Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Xác định người lành mang gen bệnh hemophilia A bằng kỹ thuật Microsatellite dna

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

XÁC ĐỊNH NGƯỜI LÀNH MANG GEN BỆNH HEMOPHILIA A
BẰNG KỸ THUẬT MICROSATELLITE-DNA
Đỗ Thị Hiến, Trần Huy Thịnh, Trần Vân Khánh
Trường Đại học Y Hà Nội
Hemophillia A là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên do thiếu hụt yếu tố đông máu
FVIII. Xác định đột biến gen, phát hiện người lành mang gen bệnh và tư vấn di truyền là giải pháp hiệu quả
nhất giúp ngăn ngừa và giảm tỉ lệ mắc bệnh. Việc phát hiện người lành mang gen bệnh thường được thực
hiện bằng kỹ thuật phát hiện đột biến trực tiếp trên gen F8 dựa vào đột biến chỉ điểm của bệnh nhân. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp không phát hiện thấy đột biến hoặc việc phát hiện đột biến gặp khó khăn do
cấu trúc gen lớn, kỹ thuật phân tích gián tiếp có thể được áp dụng dựa vào xác định allele đột biến (Linkage
analysis)…Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành hoàn thiện kỹ thuật Microsatellite - DNA và áp dụng kỹ
thuật này để xác định người lành mang gen bệnh thông qua việc khuếch đại các vùng trình tự lặp lại STR
(short tandem repeat) và so sánh với kết quả phát hiện đột biến bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Kỹ thuật giải
trình tự gen và kỹ thuật Microsatellite - DNA cho kết quả trùng khớp nhau cho thấy đã hoàn thiện được kỹ
thuật Microsatellite - DNA phát hiện người lành mang gen bệnh; 10/10 người mẹ đã được phát hiện là người
lành mang gen bệnh, 24/38 thành viên nữ trong gia đình bệnh nhân là người lành mang gen bệnh. Kỹ thuật
Microsatellite - DNA hứa hẹn là một phương pháp hữu hiệu để phát hiện người lành mang gen bệnh
Hemophillia A ở Việt Nam.
Từ khóa: Hemophilia A, người lành mang gen bệnh, Microsatellite-DNA

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hemophillia A là bệnh di truyền lặn trên

trai bị bệnh Hemophilia A, hoặc là con gái của

nhiễm sắc thể giới tính X gây nên do thiếu hụt

người mẹ mang gen bệnh; hoặc chị em con dì


yếu tố đông máu FVIII. Gen bệnh nằm trên

với người bị bệnh hemophilia A [4]. Cùng với

nhiễm sắc thể X không có allele tương ứng

sự tiến bộ của kỹ thuật phân tử, nhiều loại đột

trên nhiễm sắc thể Y, do vậy người mẹ mang

biến gen F8 đã được phát hiện bao gồm: đột

gen bệnh có thể truyền bệnh cho 50% con trai

biến điểm, đột biến xoá đoạn, đột biến đảo

và truyền gen bệnh cho 50% con gái của họ

đoạn [5]. Việc phát hiện đột biến gen, xác định

[1; 2]. Bệnh có thể di truyền qua nhiều thế hệ

người lành mang gen bệnh và tư vấn di truyền

và có nhiều người mắc bệnh trong cùng một

là giải pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa và làm

gia đình. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng


giảm tỉ lệ mắc bệnh.

6000 người bị bệnh Hemophilia A và khoảng

Ngày nay, phát hiện người lành mang gen

30.000 người mang gen bệnh Hemophilia A [3].

bệnh thường được thực hiện bằng kỹ thuật

Phụ nữ chắc chắn mang gen bệnh nếu có con

phát hiện đột biến trực tiếp trên gen F8 dựa
vào đột biến chỉ điểm của bệnh nhân [6; 7].

Địa chỉ liên hệ: Trần Vân Khánh, Trung tâm Gen - Protein,
Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 23/12/2016
Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

24

Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể bệnh
nhân chưa phát hiện được đột biến và đôi khi
việc phát hiện đột biến gặp khó khăn do cấu
trúc gen lớn, giá thành phân tích cao [8]. Kỹ

TCNCYH 106 (1) - 2017



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thuật phân tích gián tiếp Microsatellite-DNA

Kiểm tra độ tinh sạch của DNA: bằng

dựa vào phân tích các vùng trình tự lặp lại

phương pháp đo quang, dựa vào tỷ lệ A260nm/

STR có thể được áp dụng để xác định allele

A280nm = 1,8 ÷ 2,0.

đột biến với giá thành rẻ hơn và độ chính xác
khá cao [9; 10]. Vì vậy, nghiên cứu này được
tiến hành với mục tiêu:
Hoàn chỉnh quy trình xác định người lành
mang gen bệnh Hemophillia A bằng kỹ thuật
Microsatellite-DNA.

- Kỹ thuật giải trình tự gen xác định đột
biến điểm
Sử dụng các cặp mồi tương ứng với các vị
trí đột biến chỉ điểm của bệnh nhân để xác
định người mang gen cho các thành viên gia
đình bằng kỹ thuật giải trình tự gen. Exon

Xác định người lành mang gen bệnh He-


tương ứng với vị trí đột biến trên gen F8 được

mophillia A bằng kỹ thuật Microsatellite-DNA

khuếch đại bằng kỹ thuật PCR và tiến hành

trên các thành viên gia đình bệnh nhân.

giải trình tự theo 2 chiều [5].

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

- Kỹ thuật Microsatellite-DNA

1. Đối tượng

Để xác định allele bệnh người mẹ truyền
cho con trai bị bệnh, trước tiên cần tiến hành

+ 3 gia đình của các bệnh nhân Hemophilia

kỹ thuật single PCR sử dụng 14 cặp mồi được

A đã được xác định đột biến gen F8 dùng để

đánh dấu huỳnh quang FXS8061, DXS9897,
DXS9901, FXS52, FXS8087, FXS9796,

xây dựng quy trình microsatellite-DNA phát
hiện người mang gen.

+ 7 gia đình của các bệnh nhân Hemophilia
A chưa xác định được đột biến gen F8.

FXS7501, FXS7153, FXS1073, FXS7532,
FXS1108, DXS1073, F8int13, F8int22 để
khuyếch đại các vùng trình tự lặp lại STR đặc
hiệu trên mẫu mẹ, chọn ra được ít nhất 2 mar-

Tổng số 38 người gồm 10 mẹ bệnh nhân

ker dị hợp tử [11; 12]. Tiếp tục, tiến hành với

và 28 thành viên gia đình (em gái, chị gái, dì,

DNA của bệnh nhân trên marker dị hợp tử đã
lựa chọn và so sánh kết quả thu được từ mẫu

bác gái, bà ngoại, chị họ, em gái họ).
Các mẫu máu được thu thập tại Trung tâm
nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại học Y
Hà Nội.
2. Phương pháp
2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt
ngang.

mẹ và mẫu con để xác định allele đột biến,
các đỉnh có kích thước tương đương nhau
giữa mẫu mẹ và mẫu con thể hiện allele đột
biến (allele bệnh).
Thành phần của phản ứng PCR: 1X đệm

PCR; 2,5mM dNTP; 0,2µl mồi xuôi và ngược;
0,5unit Taq polymerase; 20ng DNA và H2O,
tổng thể tích 20µl. Chu kỳ nhiệt phản ứng PCR:

2.2. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên
cứu

94oC/30 giây; [94oC/12 giây, 62oC/30 giây,
72oC/30 giây] x 35 chu kỳ; 72oC/5 phút. Sản

- Tách chiết DNA

phẩm khuếch đại PCR được điện di trên hệ

DNA được tách chiết theo phương pháp

thống sequencing của hãng Beckman Coulter.

phenol/chloroform từ bạch cầu máu ngoại vi

Kết quả được phân tích bằng phần mềm Ge-

của người nhà bệnh nhân.

neMapper v3.2.

TCNCYH 106 (1) - 2017

25



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Đạo đức nghiên cứu

III. KẾT QUẢ

Bệnh nhân và người nhà hoàn toàn tự
nguyện tham gia vào nghiên cứu. Bệnh nhân
hoàn toàn có quyền rút lui khỏi nghiên cứu khi

1. Hoàn chỉnh quy trình xác định người
lành mang gen bệnh Hemophillia A bằng
kỹ thuật Microsatellite DNA

không đồng ý tiếp tục tham gia vào nghiên
cứu. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sẽ

* Gia đình bệnh nhân mã số HA11:

được thông báo về kết quả xét nghiệm gen để

- Kết quả phát hiện người lành mang gen

giúp cho các bác sỹ tư vấn di truyền hoặc lựa

F8 bị đột biến bằng kỹ thuật giải trình tự gen

chọn phác đồ điều trị phù hợp. Các thông tin

của gia đình HA11:


cá nhân sẽ được đảm bảo bí mật.

Người bình thường

Bệnh nhân HA

Bác gái bệnh nhân HA

Mẹ bệnh nhân HA

Chị gái bệnh nhân HA

Hình 1. Ảnh giải trình tự gen của gia đình mã số HA11
Hình ảnh giải trình tự exon 14 gen F8 của người mẹ và chị gái bệnh nhân HA11 xuất hiện 2
đỉnh chồng lên tại vị trí đột biến đã phát hiện được ở bệnh nhân HA11 (c.2776_2777insC), chứng
tỏ mẹ và chị gái bệnh nhân mang gen F8 đột biến ở trạng thái dị hợp tử. Bác gái bệnh nhân
không mang gen bệnh.
- Kết quả phát hiện người lành mang gen F8 bị đột biến bằng kỹ thuật Microsatellite-DNA:
Marker dị hợp tử được tìm thấy khi khuếch đại các vùng STR trên mẹ bệnh nhân HA11 là
DXS9901, DXS 9897.

26

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Allele đột biến


Allele đột biến

Bệnh nhân HA

Mẹ bệnh nhân HA

Chị bệnh nhân HA

Bác gái bệnh nhân HA

Hình 2. Ảnh điện di vùng trình tự lặp lại sử dụng cặp mồi DXS9901, DXS9897
của gia đình mã số HA11
Kết quả trên cho thấy với marker dị hợp tử DXS9901, DXS 9897, mẹ và chị của bệnh nhân
xuất hiện 2 đỉnh, mỗi đỉnh tương ứng với 1 allele. Ở đỉnh trùng với đỉnh của bệnh nhân chính là
đỉnh của allele đột biến Xb, tức là bệnh nhân sẽ nhận allele đột biến này từ người mẹ, mẹ và chị
gái bệnh nhân mang gen F8 đột biến ở trạng thái dị hợp tử. Bác gái bệnh nhân không có đỉnh
trùng với đỉnh của allele đột biến Xb nên không mang gen bệnh. Kết quả này cũng trùng khớp với
kết quả xác định người lành mang gen bệnh bằng kỹ thuật giải trình tự gen tức là cả mẹ bệnh
nhân và chị gái bệnh nhân là người lành mang gen bệnh.
- Phả hệ gia đình HA11:

Nữ bình thường

Nam bình thường

Nữ mang gen bệnh

Nam bị bệnh

Nam bị bệnh đã tử vong


Bệnh nhân tham gia vào
nghiên cứu

Hình 3. Sơ đồ phả hệ gia đình bệnh nhân HA11
TCNCYH 106 (1) - 2017

27


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hình trên cho thấy, trong 4 thành viên nữ (I1, II1, II2, III1) của gia đình bệnh nhân HA11 đã xác
định được:
- 2 thành viên nữ chắc chắn mang gen F8 đột biến ở trạng thái dị hợp tử là mẹ và bà ngoại
bệnh nhân (II2; I1) (vì có một con trai bị bệnh và có ít nhất 1 người đàn ông trong họ mẹ bị bệnh).
- 1 thành viên nữ (II1 – bác bệnh nhân) không mang gen F8 đột biến ở trạng thái dị hợp tử.
- 1 thành viên nữ (II1 – chị bệnh nhân) là người lành mang gen bệnh.
Kết quả phân tích bằng kỹ thuật Microsa-

2. Xác định người lành mang gen bệnh

tellite - DNA cũng trùng khớp với kết quả xác
định người lành mang gen bệnh bằng kỹ thuật

Hemophillia A bằng kỹ thuật Microsatellite
DNA

giải trình tự gen tức là mẹ và chị gái bệnh

Áp dụng quy trình xác định người lành


nhân là người lành mang gen bệnh, bác gái

mang gen bệnh bằng kỹ thuật Microsatellite-

không phải là người lành mang gen bệnh.

DNA cho các thành viên nữ trong 7 gia đình

Tiến hành tương tự với gia đình HA37,
HA02 cũng cho kết quả tương đồng giữa 2

của các bệnh nhân Hemophillia A chưa xác
định được đột biến chỉ điểm trên bệnh nhân.

phương pháp giải trình tự gen và Microstellite-

* Kết quả phát hiện người lành mang gen

DNA. Như vậy, kết quả phát hiện người lành

F8 bị đột biến bằng kỹ thuật Microsatellite-

mang gen bệnh bằng kỹ thuật giải trình tự gen

DNAcủa gia đình bệnh nhân HA42:

và kỹ thuật Microsatellite - DNA cho kết quả
trùng khớp nhau.


Ở gia đình HA42 marker dị hợp tử được
tìm là FXS 7153, F8int22:

Allele đột biến

Allele đột biến

Hình 4. Ảnh điện di vùng trình tự lặp lại sử dụng cặp mồi FXS7153, F8int22
của gia đình mã số HA42
Kết quả trên cho thấy ở marker dị hợp tử: FXS7153, F8int22, mẹ của bệnh nhân xuất hiện 2
đỉnh, mỗi đỉnh tương ứng với 1 allele. Ở đỉnh trùng với đỉnh của bệnh nhân chính là đỉnh của allele đột biến Xb, tức là bệnh nhân sẽ nhận allele đột biến này từ người mẹ, mẹ bệnh nhân mang

28

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
gen F8 đột biến ở trạng thái dị hợp tử. Em gái bệnh nhân xuất hiện 2 đỉnh không trùng với allele
đột biến Xb của bệnh nhân nên em gái bệnh nhân không mang gen bệnh.
Bảng 1. Kết quả phát hiện người lành mang gen bệnh bằng kỹ thuật Microsatellite-DNA
Thành viên gia đình

Mang gen bệnh

Không mang gen bệnh

Tổng số

Mẹ bệnh nhân


10/10

0/10

10

Thành viên nữ khác*

14/28

14/28

28

Tổng

24/38

14/38

38

* Thành viên nữ khác bao gồm em gái, chị gái, dì, bác gái, bà ngoại, chị họ, em gái họ của
bệnh nhân.
Kết quả bảng 1 cho thấy, 10/10 người mẹ đã được phát hiện là người lành mang gen bệnh,
14/28 thành viên nữ khác trong gia đình bệnh nhân là người lành mang gen bệnh.

IV. BÀN LUẬN
nhiên, theo một nghiên cứu năm 2014, 10,3%

Hemophilia A là bệnh di truyền lặn liên kết

bệnh nhân hemophilia A chưa phát hiện được

với nhiễm sắc thể giới tính X, không có allele

đột biến hoặc việc phát hiện đột biến thường

tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, bệnh di

khó khăn do cấu trúc gen lớn, kỹ thuật phân

truyền qua nhiều thế hệ nên việc xác định

tích gián tiếp Microsatellite - DNA có thể được

chính xác dạng đột biến và vị trí đột biến

áp dụng dựa vào xác định allele đột biến [8].

trên gen F8 của bệnh nhân là bước đầu tiên

Trong nghiên cứu này, trước tiên chúng tôi

rất quan trọng và là cơ sở khoa học cho

tiến hành hoàn chỉnh quy trình xác định người

những phân tích phát hiện người lành mang


lành mang gen bệnh Hemophillia A bằng kỹ

gen bệnh.

thuật Microsatellite - DNA bằng cách so sánh

Người phụ nữ mang gen bệnh là người có

kết quả xác định người lành mang gen bệnh

hoạt tính yếu tố VIII trong máu giảm, tuy nhiên

bằng phương pháp giải trình tự gen và

nhiều trường hợp hoạt tính yếu tố VIII không

phương pháp Microsatellite - DNA. Kết quả

giảm hoặc giảm ít. Người phụ nữ chắc chắn

giữa 2 phương pháp hoàn toàn trùng khớp

mang gen bệnh khi có ít nhất 2 con trai bị

nhau cho thấy đã hoàn thiện được quy trình

bệnh hoặc có bố bị hemophilia A hoặc có một

kỹ thuật Microsatellite - DNA phát hiện người


con trai bị bệnh và có ít nhất 1 người đàn ông

lành mang gen bệnh Hemophillia A. Để xác

trong họ mẹ bị bệnh hoặc có một con trai bị

định tình trạng mang gen bệnh Hemophilia A

bệnh và trong gia đình họ mẹ có ít nhất 1

bằng kỹ thuật Microsatellite - DNA, cần phải

người được chẩn đoán là người lành mang

tiến hành phân tích các vùng trình tự lặp lại

gen bệnh [3]. Việc xác định người lành mang

(short tandem repeat - STR). Trình tự lặp lại là

gen bệnh thường được thực hiện bằng kỹ

các đoạn lặp nối tiếp ngắn từ 2 đến 6 cặp

thuật phát hiện đột biến trực tiếp trên gen F8

base, có tính đa hình rất cao. Do kích thước

dựa vào đột biến chỉ điểm của bệnh nhân. Tuy


nhỏ nên các trình tự này được gọi là các trình

TCNCYH 106 (1) - 2017

29


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tự lặp lại ngắn và số lần lặp lại này đặc trưng

(chiếm 100%) và 24/38 thành viên nữ trong

cho từng cá thể, mang tính di truyền. STR

gia đình bệnh nhân (chiếm 63,1%) đã được

được ứng dụng trong chẩn đoán xác định

phát hiện là người lành mang gen bệnh, kết

huyết thống, xác định người mang gen và

quả này phù hợp với nghiên cứu trên 102 gia

chẩn đoán trước sinh [9 - 13]. Trong nghiên

đình bệnh nhân Hemophilia A ở Ấn Độ thấy

cứu này, các cặp mồi sử dụng khuếch đại


tỷ lệ người lành mang gen bệnh là 64,5% [7]

STR của gen F8, nhằm xác định allele mang

và cao hơn nghiên cứu ở 50 gia đình bệnh

b

đột biến X và allele không mang gen đột biến

nhân Hemophilia A Việt Nam thấy tỷ lệ người

X. Với kết quả phân tích STR, người mẹ hoặc

lành mang gen bệnh là 47,4% [15]. Có sự

các thành viên nữ khác trong gia đình có 2

khác biệt này có thể do đối tượng trong các

đỉnh tương ứng với 2 allele do họ có 2 nhiễm

nghiên cứu có tiền sử bệnh khác nhau, mà

sắc thể X, bệnh nhân nam nhận nhiễm sắc thể

các thành viên nữ trong gia đình có tiền sử

Y từ bố và một nhiễm sắc thể X từ mẹ nên sẽ


bệnh càng rõ ràng thì có nguy cơ mang gen

chỉ có 1 trình tự lặp lại giống của mẹ vì gen F8

bệnh cao hơn [7].

chỉ có trên nhiễm sắc thể X; trên hình ảnh điện

Đây là nghiên cứu xác định người lành

di sẽ cho một đỉnh duy nhất tương ứng với

mang gen F8 đột biến đầu tiên được thực hiện

trình tự STR trên nhiễm sắc thể X nhận từ mẹ.

ở Việt Nam sử dụng kỹ thuật Microsatellite

Đỉnh của allele đột biến sẽ được xác định dựa

DNA. Nghiên cứu phát hiện được chính xác

trên đỉnh allele của bệnh nhân. Với các thành

tình trạng mang gen F8 đột biến ở các đối

viên gia đình bệnh nhân có 1 đỉnh trùng với

tượng này sẽ là cơ sở khoa học cho công tác


đỉnh của allele đột biến Xb chứng tỏ họ là

tư vấn di truyền, chẩn đoán trước sinh và

người lành mang gen bệnh và ngược lại

chẩn đoán tiền làm tổ (PGD), giúp ngăn ngừa

không trùng với đỉnh của allele đột biến chứng

sinh ra những đứa trẻ bị bệnh Hemophilia A,

tỏ họ không phải là người lành mang gen

tăng hiệu quả trong công tác phòng ngừa

bệnh [14].

bệnh tật, hạn chế tối đa tình trạng chảy máu

Thành viên gia đình bệnh nhân HA42 có

cũng như giảm thiểu khả năng trở thành tàn

marker dị hợp tử: FXS7153, F8int22. Với mỗi

tật, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã

marker dị hợp tử ở mẹ bệnh nhân xuất hiện 2


hội, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe

đỉnh, mỗi đỉnh tương ứng với 1 allele. Ở đỉnh

cộng đồng.

trùng với đỉnh của bệnh nhân chính là đỉnh
của allele đột biến Xb, tức là bệnh nhân sẽ

V. KẾT LUẬN

nhận allele đột biến này từ người mẹ, mẹ

Nghiên cứu này đã hoàn thiện quy trình

bệnh nhân mang gen F8 đột biến ở trạng thái

xác định người lành mang gen bệnh Hemop-

dị hợp tử. Em gái bệnh nhân xuất hiện 2 đỉnh

hilia A bằng kỹ thuật Microsatellite-DNA.

không trùng với allele đột biến Xb của bệnh
nhân nên em gái bệnh nhân không mang gen
bệnh.
Trong số 38 thành viên nữ của 10 gia đình
bệnh nhân Hemophilia A có 10/10 người mẹ

30


Kết quả cho thấy 10/10 (chiếm 100%)
người mẹ mang gen bệnh Hemophilia A và
24/38 (chiếm 63,1%) các thành viên nữ trong
gia đình bệnh nhân là người lành mang gen
bệnh Hemophilia A.

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Lời cám ơn
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ
kinh phí bởi Đề tài cấp nhà nước: “Xây dựng
quy trình chẩn đoán trước làm tổ bằng kỹ
thuật Microsatellte DNA để sàng lọc một số
bệnh lý di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới
tính” thuộc chương trình KC04.17/11-15.

bệnh Hemophilia A. Tạp chí Nghiên cứu Y
học, 91(5), 13 - 18.
9. Machado FB và Medina-Acosta E
(2009). High-resolution combined linkage
physical map of short tandem repeat loci on
human chromosome band Xq28 for indirect
haemophilia A carrier detection. Haemophilia,
15(1), 297 - 308.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


10. Ding QL., Lu YL., Dai J et al (2012).
Characterisation and validation of a novel

1. Gill Swallow ( 2013). Guideline for the
Obstetric Management of Carriers of Haemo-

panel of the six short tandem repeats for genetic counselling in Chinese haemophilia A

philia A and B, NHS Nottingham University
Hospitals Cookie Disclaime.

pedigrees. Haemophilia,18(4), 621 - 625,
11. Hussein IR., El-Beshlawy A., Salem

2. Trần Thị Liên và Trần Thị Thanh
Hương (2014). Di truyền đơn gen, Di truyền y
học, Nhà xuất bản giáo dục, 146 - 149,

A et al (2008). The use of DNA markers for
carrier detection and prenatal diagnosis of
haemophilia A in Egyptian families. Haemo-

3. Bộ trưởng Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị bệnh Hemophilia A.

philia, 14(5), 1082 - 1087.
12. Saha A, Nayak S (2011). A set of five
Microsatellite markers linked to F8 gene can
detect haemophilia A carriers across India.


Quyết định số 4984/QD-BYT, Hà Nội, ngày 17
tháng 19 năm 2016.
4. Street AM, Ljung R and Lavery SA
(2008). Management of carriers and babies

Haemophilia, 17(5), 928 - 935.

with haemophilia. Haemophilia, 14(3), 181 187.

gramm E, Spagnol Perrone AM et al (2007).

5. Azza A.G. Tantawy (2010). Molecular
genetics of hemophilia A: Clinical perspectives. The Egyptian Journal of Medical Human
Genetics, 11, 105 – 114.
6. Goodeve AC (1998). Advances in car-

13. De Carvalho FM, De Vargas WolfAnalysis of Factor VIII polymorphic markers as
a means for carrier detection in Brazilian families with haemophilia A. Haemophilia, 13(4),
409 - 412.
14. Massaro JD., Wiezel CE., Muniz YC

rier detection in haemophilia. Haemophilia, 4

et al (2011). Analysis of five polymorphic DNA

(4), 358 - 364.

markers for indirect genetic diagnosis of hae-


7. Shetty S, Ghosh K, Bhide A và cộng
sự (2001). Carrier detection and prenatal ldiagnosis in families with hemophilia. Nat Med J

mophilia A in the Brazilian population. Haemophilia, 17(5), 936 - 943.
15. Bùi Thị Thu Hương, Trần Huy Thịnh,

Ind, 14, 81 - 83.

Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Đức Hinh và cộng

8. Lưu Vũ Dũng, Trần Huy Thịnh, Tạ
Thành Văn, Nguyễn Đức Hinh, Trần Vân

sự (2014). Phát hiện người lành mang gen

Khánh (2014). Phát hiện đột biến gen F8 gây

Tạp chí Nghiên cứu Y học, 90(5), 1 - 8.

TCNCYH 106 (1) - 2017

bệnh trong gia đình bệnh nhân Hemophilia A.

31


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Summary
CARRIER DETECTION OF HEMOPHILIA A

USING MICROSATELLITE DNA
Hemophilia A is an inherited X-linked coagulation disorder caused by the deficiency of factor
VIII (FVIII). Carrier detection and genetic counseling are effective solutions to prevent and reduce
the incidence of disease. Normally, carrier are preferably performed by direct mutation detection;
however, in certain situations, indirect family studies may also be useful in cases of undetectable
mutation due to of huge structure F8 gene, linkage analysis is a common indirect method for the
detection of female carriers in families with Hemophilia A. In this study, we aimed to complete
Microsatellite - DNA technology to detected female carriers family of HA disease from linkage using STR (short tandem repeat) and compared to sequencing analysis results. The result of sequencing analysis is similar to result of Microsatellite - DNA analysis. We completed Microsatellite
- DNA technology to detected female carriers in family of HA disease. 10/10 mother was found to
be healthy carriers, 24/38 female family members was detected as carriers in ten families of HA
patients. In Conclusions: Microsatellite - DNA is cost-effective method to detect hemophilia A carriers in Vietnam.
Keywords: Hemophilia A, carriers, Microsatellite-DNA

32

TCNCYH 106 (1) - 2017



×