng (84,6 - 100%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Catena.F, Di Saverio.S, D Kelly.M et al.
Bologna guideline for diagnosis and
management of adhesive small bowel
obstruction (ASBO): 2010 evidence-base
guideline of the world society of emergency
surgery. World Journal of Emegency Surgery.
2011, 6 (5), pp.1-24.
2. Chapuis. P.H, Bokey.L, Keshava.A et al.
Risk factors for prolonged ileus after resection
of colorectal cancer. Annals of Surgery. 2013,
Vol 257, No 5, pp.909-915

3. Duron J.J, Da Silva N.J, Montcel S.T du,
Berger.A et al. Adhensive postoperative small
bowel obstruction: incidence and risk factors
of recurrence after surgical treatment A
multicenter prospective study. Annals of
Surgery. 2006, Vol 244, No 5, pp.750-757.
4. Goussous N, Kem K.M, Bannon M.P et al.
Early postoperative small bowel obstruction:
open vs laparoscopic. Am J Surg. 2015, 209 (2),
pp.385-390.

5. Kehlet.H. Postoperative ileus - an update
on preventive techniques.www.nature.com/
clinicalpratice/gasthep. 2008, Vol 5, No 10,
pp.552-558.
6. Kim.C.H, Joo.J.K, Kim.H.R et al. The
incidence and risk of early postoperative small
bowel obstruction after laparoscopic resection
for colorectal cancer. Journal of laparoendoscopic
& Advanced Surgical Techniques. 2014, Vol 24,
No 8, pp.543-548.
7. Vather.R, Trivedi.S, Bissett.I. Defining
postoperative ileus: Results of systematic
review and global survery. J Gastrointest Surg.
DOI 10.1007/s 11605-013-2148-y. 2013.
8. Vather.R, O`Grady.G, Bissett.I.P et al.
Postoperative ileus: mechanisms and future
directions for research. Clinical and Experimental
Pharmacology and Physiology. 41, pp.358-370.
9. Wolthuis A.M, Bislenghi G, Fieuws.S et
al. Incidence of prolonged postoperative ileus
after colorectal surgery: systematic review
and meta-analysis. Colorectal Disease.
doi:10.111/codi 13210:1-8. 2015.
10. Yamada.T, Okabayashi.K, Hasegawa. H
et al. Meta-analysis of the risk of small bowel
obstruction following open or laparoscopic
colorectal surgery. BJS. 2016, 103, pp.403-503.

111




×