Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát nồng độ β2 microglobulin máu ở các bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo định kỳ sử dụng màng lọc high-flux (HF) và low-flux (LF)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.68 KB, 7 trang )

tiêu chuẩn của
lọc máu tối ưu được thận Hội thận học quốc gia
Mỹ (NKF-DOQI) khuyến cáo các buổi lọc cần
đạt mức URR tối thiểu là 65% và Kt/V Ure tối
thiểu là 1,2(3). Kết quả thu được trong NC của
chúng tôi cho thấy giá trị trung bình của Kt/V
Ure ở cả 2 nhóm dùng màng HF và LF đều
không đạt được mục tiêu yêu cầu. Tuy nhiên, ở
nhóm BN sử dụng màng HF thì giá trị trung

79


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012

bình của Kt/V Ure có cao hơn ở nhóm LF (1,14 ±
0,23 so với 1,07 ± 0,46), nhưng khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Đối với URR, nhóm BN sử dụng màng HF
đã đạt được mục tiêu URR > 65% cao hơn LF
(67,05 ± 7,65% ở nhóm HF so với 63,12 ±
12,13% ở nhóm LF). Tuy nhiên, sự khác biệt
này cũng không có ý nghĩa thống kê ở cả 2
nhóm (P > 0,05).
Để đánh giá hiệu quả lọc đối với β2m, các
NC trước đây dựa vào kết quả xét nghiệm nồng
độ β2m máu trước và sau lọc. Nhưng do những
khó khăn trong vấn đề kinh phí bệnh nhân phải
tự chi trả, nên chúng tôi chỉ lấy máu xét nghiệm


β2m tại một thời điểm. Kết quả này cũng có thể
đánh giá được phần nào những khác biệt nếu có
về nồng độ β2m nói chung và các chất có TLPT
trung bình nói riêng giữa 2 nhóm sử dụng màng
HF và LF.
Trong NC của chúng tôi, nồng độ 2m máu ở
cả 2 nhóm đều cao hơn rất nhiều so với giá trị
bình thường (< 2000 µg/L). Kết quả NC cho thấy,
nhóm BN sử dụng màng HF, phần lớn BN có
nồng độ β2m máu ≤ 40000 µg/L (chiếm tỉ lệ
96,7%), ngược lại, nhóm BN sử dụng màng LF
phần lớn có nồng độ 2m máu > 40000 µg/L
(chiếm tỉ lệ 80,4%). Giá trị trung bình của nồng
độ β2m máu giữa 2 nhóm cũng chênh lệch khá
cao (26631,46 ± 7511,38 µg/L ở nhóm sử dụng
màng HF so với 51580,11 ± 18811,09 µg/L ở
nhóm sử dụng màng LF, sự khác biệt này có ý
nghĩa về mặt thống kê P < 0,001). Kết quả này
cho thấy khi sử dụng màng có hệ số siêu lọc cao
HF thì khả năng lọc các chất có TLPT trung bình
(ở NC này là β2m) tốt hơn khi sử dụng màng có
hệ số siêu lọc thấp LF.
Trong NC của Asim M và cộng sự (2010)
thì giá trị trung bình của nồng độ β2m sau lọc
với màng LF là 92600 ± 17100 µg/L(2). Còn NC
của Mario T và cộng sự thì giá trị trung bình
của nồng độ 2m sau lọc với màng LF là 42140
± 14000 µg/L, màng HF là 21000 ± 10800 µg/L
và sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống
kê (P < 0,05)(11). Alfred K Cheung và cộng sự


80

cũng nhận thấy giá trị trung bình của nồng độ
β 2m khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa màng
HF và LF (33600 µg/L so với 41500 µg/L, P <
0,05)(3). Lý giải về nguyên nhân gây ra tăng
nồng độ 2m, Asim M và cộng sự đưa ra kết
luận việc sử dụng màng LF là nguyên nhân
chính gây nên việc tăng nồng độ β2m ở BN
STM giai đoạn cuối. Chất liệu màng lọc, dịch
lọc Bicarbonate và thời gian của buổi lọc
không liên quan đến nguyên nhân này(2).
Trong NC khác của Willy Lorny và cộng sự
cũng cho thấy màng HF loại bỏ 2m tốt hơn LF:
với cùng tốc độ dịch là 100ml/ph thì độ thanh
thải 2m của HF là 116,8ml/phút so với LF là
63,8 ml/phút (P < 0,01)(6).
Trong NC của chúng tôi, giữa 2 nhóm ngoài
sự khác nhau giữa loại màng HF và LF thì đều
giống nhau về chất liệu màng lọc (cellulose),
dịch lọc Bicarbonate và thời gian của mỗi buổi
lọc (240 phút). So sánh về 2 màng lọc, chúng tôi
thấy rằng màng lọc HF có hệ số siêu lọc (Kuf =
29,8 ml/giờ/mmHg) cao hơn hẳn hệ số siêu lọc
của LF (Kuf = 12,8 ml/giờ/mmHg). Ngoài ra,
màng lọc HF còn có hệ số lọc β2m (0,88) cao hơn
của LF (0,36). Các đặc tính trội hơn của màng
HF so với LF là do sự khác biệt về kích thước
của lỗ lọc, đối với HF là 70 và LF là 50. Như vậy

cũng có thể nói hệ số siêu lọc của màng lọc cũng
như kích thước của lỗ lọc là yếu tố chính của
quá trình lọc máu ảnh hưởng đến nồng độ β2m
máu, gây ứ đọng β2m và dẫn đến bệnh thoái hóa
tinh bột trên BN STM CNTN định kỳ.
Chúng tôi nhận thấy, để loại thải các chất có
TLPT trung bình trở lên cần sử dụng màng lọc
HF. Ngoài ra, những BN sử dụng màng LF dù
có Kt/V Ure đạt yêu cầu thì cũng cần kiểm tra
định kỳ nồng độ các chất có TLPT trung bình trở
lên xem có ứ đọng các chất này không nếu có
điều kiện vì có thể gây nên biến chứng lâu dài
về sau.
Về mối tương quan giữa nồng độ β2m máu
với các giá trị thu thập trong NC, chúng tôi
không ghi nhận mối tương quan giữa nồng độ
2m máu với TGCT, Hb ở nhóm LF, Ure máu

Chuyên Đề Lão Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
trước lọc ở nhóm HF, Ure máu sau lọc, Kt/V Ure
và URR. Ngoại trừ, mối tương quan nghịch giữa
nồng độ β2m máu với Hb ở nhóm HF và mối
tương quan thuận giữa nồng độ β2m máu với
Ure máu trước lọc ở nhóm LF.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

Nghiên cứu có những hạn chế: vì là NC
mô tả cắt ngang, chỉ ghi nhận số liệu tại một
thời điểm, chúng tôi không thể theo dõi được
sự thay đổi của nồng độ β2m máu theo thời
gian ở 2 nhóm BN sử dụng màng HF và LF.
Mẫu NC còn khá nhỏ nên hạn chế mức độ
mạnh của NC. Chúng tôi chưa ghi nhận được
mối tương quan giữa nồng độ β2m máu và các
biểu hiện lâm sàng của các biến chứng do ứ
đọng β2m. Sau cùng, do hạn chế về kinh phí
cũng như mục tiêu của NC là chỉ khảo sát
nồng độ β2m máu giữa 2 nhóm HF và LF nên
chúng tôi chỉ lấy xét nghiệm β2m máu một lần
mà không đánh giá hiệu quả lọc β2m giữa 2
loại màng này trước và sau chạy thận.

3.

Cám ơn: Chúng tôi xin chân thành cám ơn các sinh viên Y6
và các BS Lưu Thị Thủy Tiên, Lâm Hoàng Thy Vân, Ban
giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa lọc máu các Bệnh
viện Bình dân, Đa khoa khu vực Củ chi đã giúp chúng tôi
thực hiện công trình này.

10.

Chuyên Đề Lão Khoa


Nghiên cứu Y học

4.

5.

6.

7.

8.

9.

11.

American Kidney Foundation (2003). β2-microglobulin
amylodosis American kidney foundation - NKF/DOQI
Guideline.
Asim M., Anees M. (2010), β2m levels in Heamodialysis. Saudi J
Kidney Dis Transl, 21(4): p. 701-706.
Cheung AK., Greene T., Leypoldt JK. (2008). Association
between serum β2m level and infectious mortality in
hemodialsis patients. J Am Soc Nephron. 3: p. 69-77.
Cheung AK., Rocco VM., Guofen V., Leypoldt KJ., Levin WN.
(2006). Serum β2m levels predict mortality in Dialusis patients:
Results of the HEMO study. J Am Soc Nephron, 17: p. 546-555.
Ford LL., Ward RA., Cheung AK. (2009). Choice of the
Hemodialysis Membrane, Principles and Practice of Dialysis.

Lippincott Williams & Wilkins, p.65-69.
Lorny W., Because J., Sierens L. (1998). Remarkable removal of
β2m by online hemodiafiltration, Am J Nephron, (18): p. 105108.
Slinin Y., Foley RN., Collins AJ. (2005). Calcium, Phosphorus,
Parathyroid Hormone and Cardiovascular Disease in
hemodialysis patients. J Am Soc Nephron - The USRDS. 16: p.
1788-1793.
Sprague. SM., Moe SM. (2004). Clinical manifestations and
pathogenesis of dialysis-related amyloidosis. Semin Dial. p.360369.
Titus W., Owen WF. (2000). Heamodialysis Adequacy. Dialysis
and Transplantation. p. 57-79.
Trần VC. (2004). Giải phẫu sinh lý thận. Bệnh thận nội khoa.
NXB Y học, tr. 43-45.
Traut M., Haufe CC., Eismann U. (2007), Increased binding of
β2m to blood cells in dialysis patients treated with HF dializers
compared with LF membranes contributed to reduce β2m
concentrations. Blood Purif, 2007. 25: p. 432-440.

81



×