Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm lâm sàng và hoá sinh của bệnh nhân mắc bệnh xirô niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 8 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HOÁ SINH
CỦA BỆNH NHÂN MẮC BỆNH XIRÔ NIỆU
Trần Thị Chi Mai1,2, Hoàng Trung Kiên1,
Vũ Thị Tú Uyên1, Vũ Chí Dũng1, Nguyễn Ngọc Khánh1
1

Bệnh viện Nhi Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà Nội

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích đặc điểm lâm sàng và hoá sinh của 26 bệnh nhân mắc bệnh
xirô niệu được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2011 đến nay. Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm
thường quy được thu thập từ bệnh án. Acid amin huyết tương được định lượng bằng phương pháp sắc ký
lỏng siêu hiệu năng (UPLC) và acid hữu cơ niệu được phân tích bằng sắc ký khối phổ (GCMS). Trong số 26
bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh xirô niệu, 21 bệnh nhân thể cổ điển, 5 bệnh nhân thể trung gian.
16/26 bệnh nhân sống với biến chứng chậm phát triển tinh thần mức độ nhẹ đến trung bình. Kết quả nghiên
cứu cho thấy bệnh xirô niệu không phải rất hiếm gặp ở Việt Nam và các xét nghiệm chuyên sâu là cần thiết
để chẩn đoán xác định.
Từ khoá: Bệnh xirô niệu (MSUD), rối loạn chuyển hoá bẩm sinh, định lượng acid amin huyết tương,
phân tích acid hữu cơ niệu, acid α-ketonic mạch nhánh, acid amin mạch nhánh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

tính là 1:185000 trẻ sơ sinh [1]. Tuy nhiên, dữ

Bệnh xi rô niệu (MSUD) là bệnh di truyền

liệu từ chương trình sàng lọc sơ sinh cho thấy

lặn nhiễm sắc thể thường do tổn thương phức


tỷ lệ bệnh có thể cao hơn, ở Đức tần suất ước

hợp enzym dehydrogenase của acid α -

tính là 1: 133000 trẻ sơ sinh [3]. Ở những

cetonic mạch nhánh (Branched - chain alpha -

nước có tình trạng hôn nhân cùng huyết thống

ketoacid dehydrogenase- BCKAD). BCKAD là

như Arập Xeut, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Ấn

phức hợp lớn gồm 4 tiểu đơn vị (E1α, E1β, E2

Độ, tỷ lệ này cao hơn [1]. Trong một số cộng

và E3), cần thiết cho quá trình khử carboxyl

đồng Menno và Hà Lan tại tiểu bang Pennsyl-

các acid α - cetonic mạch nhánh (branched-

via (Hoa Kỳ), tần suất mắc bệnh rất cao (1:

chain ketoacids - BCKA), bước thứ hai trong

200) [4]. Tại các nước Đông Nam Á, tỷ lệ mắc


quá trình thoái hoá các acid amin mạch nhánh

bệnh xirô niệu chưa được biết [5; 6]. Tuy

(branched - chain amino acid - BCAA). Suy

nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy

giảm hoạt tính của phức hợp BCKAD dẫn đến

bệnh xirô niệu không phải là bệnh hiếm gặp ở

tăng nồng độ các acid amin mạch nhánh như

khu vực này [5 - 7].

leucin, valin và isoleucin trong máu; tăng các
BCKA trong máu và nước tiểu [1; 2].
Trên thế giới, tần suất mắc MSUD ước

Tại Việt Nam, trước năm 2011, chẩn đoán
bệnh xirô niệu và các rối loạn chuyển hoá bẩm
sinh khác chủ yếu dựa trên các biểu hiện lâm
sàng và khẳng định chẩn đoán bằng gửi mẫu
bệnh phẩm ra nước ngoài [8]. Từ năm 2011,

Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Chi Mai, Khoa Kỹ thuật Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 20/12/2016

Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

TCNCYH 106 (1) - 2017

chúng tôi đã triến khai thành công phương
pháp phân tích acid hữu cơ niệu bằng sắc ký
khí khối phổ (GCMS) và từ 2013 là phương
pháp định lượng acid amin máu bằng sắc ký

9


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
lỏng siêu hiệu năng (UPLC). Từ năm 2011

tách bằng ethyl acetat ở điều kiện pH 1 và

đến 2015, 808 bệnh nhân đã được tiến hành

bão hòa NaCl. Các acid hữu cơ chiết tách

phân tích acid hữu cơ niệu và 530 bệnh nhân

được tạo dẫn xuất trimethylsilyl bằng BSTFA

đã được tiến hành định lượng acid amin huyết

(N, O - bis (trimethylsily) trifluoroacetamide).

tương. Trong số các rối loạn chuyển hoá bẩm


Phân tách, xác định và bán định lượng các

sinh phát hiện được trong giai đoạn này, bệnh

acid hữu cơ được thực hiện trên máy sắc ký

xirô niệu là bệnh hay gặp nhất. Nghiên cứu

khí khối phổ (GCMS) của Agilent - Mỹ [9; 10].

được thực hiện nhằm phân tích các đặc điểm

- Phương pháp định lượng acid amin máu:

lâm sàng và hoá sinh của 26 bệnh nhân được

Huyết tương được khử protein bằng dung

chẩn đoán bệnh xirô niệu tại Bệnh viện Nhi

dịch acid sulfosalicylic (SSA) chứa nội chuẩn

Trung ương.

norvaline (Nva). Phương pháp phân tích acid

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

amin bao gồm các giai đoạn sau:

+ Kiềm hoá mẫu đã được khử tạp bởi SSA

1. Đối tượng

bằng dung dịch NaOH/ borat.

Tất cả các bệnh nhân nghi ngờ rối loạn

+ Dẫn xuất hoá các acid amin trong mẫu

chuyển hoá bẩm sinh đến khám và điều trị tại

thử bằng AQC (6 - aminoquinolyl - N - hydrox-

Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2011 đến 2015.

ysuccinimidyl carbamate) để chuyển các acid

2. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu.

amin bậc một và bậc hai thành các chất có thể
phát hiện được bằng đầu dò cực tím (UV).

- Thông tin lâm sàng: Các thông tin lâm
sàng được thu thập trên hồ sơ bệnh án, bao
gồm: giới tính, dân tộc, tuổi khởi phát, các
triệu chứng lâm sàng khi phát bệnh, kết quả
xét nghiệm hoá sinh thường quy, kết quả điều
trị, hôn nhân cùng huyết thống.


+ Phân tách các dẫn xuất AQC của acid
amin bằng máy UPLC (Waters - Hoa Kỳ) [11].
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, không gây ra bất kỳ
một tác động có hại nào đối với bệnh nhân.

- Mẫu bệnh phẩm: máu toàn phần tĩnh
mạch được thu thập trong ống chống đông

Danh tính của các bệnh đưa vào gia nghiên
cứu được giữ bí mật.

heparin, ly tâm chắt huyết tương ngay sau khi

III. KẾT QUẢ

thu thập để định lượng acid amin.
Nước tiểu ngẫu nhiên được thu thập và

Trong tổng số 808 bệnh nhân được xét

chuyển ngay đến phòng xét nghiệm. Huyết

nghiệm phân tích acid hữu cơ niệu và định

tương/ nước tiểu được bảo quản ở -20oC cho

lượng acid amin huyết tương, 83 bệnh nhân

đến khi phân tích.


(12,1%) có chẩn đoán xác định rối loạn

- Phương pháp phân tích các acid hữu cơ

chuyển hoá bẩm sinh.Trong số đó, có 26 bệnh

niệu: Chiết tách bằng ethyl acetat/ tạo dẫn

nhân được chẩn đoán bệnh xirô niệu dựa trên

xuất

bằng

sự tăng cao acid amin mạch nhánh (BCAA)

GCMS. Các dẫn xuất oxime được tạo thành

cùng với sự tăng alloisoleucin trong máu và/

bởi phản ứng với hydroxylammonium chlorid

hoặc tăng bài tiết lượng lớn acid α-cetonic

ở pH 14. Sau phản ứng, hỗn hợp được chiết

mạch nhánh trong nước tiểu (BCKA).

10


oxime-trimethylsilyl/

phân

tích

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Trong số các bệnh nhân đầy đủ dữ liệu xét
nghiệm thường quy, 6/18 bệnh nhân có tăng

bệnh nhân có hoạt độ AST và ALT tăng cao
hơn bình thường.

ammoniac máu, 9/18 có tình trạng nhiễm toan

16/26 bệnh nhân sống với biến chứng

chuyển hoá, 8/18 bệnh nhân có tăng lactat

chậm phát triển tinh thần mức độ nhẹ đến

máu, 12/18 bệnh nhân thể ceton niệu dương

trung bình.

tính, 5/18 bệnh nhân có hạ glucose máu, 2/18

(a)

(b)

Hình 1. Sắc ký đồ acid amin huyết tương của trẻ bình thường (a) và bệnh nhi xirô niệu (b)
(a) Peak 1: Valin, peak 2: Isoleucin, peak 3: Allo-Isoleucin, peak 4: Leucin.

TCNCYH 106 (1) - 2017

11


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bệnh nhân bình thường alloisoleucin không phát hiện được. Bệnh nhân mắc bệnh xirô niệu
leucin tăng rất cao, alloisoleucin phát hiện được và tăng rất cao.
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và kết quả sắc ký đồ huyết tương
của các bệnh nhân mắc bệnh xirô niệu
Ca
bệnh

Tuổi
khởi
phát

Dân
tộc

Giới

Biểu hiện

lâm sàng

Leucin
(µmol/
L)

Isoleucin
(µmol/L)

Valin
(µmol/
L)

Alloisoleucin
(µmol/L)

BCKA
niệu

1

4 ngày

Kinh

Nam

SHH, bú
kém, sốt


1762,6

148,2

234

122,8

Tăng

2

2 ngày

Kinh

Nam

Bú kém, sốt

3196,6

60,6

329,3

0

Tăng


3

6 ngày

Kinh

Nữ

SHH, bú
kém, sốt

2498,8

210,5

297,8

226,8

Tăng

4

7 ngày

Kinh

Nam

Bú kém, sốt


1361,4

269,8

178,3

149,7

Tăng

5

7 ngày

Kinh

Nữ

Bú kém, sốt

1998,7

53,5

168,1

76,6

Tăng


6

2 tuổi

Kinh

Nam

Vàng da

724,1

363,7

852

64,4

Tăng

7

8
tháng

Kinh

Nam


Co giật,
chậm phát
triển

1216,4

473,1

615,5

225,7

Tăng

8

5 ngày

Kinh

Nam

Bú kém,
SHH

3572,2

360,5

572,9


223,6

Tăng

9

4
tháng

Kinh

Nữ

Quấy khóc,
co giật

3178,5

619,2

294

226,2

Tăng

10

4 ngày


Mườ
ng

Nữ

Bú kém,
SHH

2530,2

209,4

128,9

151,7

Tăng

11

3 ngày

Kinh

Nam

Ho, khò
khè


1546,4

349,5

1050,6

100,9

Tăng

12

10
ngày

Kinh

Nam

Bú kém,
SHH

NA

NA

NA

NA


Tăng

13

10
ngày

Kinh

Nữ

Bú kém,
SHH

NA

NA

NA

NA

Tăng

14

4 ngày

Kinh


Nam

SHH, bú
kém, sốt

NA

NA

NA

NA

Tăng

15

7
tháng

Kinh

Nam

Ho, khò
khè, sốt

NA

NA


NA

NA

Tăng

16

4 ngày

Kinh

Nam

SHH, bú
kém, sốt

3419,9

523,9

740

195,8

Tăng

Kinh


NA

NA

1807,5

377,6

94,3

247,8

Tăng

17

12

10
ngày

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Ca
bệnh

Tuổi

khởi
phát

Dân
tộc

Giới

Biểu hiện
lâm sàng

Leucin
(µmol/
L)

Isoleucin
(µmol/L)

Valin
(µmol/
L)

Alloisoleucin
(µmol/L)

BCKA
niệu

18


5 ngày

Kinh

NA

NA

NA

NA

NA

NA

Tăng

19

7 ngày

Kinh

NA

NA

NA


NA

NA

NA

Tăng

20

10
tháng

Kinh

NA

NA

NA

NA

NA

NA

Tăng

21


20
ngày

Kinh

NA

NA

NA

NA

NA

NA

Tăng

22

7 ngày

Kinh

NA

NA


NA

NA

NA

NA

Tăng

23

5 ngày

Kinh

NA

NA

NA

NA

NA

NA

Tăng


24

3 ngày

Kinh

NA

NA

4695,6

414,3

527,9

272,2

Tăng

25

5 ngày

Kinh

Nữ

Khò khè,
sốt


1577

392

245

209

Không
tăng

26

11
ngày

Kinh

Nam

SHH, bú
kém, sốt

1889,9

399,3

312,9


235,9

Không
tăng

* NA: Not available (không có thông tin), SHH: suy hô hấp.
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là vấn đề về hô hấp (12/18 bệnh nhân), bú kém hoặc
bỏ bú (12/18) và sốt (10/18) - (ghi nhận trên tổng số 18 bệnh nhân có đầy đủ thông tin). 14/18
bệnh nhân có nước tiểu mùi đường cháy. Có 8 bệnh nhân không thu thập được thông tin lâm
sàng do đây là các bệnh nhân của các cơ sở y tế khác gửi mẫu bệnh phẩm đến Bệnh viện Nhi
Trung ương để phân tích. Có 8 bệnh nhân không được làm xét nghiệm acid amin máu.
Trong số 26 bệnh nhân, 21 bệnh nhân thể cổ điển và 5 bệnh nhân thể không cổ điển dựa trên
tuổi khởi phát bệnh.Trong nghiên cứu này, thông tin bố mẹ hôn nhân cùng huyết thống không
khai thác được. Leucin tăng ở 16/16 bệnh nhân xirô niệu được tiến hành định lượng acid amin
huyết tương. Alloisoleucin tăng ở 15/16 bệnh nhân xirô niệu. Kết quả phân tích acid hữu cơ niệu
cho thấy BCKA tăng ở 24/26 bệnh nhân.

IV. BÀN LUẬN

tính. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ

Biểu hiện lâm sàng của bệnh xi rô niệu phụ

xuất hiện thoái hoá thần kinh tiến triển do phù

thuộc vào mức độ trầm trọng của thiếu hụt

não, hôn mê, suy hô hấp do thần kinh và tử

BCKAD. Bệnh nhân thể cổ điển (classical


vong. Ở các bệnh nhân thể trung gian

type) có hoạt độ enzym dưới 2%, bệnh khởi

(intermediate type)

phát từ giai đoạn sơ sinh. Bệnh nhân thường

BCKAD còn khoảng từ 3 - 30%, các triệu

có biểu hiện bú kém, ngủ lịm, kích thích, nước

chứng xuất hiện muộn hơn: chậm lớn, kém

tiểu có mùi đường cháy và ceton niệu dương

ăn, chậm phát triển tinh thần, các bất thường

TCNCYH 106 (1) - 2017

thì

hoạt tính enzym

13


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
về hành vi. Thể trung gian có thể xuất hiện


bệnh nhân được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi

các triệu chứng trầm trọng của nhiễm độc do

Trung ương là dân tộc Kinh. Phần lớn các

rối loạn chuyển hoá, bệnh não nếu trẻ bị

trường hợp là thể cổ điển, điều này cũng phù

nhiễm trùng, mất nước, đói kéo dài [1; 2]. Với

hợp với các nghiên cứu trên trẻ em Philipin và

thể bệnh xi rô niệu ngắt quãng (intermittent

trẻ em Malaysia [5; 7].

type) trẻ có thể phát triển bình thường và

Nghiên cứu này mới chỉ tiến hành cho các

nồng độ các acid amin mạch nhánh bình

trẻ em nghi ngờ rối loạn chuyển hoá đến

thường khi trẻ không có triệu chứng [1; 12].

khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung


Trong thể bệnh này, các triệu chứng thường

ương, chưa mang tính đại diện cho trẻ em

xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 5 tháng đến 2

Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả thu được cho

tuổi khi các nhiễm khuẩn thông thường làm

thấy bệnh xi rô niệu có lẽ không phải là bệnh

tăng dị hoá ở cơ [1; 12]. Thể đáp ứng với

hiếm gặp ở trẻ em Việt Nam. Các nghiên cứu

thiamin có các đặc điểm lâm sàng tương tự

phân tích gen là cần thiết để giải thích tỷ lệ

như thể trung gian. Hoạt tính enzym BCKAD

mắc bệnh xi rô niệu khá cao ở Việt Nam.

khoảng từ 2 - 40%. Khi điều trị bằng thiamin,

Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu,

nồng độ BCAA và BCKA giảm [1]. Thể cuối


thường gặp nhất là tình trạng suy hô hấp và

cùng là thiếu hụt Lipoamid dehydrogenase

bú kém. Nhiều bệnh nhân có gia tăng ammo-

(E3). Hoạt độ BCKAD từ 0 - 25%. Thể này giai

niac máu, nhiễm acid chuyển hoá, thể ceton

đoạn sơ sinh chưa có triệu chứng, sau đó

niệu dương tính. Một số bệnh nhân xuất hiện

xuất hiện chậm lớn, nhược cơ, nhiễm toan

glucose máu giảm. Tuy nhiên, các bất thường

acid latic, chậm phát triển tinh thần, rối loạn

này không đặc hiệu, có thể gặp trong nhiều

vận động. Ngoài bất thường BCAA và BCKA,

bệnh lý khác nhau và các rối loạn chuyển hoá

nồng độ alpha-ketoglutarate, lactat và pyruvat

bẩm sinh khác. Do vậy, không thể căn cứ vào


tăng cao trong máu và nước tiểu [1].

các xét nghiệm này để chẩn đoán cũng như

Các xét nghiệm chuyên sâu là quan trọng

dựa trên sự bất thường của các xét nghiệm

để khẳng định chẩn đoán trẻ nghi ngờ bệnh xi

này để quyết định có hay không chỉ định các

rô niệu vì các triệu chứng lâm sàng không đặc

xét nghiệm chuyên sâu.

hiệu, có thể giống với nhiều tình trạng bệnh lý

Tất cả các bệnh nhân đều có sự gia tăng

khác như nhiễm trùng, các rối loạn chuyển

leucin và sản phẩm chuyển hoá của nó là acid

hoá khác. Triệu chứng nước tiểu có mùi

α-isocaproic- những chất độc chính với hệ

đường cháy là khá phổ biến, tuy nhiên đòi hỏi


thần kinh [1; 13 ]. Phần lớn các bệnh nhân có

các bác sĩ phải được tập huấn và làm quen,

nồng độ leucin trên 1000 umol/L. Nồng độ

hơn nữa đây là triệu chứng chủ quan và đôi

alloisoleucin máu, sản phẩm nội sinh được tạo

khi bệnh nhân thể không điển hình có thể

thành từ isoleucin, là đồng phân không đối

không rõ ràng. Với xét nghiệm phân tích acid

quang (diastereomer) của isoleucin, tăng cao

hữu cơ niệu và định lượng acid amin huyết

ở hầu hết các bệnh nhân bệnh xi rô niệu trong

tương được triển khai thành công tại Khoa

nghiên cứu này. Đây là chỉ điểm có độ nhạy,

Sinh hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, số các

độ đặc hiệu cao cho chẩn đoán bệnh xi rô


bệnh nhân được chẩn đoán bệnh xi rô niệu

niệu. Bệnh nhân mã số 2 không có tăng alloi-

tăng so với giai đoạn trước. Phần lớn các

soleucin, nguyên nhân có thể do bệnh nhân

14

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
đã được lọc máu trước khi lấy mẫu làm xét

cũng là vấn đề cần xem xét giúp cho tư vấn di

nghiệm. Rất tiếc bệnh nhân tử vong và không

truyền, chẩn đoán trước sinh bệnh xi rô niệu.

được làm lại xét nghiệm định lượng acid amin.

Bên cạnh đó, cần tính đến việc đưa bệnh xi rô

Như vậy, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp

niệu là một bệnh trong chương trình sàng lọc


với các nghiên cứu khác [5; 6; 7; 14].

sơ sinh quốc gia.

Các acid α-cetonic mạch nhánh trong nước

V. KẾT LUẬN

tiểu cũng là một chỉ điểm quan trọng giúp
chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu

Bệnh xi rô niệu có thể không phải bệnh

này có 2/26 bệnh nhân kết quả phân tích acid

hiếm gặp tại Việt Nam. Phần lớn các bệnh

hữu cơ niệu hoàn toàn không có sự gia tăng

nhân là thể cổ điển với các triệu chứng thần

BCKA niệu (bệnh nhân mã 25 và 26, bảng 1).

kinh cấp tính ngay từ những tuần đầu của

Do vậy, cần lưu ý là định lượng acid amin

cuộc sống. Triệu chứng nước tiểu mùi đường


huyết tương với sự gia tăng leucin và/ hoặc

cháy được phát hiện trong phần lớn các bệnh

alloisoleucin mới là xét nghiệm quyết định

nhân đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

trong chẩn đoán xác định.

Chẩn đoán bệnh xi rô niệu dựa trên sự tăng

Từ những kết quả nghiên cứu thu được,
khuyến cáo các bác sĩ nhi khoa nên chỉ định
làm các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán rối
loạn chuyển hoá khi trẻ có các triệu chứng
lâm sàng và xét nghiệm thường quy bất
thường mà không tìm được các nguyên nhân
gây bệnh thông thường, không thể lý giải
được các bất thường này. Với bệnh xi rô niệu,
dấu hiệu nước tiểu mùi đường cháy là quan
trọng. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán
bệnh xi rô niệu là 26 trong vòng 5 năm tại
Bệnh viện Nhi Trung ương. Đây mới chỉ là kết
quả chẩn đoán tại một bệnh viện trên quần thể

cao acid amin mạch nhánh cùng với sự tăng
alloisoleucin trong máu và/ hoặc tăng bài tiết
lượng lớn acid α-cetonic mạch nhánh trong
nước tiểu. Cần có định hướng cho việc chẩn

đoán và phát hiện sớm bệnh xi rô niệu qua
việc thiết lập chương trình sàng lọc sơ sinh,
nâng cao nhận thức của bác sĩ lâm sàng về
bệnh, nâng cao năng lực xét nghiệm cho các
cơ sở nhi khoa chuyên sâu.

Lời cảm ơn
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban
Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã cho
phép thực hiện nghiên cứu này.

trẻ có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hoá bẩm
sinh, chưa mang tính đại diện cho tất cả các

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vùng miền trong cả nước, do vậy có thể ngoại
suy bệnh xi rô niệu không phải hiếm gặp ở

1. Chuang DT, Shih VE (2001). Maple
syrup urine disease (branched- chain keto-

Việt Nam. Việc tiến hành tập huấn cho bác sĩ

aciduria). The metabolic and molecular Basis

nhi khoa các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, hướng

of Inherited Disease, 8th edition. Mc Graw-


dẫn cách lấy mẫu gửi về các trung tâm nhi
xác định bệnh xi rô niệu là cần thiết. Việc tiến

Hill, New York, II, 1971 - 2006.
2. Wapper RS, Gibson KM (2002). Disorder of leucine metabolism. Physician’ guide to

hành phân tích đột biến gen trên bệnh nhân

the laboratory diagnosis of metabolic disease,

bệnh xi rô niệu, người thân của bệnh nhân

2nd edition. Springer, Berlin, 165 - 189.

khoa chuyên sâu để có thể đưa ra chẩn đoán

TCNCYH 106 (1) - 2017

15


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Fingerhut R (2009). Recall rate and
positive predictive value of MSUD screening is
not influenced by hydroxyproline. Eur J Pedi-

9. Hormmes FA (1991). Organic acid
analysis: Techniques in diagnostic human
biochemical genetics. A Laboratory Manual,


atr, 168, 599 - 604.
4. Simon E, Fingerhut R, Baumkotter J,

N.Y. Wiley-Liss, 143 - 76.

et al (2006). Maple syrup urine disease: favourable effect of early diagnosis by newborn

(1996). GCMS profiling of urinary organic
acids evaluated as quantitation method. Clin

screening on the neonatal course of the dis-

Chem, 42(10), 1609 - 1615.

ease. J Inherit Metab Dis, 29, 532 - 537.
5. Lee JY, Chiong MA, Estrada SC,

11. Peake R.W (2013). Improved separation and analysis of plasma amino acids by

Cutingco - De la Paz EM et al (2008). Maple
syrup urine disease (MSUD)- Clinical profile of

modification of the MassTrak AAA Solution
Ultraperformance(R) liquid chromatography

47 Filipino patients. JIMD Short report #135
Online.

method. Clin Chim Acta, 423, 75 - 82.


6. Pankanon S, Charoensiriwatana W,
Santawesin V (2008). Maple syrup urine disease in Thai infants. J Med Assoc Thai, 91 (3),
S41 - S44.
7. Yunus ZM, Kamaludin DA, Mamat M,
et al (2012). Clinical and biochemical profiles
of maple syrup urine disease in Malaysian
Children. JIMD Rep, 5, 99- 107.

10. Duez P, Kumps A and Mardens Y

12. Axler O, Holmquist P (2014). Intermittent Maple syrup urine disease: two case reports. Pediatrics, 133, 458 - 460.
13. Funchal C, Tramontina F, Quincozes
dos Santos A et al (2007). Effect of the
branched- chain alpha-keto acids accumulating in maple syrup urine disease on S100B
release from glial cells. J Neurol Sci, 260(1-2),
87 - 94.

8. Hoàng Hạnh Phúc (2008). Chẩn đoán

14. Herber S, Shwartz IVD, Nalin T et al

bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh bằng kỹ
thuật sắc ký khí khối phổ. Tạp chí Nghiên cứu

(2015). Maple syrup urine disease in Brazil: a
panorama of the last two decades. Journal de

Y học, 57(4),1 - 5.

Pediatria, 91(3), 292 - 298.


Summary
CLINICAL AND BIOCHEMICAL PROFILES OF MAPLE SYRUP URINE
DISEASE IN THE NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS
The purpose of this study was to analyse the clinical and biochemical profiles of 26 patients
with MSUD diagnosed at National Hospital of pediatrics from 2011 to 2015. Patients’ clinical information were obtained from the medical records. Plasma amino acids were quantitated by ultrapressure liquid chromatophahy (UPLC) and urine organic acids were analysed by gas chromatography mass spectrometry (GCMS). Amongst 26 MSUD patients, 21 patients were affected by the
classical type, 5 patients by the intermediate type. 16/26 patients had survived with mild - tomoderate mental development. Our finding suggested that MSUD is not uncommon in Viet Nam
and specialised tests are necessary to confirm the diagnosis.
Key words: Maple syrup urine disease (MSUD), inborn error of metabolism, plasma amino
acids analysis, urine organic acids analyisis, branched-chain alpha-keto acids (BCKAs),
branched-chain amino acids (BCAAs)
16

TCNCYH 106 (1) - 2017



×