Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tỉ lệ M‐CHAT dương tính (nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ): Một khảo sát tại cộng đồng trẻ học mầm non từ 16‐36 tháng trong quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.21 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

TỈ LỆ M‐CHAT DƯƠNG TÍNH (NGUY CƠ BỊ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ): 
MỘT KHẢO SÁT TẠI CỘNG ĐỒNG TRẺ HỌC MẦM NON  
TỪ 16‐36 THÁNG TRONG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Nguyễn Đức Trí*, Trần Diệp Tuấn** 

TÓM TẮT 
Tổng quan: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa thần kinh phức tạp, đặc trưng bởi sự suy 
giảm trong giao tiếp và phản xạ xã hội, cũng như hạn chế về hành vi và cư xử lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ thường 
được phát hiện ở độ tuổi trên 4 là chủ yếu với các dấu hiệu nặng và điển hình. Vì vậy, tại cộng đồng, việc phát 
hiện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ để được tư vấn, theo dõi và can thiệp sớm là rất cần thiết. 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ của trẻ có M‐CHAT dương tính (Bảng kiểm tra chứng tự kỷ ở 
trẻ nhỏ có bổ sung) học mầm non từ 16‐36 tháng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.  
Kết quả: Trong 1369 trẻ có 95 trẻ có M‐Chat dương tính, chiếm tỉ lệ 6,9%. Cha mẹ các trẻ được tư vấn đưa 
trẻ đến khám và theo dõi tại đơn vị tâm lí của Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tỉ lệ có M‐Chat 
dương tính ở trẻ trai cao gấp 2,1 lần so với ở trẻ gái (9% so với 4,4%, p=0,001). Tỉ lệ M‐Chat dương tính ở 
nhóm  trẻ  16‐<24  tháng  tương  đương  với  ở  nhóm  trẻ  24‐36  tháng  (7,2%  và  6,8%,  p  =  0,838).  Tỉ  lệ  M‐Chat 
dương tính ở trẻ có mẹ là công nhân viên là 6,6%, có mẹ làm nghề buôn bán chiếm 6,6%, có mẹ làm nội trợ 
chiếm 7,4%, có mẹ làm công nhân chiếm 9,4% nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,739). 
Tương tự, tỉ lệ M‐Chat dương tính ở trẻ có cha là công nhân viên chiếm 6,3%, có cha làm nghề buôn bán chiếm 
8%, có cha làm công nhân chiếm 8,1% (p = 0,458). Có mối liên hệ giữa kết quả trả lời các câu hỏi quan trọng: 2, 
7, 9, 13, 14, 15 với trẻ có M‐Chat dương tính (p <0,001). 
Kết luận: Tỉ lệ M‐Chat dương tính trong lô nghiên cứu là 6,9% và tỉ lệ bệnh lưu hành ước tính từ 0,3‐2%. 
Có mối liên quan giữa M‐Chat dương tính với giới tính và các câu hỏi quan trọng. Có thể áp dụng bảng câu hỏi 
M‐Chat để tầm soát sớm cho các trẻ dưới 3 tuổi.  
Từ khóa: Phổ tự kỷ ‐ Bảng M‐Chat. 


ABSTRACT 
THE RATE OF M‐CHAT IS POSITIVE (THE MODIFIED CHECKLIST FOR AUTISM IN TODDLERS): 
A SURVEY IN THE COMMUNITY NURSERY SCHOOL CHILDREN AGE 16 TO 36 MONTHS IN 
NINH KIEU DISTRICT, CAN THO 
Nguyen Duc Tri, Tran Diep Tuan 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 454 ‐ 458 
Background:  Autism  spectrum  disorder  is  a  pervasive  developmental  disorder  nerve  complex, 
characterized by impairment in communication and social reflection, as well as limitations on behavior and 
repetitive  behavior  children  with  autism  are  usually  detected  at  the  age  of  4,  with  typical  signs  of  severe. 
Therefore,  in  the  community,  the  arly  detection  of  children  at  risk  of  autism  spectrum  disorder  for  advice, 
monitoring and early intervention is essential. 

* Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ 
** Đại học Y Dược TP. HCM 
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đức Trí ĐT: 0989700857 
Email:  

454

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

Objective: To determine the rate and epidemiological characteristics of child at nursery school from 16 to 36 
month years old in Ninh Kieu district, Can Tho with positive M‐Chat.  
Methodology: cross‐sectional description. 
Results: 95 children (6.9%) had positive with M‐Chat in total 1369 children. Their parents were advised to 

give examination and follow‐up in  the psychological unit of Childrenʹs Hospital 1, 2, Ho Chi Minh City.  The 
rate  of  positive  M‐Chat  in  the  boy  was  2.1  times  higher  than  in  the  girl  (9%  vs  4.4%,  p=0.001).  The  rate  of 
positive M‐Chat in the group of children 16‐<24 months was equivalent to the group of children 24‐36 months 
(7.2% and 6.8%, p = 0.838). The mothers of children group having positive M‐chat were usually office workers, 
small business, housewife and factory workers (6.6%, 6.6%, 7.4% and 9.4%, respectively). Similarly, the fathers 
of children group having positive M‐chat were usually office workers, small business, and factory workers (6.3%, 
8%,  and  8.1%,  respectively).  However,  the  employment  of  parents  in  children  group  with  positive  M‐Chat 
weren’t  different  from  negative  one  (p>0.05).  There  were  a  relationship  between  the  answer  of  the  important 
questions (2, 7, 9, 13, 14, 15) and the positive M‐Chat group (p <0.001). 
Conclusions:  In  this  study,  the  rate  of  the  positive  M‐Chat  was  6.9%  and  the  prevalence  of  autism 
spectrum disorders was predicted from 0.3 to 2%. There were relationships between positive M‐Chat group, sex 
ratio and the answer of the important questions. Can be apply M‐Chat questionnaire to early screening tool for 
autism spectrum disorders for children under 3 years. 
Key words: Autism spectrum disorder ‐ M‐Chat questionnaire. 
trẻ tự trả lời mà không cần phải hiểu rõ về tự 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
kỷ, dùng để tầm soát không chỉ bệnh tự kỷ mà 
Tự  kỷ  là  chứng  rối  loạn  quá  trình  phát 
còn  các  bệnh  thuộc  nhóm  rối  loạn  phổ  tự  kỷ 
triển  ở  trẻ  em,  đặc  trưng  bởi  bộ  ba  khiếm 
với độ nhạy, độ đặc hiệu cao từ 87‐97% và 95‐
khuyết là: khó khăn trong giao tiếp, có vấn đề 
99%,  giá  trị  tiên  đoán  dương  từ  40‐80%  tùy 
về  hành  vi  và  khó  khăn  trong  tương  tác  xã 
nghiên cứu.  
hội(13,14).  Việc  chẩn  đoán  sớm  bệnh,  can  thiệp 
Vì  vậy  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  này 
sớm  có  lợi  nhiều  điều,  cho  phép  trẻ  được 
để xác định tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ của trẻ có 
hưởng  các  dịch  vụ  giáo  dục  đặc  biệt,  giúp  trẻ 

M‐Chat dương tính. 
phát  triển  theo  hướng  bình  thường,  cải  thiện 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, chức năng thích 
nghi, cũng như giảm những thái độ không hòa 
Nghiên  cứu  được  tiến  hành  theo  phương 
hợp, trẻ có thể tìm được việc làm, sống độc lập 
pháp  mô  tả  cắt  ngang  hàng  loạt  ca.  Người 
và  thiết  lập  được  các  mối  quan  hệ.  Trên  80% 
nghiên cứu lấy danh sách các trường mầm non 
trẻ tự kỷ thuộc mức độ nhẹ và vừa có thể giáo 
từ Phòng Giáo dục, sau đó họp phụ huynh lấy 
dục hòa nhập được. Những trẻ này vẫn đi học 
đồng  thuận,  giải  thích  nghiên  cứu,  gứi  bảng 
được ở các lớp mầm non bình thường, chỉ cần 
câu  hỏi  cho  tất  cả  phụ  huynh  trẻ  từ  16‐36 
hỗ  trợ  thêm  ở  những  giờ  học  chuyên  biệt  với 
tháng  tự  trả  lời.  Kết  quả  trả  lời  được  xử  lý 
các  chuyên  gia  ngôn  ngữ  trị  liệu  hoặc  chuyên 
bằng phần mềm SPSS. 
gia tâm lý. Có nhiều công cụ tầm soát sớm các 
KẾT QUẢ 
trẻ khỏe mạnh ở cộng đồng để đánh giá, sàng 
Quận có 34 trường mầm non, với 1369 trẻ từ 
lọc ra các trẻ có nguy cơ tự kỷ với độ nhạy và 
16‐36 tháng đồng ý tham gia nghiên cứu chiếm 
độ  chuyên  biệt  cao  như:  CHAT,  M‐CHAT, 
94% dân số chọn mẫu. 
PDDST‐II,  STAT….Trong  đó,  M‐CHAT  được 
xem như công cụ đầy triển vọng, hứa hẹn vì ít 

Tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ của trẻ có M‐Chat 
tốn kém, dễ thực hiện trong cộng đồng, cha mẹ 
dương tính 

Nhi Khoa

455


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Trong  1369  trẻ  có  95  trẻ  có  M‐Chat  dương 
tính, chiếm tỉ lệ 6,9%. 
Tỉ lệ M‐Chat dương tính ở trẻ nam là 9%, tỉ 
lệ M‐Chat dương tính ở trẻ nữ là 4,4%. M‐Chat 
dương  tính  ở  nam  giới  cao  gấp  2,1  lần  so  với 
nữ  giới,  sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống  kê 
với p=0,001. 
Ở nhóm tuổi từ 16‐ <24 tháng có tỉ lệ M‐Chat 
dương tính chiếm 7.2% còn nhóm tuổi từ 24‐36 
tháng có tỉ lệ M‐Chat dương tính chiếm 6,8%, sự 
khác  biệt  này  không  có  ý  nghĩa  thống  kê  với 
p=0,838.  
Mối  liên  quan  giữa  trẻ  có  M‐CHAT  dương 
tính với nghề nghiệp của cha, mẹ trẻ. 
Tỉ  lệ  M‐Chat  dương  tính  ở  trẻ  có  mẹ  là  công 
nhân viên chiếm 6,6%, có mẹ làm nghề buôn bán 
chiếm 6,6%, có mẹ làm nội trợ chiếm 7,4%, có mẹ 

làm  công  nhân  chiếm  9,4%,  nhưng  sự  khác  biệt 
này không có ý nghĩa thống kê (p= 0,739). 
Tỉ lệ M‐Chat dương tính ở trẻ có cha là công 
* Bảng câu hỏi M‐Chat 

nhân  viên  chiếm  6,3%,  có  cha  làm  nghề  buôn 
bán  chiếm  8%,  có  cha  làm  công  nhân  chiếm 
8,1%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê với (p = 0,458). 
Mối  liên  hệ  giữa  kết  quả  trả  lời  các  câu  hỏi 
quan trọng với trẻ có M‐Chat dương tính 
Bảng 1: Mối liên hệ giữa các câu 2, 7, 9, 13, 14, 15 
với kết quả M‐Chat 
Câu 2
Câu 7
Câu 9
Câu 13
Câu 14
Câu 15


Không

Không

Không

Không

Không


Không

M-Chat âm M-Chat dương
1269
84
5
11
1260
68
14
27
1205
44
69
51
1267
84
7
11
1269
84
5
11
1268
88
6
7

1. Con bạn có thích được lắc lư hoặc nâng lên hạ xuống trên đầu gối của bạn không ?

2. Con bạn có chú ý đến các trẻ khác không ?
3. Con bạn có thích leo trèo không ? Như Cầu thang chẳng hạn ?
4. Con bạn có thích chơi trốn tìm/ Cút ngào không?
5. Con bạn có bao giờ chơi giả vờ như gọi điện thoại hoặc săn sóc búp bê hoặc giả vờ làm cái gì
khác không?
6. Con bạn có bao giờ dùng ngón tay trỏ của bé để chỉ chỉ vào 1 thứ gì đó để đòi (vòi) không ?
7. Con bạn có bao giờ dùng ngón tay trỏ của bé để chỉ vào 1 thứ gì đó để tỏ sự quan tâm không ?
8. Con bạn có biết cách chơi với các đồ chơi nhỏ (xe hơi, hình khối…) mà không bỏ chúng vào
miệng, thao tác chúng hoặc ném chúng không ?
9. Con bạn có bao giờ đem 1 vật gì đó đến cho bạn để chỉ cho bạn không ?
10. Con bạn có bao giờ nhìn vào mắt bạn hơn 1-2 giây không ?
11. Con bạn có bao giờ tỏ vẻ quá nhạy cảm với tiếng động không?
12. Con bạn có bao giờ cười khi thấy mặt bạn hoặc khi bạn cười với bé không ?
13. Con bạn có bắt chước bạn không ? (Bạn nhăn mặt trẻ có bắt chước bạn không ?)
14. Con bạn có đáp ứng với tên của bé khi bạn gọi không ?
15. Nếu bạn chỉ 1 thứ đồ chơi nào đó ở trong phòng, bé có nhìn vào nó không ?
16. Con bạn có đi được không ?
17. Con bạn có nhìn vào vật mà bạn đang nhìn không ?
18. Con bạn có làm những cử động ngón tay bất thường gần mặt của bé không ?
19. Con bạn có bắt bạn chú ý vào các hoạt động của bé không ?
20. Có khi nào bạn băn khoăn là con mình có thể bị điếc không ?
21. Con bạn có hiểu những điều người khác nói không ?
22. Con bạn có bao giờ nhìn chằm chằm vào vật gì đó hoặc đi thơ thẩn mà không có mục đích
không ?
23. Con bạn có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn khi đối diện với 1 vật nào đó không
quen thuộc không ?

456

P-value

<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

Có 
Có 
Có 
Có 

Không 
Không 
Không 
Không 

Có 

Không 

Có 
Có 

Không 
Không 

Có 

Không 


Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 
Có 

Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 
Không 

Có 


Không 

Có 

Không 

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
BÀN LUẬN 
Tỉ  lệ  và  đặc  điểm  dịch  tễ  của  trẻ  có  M‐
Chat dương tính 
Tỉ lệ trẻ có M‐Chat dương tính trong nghiên 
cứu  của  chúng  tôi  là  6,9%.  Tỉ  lệ  này  cũng  phù 
hợp với nghiên cứu của các tác giả khác trên thế 
giới.  Các  nghiên  cứu  trên  đều  thực  hiện  ở  trẻ 
dưới 3 tuổi, trong cộng đồng không chọn lọc nên 
tỉ  lệ  trẻ  có  M‐Chat  dương  tính  có  hơi  cao  hơn 
trong nghiên cứu của chúng tôi. 
Bảng 2: Tỉ lệ M‐Chat dương tính trong các nghiên cứu 
Rối loạn phổ tự kỷ
Các nghiên Đối tượng
M-Chat (+) sau khi theo dõi trẻ
cứu
nghiên cứu
có M-Chat (+)
Trẻ 16-36
95/1369

Chúng tôi
tháng
(6,9%)
Robin, Fein Trẻ 18-30 122/1293
39/122 (32%)
và cs(11)
tháng
(9,4%)
Kleinman và Trẻ 16-30 189/3309
31/189 (16,4%)
cs(4)
tháng
(5,7%)
Trẻ 15-27 466/4797
Robin(9)
21/466 (4,5%)
tháng
(9,7%)

Cũng theo các nghiên cứu trên, tỉ lệ trẻ có rối 
loạn  phổ  tự  kỷ  từ  những  trẻ  có  M‐Chat  dương 
tính là 4,5%‐32%. Với tỉ lệ 4,5‐32% trẻ có M‐Chat 
dương tính bị rối loạn phổ tự kỷ, nên có thể dự 
đoán  trẻ  có  rối  loạn  phổ  tự  kỷ  từ  95  trẻ  có  M‐
Chat dương tính trong nghiên cứu của chúng tôi 
khoảng  4‐30  trẻ.  Do  đó,  tần  suất  lưu  hành  dự 
đoán của rối loạn phổ tự kỷ ở cộng đồng dân số 
này  khoảng  0,3‐2%  (4/1369  –  30/1369).  Tần  suất 
này cũng tương tự với các nơi khác trên thế giới: 
Anh là 1/150 trẻ, Mỹ là 1/110 trẻ, ở Bangladesh là 

0,84%, ở Thái Lan là 0,6%.  
Tỉ lệ trẻ nam có kết quả M‐Chat dương tính 
cao hơn gấp đôi so với trẻ nữ. Kết quả này cũng 
phù  hợp  với  các  nghiên  cứu  khác  ở  Việt  Nam, 
cũng như ở các nước khác trên thế giới là tỉ lệ trẻ 
nam mắc bệnh luôn cao hơn trẻ nữ. 
Phù  hợp  với  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Lan 
Trang và cs (2012)(6) tại Thái Nguyên, tỉ lệ trẻ tự 
kỷ theo giới nam / nữ là 3,2 / 1. Nghiên cứu của 
Kim YS và cs (2012)(3) tại Hàn Quốc tỉ lệ nam : nữ 
trên  dân  số  chung  là  2,5  :  1.  Nhưng  thấp  hơn 
nghiên cứu Tại bệnh viện nhi Trung ương năm 

Nhi Khoa

Nghiên cứu Y học

2007,  Quách  Thúy  Minh  Tại  bệnh  viện  nhi 
Trung  ương  (2007)(8)  tỉ  lệ  trai  /  gái  là  10  /  1. 
Hoàng  Vũ  Huỳnh  Trang  (2007)(2)  tại  bệnh  viện 
Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nam 
: nữ là 5 : 1. Có lẽ  là  do  các  nghiên  cứu  này  có 
dân số mẫu là trẻ đã có chẩn đoán xác định rối 
loạn phổ tự kỷ, còn dân số mẫu chúng tôi là trẻ 
khỏe  mạnh  cần  phải  theo  dõi  thêm  1  thời  gian 
sau nữa mới có chẩn đoán xác định. 
Tỉ lệ trẻ có M‐Chat dương tính trong nhóm 
tuổi 24‐36 tháng xấp xỉ bằng với nhóm tuổi 16‐ 
<24 tháng. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của 
Pandey và cs (2006)(7) là không có khác biệt giữa 

nhóm tuổi dưới 2 và trên 2 với kết quả M‐Chat. 
Cũng phù hợp với khuyến cáo của tác giả Robin 
và  hiệp  hội  Nhi  Khoa  Hoa  Kỳ  (2006)  là  dùng 
bảng M‐Chat làm công cụ tầm soát sớm cho trẻ 
dưới 3 tuổi. 

Mối liên hệ giữa nghề nghiệp của cha, mẹ 
với trẻ có M‐Chat dương tính 
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy không 
có  sự  liên  hệ  giữa  nghề  nghiệp  của  cha  với  kết 
quả M‐Chat. Phù hợp với nghiên cứu của Cidav 
Zuleyha và cs (2012)(1), có lẽ cha thường là người 
ít  gần  gũi,  chăm  sóc,  dạy  dỗ,  không  có  nhiều 
thời gian chơi đùa trực tiếp với các trẻ, nên trẻ ít 
ảnh hưởng từ cha. 
Kết  quả  của  nghiên  cứu  này  cho  thấy 
không có sự liên hệ giữa nghề nghiệp của mẹ 
với  kết  quả  M‐Chat.  Có  sự  khác  biệt  với  kết 
quả  của  Cidav  Zuleyha  và  cs  (2012)(1),  Sharpe 
DL  và  cs  (2007)(12),  Kogan  MD  và  cs  (2008)(5). 
Theo  Cidav  Zuleyha  và  cs,  thu  nhập  của  mẹ 
những trẻ rối loạn phổ tự kỷ là 7189 USD/năm, 
trong khi mẹ của những trẻ khỏe mạnh có thu 
nhập  14755  USD/năm.  Sharpe  DL,  Kogan  MD 
(2008) đều kết luận rằng gia đình những trẻ rối 
loạn  phổ  tự  kỷ  có  thu  nhập  hàng  năm  thấp 
hơn  so  với  gia  đình  của  trẻ  khỏe  mạnh.  Sự 
khác  biệt  này  là  do  nghề  nghiệp  chưa  phản 
ánh đúng thực sự thu nhập của các gia đình ở 
Việt Nam.  


457


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Mối  liên  hệ  giữa  kết  quả  trả  lời  các  câu 
hỏi quan trọng với kết quả M‐Chat 
Trong  số  95  trẻ  có  M‐Chat  dương  tính,  có 
28,4% trẻ không biết chỉ bằng ngón tay để chỉ sự 
quan  tâm,  7,4%  trẻ  không  nhìn  theo  vật  được 
chỉ,  11,6%  trẻ  không  quan  tâm  đến  trẻ  khác, 
11,6%  trẻ  không  biết  bắt  chước.  Phù  hợp  với 
nghiên  cứu  nhận  xét  của  H.V.H.Trang  (2007)(2) 
về những dấu hiệu sớm ở trẻ có rối loạn phổ tự 
kỷ từ 12‐36 tháng: 17% trẻ từ 12‐36 tháng không 
biết chỉ bằng ngón tay, có ánh nhìn bất thường 
từ 17‐21%, thiếu vắng trò chơi giả vờ, bắt chước 
từ  17‐30%,  chơi  một  mình,  không  quan  tâm  tới 
trẻ khác chiếm từ 8‐22%. 

4.

5.

6.

7.


8.

9.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Tỉ lệ trẻ có M‐Chat dương tính chiếm 6,9%, tỉ 
lệ trẻ nam mắc bệnh cao gấp đôi so với trẻ nữ. 
Có  thể  áp  dụng  bảng  câu  hỏi  M‐Chat  để  tầm 
soát  sớm  cho  trẻ  dưới  3  tuổi,  nên  lưu  tâm  đến 
những  trẻ  trả  lời  “không”  ở  các  câu  hỏi  quan 
trọng.  Cần  tiến  hành  nghiên  cứu  rộng  hơn  với 
thời gian lâu hơn để có thể xác định tần suất lưu 
hành của rối loạn phổ tự kỷ và đưa ra những kết 
luận thuyết phục hơn. 

10.

11.

12.

13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.


Cidav  Z, Marcus  SC, Mandell  DS  (2012).  Implications  of 
childhood  autism  for  parental  employment  and  earnings, 
Pediatrics; 129: 617‐623. 
Hoàng  Vũ  Quỳnh  Trang  (2008).  Đặc  điểm  lâm  sàng  của  rối 
loạn phổ tự kỷ tại đơn vi tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1, Tài 
liệu hội thảo Bệnh tự kỷ ở trẻ em: 70‐81. 
Kim  YS, Leventhal  BL,  et  al  (2011).  Prevalence  of  autism 
spectrum  disorders  in  a  total  population  sample,  American 

14.

Journal of Psychiatry; 168 (9): 904‐912. 
Kleinman J, Robins D, Ventola P, Pandey J, et al (2008). The 
modified checklist for autism in toddlers: A follow‐up study 
investigating  the  early  detection  of  autism  spectrum 
disorders, J Autism Dev Disord 38: 827‐839. 
Kogan  MD, Strickland  BB, Blumberg  SJ, Singh  GK, Perrin 
JM, van  Dyck  PC  (2008).  A  national  profile  of  health  care 
experiences  and  family  impact  of  autism  spectrum  disorder 
among  children  in  the  United  States,  2005‐2006,  Pediatrics 
122: 1149‐1158. 
Nguyễn  Lan  Trang  (2012).  Thực  trạng  tự  kỷ  ở  trẻ  em  từ  18 
đến  60  tháng  tuổi  tại  thành  phố  Thái  Nguyên,  Y  học  thực 
hành 851 (11): 29‐32. 
Pandey  J,  et  al  (2008).  Screening  for  autism  in  older  and 
younger  toddlers  with  the  modified  checklist  for  autism  in 
toddlers, Autism, 12: 513‐535. 
Quách Thúy Minh (2008). Tìm hiểu một số yếu tố gia đình và 
hành vi của trẻ tự kỷ tại khoa tâm thần, Bệnh viện Nhi trung 

ương, Tài liệu hội thảo Bệnh tự kỷ ở trẻ em: 36‐41. 
Robins D (2008). Screening for autism spectrum disorders in 
primary  care  settings,  SAGE  Publications  and  The  National 
Autistic Society 12 (5): 537‐556. 
Robins  D,  Dumont‐Mathieu  T  (2006).  Early  Screening  for 
autism disorders: Update on the modified checklist for autism 
in  toddlers  and  other  measures,  Developmental  and 
Behavioral Pediatrics 27 (2): 111‐119. 
Robins  D,  Fein  D,  Barton  M,  Green  J  (2001).  The  modified 
checklist for autism in toddlers: An initial study investigating 
the  early  detection  of  autism  and  pervasive  developmental 
disorders, Journal of Autism and Developmental Disorders 31 
(2): 131‐144. 
Sharpe  Deanna  L,  Dana  Lee  Baker  (2007),  Financial  issues 
associated with having a child with autism, J Fam Econ Iss; 28: 
247‐264. 
Võ Nguyễn Tinh Vân (2002). Nuôi con bị tự kỷ. Nhóm tương 
trợ phụ huynh có con khuyết tật và chậm phát triển tại Úc, tr. 
8‐190. 
Vũ  Thị  Bích  Hạnh  (2007).  Tự  kỷ  ‐  Phát  hiện  sớm  và  can  thiệp 
sớm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 7‐175. 

 
 Ngày nhận bài báo:    

 

01/11/2013 

 Ngày phản biện nhận xét bài báo:  


05/11/2013 

 Ngày bài báo được đăng:  

05/01/2014 

 

 

458

Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 



×