Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.42 KB, 7 trang )

ng. Nguyên
nhân gây suy tim phổi có thể liên quan đến tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.

Chuyên Đề Nhi Khoa

5


● Diễn tiến biến chứng thần kinh: Các triệu chứng thần kinh của viêm não thân não
xuất hiện sau sốt 1 ngày và thường trùng với thời điểm sốt cao nhất. Thời gian từ khi sốt và
phát ban TCM đến khi xuất hiện triệu chứng yếu liệt chi là 1- 6 ngày, trung bình là 3 ngày.

Biến chứng hô hấp- tuần hoàn của bệnh
Bảng 3: Biến chứng hô hấp- tuần hoàn của bệnh (n=538)
Triệu chứng
Mạch nhanh
Thở nhanh
Thở bụng
Huyết áp tăng
Rối loạn vận mạch da

Số ca (%)
81 (90%)
68 (75,6%)
25 (27,8%)
27 (30%)
17 (18,9%)

Tất cả các trẻ TCM bị biến chứng hô hấp- tuần hoàn trong nghiên cứu đều khởi phát với
các triệu chứng thần kinh của tổn thương thân não như ói, giật mình, hoảng hốt, run tay chân,
hay yếu chi, liệt dây sọ, hay lừ đừ… trước đó. Sau khi biểu hiện bệnh 1-2 ngày, các trẻ này đột


ngột có biểu hiện thở nhanh, tim nhanh, rối loạn vận mạch da (da nổi bông, vã mồ hôi lạnh).
Ngoài ra, có 14/68 trẻ nhóm IIIA và 13/22 trẻ nhóm IIIB có biểu hiện tăng huyết áp thoáng qua.
● Biểu hiện phù phổi không do tim: Tất cả các trẻ có diễn tiến phù phổi đều có các biểu
hiện thở nhanh, thở không đều, tái môi với oxy cannula, ran ẩm 2 phổi xuất hiện và tăng
nhanh. Kết quả khí máu động mạch đều thấy tình trạng giảm oxy máu nặng với Pa02/ Fi02
<200 và tình trạng tổn thương phế nang mao mạch với AaD02 rất cao. Tất cả những trẻ này
đều được đặt nội khí quản giúp thở, một số được dùng thuốc giãn mạch Milrinone. Sau 1-2
giờ trẻ diễn tiến sốc với mạch tăng nhanh, nhẹ và giảm huyết áp, được điều trị các thuốc
vận mạch như Dopamine, Dobutamine.
Khám lâm sàng không ghi nhận gallop tim hay gan to. Khi chụp Xquang phổi, không ghi
nhận bất cứ trường hợp nào có bóng tim to. Không ghi nhận có thay đổi ST-T hay rối loạn
nhịp tim kiểu viêm cơ tim trên ECG. Siêu âm tim chỉ ghi nhận có 6 trường hợp giảm sức co
bóp cơ tim, trong đó có 2 trường hợp giãn buồng tim trái. Trong đó, 4 trẻ được làm xét
nghiệm men tim (CPK, Troponin I), ghi nhận 3/4 ca có Troponin I dương tính hoặc tăng nồng
độ CPK máu.
● Biến chứng hô hấp- tuần hoàn thường xảy ra vào ngày 2- 4 của sốt, vào thời điểm sốt
cao nhất.Tất cả các trẻ độ IIIA và IIIB khởi phát tim nhanh và thở nhanh cùng lúc, trung
bình sau sốt 2 ngày và sau các triệu chứng thần kinh 1 ngày. Tăng huyết áp (nếu có) đều
được phát hiện cùng lúc với thời điểm ghi nhận nhịp tim nhanh.
Các biến chứng hô hấp- tuần hoàn diễn tiến rất nhanh trong vòng 24 giờ. Có 16 trẻ bị
phù phổi và sốc, 6 trẻ chỉ bị phù phổi, không trụy tim mạch. Trẻ bị sốc và phù phổi sau khi
có các biểu hiện tăng nhịp tim và nhịp thở trung bình là 6 đến 8,5 giờ. Đa số (10/16 trẻ) được
phát hiện sốc và phù phổi cùng lúc; 4/16 trẻ bị phù phổi trước và 2/16 trẻ được phát hiện
sốc. Dù sốc hay phù phổi trước, các trẻ đều diễn tiến đến suy hô hấp hoặc tuần hoàn trong
vòng 1- 2 giờ sau đó.

Chuyên
Đề Nhi Khoa
6



KẾT LUẬN
Bệnh TCM thường xảy ra ở lứa tuổi dưới 36 tháng. Bệnh tử vong do biến chứng hô hấp
– tuần hòan. Triệu chứng sốt cao và nôn ói có liên quan đến biến chứng và tử vong của
bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Behrman (2004), Nelson textbook of pediatrics, 17th ed., Saunders, An Imprint of Elsevier, chapter 229
Chan L.G., Umesh D.Parashar, M.S.Lye et al. (2000), "Deaths of children during an outbreak of hand, foot, and mouth disease
in Sarawak, Malaysia: Clinical and pathological characteristics of the disease", Clinical Infectious Diseases, 31: 678-683
Chen Cheng-Yu (2001), "Acute flaccid paralysis in infants and young children with Enterovirus 71 infection: MRI imaging
findings and clinical correlates", American Journal Neuroradiol, 22: 200-205
Gershon (2004), Krugman’s infectious diseases of children, 11th ed., Mosby Inc, chapter 8
Huang Chao-Ching, Ching-Chuan Liu, Ying-Chao Chang, et al. (1999), "Neurologic complications in children with
enterovirus 71 infection", The New England Journal of Medicine, 341(13): 936-942
Long (2003), Principles and practice of pediatric infectious diseases, 2nd ed., Churchill Livingstone, An Imprint of Elsevier,
chapter 250
Lu Hsiao-Kuo, Tzou-Yien Lin, Shao-Hsuan Hsia et al. (2004), "Prognostic implications of myoclonic jerk in children with
Enterovirus infection", J Microbiol Immunuol Infect, 37: 82-87

McMinn. PC. (2002), "An overview of the evolution of Enterovirus 71 and its clinical and public health significance", FEMS
Microbiology Reviews, 26: 91-107
Phan Van Tú et al. (2007), "Epidemiologic and virologic investigation of hand, foot, and mouth disease, Southern Vietnam,
2005", Emerging Infectious Diseases, 13(11): 1733- 1741
Yang Tsou-Tong, Li-Min Huang, Chun-Yi Lu, et al. (2005), "Clinical features and factors of unfavorable outcomes for nonpolio Enterovirus infection of the central nervous system in Northern Taiwan, 1994-2003", J Microbiology Immunuol Infect, 38:
417-424

Chuyên Đề Nhi Khoa

7



×