Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhận xét về các trường hợp thất bại chuyển qua mổ hở trong phương pháp lấy sỏi thận qua da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.74 KB, 6 trang )

NHẬN XÉT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI CHUYỂN QUA MỔ HỞ TRONG
PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN QUA DA
Nguyễn Đình Xướng*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích những trường hợp thất bại phải chuyển qua mổ hở trong
phương pháp lấy sỏi thận qua da nhằm rút ra những kinh nghiệm lâm sàng giúp hoàn thiện hơn kỹ
thuật lấy sỏi thận qua da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiền cứu 10 trường hợp thất bại
phải chuyển qua mổ hở trong tổng số 175 bệnh nhân ñược mổ lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện
Bình Dân từ tháng 12 năm 2005 ñến tháng 12 năm 2007.
Kết quả: 10 bệnh nhân trong tổng số 175 bệnh nhân lấy sỏi thận qua da phải chuyển qua mổ
hở chiếm tỉ lệ 5,7%. Nguyên nhân không tìm thấy sỏi là nhiều nhất – 6 trường hợp. Tiếp theo là
nguyên nhân chảy máu phải mổ hở cầm máu. Một trường hợp không ñặt ñược thông niệu quản do
hẹp niệu ñạo và 1 trường hợp bị lạc ñường nong vào hệ bài tiết.
Kết luận: Tỉ lệ phải chuyển qua mổ hở còn cao (5,7%). Nếu kết hợp các biện pháp và
phương tiện khác như: tạo cản quang ñường niệu bằng chọc kim nhỏ qua da hay chích thuốc cản
quang qua ñường tĩnh mạch, chụp ñộng mạch thận và làm nghẽn mạch khi chảy máu, sỏi thận thì
hai, tán sỏi ngoài cơ thể, sử dụng máy nội soi mềm có thể giảm ñáng kể tỉ lệ thất bại phải chuyển
qua mổ hở.
Từ khóa: lấy sỏi thận qua da, thất bại phải chuyển qua mổ hở, thông niệu quản, tạo cản quang
ñường niệu, tán sỏi ngoài cơ thể
ABSTRACT
ANALYSE THE FAILURE CASES THAT HAVE TO CONVERSE TO OPEN SURGERY
IN PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY TECHNIQUE
Dr. Nguyen Dinh Xuong
Objectives: Analyse the failure cases that have to converse to open surgery in Percutaneous
Nephrolithotomy (PCNL) technique in order to contribute the experiences to the PCNL approach
Methods: Prospective, descriptive study analyses 10 failure cases that have to converse to open
surgery among 175 cases of PCNL in Binh Dan Hospital from December 2005 to December 2007.
Results: 10 of 175 patients undergone PCNL have to converse to open surgery made up
5.7%. Residual stone in 6 patients were the main cause of failure cases. Then the severe


haemorrhage in 2 cases. 1 patient could not place the ureteral catheter because of urethral stenosis
and 1 patient lost the dilatation track.
Conclusion: The rate of conversing to open surgery in PCNL is still rather high (5.7%). If
PCNL was combined with other methods and instruments such as: opacification via percutaneous
puncture or venous injection contrast, renal angiographic embolization to manage the
haemorrhage complication, second nephroscopy, extracorporeal shockwave lithotripsy, using
flexible nephroscopy the rate of moving to open surgery will be reduced.
Key words: Nephrolithotomy, converse to open surgery, ureteral catheter, opacification,
extracorporeal shockwave lithotripsy
MỞ ĐẦU
Lấy sỏi thận qua da (PCNL – Percutaneous Nephrolithotomy) là một kỹ thuật ít xâm hại
(mini – invasive). Từ năm 1976 Fernstrom và Johannson lần ñầu tiên thực hiện kỹ thuật lấy sỏi thận
qua da ñến những năm giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 kỹ thuật lấy sỏi thận qua da ở các nước phát
triển ñã ñược tiến hành. Tại Việt Nam, năm 1997, Vũ Văn Ty và cộng sự tại khoa Niệu bệnh viện
Bình Dân ñã tiến hành kỹ thuật lấy sỏi thận qua da và thu ñược một số kết quả ban ñầu (19).
Mặc dù có nhiều ưu ñiểm như: ít xâm hại, tỉ lệ sạch sỏi cao ñặc biệt là sỏi ở nhóm ñài dưới
vốn kém hiệu quả nếu áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể, giảm ñau ñớn cho bệnh nhân, giảm thời gian
* Khoa ngoại tổng hợp II bệnh viện Nguyễn Tri Phương

109


Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Đình Xướng
Email:

ĐT: 0908315754

nằm viện.v.v. Kỹ thuật lấy sỏi thận qua da vẫn có những tỉ lệ tai biến, biến chứng và thất bại. Nhằm
rút ra những kinh nghiệm từ những những trường hợp thất bại trong phương pháp lấy sỏi thận qua
da chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích từ những trường hợp thất bại phải chuyển qua mổ hở trong phương pháp lấy sỏi
thận qua da nhằm tìm hiểu những nguyên nhân thất bại, những yếu tố nguy cơ nhằm nâng cao hiệu
quả của phương pháp lấy sỏi thận qua da.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng: 10 trường hợp thất bại chuyển qua mổ hở trong tổng số 175 trường hợp ñược
mổ bằng phương pháp lấy sỏi thận qua da tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 12 năm 2005 ñến tháng
12 năm 2007.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả các ca lâm sàng
KẾT QUẢ
Trong 2 năm, từ tháng 12 năm 2005 ñến tháng 12 năm 2007 tại bệnh viện Bình Dân chúng
tôi ñã thực hiện 175 trường hợp lấy sỏi thận qua da. Trong số bệnh nhân ñược ñánh giá là
thất bại phải chuyển qua mổ hở là 10 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 5.7%.
Mười bệnh nhân phải chuyển qua mổ hở:
Stt Tuổi Ngày mổ BN Lý do chuyển mổ
số
hở
1 41 6/12/05 2 Đặt thông niệu quản
thất bại do hẹp niệu
ñạo
2 45 19/12/05 9 Dây dẫn (guidewire)
bị tuột không tìm lại
ñược ñường nong
3 31 22/5/06 28 Chảy máu phải mổ
hở ñể lấy sỏi và cầm
máu
4 48 19/6/06 42 Không tìm thấy sỏi
do sỏi ñài trên
ñường chọc vào ñài
dưới

5 69 5/10/06 66 Tán sỏi mảnh lớn
chạy vào ñài khác
không tìm ñược sỏi
6 44 19/10/06 72 Không tìm thấy sỏi
7 53 23/10/06 74 Sỏi ñoạn trên niệu
quản không ñẩy lên
thận ñược
8 76 2/11/06 76 Không tìm thấy sỏi
9 50 20/12/06 93 Sỏi ñoạn trên niệu
quản, ñường nong
không vào ñược hệ
bài tiết
10 42 5/3/07 105 Chảy máu
Phân tích nguyên nhân thất bại:
6 trường hợp
Không tìm ñược sỏi:
Chảy máu:
2 trường hợp
110


Không ñặt ñược thông niệu quản:
1 trường hợp
Lạc ñường nong vào hệ bài tiết:
1 trường hợp
BÀN LUẬN
Với trường hợp không ñặt ñược thông niệu quản do hẹp niệu ñạo:
Hiện nay có 3 phương pháp ñể tạo cản quang ñường bài tiết trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua
da là:
Đặt thông niệu quản bơm thuốc trực tiếp

Tiêm thuốc cản quang theo ñường tĩnh mạch
Chọc kim nhỏ qua da vào hệ bài tiết và bơm thuốc
Do chúng tôi chưa áp dụng các phương pháp tạo cản quang ñường bài tiết bằng hai phương
pháp khác là: Tiêm thuốc cản quang theo ñường tĩnh mạch và chọc kim nhỏ qua da. Trước khi kết
thúc cuộc mổ có thể soi bể thận và ñặt thông JJ xuôi dòng mà không cần chuyển bệnh nhân qua
phương pháp khác. Mặt khác do lo ngại không ñặt ñược thông niệu quản sau khi lấy sỏi nếu còn
mảnh sỏi nhỏ có thể gây tắc niệu quản sau mổ nên chúng tôi chuyển bệnh nhân qua mổ hở ñể ñảm
bảo kết quả chắc chắn hơn. Trong nghiên cứu của Corbel và cộng sự tổng kết 390 trường hợp lấy
sỏi thận qua da tại Pháp từ năm 1984 ñến 1991, tỉ lệ thất bại do không chọc vào hệ bài tiết là 3.8%
(5)
.
Về trường hợp dây dẫn bị tuột không tìm lại ñược ñường nong:
Sự cố này thường xẩy ra trong giai ñoạn ñầu khi tiến hành phương pháp lấy sỏi thận qua da.
Khó khăn trong những trường hợp này là hệ thống bài tiết ñã bị thủng do vậy nếu bơm thuốc cản
quang vào hệ bài tiết thuốc sẽ qua lỗ thủng thoát ra ngoài rất khó xác ñịnh mốc ñể chọc lại. Sau này
trong những tình huống tương tự chúng tôi không bơm thuốc cản quang nữa mà lấy vị trí sỏi làm
mốc ñể chọc kim sau ñó luồn dây dẫn ñể xác ñịnh kim ñã vào ñúng hệ bài tiết chưa. Lấy cảm giác
ñầu kim chạm sỏi ñể xác ñịnh. Tác giả Lojanapiwat và Cs. tại Thái Lan cũng ñã áp dụng phương
pháp lấy sỏi làm mốc ñể chọc vào hệ bài tiết và thu ñược kêt quả tốt (12). Sự cố này cũng thường
xẩy ra khi ñưa que nong ñầu tiên hoặc loại nong 1 lần (nong Webb) với loại dây dẫn có ñoạn ñầu
mềm dài 10 cm thay vì loại 5 cm.
Hình vẽ dưới ñây cho thấy nếu nong không ñúng góc ñộ dây dẫn sẽ bị chệc khỏi ñường
chọc.
Chúng tôi thường dùng phương pháp ñặt thêm một dây dẫn an toàn ñể ñề phòng dây dẫn ñầu bị tụt
ñặc biệt là những trường hợp thận không ứ nước hoặc ứ nước ít dây dẫn không ñưa xuống niệu
quản hoặc ñưa vào sâu ñược.

Để quá trình nong thuận lợi, những yếu tố sau cần lưu ý:
- Đường rạch da phải ñủ rộng.
- Tổ chức dưới da cần phải tách rộng bằng kéo hoặc Kelly.

- Đôi khi phải rạch cân ngực lưng ( Có một dụng cụ riên gọi là Lumbotome dùng cho
mục ñích này).
Về hai trường hợp biến chứng chảy máu.

111


Trong 175 bệnh nhân có 9 bệnh nhân có biến chứng chảy máu. Tuy nhiên chỉ có hai bệnh
nhân phải chuyển qua mổ hở ñể cầm máu. Hai bệnh nhân này ñược tiến hành ở thời gian ñầu. Sau
này khi gặp những trường hợp tương tự chúng tôi vẫn tiến hành lấy sỏi bằng cách nhẹ nhàng xoay
Amplatz ñể tạm thời cầm máu làm trong lại quang trường ñể tìm và lấy sỏi. Sau ñó ñặt thông Foley
22F, bơm bóng cố ñịnh thông sau ñó dùng kẹp kẹp ống thông lại. Sau 15 ñến 30 phút tháo kẹp ra
nếu còn chảy máu thì kẹp tiếp thêm khoảng 15 phút. Sau hai trường hợp chuyển mổ hở cầm máu
ban ñầu, những bệnh nhân sau chúng tôi áp dụng biện pháp trên kết quả cầm máu rất tốt không còn
trường hợp nào phải chuyển mổ hở vì lý do ñể cầm máu.
Trong nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2), tỉ lệ biến chứng chảy máu là 5.5%, trong
nghiên cứu của Khaled và cộng sự (10) là 16.3%. Theo thống kê của Dimitri và cộng sự thì tỉ lệ
phải truyền máu trong phương pháp lấy sỏi thận qua da từ 1 ñến 11% (7). Nghiên cứu của Gremmo
E. Ballanger P và Cs tại Bordeaux Pháp (8), phân tích những trường hợp có biến chứng chảy máu
trên tổng số 772 bệnh nhân lấy sỏi thận qua da cho thấy tỉ lệ chảy máy là 2.3% (18 bệnh nhân).
Thời kỳ ñầu các tác giả cũng xử lý bằng mổ hở ñể cầm máu (3 bệnh nhân). Những trường hợp sau
(15 bệnh nhân) các tác giả chụp ñộng mạch thận và nhận thấy 3 bệnh nhân có rò ñộng – tĩnh
mạch, 8 bệnh nhân có túi phình ñộng mạch, 3 bệnh nhân tổn thương ñộng mạch. Những bệnh
nhân này ñược làm tắc mạch cầm máu thành công. 2 bệnh nhân không có hình ảnh bất thường về
mạch máu không phải can thiệp gì biến chứng chảy máu tự khỏi. Nghiên cứu của Sacha và Cs.
(18)
tổng kết trên 3080 bệnh nhân thấy tỉ lệ có biến chứng chảy máu là 10 bệnh nhân (0.3%). Trong
ñó rò ñộng – tĩnh mạch 4 trường hợp, phình ñộng mạch 2 trường hợp 4 trường hợp hình ảnh mạch
máu bình thường.
Trong nghiên cứu của Kukreja và Cs tại An Độ (11), các yếu tố ảnh hưởng ñến biến chứng

chảy máu trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da bao gồm: bệnh nhân bị tiểu ñường, bệnh nhân phải
dùng nhiều ñường nong vào thận, thời gian mổ kéo dài, các biến chứng khác trong quá trình phẫu
thuật.
Có nhiều phương pháp cầm máu khi có biến chứng chảy máu. Với ña số bệnh nhân là chảy
máu tĩnh mạch. Trong trường hợp này các tác giả ñều khuyên là chỉ cần kẹp ống mở thận ra da,
hoặc chèn bằng bóng nong (2)(7)(8)(10). Nhưng trong những trường hợp chảy máu ñộng mạch, các
ñộng mạch bị tổn thương thường là nhánh trước hoặc nhánh sau của tiểu phân thùy. Ít khi là các
ñộng mạch ngoại biên vì các ñộng mạch ngoại biên nếu bị tổn thương cũng dễ dàng ñược nhu mô
thận và ống mở thận ra da ép cầm chảy máu (7). Theo Keith và Cs, những trường hợp như: Chảy
máu ñộng mạch, giả túi phình mạch máu, rò ñộng – tĩnh mạch cần phải ñược can thiệp bằng thủ
thuật làm nghẽn mạch. Cũng theo tổng kết của hai tác giả này thi những yếu tố nguy cơ gây ra biến
chứng chảy máu trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da là: sử dụng các loại nong khác nhau và kích cỡ
khác nhau, bệnh nhân dùng các thuốc kháng ñông gần thời gian mổ, các nhà niệu khoa có tỉ lệ biến
chứng chảy máu ít hơn các nhà hình ảnh học, việc soi ñường nong và ñốt cầm máu những ñiểm
chảy máu cũng làm giảm tỉ lệ biến chứng chảy máu (9).
Hình ảnh ñường rò ñộng – tĩnh mạch ñược xử lý bằng phương pháp làm nghẽn mạch

Về 6 trường hợp không tìm thấy sỏi
Trong kỹ thuật lấy sỏi thận qua da, không tìm
thấy sỏi không phải là nguyên nhân phải chuyển qua
mổ hở ñể lấy sỏi. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi có ñến 6 trường hợp chuyển qua mổ hở
vì nguyên nhân này. Lý giải vấn ñề này chúng tôi thấy có những lý do sau ñây:

112


Bệnh nhân ở các tỉnh về thành phố mổ. Mỗi lần về mổ là một khó khăn nhất là về
kinh tế do ñó nếu ñể làm bổ sung các phương pháp khác sẽ có nguy cơ bệnh nhân
không tiếp tục theo ñiều trị.
Chi phí cho các biện pháp bổ sung khác: (soi lấy sỏi thì hai, tán sỏi ngoài cơ thể) vẫn

còn cao so với bệnh nhân.
Sử dụng ống nội soi mềm ngày càng ñược nhiều tác giả khuyên dùng ñể làm tăng tỉ
lệ sạch sỏi. Tuy nhiên chúng tôi chưa quen sử dụng nên có tâm lý ngại không sử
dụng.
Để nâng cao tỉ lệ bệnh nhân ñược lấy hết sỏi cần lưu ý ñến những yếu tố sau:
Chỉ ñịnh ñúng. Những bệnh nhân có nhiều sỏi nằm rải rác ở các nhóm ñài thận khác
nhau mà có trục của ñài thận chạy gần như song song với nhau sẽ rất khó tìm và lấy hết
sỏi nếu không có máy soi mềm hoặc phải dự kiến trước là sẽ chọc và nong thêm ñường
hầm mới. Những sỏi san hô mà phẫu thuật viên chưa có kinh nghiệm nhiều thì nên mổ
hở ñể lấy hết sỏi.
Máy tán sỏi. Mặc dù có một vài nghiên cứu sử dụng máy tán sỏi laser trong tán sỏi thận
(3)(20)
và ñánh giá kết quả khá tốt nhưng ngay những nghiên cứu này cũng phải kết hợp
giữa tán sỏi bằng laser với tán sỏi bằng cơ chế xung hơi (3), hay kết hợp với tán sỏi bằng
sóng thủy lực (20). Tốt nhất là tại cơ sở tiến hành kỹ thuật lấy sỏi thận qua da nên có
nhiều loại máy tán sỏi khác nhau ñể hỗ trợ cho nhau.
Máy soi thận. Thông thường máy soi cứng giải quyết ñược hầu hết các trường hợp.
Nhưng ñôi khi sau khi nong vào thận, sau khi tán sỏi, hoặc trong lúc thao tác soi tìm sỏi,
một viên sỏi hay một mảnh sỏi chạy vào nhóm ñài thận khác mà máy soi thận cứng
không thể vào ñược. Trong trường hợp này máy soi thận mềm sẽ hỗ trợ lấy những viên
sỏi này ra.
Hỗ trợ của máy tán sỏi ngoài cơ thể. Rất nhiều nghiên cứu kết hợp giữa lấy sỏi thận qua
da và tán sỏi ngoài cơ thể (14)(1)(6). Hiệu quả nâng cao tỉ lệ bệnh nhân ñược lấy hết sỏi
ñược chứng minh rõ ràng. Hơn nữa tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp can thiệp ít xâm
hại do vậy thường ñược ưu tiên lựa chọn ñể bổ sung khi lấy sỏi thận qua da không lấy
hết sỏi.
KẾT LUẬN
Qua phân tích 10 trường hợp thất bại phải chuyển qua mổ hở trong phương pháp lấy sỏi
thận qua da chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỉ lệ chuyển qua mổ hở còn cao (5.7%).

Nguyên nhân phải chuyển mổ hở nhiều nhất là do không tìm thấy sỏi sau ñó là
nguyên nhân chảy máu.
Nếu kết hợp ñược các phương pháp khác ñể tạo cản quang ñường niệu, kết hợp các
dụng cụ tán sỏi và máy soi mềm cũng như kết hợp với tán sỏi ngoài cơ thể và soi
thận thì hai sau 1 tuần thì có thể giảm ñáng kể tỉ lệ thất bại phải chuyển qua mổ hở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Aabech J., Andersen JT. (1993), “Treatment of Cystine Stones: Combined Approach Using Open
Pyelolithotomy, Percutaneous Pyelolithotripsy, Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy and Chemolysis”,
Scand. J. Urol. Nephrol., 27(3), pp. 415-417.
(2) Ahmed R. El-nahas, Ahmed A. Shokeir, Ahmed M. El-Assmy, Tarek Mohsen, Ahmed M. Shoma, Ibrahim
Eraky, Mahmoud R. El-Kenawy, Hamdy A. El-Kappany, (2007), “Post-Percutaneous Nephrolithotomy
Extensive Hemorrhage: A Study of Risk Factors”, The Journal of Urology, Feb, 177, pp. 576 -579.
(3) Albert J. Mariani, (2007), “Combined Electrohydraulic and Holmium: YAG Laser Ureteroscopic
Nephrolithototripsy of Large (Greater than 4 cm) Renal Calculi, The Journal of Urology, Jan, 177, pp. 168 –
173.
(4) Bianchi G., Malossini G., Beltrami P., Mobilio G., Giusti, Caluccio G. (1998), “Renal Staghorn Calculosis:
Our Experience with the Percutaneous Treatment with or without Extracoporeal Shock Wave Lithotripsy”,
Arch. Esp. Urol., Italia, Apr, 51(3), pp. 306-309.

113


(5)

Corbel L., Guille F., Cipolla B., Staerman F., Leveque JM., Lobel B. (1993), “Percutaneous Surgery for
Lithiasis: Result and Perspectives Apropos of 390 Operations”, Prog. Urol., Aug-Sep, 3(4), pp. 658-665.
(6)
Cranidis AL., Karayannis AA., Delakas DS., Livadas CE., Anezinis PE. (1996), “Cystine Stones: The
Efficacy of Percutaneous and Shock Wave Lithotripsy”, Urol Int, 56(3), pp. 180-183.
(7)

Dimitri N., Kessaris, Gary C., Bellman, Nikolaos P., Pardalidis, Arthur G., Smith, (1995),“Management of
Hemorrhage after Percutaneous Renal Surgery”, The Journal of Urology, Mar, 153, pp. 604 – 608.
(8)
Gremmp E., Ballanger P., Dore B., Aubert J. (1999), “Hemorrhagic Complications During Percutaneous
Nephrolithotomy. Retrospective Studies of 772 Cases”, Prog. Urol., France, Jun, 9(3), pp. 460-463.
(9)
Keith L. Lee, Marshall L. Stoller, (2007), “Minizing and Managing Bleeding after Percutaneous
Nephrolithotomy”, Current Opinion in Urology, 17, pp. 120 – 124.
(10) Khaled M. Al-Kohlany, Ahmed A. Shokeir, Ahmed Mosbah, Tarek Mohsen, Ahmed M. Shoma, Ibrahim
Eraky, Mahmoud El-Kenawy, Hamdy A. El-Kappany, (2005), “Treatment of Complete Staghorn Stones: A
Prospective Randomized Comparison of Open Surgery Versus Percutaneous Nephrolithotomy”, The Journal
of Urology, Feb, 173, pp. 469 – 473.
(11) Kukreja R., Dessai M., Parel S., Bapat S. (2004), “Factors Affecting Blood Loss during Percutaneous
Nephrolithotomy: Prospective Study”, J. Endourol., Oct, 18(8), pp. 715-722.
(12) Lojanapiwat B, Sripralakit S, Puriyapan S, Kitirattrakarn P (2008), “Renal Calculi as the Marker for Renal
Access in Percutaneous Nephrolithotomy (PCNL)” 16th Federation of ASEAN Urological Associations
Congress”, pp. 13
(13) Lê Sĩ Trung (2002), “Đánh Giá Kết Quả Bước Đầu Phương Pháp Nội Soi Tán Sỏi Qua Da Phối Hợp Với
Tán Sỏi Ngoài Cơ Thể Trong Điều Trị Ngoại Khoa Sỏi Tiết Niệu”, Kỷ Yếu Toàn Văn Các Đề Tài Khoa HọcTạp Chí Ngoại Khoa, Xí Nghiệp In Chuyên Dùng TT-Huế, tr. 279 – 283.
(14) Lê Sĩ Trung (2002), “Đánh Giá Kết Quả Bước Đầu Phương Pháp Nội Soi Tán Sỏi Qua Da Phối Hợp Với
Tán Sỏi Ngoài Cơ Thể Trong Điều Trị Ngoại Khoa Sỏi Tiết Niệu”, Kỷ Yếu Toàn Văn Các Đề Tài Khoa HọcTạp Chí Ngoại Khoa, Xí Nghiệp In Chuyên Dùng TT-Huế, tr. 279 – 283.
(15) Nguyễn Hoàng Đức, Micheal Wong YC (2002), “Lấy Sạn Thận Qua Da Trong Điều Trị Sạn Đường Niệu
Trên Tại Bệnh Viện Đa Khoa Singapore”, Kỷ Yếu Tóm Tắt Các Đề Tài Khoa Học, Tạp Chí Ngoại Khoa, Xí
Nghiệp In Chuyên Dùng TT-Huế, tr. 122 - 123.
(16) Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Đào Quang Oánh, Lê Sỹ Hùng, Nguyễn Ngọc Tiến, Trần Thượng Phong (2003),
“Lấy Sỏi Thận Qua Da: Kết Quả Sớm Sau Mổ Qua 50 Trường Hợp Tại Bệnh Viện Bình Dân”, Y Học Thành
Phố Hồ Chí Minh, Tập 7 – Phụ bản số 1, Xí Nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng, Tp. HCM, tr. 66 - 74.
(17) S. R. Payne & D. R. Webb (1988), Percutaneous Renal Surgery, Great Britain at the Bath Press, Avon, pp:
3 - 150
(18) Sacha K., Szewezyk W., Bar K. (1996), “Massive Haemorrhage Presenting as a Complication after

Percutaneous Nephrolithotomy (PCNL)”, Int. Urol. Nephrol., Poland, 28(3), pp. 315-318.
(19) Vũ Văn Ty, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Tuấn Vinh, Đào Quang Oánh, Vũ Lê Chuyên, Vĩnh Tuấn, Nguyễn
Phúc Cẩm Hoàng (1999), “Bước Đầu Ap Dụng Lấy Sỏi Qua Da Tại Bệnh Viện Bình Dân”, Toàn Văn Những
Bài Báo Cáo Trong Tổng Kết Nghiên Cứu Khoa Học và Cải Tiến Kỹ Thuật 10 Năm Tại Bệnh Viện Bình Dân
1990-1999, Nhà Máy In Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tp. HCM, tr. 72-75.
(20) Yeong Chin Jou, Jang-Huang Shen, Ming-Chin Chen, Chang-Te Lin, Pi-Che Chen, (2005), “Percutaneous
Nephrolithotomy with Holmium: Yttrium-Aluminum-Garnet Laser and Fiber Guider-Report of 349 Cases”,
Urology, 65, pp. 454 – 458.

114



×