Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nấm độc trắng hình nón (amanita virosa) lên một số chỉ tiêu huyết học và tim mạch trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.58 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH CHIẾT NẤM ĐỘC TRẮNG
HÌNH NÓN (AMANITA VIROSA) LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
HUYẾT HỌC VÀ TIM MẠCH TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Nguyễn Tiến Dũng*; Phạm Duệ*; Hoàng Công Minh**
TÓM TẮT
Thực nghiệm trên thỏ và chuột cống trắng bằng tiêm ổ bụng dịch chiết nấm độc trắng (NĐT) hình
nón (amanita virosa) với liều bằng 2/3 liều chết tối thiểu (LDmin). Kết quả cho thấy có sự thay đổi một
số chỉ tiêu huyết học và tim mạch so với trước ngộ độc. Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố
trong máu thỏ giảm ở ngày thứ 5 và 10. Số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng, tỷ lệ bạch
cầu lympho và mono giảm ở ngày thứ nhất và thứ 5. Tỷ lệ bạch cầu ưa axít tăng, bạch cầu ưa bazơ
giảm ở ngày thứ nhất sau ngộ độc. Số lượng tiểu cầu giảm, thời gian máu đông, máu chảy tăng ở
ngày thứ 5 và 10. Mạch tăng, huyết áp giảm trên chuột cống trắng ở giờ thứ 24 sau ngộ độc.
* Từ khóa: Nấm độc trắng hình nón; Huyết học; Tim mạch; Động vật thực nghiệm.

The effects of toxic mushroom extract (amanita
virosa) on some hemological and cardio-vascular
parameters in experimental animals
Summary
Rabbits and Wistar white rats exposed to extract of Amanita virosa in dose of 2/3 LD min had some
changes of hematological and cardio-vascular parameters in camparison with before exposure.
The number of red blood cells and content of hemoglobine were decreased in the 5th and 10th
days after exposure. The number of white blood cells, proportion of neutrophils were increased,
proportion of lymphocytes and monocytes were decreased in the first and the fifth days. Proportion of
eosinophils was decreased and proportion of basophils was increased in the first day after exposure.
The number of platelets was decreased, clotted blood time and bleeding time were increased with
statistical significance in the 5th and 10th days. Pulse was increased, blood pressure was decreased
in exposed white rats at the 24th hour after exposure.
* Key words: Amanita virosa mushroom; Hemological, cardio-vascular parameter; Experimental animals.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây tại các tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta liên tục xảy ra
các vụ ngộ độc nấm độc, trong đó có tỉnh

Cao Bằng. Theo điều tra của Trung tâm
Phòng chống Nhiễm độc, Học viện Quân y,
trong 7 năm (2003 - 2009) tại Cao Bằng đã

* Bệnh viện Bạch Mai
** Học viện Quân y
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Thanh
TS. Phạm Văn Trân

14


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
xảy ra 29 vụ ngộ độc nấm độc với tổng số
81 người mắc, trong đó tử vong 17 người
(21%). Một trong những loài nấm độc gây
chết người tại Cao Bằng là NĐT hình nón
(Amanita virosa). Đã có một số vụ ngộ độc
chết người ở huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng do ăn phải loại nấm này.
Từ trước đến nay, nhiều người dân vẫn
nghĩ rằng nấm độc thường có màu sặc sỡ
như màu đỏ, màu vàng, màu xanh đen…
Tuy nhiên, loài NĐT hình nón lại có màu
trắng tinh khiết, mập mạp, người dân nghĩ

đây là loài nấm không độc nên đã hái về ăn
và bị ngộ độc.
Theo một số công trình nghiên cứu ở
nước ngoài, độc tố của loài nấm độc trắng
hình nón là các amanitin (hay còn gọi là
amatoxin). Loại độc tố này bền với nhiệt,
nên khi đun nấu không làm mất độc tính
của nấm [3, 4].
Cùng một loài nấm nhưng mọc ở các
vùng khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau có thể
có độc tính khác nhau. Các công trình nghiên
cứu về độc tính của nấm độc mọc ở Việt
Nam rất ít. Cho đến nay vẫn chưa có công
trình nghiên cứu nào về độc tính và ảnh
hưởng của NĐT hình nón mọc tại Cao
Bằng lên cơ thể. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm: Đánh giá ảnh
hưởng của dịch chiết NĐT hình nón lên một
số chỉ tiêu huyết học và tim mạch trên động vật
thí nghiệm (giới hạn ở chỉ tiêu mạch, huyết áp).
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu.
* Động vật thí nghiệm:
- Thỏ: 10 con, trọng lượng 2,0  0,2 kg
và được nghiên cứu các chỉ tiêu huyết học.
- Chuột cống trắng dòng Wistar: 10 con,
trọng lượng 200  20 g, dùng để nghiên
cứu một số chỉ tiêu tim mạch.


* Mẫu nấm: NĐT hình nón (Amanita virosa),
thu hái vào mùa xuân tại xã Lê Lai, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Phương pháp chiết mẫu nấm:
Mẫu NĐT hình nón khô được nghiền nhỏ,
cân trọng lượng và chiết bằng methanol theo
phương pháp thường quy. Trước khi gây
ngộ độc, đun sôi mẫu dịch chiết trong ống
nghiệm để đảm bảo vô khuẩn.
* Phương pháp gây ngộ độc trên động vật:
Tiêm ổ bụng dịch chiết mẫu nấm với liều
bằng 2/3 liều chết tối thiểu (LDmin) tương
ứng với 0,618 g nấm khô/kg thể trọng (đối
với thỏ) và 0,412 g/kg thể trọng (đối với
chuột cống trắng). Liều chết tối thiểu (LDmin)
được xác định trước khi gây ngộ độc.
* Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu:
- Lấy 1 ml máu từ tĩnh mạch tai thỏ,
chống đông bằng heparin trước khi gây ngộ
độc 5 ngày và sau khi gây ngộ độc ở các
ngày thứ 1, 5 và 10 để xét nghiệm.
- Các chỉ tiêu huyết học trên máu thỏ
gồm: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết
sắc tố (hemoglobin), số lượng bạch cầu,
tiểu cầu, công thức bạch cầu, tiến hành trên
máy xét nghiệm huyết học tự động XE 2100
(Nhật Bản).
- Xác định thời gian máu đông, máu
chảy tại các thời điểm theo phương pháp

thường quy trên tai thỏ.
- Xác định mạch, huyết áp chuột cống
trước và sau ngộ độc ở giờ thứ 1, 6 và 24
trên máy đo mạch, huyết áp chuyên dụng
của hãng UGO Basile (Đức).
* Phương pháp xử lý thống kê:
Số liệu được tính giá trị trung bình (X),
độ lệch chuẩn (SD) và so sánh hai giá trị
trung bình, tính p giữa trước và sau ngộ
độc theo t-test.

16


TP CH Y - DC HC QUN S S 2-2013
KT QU NGHIấN CU V BN LUN
Bng 1: Thay i s lng hng cu, hm lng huyt sc t th (n = 10).
CH TIấU
NGHIấN CU

Hồng cầu (x 1012/l)

Huyết sắc tố (g/l)

SAU NG C (ngy th)

TRC
NGHIấN CU

4,62 0,41


97,3 9,2

5

10

4,97 0,56

3,41 0,52

3,89 0,42

p > 0,05

p < 0,001

p < 0,01

111,0 12,3

76,7 8,2

88,5 9,0

p > 0,05

p < 0,001

p < 0,01


Số l-ợng hồng cầu, hàm l-ợng huyết sắc tố trong máu thỏ bị ngộ độc NĐT hình nón
giảm có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 5 và 10 sau ngộ độc. NĐT hình nón có chứa độc tố là
amatoxin. Một trong những đặc điểm của amatoxin là gây hoại tử ồ ạt tế bào gan dẫn đến
suy gan [5]. Suy chức năng gan làm giảm tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan nhprotrombin và fibrinogen, dẫn tới xuất huyết [1]. Xuất huyết làm cho số l-ợng hồng cầu,
hàm l-ợng huyết sắc tố trong máu thỏ giảm xuống. Theo Giannini và CS (2007), các tr-ờng
hợp ngộ độc nấm có chứa amatoxin th-ờng có xuất huyết các cơ quan nội tạng [2]. Những
tr-ờng hợp suy gan do ngộ độc nấm kèm theo giảm prothrombin d-ới 10% th-ờng có tiên
l-ợng xấu [4].
Bảng 2: Thay đổi số l-ợng bạch cầu và công thức bạch cầu ở thỏ (n = 10).
CH TIấU
NGHIấN CU

TRC
NGHIấN CU

S lng bch cu (x
9
10 /l)

8,65 0,81

Bch cu trung tớnh (%)

42,3 4,8

Bch cu lympho (%)

Bch cu mono (%)


Bch cu a axớt (%)

Bch cu a kim (%)

46,8 5,6

5,5 0,5

2,5 0,3

0,8 0,1

SAU NG C (ngy th)

1

5

10

13,04 1,42

11,34 0,98

9,45 0,93

p < 0,001

p < 0,001


p > 0,05

54,6 5,4

48,7 5,0

44,8 4,2

p < 0,001

p < 0,01

p > 0,05

36,5 3,9

41,3 4,2

45,9 5,6

p < 0,001

p < 0,05

p > 0,05

4,2 0,4

3,4 0,39


5,8 0,7

p < 0,001

p < 0,001

p > 0,05

1,8 0,2

2,3 0,2

2,7 0,2

p < 0,001

p > 0,05

p > 0,05

1,2 0,2

1,1 0,1

1,0 0,2

p < 0,05

p > 0,05


p > 0,05

S lng bch cu trong mỏu th b ng c NT hỡnh nún tng cao ngy th 1 v
th 5 sau ng c so vi trc ng c (p < 0,001).

18


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
Tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng và tỷ lệ
bạch cầu lympho, bạch cầu mono giảm có ý
nghĩa thống kê ở ngày thứ 1 và thứ 5 sau
ngộ độc. Tỷ lệ bạch cầu ưa axít giảm và tỷ
lệ bạch cầu ưa kiềm tăng ở ngày thứ 1 sau
ngộ độc.
Có hiện tượng trên theo chúng tôi là do
phản ứng của cơ thể trước các tác nhân
độc hại. Bình thường, một số lượng lớn
bạch cầu nằm ở trong các tổ chức của cơ
thể (gan, lách, cơ, tủy xương...). Khi có các
tác nhân độc hại thâm nhập vào cơ thể, số

lượng bạch cầu này xuất ra ngoài máu
ngoại vi để chống lại tác nhân gây độc, do
vậy số lượng bạch cầu tăng.
Về công thức bạch cầu: tỷ lệ bạch cầu
trung tính tăng lên và tỷ lệ bạch cầu
lympho, bạch cầu mono giảm xuống ở
ngày thứ 1 và thứ 5 sau ngộ độc. Khi chất
độc tác động lên cơ thể, số lượng bạch

cầu tăng chủ yếu là bạch cầu trung tính,
nên tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng làm cho
tỷ lệ bạch cầu lympho và tỷ lệ bạch cầu
mono giảm.

Bảng 3: Thay đổi số lượng tiểu cầu, thời gian máu đông, máu chảy ở thỏ (n = 10).
CHỈ TIÊU
NGHIÊN CỨU

SAU NGỘ ĐỘC (ngày thứ)

TRƯỚC
NGỘ ĐỘC
9

Số lượng tiểu cầu (x 10 /l)

Thời gian máu đông (phút)

Thời gian máu chảy (phút)

284,6  31,5

5,2  0,4

2,4  0,2

1

5


10

295,2  34,8

194,5  26,7

234,6  31,9

p > 0,05

p < 0,001

p < 0,01

5,4  0,5

8,7  0,9

7,5  0,8

p > 0,05

p < 0,001

p < 0,001

2,5  0,3

4,9  0,6


4,1  0,5

p > 0,05

p < 0,001

p < 0,001

Số lượng tiểu cầu trong máu thỏ bị ngộ độc NĐT hình nón giảm, thời gian máu đông,
máu chảy tăng lên có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) ở ngày thứ 5 và 10 sau ngộ độc. Thời
gian máu đông, máu chảy tăng lên sau ngộ độc theo chúng tôi là do hậu quả của suy gan
làm giảm các yếu tố đông máu và giảm tiểu cầu. Những trường hợp suy gan thường có rối
loạn đông máu và hàm lượng protrombin trong máu giảm mạnh.
Bảng 4: Thay đổi mạch, huyết áp chuột cống (n = 10).
CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

M¹ch (nhÞp/phót)

HuyÕt ¸p tèi ®a (mmHg)

Huyết áp tối thiểu (mmHg)

TRƯỚC
NGỘ ĐỘC

348  43

181  21


110  12

SAU NGỘ ĐỘC (ngày thứ)

1 giê

6 giê

24 giê

362  48

379  50

436  47

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,001

193  27

204  32

153  14

p > 0,05


p > 0,05

p < 0,001

116  13

124  16

86  11

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,001

18


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013
Ở thời điểm 1 giờ và 6 giờ sau ngộ độc
NĐT hình nón, mạch, huyết áp tối đa và
tối thiểu chuột cống trắng thay đổi không
có ý nghĩa thống kê so với trước ngộ độc
(p > 0,05). Đến thời điểm 24 giờ sau ngộ
độc, mạch tăng lên và huyết áp tối đa, tối
thiểu giảm thấp hơn so với thời điểm trước
ngộ độc (p < 0,001). Ngộ độc amatoxin của
nấm trải qua giai đoạn ban đầu nôn mửa, ỉa
chảy rất nặng [6]. Ở giai đoạn rối loạn tiêu

hóa, động vật thường bỏ ăn uống, nên giảm
lượng nước cung cấp cho cơ thể. Chúng tôi
cho rằng huyết áp giảm là do khối lượng
máu lưu hành giảm do mất nước và chất
điện giải. Huyết áp giảm làm cho mạch tăng
lên theo cơ chế bù trừ. Theo logic giảm khối
lượng máu lưu hành (máu cô) sẽ làm tăng
số lượng hồng cầu và hemoglobin. Tuy nhiên,
xét nghiệm huyết học tiến hành trên thỏ
(loài động vật ăn rau, cỏ) ở ngày thứ 1 mức
độ tăng hồng cầu và hemoglobin chưa có
ý nghĩa thống kê.

Trên chuột cống bị ngộ độc NĐT hình
nón thấy mạch tăng, huyết áp giảm ở giờ
thứ 24 sau ngộ độc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diaz J.H. Syndromic diagnosis and
management of confirmed mushroom poisonings.
Crit Care Med. 2005, 33 (2), pp.427-436.
2. Giannini L, et al. Amatoxin poisonings:
A 15-year retrospective analysis and follow-up
evaluation of 105 patients. Clin Toxicol. 2007,
45 (5), pp.539-542.
3.Goldfrank L.R. Mushrooms. In: Goldfrank's
Toxicological Emergencies. 8th. New York: McGrawHill. 2006, pp.1564-1576.
4. IPCS - Intox system. Mushrooms. Amatoxins.
Canada. 2002.
5. Larry F. Grand. Wild mushrooms and
poisoning. GPIN-004 and VGIN-012. Department

of Plant pathology, USA. 2005.
6.
Olesen
L.L.
Amatoxin
intoxication. Scand J Urol Nephrol.
1990, 24 (3), pp.231-234.

KẾT LUẬN
Thỏ bị ngộ độc NĐT hình nón có những
thay đổi một số chỉ tiêu huyết học so với
trước ngộ độc. Số lượng hồng cầu, hàm
lượng huyết sắc tố giảm có ý nghĩa thống
kê ở ngày thứ 5 và 10 sau ngộ độc. Số
lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu trung tính
tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho và bạch cầu
mono giảm có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ
1 và thứ 5 sau ngộ độc. Tỷ lệ bạch cầu ưa
axít giảm và tỷ lệ bạch cầu ưa kiềm tăng ở
ngày thứ 1 sau ngộ độc. Số lượng tiểu cầu
trong máu giảm, thời gian máu đông, máu
chảy tăng có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 5
và 10 sau ngộ độc.

Ngày nhận bài: 15/11/2012
Ngày giao phản biện: 4/1/2013
Ngày giao bản thảo in: 6/2/2013

19



TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013

20



×