Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy thận cấp ở người lớn tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.13 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG  
SUY THẬN CẤP Ở NGƯỜI LỚN TUỔI  
 Nguyễn Ngọc Lan Anh*, Trần Thị Bích Hương* 

TÓM TẮT 
Mở đầu: Tác động của quá trình lão hóa cùng với những bệnh lý nội khoa mạn tính làm tăng nguy cơ 
bị suy thận cấp ở người lớn tuổi. Suy thận cấp ở người lớn tuổi có thể có những đặc điểm lâm sàng và cận 
lâm sàng khác với những đối tượng khác.  
Mục tiêu: (1) Xác định tỉ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân trên 60 tuổi nhập khoa Thận Bệnh Viện Chợ Rẫy 
trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011. (2) Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm 
sàng của suy thận cấp trước thận, tại thận và sau thận ở đối tượng này. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 
Kết  quả: Trong 130 bệnh nhân ≥ 60 tuổi với nồng độ creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/dL, có 90 bệnh 
nhân ≥ 60 tuổi (69,2%) được xác định là suy thận cấp theo AKIN 2006 (Acute Kidney Injury Network). Có 
37 bệnh nhân suy thận cấp trước thận (41,1%), 13 bệnh nhân suy thận cấp tại thận (14,4%) và 40 bệnh 
nhân  suy  thận  cấp  sau  thận  (44,4%).  Suy  thận  cấp  trước  thận  thường  do  giảm  nhập  (40,5%),  mất  nước 
(32,4%); 80,6% không thiểu niệu. Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng trung gian. Hoại tử ống 
thận cấp chiếm 92,3% suy thận cấp tại thận, trong đó trụ hạt nâu bùn chiếm 84,6%. Cặn lắng nước tiểu 
sạch loại trừ suy thận cấp tại thận với giá trị tiên đoán âm là 100%. Các nguyên nhân suy thận cấp sau 
thận bao gồm bế tắc đường tiểu dưới (60%) và bế tắc đường tiểu trên (40%). STC tại thận có tỉ lệ lọc máu, 
tỉ lệ tử vong cao hơn, thời gian nằm viện kéo dài hơn cũng như tỉ lệ hồi phục chức năng thận thấp hơn so 
với STC trước thận và sau thận. 
Kết  luận: Suy thận cấp ở người lớn tuổi rất thường gặp, chủ yếu là suy thận cấp trước thận và sau 
thận. Nhận biết những khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng suy thận cấp ở người lớn tuổi hỗ trợ 
cho việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt ở đối tượng này. 
Từ khóa: Tổn thương thận cấp, suy thận cấp, bệnh thận mạn, thiểu niệu, vô niệu, người lớn tuổi, cặn 
lắng nước tiểu.  



ABSTRACT  
CLINICAL AND LABORATORY FEATURES OF ACUTE RENAL FAILURE IN THE ELDERLY 
Nguyen Ngoc Lan Anh, Tran Thi Bich Huong 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 159 ‐ 167 
Background: The effect of aging and the comorbid conditions increase the risk of acute renal failure in the 
elderly. The acute renal failure (ARF) in the elderly might have different clinical and laboratory features from 
others.  
Objectives:(1)To determine the incidence of acute renal failure in the elderly over 60 year old admitted to 
the Nephrology Department, Cho Ray Hospital from November 2010 to July 2011; (2)To evaluate the clinical 
and laboratory features of prerenal, intrinsic and post renal acute renal failure in these patients.  

* Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TPHCM 
 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Lan Anh  ĐT: 0915513178,   Email:  

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 

159


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Method: Descriptive cross‐sectional study. 
Results:  Among  130  over  60  year‐old  patients  with  serum  creatinine  over  1.5  mg/dL,  90  of  them  were 
diagnosed acute renal failures (69.2%) depending on AKIN criteria (Acute Kidney Injury Network 2006). Acute 
renal failure was prerenal in 37 (41.1%), intrarenal in 13 (14.4%) and postrenal in 40 (44.4%). For prerenal 
ARF, main causes were low intake (40.5%) and volume depletion (32.4%), 80.6% were non‐oliguria, and the 

majority had intermediate syndrome. Acute tubular necrosis occurred in 92.3% intrarenal ARF, in which 84.6% 
had muddy brown casts. A bland sediment excluded intrarenal ARF with negative predictive value 100%. In 
postrenal  failure,  60%  due  to  upper  and  40%  to  lower  urinary  obstructions.  Intrarenal  ARF  had  higher 
hemodialysis and mortality, lower recovery rate and shorter length of stay than prerenal and postrenal ARF.  
Conclusion: The incidence of acute renal failure in the hospitalized elderly patients was high, most often 
prerenal and postrenal ARF. The different clinical features and lab tests led to special cares for them.  
Keywords: Acute kidney injury, acute renal failure, chronic kidney disease, oliguria, anuria, elderly, urine 
sediment.  

ĐẶT VẤN ĐỀ 

Đối tượng nghiên cứu 

Quá trình lão hóa gây ra những biến đổi về 
cấu  trúc  và  chức  năng  của  nhiều  hệ  cơ  quan, 
trong đó có thận và hệ niệu. Khi tuổi ngày càng 
tăng,  độ  lọc  cầu  thận  cũng  giảm  dần  theo  sinh 
lý, mỗi năm mất 1ml/phút, do xơ hóa cầu thận, 
xơ hóa ống thận làm giảm khả năng cô đặc nước 
tiểu,  xơ  vữa  mạch  máu  thận  ở  người  lớn  tuổi. 
Ngoài  ra,  người  lớn  tuổi  luôn  tiềm  ẩn  những 
bệnh lý nội khoa mạn tính khác như tăng huyết 
áp,  đái  tháo  đường,  bệnh  lý  tim  mạch…,  gây 
bệnh  thận  mạn  và  phối  hợp  với  tình  trạng  suy 
giảm  chức  năng  thận  sinh  lý  làm  cho  thận  của 
người lớn tuổi dễ nhạy cảm với tình trạng thiếu 
nước,  hạ  huyết  áp  hoặc  độc  chất  gây  suy  thận 
cấp. Từ những nhận xét ban đầu qua báo cáo 10 
trường hợp suy thận cấp ở người lớn tuổi điều 
trị  thành  công  tại  khoa  Thận,  bệnh  viện  Chợ 

Rẫy,  với  những  đặc  điểm  khác  với  người  trẻ, 
nay chúng tôi mở rộng nghiên cứu nhằm trả lời 
2 câu hỏi: (1) Tỉ lệ suy thận cấp ở người trên 60 
tuổi trong nhóm bệnh nhân nhập viện với chẩn 
đoán  suy  thận;  (2)  Đặc  điểm  lâm  sàng  và  cận 
lâm  sàng  của  suy  thận  cấp  trước  thận,  tại  thận 
và sau thận ở nhóm bệnh nhân mở rộng này.  

Tiêu chuẩn chọn bệnh  
Mọi bệnh  nhân  (bn)  ≥  60  tuổi  nhập  viện  tại 
khoa  Nội  Thận  Bệnh  Viện  Chợ  Rẫy  từ  tháng 
11/2010  đến  tháng  7/2011,  có  nồng  độ  creatinin 
huyết thanh (CreHT) lúc nhập viện ≥ 1,5 mg/dL 
được đưa vào nghiên cứu. Các bn này được lặp 
lại xét nghiệm CreHT trong vòng 48 giờ. Nếu bn 
có  CreHT  tăng  ≥  0,3mg/dL  (≥  26,4  umol/L)  với 
CreHT ≤ 2 mg/dL hoặc tỷ lệ tăng CreHT lớn hơn 
50% (hoặc tăng gấp 1,5 lần so với giá trị CreHT 
cơ  bản),  hoặc  giảm  thể  tích  nước  tiểu  < 
0,5mg/Kg/giờ  trong  hơn  6giờ,  được  chẩn  đoán 
suy thận cấp (STC), còn gọi là tổn thương thận 
cấp (Bảng 1).  

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu  
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. 

160

Bảng 1. Các giai đoạn tổn thương thận cấp theo 

AKIN 2006(11) 
Giai
đoạn
1
2
3

CreHT
Tăng CreHT > 0,3mg%
hoặc tăng > 50-199%
Tăng CreHT> 200-300%
Tăng CreHT > 4mg%
hoặc tăng > 300%

Hoặc nước tiểu
< 0,5ml/kg/h x 6h
< 0,5ml/kg/h x 12h
< 0,5ml/kg/h x 24h
Hoặc vô niệu x 12h

Tiêu chuẩn loại trừ  
(1)  Trong  thời  gian  nằm  viện  bn  không  có 
nước  tiểu  để  xét  nghiệm,  (2)  Bn  được  điều  trị 
thay thế thận trước khi nhập viện,(3) Bn xin về 
khi  chưa  có  đủ  kết  quả  xét  nghiệm.(4)  Bn  suy 
thận mạn giai đoạn cuối. 

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Phương pháp nghiên cứu 

Quy trình soi tươi nước tiểu  

Các bn được khám và theo dõi diễn tiến lâm 
sàng:  sinh  hiệu,  đánh  giá  bilan  xuất  nhập  mỗi 
ngày và điều trị (bao gồm điều trị thay thế thận). 
Tiến  hành  làm  xét  nghiệm  sinh  hóa  máu  và 
nước  tiểu  để  phân  biệt  tổn  thương  thận  cấp 
trước  thận  và  tại  thận,  bao  gồm  BUN,  CreHT, 
ion đồ máu, urê niệu, creatinin niệu, ion đồ niệu, 
áp lực thẩm thấu niệu, tổng phân tích nước tiểu, 
soi tươi nước tiểu. 

Lấy 10ml nước tiểu bất kì và khảo sát tươi 
trong  vòng  1  giờ  sau  khi  đi  tiểu,  quay  li  tâm 
nước  tiểu  với  tốc  độ  2000  vòng/phút  trong  5 
phút.  Bỏ  9ml,  lấy  1ml  cặn  lắng  đem  soi  dưới 
kính  hiển  vi  quang  học.  Cặn  lắng  nước  tiểu 
được khảo sát trung bình 10‐20 quang trường, 
với quang trường 10 để đánh giá số lượng trụ 
niệu và quang trường 40 để đánh giá bản chất 
trụ  niệu  và  tế  bào  trong  nước  tiểu.  Chúng  tôi 
trực tiếp quan sát nước tiểu tại khoa sinh hóa 
Bệnh Viện Chợ Rẫy. Những mẫu nước tiểu bất 
thường được một kĩ thuật viên xét  nghiệm  có 

kinh nghiệm về cặn lắng nước tiểu kiểm chứng 
lại.  Trụ  hạt  nâu  bùn  là  đặc  trưng  của  họai  tử 
ống  thận  cấp  được  lưu  tâm  tìm  qua  soi  cặn 
lắng, chúng tôi đếm và ghi nhận số lượng, kèm 
những trụ niệu khác (xem hình).  

BUN, urê niệu được đo bằng phương pháp 
đo  màu  (colorimetric  method);  CreHT  và 
creatinin  niệu  được  đo  bằng  phương  pháp 
Jaffé;  natri  máu,  natri  niệu  được  đo  bằng 
phương  pháp  điện  cực  chọn  lọc  ion  (Ion 
Selective  Electrodes),  áp  lực  thẩm  thấu  niệu 
được  đo  bằng  phương  pháp  đo  độ  hạ  băng 
điểm, tổng phân tích nước tiểu được thực hiện 
bằng  que  nhúng  dipstick.  Từ  đó  tính  được 
phân suất thải natri (FeNa), phân suất thải urê 
(FeUN), chỉ số suy thận theo công thức sau: 
Phân  suất  thải  Natri  (FeNa  %)  = 
 x 100  
Phân 

suất 

thải 

Urê 

(FeUN 

%) 




 x 100 
Chỉ số suy thận (RI) = 

 

Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên 
cứu 
Tổn thương thận cấp sau thận Postrenal AKI)(19): 
Tổn  thương  thận  cấp  và  có  bằng  chứng  tắc 
nghẽn đường tiểu như thận ứ nước trên siêu âm 
hệ niệu, CT Scan bụng…  
Tổn  thương  thận  cấp  trước  thận  (Prerenal 
AKI)(19): Tổn thương thận cấp và chức năng thận 
cải thiện ít nhất 10% so với chức năng thận trước 
đó sau khi bù đủ dịch hay ổn định huyết động 
học trong vòng 48 giờ. 
Tổn  thương  thận  cấp  tại  thận  (Intrinsic 
AKI)(19): chẩn đoán dựa vào loại trừ tổn thương 
thận cấp trước và sau thận.  
Tổn thương thận cấp tại thận còn phân biệt 
với  trước  thận  dựa  vào  đặc  điểm  lâm  sàng, 
nguyên nhân kết hợp với các xét nghiệm máu 
và nước tiểu như bảng 2.  
Bảng 2. Xét nghiệm phân biệt tổn thương thận cấp 
trước thận và tại thận(120) 

 

Hình 1. Trụ hạt nâu bùn qua soi tươi cặn lắng nước 
tiểu trong nghiên cứu 

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 

Xét nghiệm
Natri niệu (mEq/L)
Áp lực thẩm thấu niệu
(mosm/kg H2O)
Tỉ trọng nước tiểu

STC trước
thận
<20

STC tại
thận
>40

>500

<350

>1,018

<1,010

161



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 
Xét nghiệm
Phân suất thải natri (FeNa) (%)
Phân suất thải urê (FeUN) (%)
Creatinin niệu/CreHT
Urê niệu/UrêHT
BUN/CreHT
Chỉ số suy thận (Renal Index)
Cặn lắng nước tiểu

STC trước
STC tại
thận
thận
<1
>1
<35
>50
>40
<20
>8
<3
>20
<20
<1
>1
Sạch,
Dơ, có trụ

có trụ trong hạt nâu bùn

Viêm ống thận mô kẽ cấp:  khi  thỏa  tiêu  chuẩn 
tổn  thương  thận  cấp  tại  thận  và  có  các  tiêu 
chuẩn  sau:  (1)  có  tiền  sử  dùng  thuốc  độc  thận; 
(2) có biểu hiện dị ứng trên lâm sàng như đỏ da, 
nổi hồng ban, ngứa, sốt, đau khớp; (4) soi nước 
tiểu  có  tiểu  máu,  tiểu  bạch  cầu  hoặc  trụ  bạch 
cầu; (5) công thức máu có bạch cầu ái toan tăng 
cao.  
Hoại tử ống thận cấp: khi thỏa tiêu chuẩn tổn 
thương thận cấp tại thận và loại trừ bệnh lý cầu 
thận, viêm ống thận mô kẽ cấp, mạch máu thận, 
và trong nước tiểu có trụ hạt nâu bùn.  
Thể tích nước tiểu: (1)Thiểu niệu: Thể tích nước 
tiểu 24 giờ <400ml. (2) Vô niệu: Thể tích nước tiểu 
24 giờ < 100ml. (3) Đa niệu: Thể tích nước tiểu 24 
giờ > 3000ml.  
Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg 
và/hoặc  huyết  áp  tâm  trương  ≥  90  mmHg  theo 
tiêu chuẩn JNC VII.  
Sinh hiệu tư thế (postural vital signs): Đo mạch, 
huyết áp ở tư thế nằm. Cho bn ngồi dậy, sau 2 
phút  đo  lại  mạch,  huyết  áp  tư  thế  ngồi  với  tay 
ngang  tim.  Gọi  là  sinh  hiệu  tư  thế  dương  tính 
khi ở tư thế ngồi, huyết áp tâm thu giảm hơn 10 
mmHg  và/hoặc  mạch  tăng  hơn  20  lần/phút  so 
với tư thế nằm. Sinh hiệu tư thế dương tính có ý 
nghĩa cơ thể mất 20‐25% thể tích dịch lưu thông.  


Dấu mất nước nặng:  khi  bn  có  dấu  hiệu  mất 
nước  qua  khám  lâm  sàng  và  sinh  hiệu  tư  thế 
dương tính.  
Hồi phục chức năng thận:  thỏa  1  trong  3  tiêu 
chí  sau:  (1)  không  lệ  thuộc  lọc  máu,  nếu  trong 
thời  gian  nằm  viện  bn  cần  lọc  máu,  (2)  CreHT 
trở về giá trị nền tảng (nếu có), (3) thể tích nước 
tiểu  gia  tăng  từng  ngày,  kèm  giảm  hoặc  không 
tăng BUN và CreHT so với nhập viện. 

Xử lý số liệu 
Các  số  liệu  được  xử  lý  và  kiểm  định  thống 
kê  bằng  phần  mềm  SPSS  19.0.  Các  biến  số  liên 
tục được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ 
lệch chuẩn (nếu là phân phối chuẩn), hoặc trung 
vị  (khoảng  tứ  phân  vị)  nếu  không  phải  phân 
phối chuẩn. Các biến số định tính trình bày dưới 
dạng số lượng và tỉ lệ phần trăm. p < 0,05 được 
xem là có ý nghĩa thống kê.  

KẾT QUẢ 
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2010 
đến tháng 7/2011, với 130 bn ≥ 60 tuổi nhập viện 
có CreHT ≥ 1,5 mg/dL, chúng tôi  có  90  bn  ≥  60 
tuổi  đủ  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  tổn  thương  thận 
cấp. Như vậy, tỉ lệ STC ở bn ≥ 60 tuổi trong thời 
gian  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  69,2%.  Trong 
đó, có 37 bn STC trước thận (41%), 13 bn STC tại 
thận  (15%)  và  40  bn  STC  sau  thận  (44%).  Khảo 
sát  tính  chuẩn  của  các  biến  số,  chúng  tôi  nhận 

thấy  ngoại  trừ  tuổi,  huyết  áp  động  mạch  trung 
bình,  BUN,  CreHT  có  phân  phối  chuẩn  được 
trình  bày  dưới  dạng  số  trung  bình  ±  độ  lệch 
chuẩn, các biến số còn lại không có tính chuẩn, 
được  trình  bày  bằng  số  trung  vị  [khoảng  tứ 
phân  vị].  Đặc  điểm  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng 
của các bn này được trình bày trong bảng 3.  

Bảng 3. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bn trong nghiên cứu  
Đặc điểm
Tuổi (năm)
Nam giới (n,%)
Thể tích nước tiểu lúc nhập viện trong 24h (ml)
Thể tích nước tiểu lúc nhập viện theo cân nặng và giờ
(ml/kg/giờ)
Thiểu niệu và/hoặc vô niệu (n,%)

162

Tổng số
N = 90
76,9 ± 9,1
54 (60)
500 [2751000]

STC trước thận
N=37
77,7 ± 9,4
24 (66,7)


STC tại thận
N=13
73,7 ± 8,6
7 (50)

STC sau thận
N=40
73,9 ± 8,7
23 (57,5)

500 [400-1000]

200 [30-400]

600 [400-1425]

0,4 [0,2-0,8]

0,5 [0,3-0,9]

0,2 [0-0,4]

0,5 [0,3-1]

24 (26,7)

7 (19,4)

9 (64,3)


8 (20)

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
Đặc điểm
Huyết áp tâm thu lúc nhập viện (mmHg)
Huyết áp tâm trương lúc nhập viện (mmHg)
Huyết áp động mạch trung bình lúc nhập viện (mmHg)
Tăng huyết áp lúc nhập viện (n,%)
Huyết áp tâm thu ≤ 90mmHg (n,%)
Phù (n,%)
Lâm sàng có dấu mất nước (n,%)
Sinh hiệu tư thế dương tính (n,%) (*)
BUN nhập viện (mg/dL)
Creatinin HT nhập viện (mg/dL)
eGFR lúc nhập viện (ml/phút/1,73m2 da)

Nghiên cứu Y học

Tổng số
STC trước thận STC tại thận
N = 90
N=37
N=13
120 [108-140] 110 [100-135]
130 [115-160]
70 [60-80]
70 [60-80]

80 [70-85]
88,7 ± 16,1
86,8 ± 15,9
94,2 ± 15,8
29 (32,2)
9 (24,3)
5 (38,5)
6 (6,7)
5 (13,5)
1 (7,7)
27 (30)
9 (24,3)
8 (61,5)
46 (51,1)
24 (64,9)
4 (30,8)
32 (35,6)
19 (51,4)
3 (23,1)
78,6 ± 34,9
79,6 ± 34,4
76,5 ± 36,9
4,3 ± 2,5
3,9 ± 2,2
5,5 ± 3,0
14,2 [7,9-24,2] 19,3 [12,7-26,9] 9,2 [6,6-14,8]

STC sau thận
N=40
120 [110-140]

70 [60-80]
90,6 ± 13,5
15 (37,5)
0 (0)
10 (25)
18 (45)
10 (25)
75,5 ± 32,6
6,1 ± 5,4
13,5 [6,6-21,4]

(*): Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở 3 nhóm STC trước thận, tại thận và 
sau thận ngoại trừ sinh hiệu tư thế dương tính (p=0,032).  

Các  bn  STC  trước  thận  đa  số  nhập  viện 
(72,2%)  vì  rối  loạn  tiêu  hóa  như  nôn  ói,  tiêu 
chảy, ăn kém; triệu chứng suy tim như khó thở 
hay phù toàn thân chiếm 11,1%; xuất huyết tiêu 
hóa 5,5%; rối loạn tri giác 5,5% và phù không do 
tim  (5,5%).  Mặc  dù  trong  bệnh  cảnh  mất  nước 
hoặc  giảm  thể  tích  tuần  hoàn  nhưng  đa  số 
(30/37) bn (81%) STC trước thận đều ở thể không 
thiểu  niệu.  Tình  trạng  tăng  huyết  áp  lúc  nhập 
viện có thể làm cho bác sĩ lâm sàng bỏ qua dấu 
hiệu  mất  nước  nặng.  Trong  nhóm  bn  có  tăng 
huyết áp lúc nhập viện, dấu mất nước có ở 7/9 
(77,8%) bn STC trước thận; 2/5 (40%) bn STC tại 
thận;  5/15  (33,3%)  bn  STC  sau  thận.  Ngoài  ra, 
sinh hiệu tư thế dương tính ở 7/7 (100%) bn STC 
trước  thận;  2/2  (100%)  bn  STC  tại  thận  và  2/5 

(40%) bn STC sau thận. 
Tương  tự,  tình  trạng  phù  cũng  có  thể  che 
lấp dấu  hiệu  thiếu  nước  trên  lâm  sàng.  Trong 
nhóm bn có biểu hiện phù trên lâm sàng, dấu 
mất  nước  dương  tính  ở  4/9  (44,4%)  bn  STC 
trước thận; 1/8 (12,5%) bn STC tại thận và 4/10 
(40%) bn STC sau thận.  
Nguyên  nhân  của  STC  cũng  như  các  xét 
nghiệm  giúp  phân  biệt  STC  trước  thận  và  tại 
thận được ghi nhận trong bảng 4 và bảng 5.  

STC trước thận
N=37
Nguyên
N,%
nhân
1) Giảm thể
32
tích nội
(86,5)
mạch

STC tại thận
STC sau thận
N = 13
N=40
Nguyên
Nguyên
N,%
N,%

nhân
nhân
Bế tắc
1)Hoại tử
12
đường tiểu 24 (60)
ống thận
(92,3)
dưới
cấp (*)
-Bàng
15
-Do thuốc
1
quang giảm 4 (10)
-Giảm nhập
(40,5) cản quang (7,7)
trương lực
-Mất dịch
12
3
-U xơ tiền
qua đường
-Do ong đốt
4 (10)
(32,4)
(23,1) liệt tuyến
tiêu hóa
- Do mất
5

-Hẹp niệu
-Mất máu 2 (5,4) nước kéo
1 (2,5)
(38,5)
đạo
dài
-Không rõ
-Mất dịch
15
Do thuốc
3
nguyên
vào khoang 3 (8,1)
(37,5)
không rõ loại (23,1)
nhân
thứ ba
2)Bế tắc
2) Giảm
đường tiểu 16 (40)
cung lượng 3 (8,1)
trên
tim
2) Viêm ống
thận mô kẽ
-Sỏi niệu 9 (22,5)
1
3) Choáng
cấp do
1 (2,7)

(7,7)
nhiễm trùng
- Bệnh lý ác
nhiễm trùng
tính xâm
(*)
4) Hội
7 (17,5)
lấn 2 niệu
chứng gan 1 (2,7)
quản
thận

(*): Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và nước tiểu không dựa 
vào sinh thiết thận 

Ngoại  trừ  tỷ  lệ  BUN/creatinine  >  20  và  cặn 
lắng nước tiểu sạch hoàn toàn, các bn STC trước 
thận ít đạt các tiêu chuẩn cận lâm sàng khác của 
STC trước thận theo kinh điển (bảng 5). Nhưng, 
hầu  hết  các  bn  này  lại  thỏa  các  tiêu  chuẩn  của 
STC tại thận (bảng 6) và được gọi là hội chứng 
trung gian.  

Bảng 4. Nguyên nhân suy thận cấp ở người lớn tuổi  

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 

163



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Bảng 5. Các chỉ số sinh hóa máu và nước tiểu của 
STC trước thận (*) 
STC trước thận

N

Natri niệu < 20 mEq/L
Áp lực thẩm thấu niệu >500 mosm/kg H2O
Tỉ trọng nước tiểu >1,018
Phân suất thải natri (FeNa) <1%
Phân suất thải urê (FeUN) <35%

32
33
33
32
32

Kết quả
(n,%)
2 (6,3)
2 (6,1)
9 (27,3)
0 (0)
11 (34,4)


STC trước thận

N

Creatinin niệu/CreHT > 40
Urê niệu/UrêHT >8
BUN/CreHT > 20
Chỉ số suy thận (Renal Index) <1
Cặn lắng nước tiểu sạch hoàn toàn

32
32
37
32
37

Kết quả
(n,%)
2 (6,3)
11 (34,4)
23 (62,2)
4 (12,5)
19 (51,4)

(*): các mẫu nước tiểu không lấy được hết nên tổng số bn ở 
từng nhóm xét nghiệm không giống nhau.  

Bảng 6. Đặc điểm cận lâm sàng của STC tại thận ở nhóm bn STC tại thận và STC trước thận 
Các chỉ số sinh hóa máu và nước tiểu


N
9
9
13
9
9
10
10
13
9
13

Na niệu >40 meq/L
Áp lực thẩm thấu niệu < 350 mosm/kg H2O
Tỉ trọng nước tiểu <1,010
Phân suất thải natri (FeNa) >1%
Phân suất thải urê (FeUN) >50%
Creatinin niệu/CreHT < 20
Urê niệu/UrêHT <3
BUN/CreHT < 20
Chỉ số suy thận (Renal Index) >1
Trụ hạt nâu bùn

STC tại thận
Kết quả (n,%)
6 (66,7)
7 (77,8)
6 (46,2)
6 (66,7)

5(55,6)
9 (90)
4 (40)
10 (76,9)
7 (77,8)
11 (84,6)

N
32
33
33
32
32
32
32
37
32
37

STC trước thận
Kết quả (n,%)
26 (81,3)
23 (69,7)
3 (9,1)
32 (100)
14 (43,8)
27 (84,4)
15 (46,9)
13 (35,1)
28 (87,5)

0 (0)

Bảng 7. Các kết cuộc chính của bệnh nhân STC trong nghiên cứu đến thời điểm xuất viện (*) 
Kết cục

Tổng số N = 90

STC trước thận N=37

STC tại thận N=13

Thời gian nằm viện (ngày)
Thể tích nước tiểu (ml/24 giờ)
Đa niệu (n,%)
BUN (mg/dL) (**)
Mức độ giảm BUN (%)
CreatininHT (mg/dL) (**)
Mức độ giảm CreatininHT (%) (**)
STC cần lọc máu (n,%)
Số lần lọc máu (n,%)
Hồi phục chức năng thận (n,%)
Tử vong (n,%)

11 [8-18]
1500 [1000-2000]
55 (61,1)
46,4 ± 31,5
47 [19,8 - 72]
2,5 ± 1,9
48 [31,5 - 71,3]

23 (25,6)
4 [1 - 6]
74 (82,2)
12 (13,3)

11 [7-15]
1500 [1000-2000]
24 (64,9)
49 ± 33
38 [18,5 - 67,5]
2,2 ± 1,7
45 [34,5 - 59,5]
0 (0)
0 (0)
31 (83,8)
7 (18,9)

16 [9-26]
800 [100-2000]
7 (53,8)
72,7 ± 27,6
34 [17,5 - 71,5]
4,6 ± 2,1
23 [11,5 - 49]
11 (84,6)
6 [1 - 14]
6 (46,2)
3 (23,1)

STC sau thận

N=40
11 [9-22]
1900 [1125-2000]
24 (60)
35,5 ± 25,3
58 [25 - 77,5]
2,1 ± 1,7
58 [35 - 80]
12 (30)
3 [1 - 5]
37 (92,5)
2 (5)

(*): Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các kết cuộc chính ở 3 nhóm STC trước thận, tại thận và sau thận, ngoại trừ tỉ lệ 
STC cần lọc máu, tỉ lệ hồi phục chức năng thận, BUN, CreatininHT và mức độ giảm CreatininHT lúc xuất viện (p<0,05).  

Ở  nhóm  37  bn  STC  trước  thận,  hầu  hết  bn 
(35,94,6%)  cần  phải  truyền  dịch,  trong  đó  19 
(54,3%) bn chỉ cần bù dưới 1500ml/24 giờ là đủ 
để cải thiện chức năng thận. Có 4 bn không đáp 
ứng với bù dịch và 2 bn (5,4%) cần phải hạn chế 
dịch truyền do tình trạng phù toàn thân. Bảy bn 
STC  trước  thận  tử  vong  do  nguyên  nhân  sau: 
xuất  huyết  tiêu  hóa  trên  mức  độ  nặng  (2bn), 
viêm  phổi  nặng  có  suy  hô  hấp  (2bn),  choáng 
nhiễm trùng (2bn), nhồi máu cơ tim cấp (1bn).  

164

Ở nhóm bn STC sau thận, tất cả bn đều được 

can thiệp ngoại khoa để giải quyết bế tắc đường 
tiểu. Tuy nhiên vẫn có 2bn tử vong do viêm phổi 
nặng có suy hô hấp. Nguyên nhân tử vong của 
3bn STC tại thận bao gồm 2bn viêm  phổi  nặng 
có  suy  hô  hấp,  1bn  choáng  nhiễm  trùng  từ 
đường tiêu hóa.  

BÀN LUẬN 
Suy thận cấp (STC) rất thường gặp, đặc biệt 
đối với những NLT nhập viện. Tỉ lệ STC ở bn ≥ 

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
60 tuổi trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi 
là 69,2%. Tỉ lệ STC hiện nay trên thế giới rất thay 
đổi  do  có  nhiều  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán,  mỗi 
nghiên  cứu  chọn  điểm  cắt  quy  ước  NLT  khác 
nhau (nước đã phát triển chọn 65 tuổi, chúng tôi 
chọn 60 tuổi theo Pháp lệnh người cao tuổi Việt 

Nghiên cứu Y học

Nam  năm  2000).  Sự  khác  biệt  giữa  các  kết  quả 
nghiên  cứu  được  trình  bày  trong  bảng  8.  Tuổi 
trung bình của nghiên cứu chúng tôi cao hơn các 
nghiên cứu khác (bảng 8) có thể do khác biệt về 
cỡ mẫu và tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp.  


Bảng 8. Tỉ lệ STC ở NLT qua các nghiên cứu 
Tác giả

N

Tỉ lệ STC
(%)

Mehran R(10) (2004)

5571

13,1

Hoste EA (7) (2006)
5383
Cruz DN(5) (2007)
2164
Bagshaw SM(2Error! Reference
120123
source not found.)
(2008)

Tiêu chuẩn STC

Đối tượng

Tuổi trung
bình


STC do thuốc cản quang

63,6

STC khoa ICU
STC khoa ICU

63,4
68,5
61,5

67,2
10,8

CreHT tăng trên 0,5mg/dL hoặc
25%
RIFLE
RIFLE

37

AKIN

STC khoa ICU

Pickering JW(21) (2010)

224

42


AKIN

STC khoa ICU

Che M(3) (2011)
Garzotto F(6) (2011)
Chúng tôi (2011)

1056
576
130

31,1
65,8
62,9

AKIN
RIFLE
AKIN

STC sau phẫu thuật tim
STC khoa ICU
STC ở người lớn tuổi

Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân STC sau 
thận chiếm tỉ lệ cao nhất (44,4%). Kết quả này 
không tương đồng với các nghiên cứu trên thế 
giới khi hầu hết tác giả đều nhận thấy STC tại 
thận là nguyên nhân hàng đầu ở NLT(0,23). Tuy 

nhiên, chúng tôi có kết quả tương tự Pedro khi 
tiến  hành  mẫu  nghiên  cứu  trên  66  bn  trên  65 
tuổi  (tuổi  trung  bình  là  74,8)  có  STC  và  cần 
điều trị thay thế thận, với bế tắc đường tiểu là 
nguyên nhân hàng đầu của STC (59%)(18). Theo 
Lameire(90), STC sau thận ở người lớn tuổi ngày 
càng gia tăng do đối tượng này có nguy cơ cao 
mắc  các  bệnh  lý  ác  tính  hệ  niệu  hoặc  có  bàng 
quang  giảm  trương  lực.  Tiên  lượng  khả  năng 
hồi  phục  STC  sau  thận  do  bế  tắc  đường  tiểu 
tùy  thuộc  việc  chẩn  đoán  sớm  bằng  siêu  âm 
bụng thường quy. Chúng tôi ghi nhận có 10 bn 
STC  trước  thận  có  kèm  STC  sau  thận  và  3  bn 
STC trước thận có kèm STC tại thận. Tỷ lệ này 
tương tự của Baraldi với tỷ lệ STC do đa yếu tố 
là 15,9%(2).  
STC trước thận và STC tại thận có điều trị và 
tiên  lượng  khác  nhau,  nhưng  trên  thực  tế  lâm 
sàng cũng không dễ dàng trong việc phân biệt 2 
nguyên  nhân  này.  Nguyên  nhân  thường  gặp 
của  STC  trước  thận  trong  nhóm  nghiên  cứu 

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 

63 (nam)
60 (nữ)
65,8
66
75,6


chúng  tôi  là  giảm  thể  tích  nội  mạch  (86,1%), 
tương  tự  với  các  tác  giả  Akposso,  Lameire, 
Pascual,  Rosner(0,9,17,22).  Theo  Musso,  NLT  dễ  bị 
STC  trước  thận  hơn  các  đối  tượng  khác  do  tổn 
thương cơ chế tự điều hòa tại cầu thận, kèm theo 
tăng nguy cơ bị giảm thể tích tuần hoàn do rối 
loạn cảm giác khát, bệnh lý cơ xương khớp làm 
giới hạn vận động, chế độ ăn tiết chế muối, bệnh 
lý  đường  tiểu  làm  giảm  uống  nước,  sử  dụng 
thuốc  lợi  tiểu,  thuốc  ảnh  hưởng  cơ  chế  tự  điều 
hòa  (ức  chế  men  chuyển,  ức  chế  thụ  thể 
angiotensin II, kháng viêm không steroid…) làm 
giảm  tưới  máu  thận(1617).  Hơn  nữa,  STC  trước 
thận  ở  NLT  dễ  bị  bỏ  qua  vì  những  dấu  hiệu 
thiếu nước như da khô, dấu véo da dương tính 
có thể nhầm lẫn do tình  trạng  lão  hóa  da  niêm 
bình thường. Trong một nghiên cứu của Musso 
trên  63  bn  STC  cần  lọc  máu  (68,5%  bn  trên  65 
tuổi), với 43,4% là do STC trước thận, mất nước 
chiếm 66,6%, tụt huyết áp chiếm 12,1%, suy tim 
chiếm  6,1%  và  nhiễm  trùng  huyết  chiếm 
9,1%(1617). Chúng tôi ghi nhận có 41% STC trước 
thận,  trong  đó  tỉ  lệ  bn  STC  trước  thận  có  dấu 
mất nước chiếm 64,9% và 51,4% có hạ huyết áp 
tư  thế  mặc  dù  trị  số  huyết  áp  lúc  nhập  viện  có 
thể  bình  thường  hoặc  cao;  STC  trước  thận  còn 

165



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

do  giảm  cung  lượng  tim  (8,1%)  và  do  choáng 
nhiễm trùng (2,7%).  
Đối  với  nhóm  STC  tại  thận,  chúng  tôi  ghi 
nhận  thường  gặp  nhất  là  hoại  tử  ống  thận  cấp 
(92,3%),  tương  tự  với  tác  giả  Pascual  và 
Thadhani(17,24). Đa số 9/13 (64,3%) bn STC tại thận 
của  chúng  tôi  nhập  viện  trong  tình  trạng 
thiểu/vô niệu, cao hơn kết quả của Miller, trong 
một nghiên cứu trên 256 bn STC do hoại tử ống 
thận cấp có 23% bn thiểu niệu(13).  
STC ở NLT có đặc điểm cận lâm sàng khác 
với kinh điển. Theo Lameire(90), thận ở NLT giảm 
khả  năng  cô  đặc  nước  tiểu,  giảm  khả  năng  tái 
hấp  thu  muối  natri  chlorua,  chế  độ  ăn  hạn  chế 
muối, sử dụng lợi tiểu… những yếu tố này ảnh 
hưởng  đến  kết  quả  xét  nghiệm,  làm  cho  việc 
phân biệt STC trước thận và tại thận trở nên khó 
khăn hơn. Những trường hợp NLT có biểu hiện 
STC  trước  thận  trên  lâm  sàng,  nhưng  cận  lâm 
sàng lại biểu hiện của  STC  tại  thận  được  gọi  là 
“hội  chứng  trung  gian”  (“Intermediate 
syndrome)(16).  Trong  trường  hợp  này,  việc  điều 
trị tương tự như điều trị STC trước thận và chức 
năng thận thường sẽ hồi phục sau 1 tuần, chậm 
hơn  so  với  STC  trước  thận  kinh  điển.  Theo 
Musso, những nguyên nhân làm cho NLT dễ bị 

hội chứng trung gian, bao gồm: (1) Hiện tượng 
giảm  số  lượng  cầu  thận  cùng  với  xơ  hóa  mạch 
máu  thận  theo  quá  trình  lão  hóa  làm  cho  thận 
tăng nhạy cảm với những tổn thương cấp tính; 
(2) Rối loạn cơ chế tự điều hòa tại thận làm cho 
lưu  lượng  máu  đến  thận  cũng  như  độ  lọc  cầu 
thận  không  được  duy  trì  hằng  định  khi  có  sự 
thay  đổi  lớn  về  áp  lực  tưới  máu  thận;  (3)  Các 
bệnh  lý  nội  khoa  mạn  tính  làm  cho  NLT  có 
khuynh hướng tiết chế muối nước; (4) NLT giảm 
khả  năng  tái  hấp  thu  natri  và  tăng  yếu  tố  bài 
niệu từ tâm nhĩ lam tăng bài tiết natri qua nước 
tiểu; (5) Thận NLT cũng giảm khả năng tái hấp 
thu  nước  do  giảm  trương  lực  ở  vùng  tủy  thận 
cũng như giảm đáp ứng của thận với hormone 
ADH; (6) Ống thận dễ bị tổn thương, đặc biệt là 
ở các ty thể làm giảm dự trữ năng lượng có thể 
đề kháng với tình trạng thiếu máu thận. Chúng 

166

tôi nhận thấy ở nhóm STC trước thận, không có 
bn nào có FeNa <1% và chỉ có dưới 50% bn thỏa 
các  tiêu  chuẩn  của  STC  trước  thận  theo  kinh 
điển, ngoại trừ tỉ lệ BUN/CreHT > 20 và cặn lắng 
nước tiểu sạch hoàn toàn (62,2% và 51,4%). Cặn 
lắng nước tiểu sạch, không có trụ nâu bùn, giúp 
loại trừ STC tại thận với giá trị tiên đoán âm là 
100%.  Trong  một  nghiên  cứu  trên  102  người 
trưởng  thành  có  STC,  Christos  nhận  thấy  ở 

nhóm STC trước thận có 92% bn FeNa < 1%, 89% 
bn có FeUN <35%. Tuy nhiên ở cả 2 nhóm STC 
trước thận có hoặc không dùng lợi tiểu, ông đều 
nhận  thấy  tỉ  lệ  BUN/CreHT  >15  chiếm  tỉ  lệ  cao 
hơn  có  ý  nghĩa  so  với  nhóm  hoại  tử  ống  thận 
cấp (88% và 85% so với 20%)(4). 
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận trụ hạt nâu 
bùn chiếm 84,6% trong nhóm STC tại thận. Theo 
Perazella(2021),  khi  khảo  sát  249  mẫu  nước  tiểu 
của bn STC, ông ghi nhận cặn lắng nước tiểu với 
sự hiện diện trụ hạt nâu bùn có giá trị tiên đoán 
rất cao cho chẩn đoán hoại tử ống thận cấp với tỉ 
lệ chẩn đoán ng 86%.  
 STC  tại  thận  có  tỉ  lệ  lọc  máu,  tỉ  lệ  tử  vong 
cao  hơn,  thời  gian  nằm  viện  kéo  dài  hơn  cũng 
như  tỉ  lệ  hồi  phục  chức  năng  thận  thấp  hơn  so 
với  STC  trước  thận  và  sau  thận.  Kết  quả  của 
chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của tác 
giả Musso, Pedro, Santacruz  (16,18,23). STC tại thận 
có tiên lượng xấu có thể do tỉ lệ bn STC thiểu‐vô 
niệu  cao  (64,3%).  Thiểu  niệu  đã  được  chứng 
minh là một yếu tố nguy cơ tử vong trong STC 
qua  nhiều  nghiên  cứu.  Thiểu  niệu  làm  tăng 
nguy cơ lọc máu cấp cứu (70,7 so với 22,4%, p = 
0,001),  lọc  máu  dài  hạn  >  90  ngày  (15  so  với 
1,9%,  p  =  0,006),  cũng  như  tử  vong  trong  bệnh 
viện (tỉ số nguy cơ = 3.33, 95% CI, p = 0,001) hơn 
STC không thiểu niệu(14). Tỉ lệ tử vong của chúng 
tôi thấp hơn Akposso (13,3% so với 40%, p<0,05), 
có thể do Akposso nghiên cứu trên bn STC lớn 

hơn  80  tuổi  nhập  vào  khoa  ICU(0).  Theo 
Pascual(17),  tỉ  lệ  tử  vong  ở  NLT  có  STC  vẫn  còn 
cao do nhiều yếu tố phối hợp như bệnh thận nền 
tảng,  nguyên  nhân  STC,  sự  can  thiệp  điều  trị 
cũng như bn phải trải qua những phẫu thuật có 

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
nguy cơ gây STC cao. Kohli ghi nhận trong 4176 
bn lớn tuổi nhập viện, tỉ lệ tử vong ở nhóm NLT 
có  STC  cao  gấp  đôi  so  với  NLT  không  STC 
(25,4% so với 12,5%)(8).  

10.

KẾT LUẬN 

12.

Người  lớn  tuổi  nhập  khoa  Thận,  bệnh  viện 
Chợ Rẫy được chẩn đoán suy thận cấp chiếm tỉ 
lệ  cao  (69,2%),  trong  đó  chủ  yếu  là  STC  trước 
thận  và  STC  sau  thận.  Hầu  hết  bn  STC  trước 
thận  có  hội  chứng  trung  gian,  Tỷ  lệ 
BUN/creatinineHT và cặn lắng nước tiểu giữ vai 
trò  quan  trọng  trong  phân  biệt  giữa  STC  trước 
thận  và  tại  thận.  Phần  lớn  bn  STC  tại  thận  cần 
lọc máu. Nhận biết những khác biệt về đặc điểm 

lâm sàng, cận lâm sàng của STC ở người lớn tuổi 
so  với  người  trẻ  hỗ  trợ  cho  việc  chăm  sóc  sức 
khỏe ở đối tượng này. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

Akposso  K,  Hertig  A,  Couprie  R,et  al.  (2000),  Acute  renal 
failure  in  patients  over  80  years  old:  25‐yearsʹ  experience. 
Intensive Care Med. 26(4): p. 400‐406. 
Bagshaw  SM,  George  C,Bellomo  R  (2008),  A  comparison  of 
the  RIFLE  and  AKIN  criteria  for  acute  kidney  injury  in 
critically ill patients. Nephrol Dial Transplant. 23(5): p. 1569‐
1574. 
Baraldi  A,  Ballestri  M,  Rapana  R,et  al.  (1998),  Acute  renal 
failure of medical type in an elderly population. Nephrol Dial 

Transplant. 13 Suppl 7: p. 25‐29. 
Che  M,  Li  Y,e.a.  Liang  X  (2011),  Prevalence  of  acute  kidney 
injury  following  cardiac  surgery  and  related  risk  factors  in 
Chinese patients.. Nephron Clin Pract. 4(111): p. c305‐311. 
Christos  PC,  Sabeeha  N,Samerah  GR  (2002),  Significance  of 
the fractional excretion of urea in the differential diagnosis of 
acute renal failure. Kid International. 62: p. 2223‐2229. 
Cruz  DN,  Bolgan  I,e.a.  Perazella  MA  (2007),  North  East 
Italian Prospective Hospital Renal Outcome Survey on Acute 
Kidney Injury (NEiPHROS‐AKI): targeting the problem with 
the RIFLE Criteria. Clin J Am Soc Nephrol. 2(3): p. 418‐425. 
Garzotto  F,  Piccinni  P,e.a.  Cruz  D  (2011),  RIFLE‐based  data 
collection/management  system  applied  to  a  prospective 
cohort multicenter Italian study on the epidemiology of acute 
kidney injury in the intensive care unit.. Blood Purif. 1‐3(31): 
p. 159‐171. 
Hoste EA, Clermont G, Kersten A,et al. (2006), RIFLE criteria 
for acute kidney injury are associated with hospital mortality 
 

Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 

in critically ill  patients:  a  cohort  analysis.  Crit  Care.  10(3):  p. 
R73. 
Kohli  HS,  Bhaskaran  MC,  Muthukumar  T,et  al.  (2000), 
Treatment‐related acute renal failure in the elderly: a hospital‐
based  prospective  study.  Nephrol  Dial  Transplant.  15(2):  p. 
212‐217. 
Lameire  N,  Hoste  E,  Van  Loo  A,et  al.  (1996), 
Pathophysiology, causes, and prognosis of acute renal failure 

in the elderly. Ren Fail. 18(3): p. 333‐346. 
Mehran  R,  Aymong  ED,  Nikolsky  E,et  al.  (2004),  A  simple 
risk  score  for  prediction  of  contrast‐induced  nephropathy 
after  percutaneous  coronary  intervention:  development  and 
initial validation. J Am Coll Cardiol. 44(7): p. 1393‐1399. 
Mehta  RL,  Kellum  JA,  Shah  SV,et  al.  (2007),  Acute  Kidney 
Injury Network: report of an initiative to improve outcomes 
in acute kidney injury. Crit Care. 11(2): p. R31. 
Michael  RC,  John  JF,  Joseph  AE,et  al.  Acute  Kidney  Injury, 
(2007), in The Kidney, Editor: Brenner. Saunders Elservier. p. 
943‐975. 
Miller  TR,  Anderson  RJ,  Linas  SL,et  al.  (1978),  Urinary 
diagnostic indices in acute renal failure: a prospective study. 
Ann Intern Med. 89(1): p. 47‐50. 
Morgan DJ,Ho KM (2010), A comparison of nonoliguric and 
oliguric severe acute kidney injury according to the risk injury 
failure  loss  end‐stage  (RIFLE)  criteria.  Nephron  Clin  Pract. 
115(1): p. c59‐65. 
Musso CG,et al Acute renal failure in the Aged, (2008), in The 
Aging  Kidney  in  Health  and  Disease.  Springer  Science  + 
Business Media, LLC: New York, USA. 
Pascual J,Liano F (1998), Causes and prognosis of acute renal 
failure  in  the  very  old.  Madrid  Acute  Renal  Failure  Study 
Group. J Am Geriatr Soc. 46(6): p. 721‐725. 
Pedro LN, Ana IA, Carlos G,et al. (1993), Acute renal failure 
in elderly patients. Geriatr Nephrol Urol. 3: p. 133‐137. 
Perazella  MA,  Coca  SG,  Hall  IE,et  al.  (2010),  Urine 
microscopy  is  associated  with  severity  and  worsening  of 
acute  kidney  injury  in  hospitalized  patients.  Clin  J  Am  Soc 
Nephrol. 5(3): p. 402‐408. 

Perazella  MA,  Coca  SG,e.a.  Kanbay  M  (2008),  Diagnostic 
value  of  urine  microscopy  for  differential  diagnosis  of  acute 
kidney injury in hospitalized patients. Clin J Am Soc Nephrol. 
3(6): p. 1615‐1619. 
Pickering  JW,Endre  ZH  (2010),  Back‐calculating  baseline 
creatinine with MDRD misclassifies acute kidney injury in the 
intensive care unit. Clin J Am Soc Nephrol. 5(7): p. 1165‐1173. 
Rosner  MH  (2009),  Acute  Kidney  Injury  in  the  Elderly. 
American Society of Nephrology. 
Santacruz F, Susana B, Mayor MM,et al. (1996), Mortality in 
Elderly  Patients  with  Acute  Renal  Failure.  Renal  Failure. 
18(4): p. 601‐605. 
Thadhani  R,  Pascual  M,Bonventre  JV  (1996),  Acute  renal 
failure. N Engl J Med. 334: p. 1448‐1460. 
Trần Thị Bích Hương (2009), Suy thận cấp ở người lớn tuổi. 
Tạp chí Y Học TPHCM. 14: p. 190‐198. 

9.

Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế 
như: (1) Thời gian nghiên cứu ngắn, cỡ mẫu nhỏ 
(2)  CreHT  không  nhạy  trong  chẩn  đoán  STC, 
nên  với  creHT>1,5mg/dL,  chúng  tôi  dễ  bỏ  sót 
những bn NLT suy kiệt.  

Nghiên cứu Y học

11.

13.


14.

15.

16.

17.

18.
19.

20.

21.

22.
23.

24.
25.

 
Ngày nhận bài báo  

 

01‐05‐2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  30‐05‐2013 

Ngày bài báo được đăng:    

15–07‐2013 

167



×