Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bài giảng bộ môn Dược lý: Dược lý đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 76 trang )

Bộ môn Dược Lý
Học viện Quân Y

Dược lý đại cương


Khái niệm về dược lý học
Dược lý học ( Pharmacology ) là một môn 
khoa học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ 
thể sống.
Thuốc là các chất hoặc các hợp chất có tác 
dụng phòng và điều trị bệnh tật cho người và 
động vật, nhằm khôi phục chức phận của các cơ 
quan. 


Thuốc có nguồn gốc từ 
thực vật, từ động vật, từ 
khoáng vật (kaolin) kim loại 
( thuỷ ngân ...) hoặc từ các 
chất tổng hợp hoá học 
( ampicilin, sulfamid...)


Môn Dược lý học không dạy từng 
vị thuốc, mà sắp xếp chúng theo 
từng nhóm thuốc, với mục tiêu 
cung cấp cho sinh viên đại học và 
một phần cho cả học viên sau đại 
học những kiến thức cơ bản 
chung về cơ chế tác dụng của 


từng nhóm thuốc, từ đó hiểu rõ 
được chỉ định, chống chỉ định và 
độc tính của chúng để dùng thuốc 


Dược lực học 
(Pharmacodynamics ) nghiên cứu 
tác động của thuốc trên cơ thể 
sống. Mỗi thuốc, tuỳ theo liều 
dùng sẽ có tác dụng sớm, đặc 
hiệu trên một mô, một cơ quan 
hay một hệ thống của cơ thể, 
được sử dụng để điều trị bệnh, 
được gọi là tác dụng chính.


Dược động học ( Pharmacokinetics ) 
Nghiên cứu về tác động của cơ thể 
đến thuốc; đó là động học của sự hấp 
thu, phân phối, chuyển hoá và thải trừ 
thuốc. Người thầy thuốc rất cần 
những thông tin này để biết cách chọn 
đường đưa thuốc vào cơ thể ( uống, 
tiêm bắp, tĩnh mạch ...), số lần dùng 
thuốc trong ngày, liều lượng thuốc 
tuỳ theo từng trường hợp ( tuổi, trạng 
thái sinh lý, trạng thái bệnh lý...).


Người thầy thuốc nên nhớ rằng : 


+ Không có thuốc nào vô hại
+ Chỉ dùng thuốc khi thật cần, 
hết sức tránh lạm dụng thuốc 
+ Không phải thuốc đắt tiền luôn 
luôn là thuốc tốt nhất
+ Trong quá trình hành nghề , 
thầy thuốc phải luôn luôn học 
hỏi để nắm được các kiến thức 


Phần I : Số phận của thuốc trong 
cơ thể
1. Vận chuyển thuốc qua màng 
sinh vật : 
Vận chuyển thuốc chủ yếu 
theo 3 cách :


1.1. Khuyếch tán thụ động ( tiêu cực 
) : 
a) Khái niệm : là sự vận chuyển 
các chất do khuyếch tán qua màng 
sinh vật, tỷ lệ thuận với gradien 
nồng độ, từ nơi có nồng độ cao 
tới nơi có nồng độ thấp,  không 
tiêu tốn năng lượng, không phụ 
thuộc vào ý muốn, không cần vật 
mang.



b) Điều kiện :
­ Thuốc cần ít bị ion hóa. 
­ Có nồng độ cao ở bề mặt màng. 
­ Vừa tan trong mỡ, vừa tan trong nước. 
Khuyếch tán của acid và base yếu qua 
màng cũng theo kiểu này, phụ thuộc vào 
hằng số phân ly ( pKa ) của phân tử 
thuốc và pH của môi trường.
Theo phương trình của  Henderson ­ 
Hasselbach, để cho thấy những thuốc có 
độ ion hoá trong môi trường càng thấp thì 
càng dễ khuếch tán theo cơ chế này:


*Cho 1 acid : 
                          C0 ion hoá 
pKa = pH + lg         
                          C  ion hoá
* Cho 1 base : 
                             C ion hoá 
pKa = pH + lg
                            C0  ion hoá

Trong đó : 
pKa : Hằng số 
phân ly
 pH :   Môi trường 



acid : độ pH của màng càng thấp 
thì sự hấp thu thuốc càng cao, và 
ngược lại độ pH càng cao thì sự 
hấp thu thuốc của  màng càng 
thấp.
­ Đối với thuốc có tính  chất là 
base : độ pH của màng càng cao thì 
sự hấp thu thuốc càng cao và 
ngược lại, độ pH của màng càng 
thấp thì sự hấp thu thuốc qua 


1.2. Vận chuyển tích cực :
a) Khái niệm : 
Vận chuyển tích cực là sự vận 
chuyển thuốc từ nơi nồng độ 
thấp đến nơi có nồng độ cao 
( ngược bậc thang nồng độ ), 
dạng vận chuyển này đòi hỏi 
năng lượng do ATP thuỷ phân.


b) Điều kiện :
­ Cần năng lượng 
­ Cần vật mang (chất vận chuyển 
carrier):
+ Có ái lực cao với thuốc, tạo 
phức 
+ Đưa thuốc qua màng
+ Rồi trở lại vị trí ban đầu



c) Đặc tính của hệ vận chuyển :
­ Tính bão hoà (vì số carrier có 
hạn) 
­ Tính đặc hiệu : carrier có ái lực 
cao với thuốc riêng biệt để tạo 
phức
­ Tính cạnh tranh : tại vị trí vận 
chuyển và ưu tiên carrier cho các 
chất “quen”
­ Tính bị ức chế carrier


d) Có 2 dạng vận chuyển tích cực 
­ Khuyếch tán thuận lợi : nếu sự 
vận chuyển này đồng biến với 
bậc thang nồng độ, cách vận 
chuyển này không đòi hỏi năng 
lượng.
Ví dụ : vận chuyển glucose vào 
tế bào.
­ Vận chuyển tích cực.


1.3. Lọc qua ống dẫn :
Màng sinh vật có những ống 
dẫn cho qua những thuốc 
không tan trong lipid và tan 
trong nước có phân tử lượng 

thấp ( 100 ­ 200 D ) sẽ chui qua 
ống dẫn bằng áp lực lọc.


2. Hấp thu thuốc :
Phụ thuộc.
­ Độ hoà tan của thuốc
­ Độ pH tại chỗ hấp thu
­ Nồng đồ thuốc 
­ Phân bố mạch máu tại vùng 
hấp thu
­ Diện tích vùng hấp thu


2.1. Hấp thu qua đường tiêu hoá:
2.1.1. Niêm mạc và niêm mạc lưỡi ( hấp 
thu thuốc tại miệng ) :
Thường đưa thuốc vào các niêm 
mạc mắt, mũi, đường tiết niệu để có 
tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân. 
Đưa thuốc vào niêm mạc lưỡi, thuốc 
thấm qua đó vào tĩnh mạch cảnh ngoài. 
Thuốc theo tĩnh mạch chủ trên, qua tim 
vào tuần hoàn, không bị chuyển hoá ở 
gan, không bị phá huỷ ở dạ dày.


2.1.2. Dạ dày ( uống ) :
Nói chung thuốc ít hấp thu ở dạ 
dày vì niêm mạc dạ dày ít mạch máu. 

Độ pH thấp của dạ dày sẽ làm mất 
hoạt tính của một số thuốc kém bền 
vững trong môi trường acid như 
urotropin ( sát khuẩn đường ruột, 
tiết niệu ), erythromycin, ampicillin, 
lincomycin… ( những thuốc này nên 
dùng dạng viên nhộng và uống vào 
lúc đói ).


2.1.3. Ruột non : 
Niêm mạc ruột non có bề 
mặt rộng lớn, có van ngang, 
niêm mạc được tưới máu 
nhiều, nhu động ruột thường 
xuyên, nên là nơi hấp thu 
thuốc tốt. 


Vòng tuần hoàn gan ­ ruột cũng 
ảnh hưởng tới dược động học của 
một số thuốc thải nhiều qua mật; 
Những thuốc này sau khi hấp thu 
từ ruột đổ vào tĩnh mạch cửa và 
tập trung tại gan. Tại đây, nó được 
bài xuất vào mật, cùng với mật đổ 
vào tá tràng “ vòng tuần hoàn cứ 
thế tiếp tục” .



Kết quả :
­ Nồng độ trong máu tăng chậm.
­ Chậm tác dụng dược lý.
­ Chậm thải trừ.
­ t1/2 dài


­   Nồng độ thuốc bị hao hụt vì 
một phần sẽ thải qua phân cùng 
với mật. Thuốc kích thích chu kỳ 
gan ­ ruột ( spironolacton sẽ làm 
chậm tác dụng của những thuốc 
dùng kèm và kéo dài t1/2 của 
chúng nếu dùng cùng digitoxin…)


2.1.4. Ruột già : 
Thường dùng trong các trường 
hợp:
 ­ Đặt thuốc đạn vào trực tràng để 
điều trị tại chỗ : trĩ, táo bón
­ Những thuốc có mùi khó chịu
­ Bệnh nhân không uống được


×