Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị 9 bệnh nhân u tế bào mầm vùng tuyến tùng bằng xạ trị gia tốc kết hợp xạ phẫu dao gamma quay và hoá chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.5 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 9 BỆNH NHÂN U TẾ BÀO MẦM  
VÙNG TUYẾN TÙNG BẰNG XẠ TRỊ GIA TỐC KẾT HỢP XẠ PHẪU  
DAO GAMMA QUAY VÀ HOÁ CHẤT 
Mai Trọng Khoa*, Đoàn Xuân Trường*, Nguyễn Quang Hùng* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các phương pháp xạ trị gia tốc ‐ xạ phẫu bằng dao gamma quay 
và hoá chất trong điều trị u tế bào mầm vùng tuyến tùng.  
Đối tượng: 9 người bệnh được chẩn đoán u tế bào mầm vùng tuyến tùng tại Trung Tâm Y học hạt nhân và 
Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu.  
Kết  quảnghiên  cứu:  Tuổi trung bình là 28 tuổi, tuổi thấp nhất là 11 tuổi, tuổi cao nhất là 44 tuổi; tỉ lệ 
nữ/nam = 1/3, 100% được chụp MRI, xétnghiệm  HCG và  FP, 66,7% người bệnh vào viện có hội chứng tăng 
áp lực nội sọ. Kích thước khối u <1cm chiếm 11,1%; 1‐3cm chiếm 33,3%; >3cm chiếm 55,6%. 66,7% xạtrịgia tốc 
phối hợp với xạ phẫu và hoá chất (EP); 11,1% xạ trị gia tốc và hoá chất; 11,1% gia tốc và xạ phẫu; 11,1% gia tốc 
đơn thuần. Liều gia tốc 40Gy toàn não tuỷ, liều gamma quay 14Gy, hoá chất EP 4 đợt. 
Kết luận: 100% đáp ứng tốt sau điều trị. Những trường hợp chỉ sử dụng một phương pháp đơn thuần có 
tỷ lệ tái phát và di căn sớm hơn. 
Từ khóa: U tế bào mầm vùng tuyến tùng 

ABSTRACT  
EVALUATION THE RESULTOF TREATING 9 PATIENTS PINEAL GLAND GERM CELLS  
BY RADIOTHERAPY COMBINATION ROTATING GAMMA KNIFE (RGK) AND CHEMOTHERAPY 
AT THE NUCLEAR MEDICINE AND ONCOLOGY CENTER, BACH MAI HOSPITAL 
Mai Trong Khoa, Doan Xuan Truong, Nguyen Quang Hung 


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 392 – 397 
Objects: Evaluation the result of treating pineal gland germ cells by combination radiotherapy with rotating 
gamma knife (RGK) and chemotherapy at The Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai Hospital. From 
July 2008 to February 2010. 
Patients: there were 9 patients treated with LINAC, RGK, Chemotherapy.  
Methods: describe the research.  
Results:  Average  age:  28years  old,  youngest:11,  oldest:44.  Male/Female  ratio:3/1.  100%  by  MRI,  text   
HCG và   FP, 66.7% of patients had signed increasesintracranial pressure. Tumor size <1cm: 11.1%; 1‐3cm: 
33.3%;  >3cm:  55.6%.  66.7%  of  patients  had  combined  Radiotherapy  and  RGK  and  Chemotherapy;  11.1% 
Radiotherapy  and  RGK;  11.1%  Radiotherapy  and  Chemotherapy;  11.1%  Single  Radiotherapy.  Dose 
of40Gywholebrainmarrow, rotatinggammadose14Gy, chemicals BEP4 times. 
Conclusions:  100%  good  responseaftertreatment.  Thecasemethoduses  onlyasinglerate  of  recurrence  and 
metastasis early. 
* Bệnh viện Bạch Mai 
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Quang Hùng; ĐT: 0909572686; Email: 

392

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
Keyword: Pineal gland germ cells 

ĐẶT VẦN ĐỀ 
U  tế  bào  mầm  vùng  tuyến  tùng  là  loại  u 

nguyên phát trong sọ tương đối hiếm gặp.Loại u 
này chiếm khoảng 3% đến 5% các loại u nguyên 
phát  trong  não.Vị  trí  u  thường  gặp  chủ  yếu  ở 
tuyến tùng và vùng trên hố yên. 
Mô bệnh học của u tế bào mầm hệ thần kinh 
trung  ương  rất  phong  phú.  Có  một  số  trường 
hợp có biểu hiện các chất chỉ điểm (marker) rất 
có giá trị chẩn đoán như Alphafotoprotein (α FP) 
và/hoặc  beta  human  chorionic  gonadotropin  (ß 
HCG)  hiển  thị  trong  máu  hoặc  trong  dịch  não 
tủy của người bệnh(8). Trong những trường hợp 
này,  những  đặc  điểm  chẩn  đoán  hình  ảnh  kết 
hợp với các chất chỉ điểm khối u cho phép chẩn 
đoán mà không cần can thiệp sinh thiết. 
Hầu hết các người bệnh đến viện trong tình 
trạng nặng với biểu hiện của hội chứng tăng áp 
lực trong sọ. 
Điều  trị  phẫu  thuật  lấy  u  gặp  nhiều  khó 
khăn  do  vị trí  u  ở  sâu và  gần  các  tố  chức  não 
có  chức  năng  rất  quan  trọng  như  thân  não, 
vùng hạ đồi. 
U tế bào mầm có sự nhạy cảm cao với tia xạ 
và hóa chất. Những tiến bộ trong xạ trị cho kết 
quả, tiên lượng người bệnh tốt hơn. 
Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, 
Bệnh viện Bạch Mai là nơi đầu tiên ở nước ta đã 
ứng dụng kỹ thuật xạ trị chiếu ngoài bằng máy 
gia tốc phối hợp với xạ phẫu bằng dao gamma 
quay và hoá chất để điều trị u tế bào mầm vùng 
tuyến tùng bước đầu đã đạt kết quả tốt.  

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục 
tiêu:  “Đánh  giá  hiệu  quả  phối  hợp  giữa  các 
phương pháp xạ trị gia tốc ‐ xạ phẫu bằng dao 
gamma quay ‐ hoá chất trong điều trị u tế bào 
mầm vùng tuyến tùng”  

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu  
9 người bệnh được chẩn đoán xác định u tế 
bào  mầm  tuyến  tùng,  có  chỉ  định  xạ  trị  gia  tốc 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

kết hợp với xạ phẫu bằng dao Gamma quay và 
hoá  chất  tại  trung  tâm  Y  học  hạt  nhân  và  Ung 
bướu ‐ Bệnh viện Bạch Mai. 

Phương pháp nghiên cứu  
Mô tả tiến cứu  
Người bệnh vào viện được khám lâm sàng, 
chụp cộng hưởng từ sọ não và xét nghiệm sinh 
hóa máu, định lượng hormon Beta HCG> 50 IU/ 
l và alpha FP> 10 ng/ ml. 
Người  bệnh  được  xạ trị gia tốc  toàn não  và 
tuỷ sống 40Gy (đường đồng liều 95%), sau đó xạ 
phẫu bằng dao gamma quay tại u với liều 14Gy 
(đường  đồng  liều  50%),  tiếp  theo  là  điều  trị  bổ 
trợ  4  đợt  hoá  chất  với  phác  đồ  BEP  (Cisplatin, 
Etoposide, Bleomycine). 
Xét  nghiệm  đánh  giá  chỉ  số  nồng  độ  Beta 

HCG, alpha FP trong máu trước và sau điều trị. 
Đánh giá kích thước khối u theo tiêu chuẩn 
RECEST. 

Xử lý số liệu  
Theo phương pháp thống kê với phần mềm 
SPSS 16.0 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tuổi và giới của nhóm người bệnh nghiên 
cứu 
Tuổi thấp nhất là 11 tuổi, tuổi cao nhất là 44 
tuổi. Tuổi trung bình là 28 tuổi. Nam gấp đôi nữ 
(66,7%); nữ chiếm 33,3%. 

Một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh khối 
u của người bệnh 
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của nhóm người bệnh 
nghiên cứu 
Triệu chứng

Số người bệnh

Tỷ lệ %

Đau đầu

9/9

100


Buồn nôn, nôn

9/9

100

Giảm thị lực

6/9

66,7

Dấu hiệu Parinaud

3/9

33,3

Rối loạn nội tiết

1/9

11,1

Rối loạn giấc ngủ

3/9

33,3


393


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Nhận xét: 100% người bệnh có biểu hiện đau 
đầu,  buồn  nôn,  nôn;  67%  giảm  thị  lực;  33%  rối 
loạn giấc ngủ và có dấu hiệu Parinaud. Rối loạn 
nội tiết có tỷ lệ thấp hơn 11,1%. 
Bảng 2: Đặc điểm hình ảnh trên phim cộng hưởng từ 
MRI sọ não 
Tính chất của khối u trên MRI
Đặc Nang Hỗn Ngấm thuốc Ngấm
Không
hợp
mạnh
thuốc ít ngấm thuốc
n 9
0
0
9
0
0
% 100 0
0
100

0
0

Nhận  xét:  100%  khối  u  ở  dạng  thể  đặc  và 
ngấm thuốc mạnh trên phim MRI 
60.00%
50.00%
40.00%
30.00%
20.00%
10.00%
0.00%

Giảm

n % n
9 100

%

Không
thay đổi
n

Nặng Tổng
hơn
% n
9

Buồn nôn, 9 100

nôn
Giảm thị lực 6 100

9
6

Dấu hiệu 3 100
Parinaud
Rối loạn nội
tiết
Rối loạn giấc 1 33,3 1 33,3
ngủ

3
1

100

1

1

33,3

3

< 1cm

Bảng 5: Thay đổi kích thước khối u sau điều trị 18 
tháng 


1-3cm

>3cm

Nhận  xét:  U  trên  3cm  chiếm  55,6%,  1‐3cm 
chiếm 33,3%; 11,1% u < 1cm. 6/9 người bệnh có 
não  úng  thuỷ  và  chiếm  66,7%,  những  người 
bệnh này đều được dẫn lưu não thất. 

Đáp ứng sau điều trị  
Bảng 3: Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân 
Phương pháp điều trị
LINAC LINAC + LINAC + HC LINAC + RGK +
RGK
HC
1
1
1
6
11,1
11,1
11,1
66,7

Ghi chú: LINAC: Máy gia tốc tuyến tính 
 
RGK: Rotating Gamma Knife‐ Dao gamma 
quay (xạ phẫu) 
HC: Hóa chất 


Nhận  xét:66,7%  người  bệnh  được  điều  trị 
bằng cả 3 phương pháp: gia tốc + xạ phẫu + hoá 
chất; 11,1% chỉ sử dụng gia tốc đơn thuần; 11,1% 
được điều trị bằng gia tốc + xạ phẫu; 11,1% bằng 
gia tốc + hoá chất. 

394

Đau đầu

Hết

11.10%

33.30%

Biểu đồ 3.2: Kích thước khối u 

 

Triệu chứng

Nhận xét: 100% hết đau đầu, buồn nôn, nôn ở 
tháng thứ 3 sau xạ phẫu. 100% thị lực tốt lên ở 
tháng  thứ  6;  100%  hết  dấu  hiệu  Parinaud;  1 
trường hợp có  rối  loạn nội tiết  chiếm  100% sau 
điều trị không trở về được bình thường…  

55.60%


 

n
%

Bảng 4: Thay đổi một số triệu chứng cơ năng sau 18 
tháng điều trị 

Đáp ứng

n

%

Đáp ứng hoàn toàn

9

100

Đáp ứng một phần

0

0

Không đáp ứng

0


0

Tiến triển

0

0

Tái phát

1

11,1

Di căn

1

11,1

Nhận xét: 9/9 người bệnh (100%) có đáp ứng 
hoàn toàn ở tháng thứ 6 sau điều trị; 1/9 người 
bệnh  (11,1%)  tái  phát  ở  tháng  thứ  12;  và  1/9 
người bệnh (11,1%) có di căn nhu mô não xung 
quanh ở tháng thứ 18. 
Bảng 6: Thay đổi nồng độ HCG và  FP sau điều 
trị 
Chất chỉ điểm
 HCG (UI/L)

 FP (ng/ml)

Nồng độ trung bình (±SD)
Trước điều trị
Sau điều trị
106,2 ± 12
47,5 ± 9
18,6 ± 6,4

11,4 ± 3,1

Nhận xét: Nồng độ HCG và FP sau điều trị 
giảm  đi  rõ  rệt  và  trở  về  trong  giới  hạn  bình 
thường. 

Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm tuổi, giới của người bệnh. 
U tế bào mầm hệ thần kinh trung ương là 
loại  bệnh  hiếm  gặp  trong  các  loại  u  não,  chủ 
yếu  gặp  ở  người  trẻ  tuổi,  nam  phổ  biến  hơn 
nữ.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  người 
bệnh nhỏ nhất là 11 tuổi, người bệnh lớn nhất 

là 44 tuổi, tuổi trung bình là 28 tuổi; trong đó, 
66,7% nam giới, 33,3% nữ giới. Theo Bjornsson 
J  v  à  cs  nghiên  cứu  1473  người  bệnh  u  tế  bào 
mầm  vùng  tuyến  tùng  cho  thấy  tuổi  thường 
gặp trước 25 tuổi, 70% ở độ tuổi từ 10‐24, 73% 
ở  nam  giới;  2,9%  trước  5  tuổi;  6,2%  trên  35 
tuổi(1). Kết quả này cũng tương tự như nghiên 
cứu của chúng tôi. 

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
Triệu  chứng  lâm  sàng  thường  phong  phú, 
phụ  thuộc  nhiều  vào  vị  trí  và  kích  thước  của 
khối u. 
Với những u ở vị trí tuyến tùng: Dấu hiệu 
lâm  sàng  thường  gặp  nhất  là  hội  chứng  tăng 
áp  lực  nội  sọ  do  u  chèn  ép  gây  tắc nghẽn  lưu 
thông  dịch  não  tủy(8).  Trong  nghiên  cứu  của 
chúng  tôi:  Đau  đầu  (100%),  mờ  mắt  (66,7%), 
buồn  nôn,  nôn  (100%),  những  dấu  hiệu  lâm 
sàng này có xu hướng tăng dần theo thời gian; 
6/9  trường  hợp  bị  não  úng  thuỷ  chiếm  66,7%, 
những  người  bệnh  này  đều  phải  mổ  dẫn  lưu 
dịch  não  tuỷ.  Theo  Sawamura  Y  và  cs  người 
bệnh đến viện thì 70% có biểu hiện hội chứng 
tăng  áp  lực  nội  sọ(9).  Kết  quả  này  cũng  tương 
tự nghiên cứu của chúng tôi. 
100%  các  trường  hợp  đều  được  chụp  cộng 
hưởng  từ  để  đánh  giá  đặc  điểm,  vị  trí  và  tính 
chất của khối u: 9/9 người bệnh (100%) có khối u 
ở thể đặc và ngấm thuốc đối quang từ sau tiêm 

rất  mạnh.  Đây  cũng  là  đặc  tính  của  u  tế  bào 
mầm, chính nhờ đặc tính này ở vị trí tuyến tùng 
cùng với xét nghiệm  HCG và  FP là cơ sở để 
chúng ta chẩn đoán bệnh(8). Fujimaki T và cs tiến 
hành chụp MRI cho tất cả những bệnh u tế bào 
mầm  vùng  tuyến  tùng  cho  thấy  100%  ngấm 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

thuốc  mạnh  sau  tiêm  thuốc.  Nồng  độ    HCG 
tăng  cao  từ  60‐200  UI/L  và  FP:  10‐40  ng/ml. 
Nhưng nồng độ này giảm nhanh sau điều trị từ 
tháng thứ 3 trởđi(2). 
Dựa  theo  tiêu  chuẩn  RECEST  (đo  đường 
kích lớn nhất của khối u) chúng tôi chia ra làm 3 
loại  kích  thước:  u<1cm  chiếm  11,1%;  1‐3cm 
chiếm 33,3%; >3cm chiếm 55,6%. Kích thước khối 
u có vai trò quan trọng trong quyết định và tiên 
lượng  kết  quả  điều  trị.  Những  khối  u  trên  3cm 
hầu như gây tắc não thất IV dẫn đến gây tăng áp 
lực nội sọ.  

Kết quả sau điều trị 
Trong 9 người bệnh: có 1 trường hợp (11,1%) 
chỉ xạ trị gia tốc toàn não tuỷ với liều xạ 40Gy. 
Chúng tôi chụp đánh giá lại trong kế hoạch 1 thì 
thấy khối u đáp ứng hoàn toàn. Người bệnh này 
bỏ dở điều trị không tiếp tục thực hiện kế hoạch 
2  và  truyền  hoá  chất,  do  đó  sau  12  tháng  xuất 
hiện đau đầu trở lại đến khám u tái phát tại chỗ 

và  có  nốt  vệ  tinh  xung  quanh  ở  nhu  mô  não. 
Như  vậy  nếu  không  điều  trị  triệt  để,  phối  hợp 
giữa  các  phương pháp  thì tỉ  lệ  có thể  xuất hiện 
tái phát và di căn rất sớm sau điều trị(7). 1 người 
bệnh  (11,1%)  được  sử  dụng  LINAC  +  RGK; 
11,1% được phối hợp LINAC + HC; 66,7% người 
bệnh được phối hợp cả 3 phương pháp điều trị 
(LINAC + RGK +HC) kết quả cho thấy đáp ứng 
hoàn  toàn  ở  tháng  thứ  6.  Tuy  nhiên,  chúng  tôi 
tiến hành theo dõi khám định kỳ theo hẹn sau 1 
tháng,  3  tháng,  6  tháng…  cho  thấy  triệu  chứng 
cơ  năng  cải  thiện  rất  sớm:  sau  phẫu  thuật  dẫn 
lưu  não  thất,  triệu  chứng  đau  đầu,  buồn  nôn, 
nôn cải thiện >50%, sau 3 tháng triệu chứng này 
đã  cải  thiện  hoàn  toàn.  Riêng  có  1  trường  hợp 
chiếm 11,1% người bệnh bị đái tháo nhạt do khối 
u biểu hiện ở tuyến yên và tuyến tùng không cải 
thiện triệu chứng sau điều trị, người bệnh bị suy 
tuyến yên không hồi phục mặc dù khối u đã tan 
hoàn  toàn  sau  điều  trị  3  tháng.  Đánh  giá  tác 
dụng  phụ  sau  điều  trị,  chúng  tôi  không  gặp 
trường hợp nào tử vong, 4% tiêu chảy, không có 
trường hợp nào mất ngủ hay trầm cảm. 

395


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014


 
Định  lượng    HCG  và    FP  trước  và  sau 
điều  trị  18  tháng  cho  thấy  nồng  độ  của  2  chất 
này đã trở về giới hạn bình thường. 
Sawamura Y nghiên cứu 111 người bệnh u tế 
bào mầm tuyến tùng, tất cả các người bệnh đều 
được  xạ  gia  tốc  kết  hợp  với  hoá  chất  cho  thấy 
80% hết u ở tháng thứ 6, 100% hết u ở tháng thứ 
12.  Tuy  nhiên  tác  giả  tiến  hành  xạ  gia  tốc  toàn 
não tuỷ 40Gy sau đó tăng liều tại u đạt tới 60Gy, 
rồi hoá chất 4‐6 đợt BEP. Đánh giá tác dụng phụ 
sau điều trị thì 10% tiêu chảy ở đợt hoá chất thứ 
4; 8% mất ngủ sau xạ gia tốc ở liều 60Gy; 6% có 
mệt mỏi lười vận động sau kết thúc điều trị(9). 
Như  vậy,  chúng  tôi  nhận  thấy  việc  kết  hợp 
xạ gia tốc với xạ phẫu dao gamma quay và hoá 
chất mang  đến  hiệu  quả điều trị  cao hơn,  ít tác 
dụng phụ hơn, thời gian nằm viện ít hơn. 

Bệnh  nhân  Nguyễn  D.  T.,  nam  19  tuổi,vào 
viện vì tăng áp lực nội sọ, chụp MRI phát hiện u 
tế bào mầm vùng tuyến tùng; được điều trị bằng 
GT+RGK+HC 

 
Trước điều trị: Kích thước khối u: 1,5x2,2cm 

Một số hình ảnh lâm sàng 
Bệnh nhân Nguyễn N. S, 14 tuổi;vào viện vì 

đau đầu, run tay chân; chụp MRI phát hiện u tế 
bào mầm vùng tuyến tùng, được điều trị: xạ gia 
tốc toàn não tuỷ + RGK +HC. 

 
Sau điều trị: U tan hoàn toàn 

KẾT LUẬN 
Với 9 người bệnh u tế bào mầm vùng tuyến 
tùng đã được điều trị, chúng tôi thu được một số 
kết quả sau: 
 
Trước điều trị:Kích thước khối u: 3x4,2cm 

 
Sau điều trị:U tan hoàn toàn 

396

U  tuyến  tùng  là  bệnh  tương  đối  hiếm  gặp 
trong  bệnh  lý  u  não,  triệu  chứng  âm  thầm,  khi 
phát hiện đã ở giai đoạn muộn gây não úng thủy 
với  các  triệu  chứng  đau  đầu  100%;  buồn  nôn, 
nôn 100%; giảm thị lực 66,7%... 
Đặc điểm hình ảnh trên phim cộng hưởng từ 
cùng  với  xét  nghiêm    HCG  và    FP  cho  phép 
chẩn  đoán  xác  định  u  tế  bào  mầm  vùng  tuyến 
tùng:  Thể  đặc,  ngấm  thuốc  đối  quang  từ  mạnh 
và đồng nhất. Nồng độ  HCG và  FP tăng cao, 
tương ứng là 106,2 ± 12UI/L, 18,6 ± 6,4 ng/ml. 


Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
U  nhạy  cảm  với  phương  pháp  điều  trị  đa 
phương thức: xạ trị gia tốc + xạ phẫu bằng dao 
gamma quay + hoá chất toàn thân. 
Sau điều trị: Triệu chứng cơ năng sau điều trị 
đáp ứng sớm hơn, thường cải thiện tốt ở tháng 
thứ 3: 100% hết đau đầu, nôn, giảm thị lực. 100% 
khối u tan hoàn toàn ở tháng thứ 6. 100% nồng 
độ    HCG  và    FP  trở  về  bình  thường  sau  18 
tháng điều trị. 

4.

Hoffman HJ, Otsubo H, Hendrick EB, Humphreys RP, Drake 
JM,  Becker  LE,  Greenberg  M,  Jenkin  D  (1991),  Intracranial 
germ‐cell tumors in children. J Neurosurg 74: 545‐551. 

5.

Jaishri O. Blakeley, MD and Stuart A. Grossman, MD (2006), 
Management  of  Pineal Region Tumors,  Current  Treatment 
Options in Oncology, 7 :505‐516  


6.

Mai Trọng Khoa, Nguyễn Quang Hùng và CS (2011), Nghiên 
cứu kết quả điều trị 1200 bệnh nhân u não và một số bệnh lý 
sọ  não  bằng  dao  gamma  quay.Kỷ  yếu  100  năm  Bệnh  viện, 
Bệnh viện Bạch Mai. 

7.

Reyns,  N.,  M.  Hayashi.  (2006),  The  role  of  Gamma  Knife 
radiosurgery in the treatment of pineal parenchymal tumours. 
Acta Neurochir (Wien). 148: 5‐11. 

8.

Roger J. Packer, Bruce H. Cohen and Kathleen Cooney (2000), 
Intracranial Germ Cell Tumors. The Oncologist 5:312‐320. 

9.

Sawamura Y, Ikeda J, Shirato H, Tada M, Abe H (1998), Germ 
cell  tumours  of  the  central  nervous  system:  treatment 
consideration based on 111 cases and their long‐term clinical 
outcomes. Eur J Cancer 34: 104‐110. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.


3.

Bjornsson  J,  Scheithauer  BW,  Okazaki  H,  Leech  RW  (1985), 
Intracranial  germ  cell  tumors:  pathobiological  and 
immunohistochemical aspects of 70 cases. J Neuropathol Exp 
Neurol, 44: 32‐46. 
Fujimaki  T,  Matsutani  M,  Funada  N,  Kirino  T,  Takakura  K, 
Nakamura O, Tamura A, Sano K (1994), CT and MRI features 
of intracranial germ cell tumors. J Neurooncol 19: 217‐226. 
Ho DM, Liu HC (1992), Primary intracranial germ cell tumor. 
Pathologic study of 51 patients. Cancer 70: 1577‐1584. 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

10/10/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

27/10/2014 

Ngày bài báo được đăng: 

5/12/2014 


 

 

Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 

397



×