i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
MA THANH THUYẾT
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA
THỰC VẬT THÂN GỖ Ở CÁC KIỂU RỪNG TRÊN NÚI
ĐÁ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM
XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Lâm Nghiệp
: Lâm Nghiệp
: 2011 - 2015
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
MA THANH THUYẾT
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA
THỰC VẬT THÂN GỖ Ở CÁC KIỂU RỪNG TRÊN NÚI
ĐÁ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM
XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Lâm Nghiệp
: Lâm Nghiệp
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn 1: ThS. Phạm Thu Hà
2: ThS. Nguyễn Văn Mạn
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
MA THANH THUYẾT
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA
THỰC VẬT THÂN GỖ Ở CÁC KIỂU RỪNG TRÊN NÚI
ĐÁ TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM
XUÂN LẠC, HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Lâm Nghiệp
: Lâm Nghiệp
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn 1: ThS. Phạm Thu Hà
2: ThS. Nguyễn Văn Mạn
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, 25 tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học
ThS. Phạm Thu Hà
Ma Thanh Thuyết
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số, dân tộc và tình trạng đói nghèo ở các xã xung quanh KBT........13
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011 ..............................................14
Bảng 2.3. Cây trồng ở vùng đệm..............................................................................15
Bảng 2.4. Diện tích rừng khu bảo tồn phân theo trạng thái ......................................20
Bảng 4.1. Công thức tổ thành cây tái sinh của tất cả các kiểu rừng trên núi đá tại
Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc........................................................27
Bảng 4.2 Mật độ cây tái sinh các kiểu rừng............................................................29
Bảng 4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao. ..................................................31
Bảng 4.4 Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh .......................................................33
Bảng 4.5 Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ các kiểu rừng trên núi đá Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ..............................................................................35
Bảng 4.6. Tổng hợp mật độ cây gỗ trạng thái I.1, I.2, I.3, I.4. ..................................37
Bảng 4.7. Độ che phủ của thảm tươi ở các kiểu rừng...............................................39
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng KBTL&SCNXL............................................................9
Hình 4.1 Mật độ cây tái sinh các kiểu rừng ..............................................................29
Hình 4.2. mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao các kiểu rừng ...............................32
Hình 4.3. Mật độ cây của các trạng thái rừng ...........................................................37
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
KBT
Khu bảo tồn
TSR
Tái sinh rừng
KBTL&SCNXL
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
IVI%
Chỉ số sinh thái cây tái sinh
Ni
Số loài cây cá thể thứ i
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
ÔDB
Ô dạng bản
STT
Số thứ tự
UBNN
Ủy ban nhân dân
vi
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài.................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học.....................................................................................................4
2.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng ......................................................................4
2.1.2. Cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng ............................................................4
2.1.3.Một số khái niệm................................................................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..........................................................6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................6
2.2. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................................7
2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .............9
2.3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................9
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.................................................12
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................22
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................................22
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................24
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................27
4.1. Đặc điểm tầng cây tái sinh .................................................................................27
4.1.1. Tổ thành và mật độ..........................................................................................27
4.1.2. Phân bố, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh...............................................30
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đế tái sinh tự nhiên .........................................................34
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện chương trình đạo tạo Đại học thì quá trình thực tập tốt nghiệp
được xem là khâu quan trọng giúp sinh viên củng cố kiến thức tiếp thu được trên
giảng đường Đại học và cũng là cơ hội để sinh viên thử sức với công việc, va chạm
với những tình huống không có trong sách vở, bớt đi sợ bỡ ngỡ khi ra trường.
Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu, Bạn chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm tái sinh tự nhiên của thực vật thân gỗ ở các kiểu rừng trên núi đá tại khu Bảo
tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
Có được kết quả như hôm nay tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo Th.s
Nguyễn Văn Mạn và cô giáo Th.s Phạm Thu Hà là người đã tận tình giúp đỡ, dẫn
dắt tôi suốt thời gian thực tập và viết khóa luân tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc các bác, các cô, các chú và các anh chi hiện đang
công tác tại Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao và cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập và trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã cố gắng hết mình,
nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những
sai sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các
thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin trân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Sinh Viên
Ma Thanh Thuyết
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái
đất, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của
đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý
nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh
học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang
mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng,
đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Khoa học ngày nay đã chứng tỏ các biện pháp bảo vệ, sử dụng và tái tạo lại
rừng chỉ có thể giải quyết thỏa đáng khi có một sự hiểu biết đầy đủ về bản chất các
quy luật sống của rừng tương ứng với những điều kiện tự nhiên môi trường khác
nhau. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái. Nó
đảm bảo cho nguồn tài nguyên rừng có khả năng tái sản xuất mở rộng, nếu chúng ta
nắm được các quy luật tái sinh, chúng ta sẽ điều khiển được quy luật đó phục vụ
cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy tái sinh rừng chở thành vẫn đề then chốt trong
việc xác định các phương thức kinh doanh rừng.
Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng do sử dụng
phương thức khai thác - tái sinh không đáp ứng được lợi ích lâu dài của nền kinh tế
và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không hợp lý đã và đang
làm cho rừng tự nhiên suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở Việt Nam, năm
1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Đến năm
1999, theo số liệu thống kê chỉ còn 10,9 triệu ha rừng, trong đó 9,4 triệu ha rừng tự
nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng và độ tre phủ tương ứng khoảng 33,2%. Do vậy,
việc tái sinh tự nhiên là một trong những biện pháp và nhiệm vụ quan trọng. [15]
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (KBTL&SCNXL) huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 17/03/2004
của UBND tỉnh Bắc Kạn với diện tích 1.788 ha, nằm trong địa giới hành chính của
2
xã Xuân Lạc và chủ yếu là rừng gỗ quý hiếm trên núi đá vôi. Mặc dù diện tích nhỏ,
nhưng KBTL&SCNXL là hành lang quan trọng nối liền Vườn quốc gia Ba Bể với
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nà Hang. Hiện trạng rừng ở Khu bảo tồn này còn khá
nguyên vẹn, nhiều nơi chưa bị tác động bởi con người, còn lưu giữ nhiều loài động
động vật quý hiến đang có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới như
Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Vạc Hoa và các loài thực vật quý hiếm như
Trai, Nghiến, Đinh, Lan Hài và Thông (Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn,2011).
Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, KBTL&SCNXL là một đơn
vị địa lý sinh vật vô cùng đa dạng đối với việc bảo vệ môi trường. Nhưng trên thực
tế nơi đây đang chịu tác động bởi sức ép về dân số. Chính vì vậy, công tác bảo tồn
tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý cũng như các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác tại Khu bảo tồn đã được tỉnh Bắc Kạn rất quan tâm. Từ khi thành lập,
KBTL&SCNXL đã có một số cuộc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, bước đầu
cũng đã đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một khu bảo tồn. Nhưng
một số nội dung quan trọng chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đó là đánh
giá đặc điểm cây tái sinh phân loại một cách chính xác, yếu tố địa lý cấu thành hệ
thực vật, công dụng và mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm để từ đó đưa ra các
biện pháp bảo tồn thích hợp. Để góp phần đánh giá tính đa dạng thực vật trên vùng
núi đá tại KBTL&SCNXL, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý tài
nguyên sinh vật tại đây, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự
nhiên của thực vật thân gỗ ở các kiểu rừng trên núi đá tại khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định được đặc điểm tái sinh tự nhiên của thực vật thân gỗ ở các kiểu
rừng trên núi đá tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp xúc tiến tái sinh và bảo tồn thực vật thân gỗ
đặc biệt là các loài quý hiếm.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế,
biết cách thu thập, phân tích và xử lý thông tin. Nâng cao kỹ năng làm việc theo
nhóm, đánh giá và quyết định lựa chọn các phương án giải quyết vấn đề.
-
Ý nghĩa trong thực tiễn
Đây là đề tái có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, đề tài góp phần nghiên
cứu về sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật trên trái đá. Đánh giá tính đa dạng
các loài cây thân gỗ trên núi đá giúp ta biết được khả năng sinh trưởng phát triển,
khả năng thích nghi sinh tồn của sinh vật tại nơi đây, cũng như thấy được sự tác
động tích cực và tiêu cực của thiên nhiên và con người lên hệ sinh thái trên núi đá.
Từ đó, giúp ta xác định được các biện pháp phù hợp tác động vào nhằm bảo tồn,
phát triển các hệ sinh thái. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một
cách hiệu quả và bền vững.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các
thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu
trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần thể thực
vật. Tuy nhiên, khái niệm về cấu trúc không chỉ bao gồm những nhân tố cấu trúc về
hình thái mà cả những nhân tố cấu trúc về sinh thái. Giữa cấu trúc và sinh thái rừng
có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kỳ một quy luật cấu trúc quần thể nào cũng
đều có nội dung sinh thái học bên trong của nó. Không quán triệt quan điểm sinh
thái trong khi nghiên cứu cấu trúc rừng thì sẽ không có cơ sở khoa học để giải thích
những quy luật cấu trúc của quần thể thực vật. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh
thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi. (Phùng Ngọc Lan, 1986) [7].
2.1.2. Cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng
Theo Baru (1976), tái sinh phục hồi rừng là “ Phát triển một loạt những biện
pháp sử lý để thu được tái sinh, ở điều kiện cường tráng và lành mạnh, đưa lớp cây
này đến tuổi thành thục là nền tảng của một phương thức lâm sinh và phương thức
này đến lượt nó lại là một trong những cơ sở chủ yếu để kinh doanh rừng với một
năng suất bền vững…”.
Xét về mặt lý luận, tái sinh rừng luôn bao gồm cả hai thuật ngữ, thứ nhất
hoàn trả lại diễn tả sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện
trong tự nhiên. Thuật ngữ thứ hai là phục hồi chỉ sự phục hồi lại và được hiểu là
những xúc tiến điều chế quản lý rừng đã bị suy thoái, xáo trộn và được ngăn chặn.
Nếu đối chiếu tái sinh rừng và phát triển rừng thì thuật ngữ “hoàn trả” là một quá
trình, còn sự “phục hồi” chính là điều kiện. Xúc tiến cho rừng tự phục hồi hoặc tác
động để rừng phục hồi theo những quy luật diễn thế tự nhiên là một quá trình. Bảo
vệ, quản lý cho quá trình đó liên tục, không bị dứt quãng là điều kiện. Đây chính là
nội dung cơ bản trong kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi [8].
5
2.1.3.Một số khái niệm
- Tái sinh rừng
Quá trình sinh học mạng tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện ở sự
suất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ dưới tán rừng. TSR là quá
trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo nghĩa rộng
TSR là sự tái tạo một hệ sinh thái rừng mới đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển.
Có hai phương thức TSR, tái sinh tự nhiên ( rừng phát triển không có sự can thiệp
của con người), tái sinh nhân tạo (rừng phát triển nhờ sự tác động của con người
như khoanh nuôi, trồng, tỉa, chăm sóc).
Theo Phùng Ngọc Lan, (1986), thì tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa rộng là
sự tái sinh của hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục
hồi lại thành phần cơ bản của rừng [7].
Theo Ngô Quan Dê và cộng sự, (1992), tái sinh tự nhiên là quá trình tạo
thành thế hệ mới bằng con đường tự nhiên về cơ bản không có sự tác động của con
người. Kết quả của phương thức tái sinh này phụ thuộc vào quy luật khách quan của
tự nhiên. Tái sinh nhân tạo là phương thức tái sinh có sự tác động tích cực của con
người từ khi gieo giống, trồng cây, chăm sóc để tạo rừng mới trên đất rừng. Về mặt
kỹ thuật, tái sinh nhân tạo và trồng rừng giống nhau, nhưng khác nhau ở địa điểm
tiến hành. Trồng rừng là tiến hành trên đất chưa có rừng hoặc có rừng nhưng đã mất
từ lâu, đất không còn tính chất đất rừng. Trái lại tái sinh nhân tạo tiến hành trên đất
còn mang tính chất đất rừng. Cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh có chiều cao
bằng hoặc vượt chiều cao thảm tươi, cây bụi xung quanh nó và có phẩm chất từ
trung bình trở lên. Khi vận dụng quy luật này cần thống nhất ba yêu cầu sau. Thứ
nhất, cây đó qua thời gian cây mạ; thứ hai, chiều cao cây tái sinh phải bằng hoặc
vượt chiều cao lớp thảm tươi, cây bụi xung quanh nó; thứ ba, cây có sinh lực tốt,
không cong queo, sâu bệnh [3].
-
Phục hồi rừng
Võ Đại Hải và cộng sự thì phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần
chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện các
6
thành phần cây khác của rừng như tầng cây bụi, tầng cỏ khuyết, khu hệ động vật, vi
sinh vật… và các yếu tố khác của rừng như chế độ nhiệt, chế độ ẩm… Vì vậy khái
niệm phục hồi rừng sẽ có ý nghĩa rộng lớn là phục hồi lại cả quần lạc sinh vật hay
một hệ sinh thái rừng hoàn chỉnh. Trong thực tế quá trình phục hồi rừng được đánh
giá bằng sự xuất hiện và chất lượng của thế hệ mới các cây gỗ [4].
Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc
bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi
sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học liên tục và cũng vì thế mà chúng ta có thể
sử dụng chúng liên tục được. [4].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Trên thế giới việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu nhằm
xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng. Các công trình của các
tác giả Richards, Baru, Catinot, Odum, Van Stennis v.v.. được coi là những nền
tảng cho những nghiên cứu về cấu trúc rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên nhiệt đới.
Rừng tự nhiên có tầng tán không phân biệt rạch ròi, vì thế việc phân chia
còn nhiều hạn chế. Đối với rừng mưa nhiệt đới nhiều tác giả chia làm 3 tầng, đó là
tầng cây cao thường hình thành tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán. Một số
tác giả còn chia rừng làm 5 tầng. Tầng trội, tầng chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi
và thảm tươi.
2.2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng
Quá trình tái sinh ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên
cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới
thường chỉ tập chung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít
nhiều bị biến đổi. Van steenis (1956), đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái
sinh vệt của các loài cây ưu sáng.[14]
7
Đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố như ánh sáng, độ ẩm của đất, kết cấu
quần thụ cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cây tái sinh.
G.N. Baur, (1976), cho rằng: Sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát
triển cây con. Nhưng đối với sự nảy mầm và quá trình sinh trưởng của cây mầm ảnh
hưởng đó lại không rõ. [8]
Xanniknow, (1967) Vipper, (1973) dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, (1992),
trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy rằng cỏ và tầng cây bụi qua quá
trình sinh trưởng thu nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây
tái sinh. Những lâm phần thưa, rừng đã bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng
chống lớn, tao điều kiện cho cây bụi thảm tươi phát triển mạnh. Trong điều kiện đó,
chúng sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển và khả năng sinh tồn của cây tái sinh. Nếu
lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi thảm tươi phát triển chậm tạo điều
kiện cho cây tái sinh vươn lên.[10]
Tóm lại, nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết về
phương pháp nghiên cứu và quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng, đặc biệt là
sự vận dụng hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh hợp lý nhằm quản lý rừng bền vững.
2.2. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Rừng tự nhiên nước ta thuộc kiểu rừng nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng
về thành phần loài, phức tạp về cấu trúc. Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở
nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ
sở cho việc định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Thái Văn Trừng (1978), khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới nước ta, đã đưa ra mô hình cấu trúc rừng, những tầng vượt tán, tầng ưu thế
sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Tác giả đã vận dụng và có sự
cải tiến bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davit – Risa, trong đó tầng cây
bụi và thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra, tác giả còn dựa vào bốn
tiêu chuẩn để phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: dạng sống ưu thế của
những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái
8
sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó, tác giả chia thảm thực vật rừng
Việt Nam thành 14 kiểu [11].
Đào Công Khanh (1996), [6], Bảo Huy (1993) [5] đã căn cứ vào tổ thành loài
cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh.
Lê Sáu (1996) [9] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp với hệ
thống phân loại Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng thành 6 trạng thái.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp
kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chưa thực
sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài.
2.2.2. 2. Nghiên cứu tái sinh rừng
Vấn đề tái sinh ở nước ta chưa được nghiên cứu nhiều. Một số kết quả
nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm
thực vật, các báo cáo khoa học và một phần được công bố trên các tạp chí.
Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề rất đa dạng và phong phú. Quá
trình này bị chi phối bởi nhiều yếu tố như vị trí địa lý, biện pháp tác động đến tầng
cây cao, nguồn ngốc hình thành rừng…Chính vì thế cho dù quy trình tái sinh có quy
luật nhất định, vốn có tồn tại khách quan, nhưng do các tác động trên làm cho chúng
trở nên phức tạp. Tái sinh là vấn đề quan trọng, quyết định đến bảo vệ và phát triển
rừng bền vững, vì thế nghiên cứu quá trình tái sinh là một việc làm không thể thiếu
trong các nghiên cứu về cấu trúc tự nhiên.
Nguyễn Duy Chuyên (1988) khi nghiên cứu quy luật phân bố tái sinh tự
nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An, đã khái quát đặc
điểm phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý
thuyết, từ đó làm cơ sở định hướng giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất
nguyên liệu. [2].
Tác giả Lê Đồng Tấn (1999) [12] và cộng sự đã nghiên cứu quá trình phục
hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La. Tác giả đã kết luận
mật độ cây tái sinh giảm dần từ trân đồi lên đỉnh đồi, tổ hợp loài cây ưu thế trên ba
vị trí địa hình và ba cấp độ đốc là khác nhau, sự khác nhau chính là tổ thành các loài
trong tổ hợp đó.
Tác giả Phạm Ngọc Thường (2003) [13] nghiên cứu quá trình tái sinh tự
nhiên và phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, 25 tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học
ThS. Phạm Thu Hà
Ma Thanh Thuyết
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)
10
Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng, Bản Tưn xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và xã Vĩnh Yên, huyện Na Hang, tỉnh
Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp thôn Nà Áng xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao và thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
2.3.1.2. địa hình
Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia
cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền bắc Việt Nam, với độ cao trung
bình từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển, đỉnh Tam Sao cao nhất 1.159 m và
chia thành 2 vùng rõ rệt.
- Vùng núi đá: Đây là vùng rừng phân bố tập trung trên núi đá vôi, nơi có địa
hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh núi cao, dốc lớn từ 25 ÷ 300, có nơi đến 450, tài
nguyên rừng khu vực này nhìn chung là ít bị tác động bởi người dân địa phương.
- Vùng núi đất: Nằm tập trung ở các thung lũng giữa các đỉnh núi cao, độ cao
trung bình từ 400 ÷ 600 m, vùng này có tiềm năng để phát triển nông - lâm nghiệp.
2.3.1.3. Đặc điểm địa chất và thổ nhưỡng
Địa chất có nguồn gốc trầm tích với các sản phẩm chủ yếu là kết von cùng
với đá vôi khó phong hoá. Khu vực này còn tiếp giáp với khu quặng (Chì và Kẽm)
hiện đang được khai thác.
Trong khu vực gồm có hai nhóm đất chính sau:
- Đất thung lũng dốc tụ: hình thành ở các thung lũng thấp giữa các dãy núi,
hứng các sản phẩm xói mòn rửa trôi từ trên xuống, đất tốt tầng đất dày.
- Đất nâu đỏ trên núi đá vôi: tầng đất dày tơi xốp, đất có hàm lượng dinh
dưỡng cao, tầng đất mỏng.
11
2.3.1.4. Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu thống kê của trạm Khí tượng thuỷ văn huyện Chợ Đồn - Bắc
Kạn thì Khu bảo tồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm
2 mùa rõ rệt: Mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Trung bình năm dao động từ 20 - 22oC. Nhiệt độ tối cao: 30oC,
tối thấp 4oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông là 11oC, mùa hè 25oC.
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.153 - 1.528 mm. Tập trung chủ yếu
vào tháng 6 và tháng 7 trong năm, tháng có lượng mưa lớn nhất đạt trên 320 mm.
Mùa khô lượng mưa trung bình không vượt quá 60 mm/tháng.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1450 giờ/năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành vào mùa hạ là hướng Đông - Nam, về mùa đông
là hướng Đông - Bắc. Tốc độ gió trung bình đạt 1m/s, song vào những lúc có dông,
bão tốc độ gió có thể đạt 27-28 m/s.
- Độ ẩm không khí: Dao động khoảng 75 - 82%, cao nhất là 88% tập trung
vào tháng 7 trong năm.
- Sương muối: Thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau nhưng
mức độ không cao, ít gây ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp.
2.3.1.5. Đặc điểm thủy văn
Trong khu vực có 1 con suối chính bắt nguồn từ xã Sơn Phú, huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây Bắc qua các thôn Nà Dạ, Bản Eng,
Bản Tưn…của xã rồi đổ ra hồ Ba Bể, có chiều dài khoảng 9 km. Ngoài ra còn suối
Tả Han và các khe nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh núi đổ vào suối Tả Han. Do hiện
tượng Cáxtơ nên một số khe, suối chảy ngầm trong lòng núi đá.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động
Khu bảo tồn cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn 35 km về
phía Bắc giao thông đi lại khó khăn. Khu bảo tồn tiếp giáp và nằm trên địa bàn của
12
xã Xuân Lạc, Đồng Lạc và Bản Thi, với tổng số 1.732 hộ, 7.608 khẩu, phần lớn là
đồng bào Dao, Tày và Mông.
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Kạn thì vùng đệm của KBT có diện tích
7.508 ha thuộc 9 thôn: Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưng (xã Xuân Lạc), Khuổi Kẹn, Kéo
Nàng, Phia Khao (Bản Thi) và Nà Án, Cốc Tộc (xã Đồng Lạc). Dân số vùng đệm là
1.709 người, 410 hộ. Mật độ dân số ở xã Bản Thi là 29 người/km2, Xuân Lạc là 35
người/km2 và Đồng Lạc là 65 người/km2. Có 6 hộ với 32 nhân khẩu hiện đang sinh
sống bên trong vùng lõi của KBT gồm 4 hộ ở xã Bản Thi và 2 hộ ở xã Xuân Lạc.
Dân tộc thiểu số chiếm 89,5% ở các xã xung quanh KBT với các dân tộc
Dao, Mông, Tày, Nùng và Hoa, trong đó phần lớn là người Dao, Tày và Mông.
Trước đây họ cư trú rải rác trên các sườn núi và thung lũng, từ những năm 1980 bắt
đầu định cư tập trung thành bản làng theo chương trình Định canh định cư của
chính phủ. Mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa riêng và và có nhiều điểm tương đồng
nên các sinh hoạt văn hóa ở vùng đệm khá phong phú.
13
Bảng 2.1. Dân số, dân tộc và tình trạng đói nghèo ở các xã xung quanh KBT
TT
Xã
Dân số
Diện tích
tự nhiên
(ha)
Số
thôn
Số
hộ
Số
khẩu
Số hộ
nghèo
(hộ
(%))
Thành phần dân tộc
Kinh
(số khẩu
(%))
Thiểu số (số
khẩu
(%))
Tên dân
tộc thiểu số
1
Bản Thi
6,499
9
506
1,901
42
(8,3)
669
(35,2)
1.232 (68,8)
Dao, Tày,
H’mông, Nùng,
Hoa
2
Đồng Lạc
3,662
10
557
2,378
96
(17,2)
131
(5,5)
2.247 (94,5)
Dao, H’mông
3
Xuân Lạc
8,421
14
669
3,329
388
(50,5)
-
3.329
(100)
Tày, Dao, H’Mông
Tổng
18.582
33
1,732
7,608
526
(30,4)
800
(10,5)
6,808
(89,5)
-
(Nguồn: UBND các xã vùng đệm, tháng 11/2012)
14
Ở 9 thôn vùng đệm của KBT người Kinh chiếm khoảng 5% còn lại là dân
tộc thiểu số. Các hộ người Kinh chủ yếu là buôn bán, khai thác khoáng sản, công
nhân viên nhà nước. Các hộ người Kinh tập trung ở xã Bản Thi với 35% chủ yếu là
công nhân khai thác khoáng sản nơi có mỏ quặng Sunfua Kẽm lộ thiên với trữ
lượng lớn. Các hộ sinh sống bên trong vùng lõi của KBT đều là người Dao, họ sống
và canh tác bên trong KBT từ lâu đời, chủ yếu là làm rẫy và thu hái lâm sản theo
mùa. Ở xã Đồng Lạc chỉ có 19 hộ người Kinh chiếm 3% còn lại xã Xuân Lạc gần
như 100% là người dân tộc thiểu số.
2.3.2.2. Tình hình kinh tế và thu nhập của người dân sống xung quanh KBT
Nguồn thu nhập chính của cư dân vùng đệm KBT là lúa nước và các loại cây
trồng nông nghiệp như ngô, sắn, khoai tàu, các loại đậu. Do địa hình đất dốc nên
loại hình canh tác chính là nương rẫy. Mặc dù nông dân có kinh nghiệm trồng lúa
nước nhưng năng xuất nhìn chung không cao. Năng suất một số cây trồng chính ở
vùng đệm trong năm 2011 như sau:
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011
Lúa
Xã
Diện tích
(ha)
Ngô
Năng
Sản
Diện
Năng
Sản
suất
lượng
tích
suất
lượng
(tạ/ha)
(tấn)
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
Bản Thi
61
40
255
61
40
255
Đồng Lạc
222
46
1.080
74
43
311
Xuân Lạc
183
43
784
206
37
764
(Nguồn: UBND các xã Bản Thi, Đồng Lạc và Xuân Lạc)
Ngoài nguồn thu từ các loại cây trồng nông nghiệp; cây công nghiệp ngắn
ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân vùng đệm như cây
Dong riềng, Sắn. Các loại cây dài ngày chưa phát triển, cây ăn quả chủ yếu là Hồng
và Chuối. Cây lâm nghiệp chủ yếu là Xoan và Mỡ được trồng rải rác ở khu vực
nương rẫy. Trong những năm gần đây UBND huyện Chợ Đồn bắt đầu khuyến khích
người dân trồng cây Keo để thay thế cây Mỡ.
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số, dân tộc và tình trạng đói nghèo ở các xã xung quanh KBT........13
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011 ..............................................14
Bảng 2.3. Cây trồng ở vùng đệm..............................................................................15
Bảng 2.4. Diện tích rừng khu bảo tồn phân theo trạng thái ......................................20
Bảng 4.1. Công thức tổ thành cây tái sinh của tất cả các kiểu rừng trên núi đá tại
Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc........................................................27
Bảng 4.2 Mật độ cây tái sinh các kiểu rừng............................................................29
Bảng 4.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao. ..................................................31
Bảng 4.4 Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh .......................................................33
Bảng 4.5 Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ các kiểu rừng trên núi đá Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc ..............................................................................35
Bảng 4.6. Tổng hợp mật độ cây gỗ trạng thái I.1, I.2, I.3, I.4. ..................................37
Bảng 4.7. Độ che phủ của thảm tươi ở các kiểu rừng...............................................39
16
2.3.2.3. Tập quán sinh hoạt, sản xuất
Khái quát chung
Cư dân trong vùng chủ yếu sống tập trung thành các bản, những hộ ở trên cao
rải rác đã chuyển xuống thấp sống định cư cùng bản làng, phần lớn trong số họ đến
định cư ở khu vực này vào những năm 1979 - 1980 là các hộ nghèo người Mông và
Dao. Một trong những tập quán cần được thay đổi của cả người Dao và người Mông
là săn bắt động vật rừng. Thường các gia đình đều có súng săn tự tạo. Họ đi săn
không chỉ vì mục đích thực phẩm, thu nhập mà đây còn là tập quán.
Một số hộ sinh sống trong KBT chủ yếu phát nương làm rẫy để canh tác
nông nghiệp và sử dụng tài nguyên từ KBT. Hiện nay còn 4 hộ người Dao xã Bản
Thi và 2 hộ người Dao xã Xuân Lạc với 32 nhân khẩu sống trong KBT. Các hộ này
vẫn còn săn bắt như dựng những lều lán để tiếp tay cho những thợ săn, sau khi săn
bắn được họ đem bán cho những nhà hàng bên Chợ Đồn. Hơn nữa, 53 hộ tại thôn
Nà Dạ phần lớn có diện tích canh tác nương rẫy trong Khu bảo tồn.
Trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong
đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa
nước, ngô, lúa nương, sắn…
Vấn đề an toàn lương thực cũng vẫn chưa đảm bảo đối với một số hộ nghèo,
thiếu ăn vào những lúc giáp hạt (tháng 2-4) trước khi đến mùa gặt.
Ruộng nước được phân bố nơi thấp gần khu dân cư, ven suối và một số diện
tích nhỏ ruộng bậc thang. Năng suất lúa thấp do kỹ thuật canh tác chưa cao phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, giống chưa được cải thiện. Lúa nương được canh tác
trên các sườn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích lúa nương thường không ổn định do
sự du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cư.
Các loại rau màu như Ngô, Sắn… thường được trồng trên những nơi đất cao,
bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước. Do diện tích ruộng
nước chỉ hơn 1sào/người, chủ yếu là ruộng 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ