Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với thực trạng kiểm soát glucose máu lúc đói, HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.79 KB, 6 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ FERRITIN HUYẾT THANH
VỚI THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI,
HbA1c Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Phan Thị Hoài Trang*; Đoàn Văn Đệ**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét thực trạng kiểm soát đường máu lúc đói và HbA1c và đánh giá mối liên
quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh và tình trạng kiểm soát đường máu lúc đói và HbA1c ở
bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt
ngang, 74 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại Bệnh viện Quân Y 103, được khám, xét nghiệm
lâm sàng và định lượng ferritin huyết thanh. Kết quả và kết luận: nồng độ glucose máu và
HbA1c trung bình lần lượt là 9,79 ± 4,21 mmol/l và 8,8 ± 2,31 (%) với 71,62 % BN kiểm soát
kém. Tỷ lệ BN có mức HbA1c kiểm soát kém 72,97%. Có tương quan thuận, có ý nghĩa thống
kê giữa nồng độ ferritin huyết thanh với nồng độ glucose máu lúc đói (r = 0.293, p < 0,05).
Có tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ ferritin huyết thanh với nồng độ HbA1c
(r = 0,407, p < 0,01).
* Từ khóa: Đái tháo đường týp 2; Nồng độ ferritin huyết thanh; HbA1c; Nồng độ glucose máu
lúc đói.

Correlation between Serum Ferritin Level and Fassting Plasma
Glucose, HbA1c in Type 2 Diabetic Patients
Summary
Objectives: To assess control of fasting blood glucose and HbA1c and investigate the
correlation between serum ferritin and HbA1c level in patients with type 2 diabetes mellitus (T2DM).
Subjects and methods: A cross - sectional descriptive study was conducted on 74 patients with
T2DM at 103 Hospital. Clinical examinations and serum ferritin were performed in all patients.
Results and conclusions: Mean fasting blood glucose and HbA1c level in type 2 diabetic patients
were 9.79 ± 4.21 mmol/l and 8.8 ± 2.31 %, respectively with 71.62% poorly control of fasting
blood glucose and 72.97% poorly control of HbA1c. There was a positive correlation between
increased serum ferritin and poor glycemic control, reflected by higher HbA1c and fasting blood


glucose level in T2DM.
* Key words: Type 2 diabetes mellitus; Serum ferritin level; HbA1c; Fasting blood glucose.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngoài việc tham gia vào cấu tạo hemoglobin,

Sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho
hoạt động của tất cả tế bào trong cơ thể.

myoglobin; sắt còn là một tiền chất oxy
hóa, xúc tác cho các phản ứng của tế bào,

* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Phan Thị Hoài Trang ()
Ngày nhận bài: 29/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 04/01/2017
Ngày bài báo được đăng: 17/01/2017

63


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
làm sản sinh các gốc oxy hóa tự do có
oxy (ROS: reactive oxygen species) có thể
gây phá hủy màng sinh học của tế bào
cũng như nhân tế bào [7]. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra, quá tải sắt trong cơ thể gây
ra stress oxy hóa (phản ánh bằng tăng
nồng độ ferritin huyết thanh), có thể dẫn

đến tình trạng kháng insulin, cũng như
suy giảm chức năng tế bào β trong quần
thể. Ngoài ra, ferritin huyết thanh được đề
xuất như một thành phần của hội chứng
kháng insulin và là yếu tố nguy cơ của
ĐTĐ týp 2 [3]. Tuy nhiên, ở BN ĐTĐ týp 2,
mối liên quan giữa ferritin huyết thanh và
tình trạng kiểm soát ĐTĐ chưa được đề
cập nhiều. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này với mục đích: Nhận xét thực
trạng kiểm soát đường máu lúc đói và
HbA1c và đánh giá mối liên quan giữa
nồng độ ferritin huyết thanh và tình trạng
kiểm soát đường máu lúc đói và HbA1c ở
BN ĐTĐ týp 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
74 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại
Bệnh viện Quân Y 103.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN > 30 tuổi,
được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 có hoặc không
có các biến chứng mạn tính (loại trừ BN
có suy thận mạn tính và thiếu máu).
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN thiếu máu,
mắc các bệnh mạn tính: suy thận mạn,
bệnh gan mạn tính, bao gồm người
nhiễm vi rút viêm gan B, C, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, đang trong tình trạng
viêm cấp hoặc mạn tính, các bệnh lý hệ

thống như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý
ác tính, đang sử dụng các thuốc thải sắt:
deferoxamine, deferiprone, deferaxirox…
64

hoặc các biện pháp thải sắt khác, phụ nữ
có thai, hoặc BN mắc các ĐTĐ khác: ĐTĐ
týp 1, ĐTĐ thứ phát, hội chứng Turner,
hội chứng Kleinfelter…
2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên
cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
* Thu thập số liệu: BN được chẩn đoán
ĐTĐ týp 2 điều trị tại Khoa Khớp - Nội tiết
và Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y
103. Đối tượng nghiên cứu có mẫu bệnh
án riêng. Các xét nghiệm cận lâm sàng
được tiến hành tại Khoa Sinh hóa, Bệnh
viện Quân y 103 (đường huyết, HbA1c…).
Định lượng ferritin huyết thanh (µg/l) được
bằng phương pháp điện hóa phát quang,
sử dụng kít xét nghiệm trên máy phân tích
miễn dịch tự động BECKMAN COULTER
(Hãng Olympus). Giá trị bình thường của
ferritin (theo tiêu chuẩn của kít Olympus
tại Labo Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103):
10 - 300 µg/l.
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS 21.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Thực trạng kiểm soát đường máu

lúc đói và HbA1c ở BN ĐTĐ týp 2.
Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, giới.
Chỉ tiêu

Tuổi
(năm)
Giới

Nhóm nghiên cứu

≤ 49, n (%)

4 (5,41)

50 - 59, n (%)

11 (14,86)

60 - 69, n (%)

39 (52,70)

≥ 70, n (%)

20 (27,03)

X ± SD

65,11 ± 8,89


Nam, n (%)

37 (50)

Nữ, n (%)

37 (50)

Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên
cứu 65,11 ± 8,89, chủ yếu tập trung ở lứa
tuổi từ 60 - 69, tỷ lệ BN nam/nữ là 1/1.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

Biểu đồ 1: Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ.
Thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình 6,64 ± 6,04 năm. BN có thời gian phát hiện
bệnh < 5 năm (48,65 %), và 51,35% > 5 năm. Các BN đều được điều trị trước đó bằng
thuốc uống hạ glucose máu như metformine, diamicron. Tỷ lệ phát hiện bệnh ≥ 16 năm
thấp (9,64%). Trong đó, 16 BN lần đầu phát hiện ĐTĐ.
Bảng 2: Thực trạng kiểm soát glucose máu, HbA1c ở nhóm nghiên cứu.
Chỉ tiêu
Glucose máu lúc đói (mmol/l)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tốt/chấp nhận được (≤ 7)


21

28,38

Kém (> 7)

53

71,62

Trung bình
HbA1c (%)

9,78 ± 4,21

Tốt (< 6,5)

14

18,92

Chấp nhận được (6,5 ≤ - ≤ 7,5)

6

8,11

Kém (> 7,5)

54


72,97

Trung bình

8,80 ± 2,31

Đường máu trung bình lúc đói của BN nghiên cứu là 9,78 ± 4,21 mmol/l. Nồng độ
HbA1c trung bình là 8,80 ± 2,31%. Hầu hết BN đều ở mức kiểm soát đường máu lúc
đói và HbA1c kém.
Trong các tiêu chí đánh giá kiểm soát ĐTĐ theo Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam (2011)
[1], chúng tôi chọn 2 chỉ tiêu là glucose máu và HbA1c. Đa số nghiên cứu trong và
ngoài nước đều kết luận: việc kiểm soát các chỉ tiêu này ở BN nhập viện còn kém. Tại
Hoa Kỳ, 64% BN ĐTĐ có HbA1c > 7,5%; ở châu Á là 79%. Nghiên cứu của Nguyễn
Tiến Sơn cho thấy nồng độ glucose máu lúc đói trung bình 9,92 ± 4,41 mmol/l, tỷ lệ BN
kiểm soát tốt/chấp nhận được 23,46%, kiểm soát kém 76,54%. Phần trăm HbA1c trung
bình 8,41 ± 1,92%, tỷ lệ kiểm soát tốt/chấp nhận được 38,27%, kiểm soát kém 61,73 % [2].
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự. Như vậy, các nghiên cứu cho thấy
việc kiểm soát bệnh ở phần lớn BN còn kém. Điều này có thể do đối tượng kiểm soát
65


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
glucose máu ngoại trú kém, cần phải nhập viện để có phác đồ điều chỉnh glucose máu
chuẩn, chính xác. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây xuất hiện nhiều biến chứng
dẫn đến gia tăng gánh nặng đối với y tế toàn cầu.
2. Liên quan giữa ferritin với nồng độ glucose máu lúc đói và HbA1c.
Nồng độ ferritin huyết thanh trung bình của nhóm nghiên cứu 417,24 ± 179,45 µg/l.
Nồng độ ferritin thấp nhất và cao nhất lần lượt 85,36 µg/l và 721,88 µg/l.
800


Ferritin = 12.48*Glc + 295.12
R = 0.293 p < 0.05

Ferritin (µg/l)

700
600
500
400
300
200
100
0
0

5

10
15
Glucose máu lúc đói (mmol/l)

20

25

Biểu đồ 2: Tương quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với nồng độ glucose máu lúc
đói.
Có tương quan thuận, mức độ yếu, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ ferritin huyết
thanh với nồng độ glucose máu lúc đói (r = 0.293, p < 0,05).

Ferritin = 31.666*HbA1c + 138.75
R = 0.407 p < 0.01

800

Ferritin (µg/l)

700
600
500
400
300
200
100
0
0

5

10

15

20

HbA1c (%)

Biểu đồ 3: Tương quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với tình trạng kiểm soát HbA1c.

66



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
Có tương quan thuận, mức độ vừa, có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ ferritin huyết
thanh với tình trạng kiểm soát HbA1c, r = 0,407.
Ferritin huyết thanh là một trong những chỉ số có giá trị để đánh giá dự trữ sắt của
cơ thể, ngoài ra còn là một protein pha cấp của phản ứng viêm. Do đó, tăng ferritin
huyết thanh có thể do dự trữ sắt tăng trong cơ thể, hoặc do tình trạng viêm cấp hoặc
mạn tính, hoặc do tình trạng giải phóng chậm ferritin glycosilat. Có giả thuyết cho rằng
tăng nồng độ ferritin huyết thanh là do tình trạng kiểm soát đường huyết kém ở người
tiền ĐTĐ hoặc BN ĐTĐ týp 2 [6].
Nghiên cứu của chúng tôi: nồng độ ferritin huyết thanh có xu hướng tăng ở BN kiểm
soát glucose máu kém, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nồng độ ferritin
huyết thanh trung bình giảm dần theo khả năng kiểm soát HbA1c. Nồng độ ferritin
trung bình ở nhóm kiểm soát HbA1c kém (451,54 ± 176,63 µg/l) cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với nồng độ ferritin trung bình của nhóm kiểm soát HbA1c tốt (p < 0,05).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chandrashekhar và CS (2014) [4]: nồng độ
ferritin huyết thanh tăng ở BN ĐTĐ týp 2 không kiểm soát tốt ĐTĐ. Ngoài ra, Canturk
và CS (2003) [3] đưa ra nhận định tương tự, ở BN kiểm soát kém ĐTĐ có hiện tượng
tăng ferritin huyết thanh. Ở BN ĐTĐ týp 2, có mối tương quan thuận giữa tăng nồng độ
ferritin huyết thanh và kiểm soát ĐTĐ kém, thể hiện nồng độ đường huyết lúc đói và
tăng mức HbA1c (được đề cập đến trong các nghiên cứu trên).
Ngoài ra, chúng tôi đã tìm ra mối tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa nồng
độ ferritin huyết thanh với nồng độ glucose lúc đói (r = 0,293, p < 0,05) và nồng độ
HbA1c (r = 0,407, p < 0,01). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Kim Nam Hee
và CS [8] (2000). Tác dụng của việc giảm nồng độ ferritin máu đối với BN ĐTĐ týp 2
cũng được Culter và CS nghiên cứu [5], khi nồng độ HbA1c cải thiện đáng kể ở BN
kiểm soát đường huyết kém sử dụng desferoxamin. Tuy nhiên, Redmon và CS [9] cho
kết quả ngược lại, ông không tìm thấy hiệu quả của việc giảm nồng độ ferritin huyết
thanh ở BN ĐTĐ týp 2. Nghiên cứu của chúng tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu sâu về

vấn đề này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 74 BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại Bệnh viện Quân y 103, chúng tôi
rút ra một số kết luận:
- Nồng độ glucose máu và HbA1c trung bình lần lượt là 9,79 ± 4,21 mmol/l và 8,80 ±
2,31% với 71,62% BN kiểm soát kém chỉ tiêu glucose máu lúc đói. Tỷ lệ BN có mức
HbA1c kiểm soát kém là 72,97%.
- Nồng độ ferritin huyết thanh có tương quan thuận, mức độ yếu, có ý nghĩa thống
kê với nồng độ glucose máu lúc đói (r = 0.29, p < 0,05) và có tương quan thuận, mức
độ vừa, có ý nghĩa thống kê với tình trạng kiểm soát HbA1c (r = 0,41, p < 0,01).

67


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2. 2011.
2. Nguyễn Tiến Sơn. Khảo sát nồng độ IGF-1 huyết tương, mật độ xương ở BN ĐTĐ týp 2.
Luận văn Bác sỹ Nội trú, Học viện Quân y. 2015.
3. Canturk Z et al. Serum ferritin levels in poorly-and well-controlled diabetes mellitus.
Endocr Res. 2003, 29 (3), pp.299-306.
4. Chandrashekhar HR et al. Association of serum ferritin levels with glycemic control in
T2DM. Indian Journal of Pharmacy Practice. 2014, 7 (1), pp.58-61.
5. Cutler P. Deferoxamine therapy in high-ferritin diabetes. Diabetes. 1989, 38 (10), pp.12071210.
6. El-Halim et al. The Relationship between serum ferritin and glycosylated hemoglobin in
adults with T2DM. Egyptian Journal of Hospital Medicine. 2016, 64, pp.405-410.
7. Jiang R et al. Body iron stores in relation to risk of type 2 diabetes in apparently healthy
women. Jama. 2004, 291 (6), pp.711-717.
8. Kim Nam Hee et al. Serum ferritin in healthy subjects and type 2 diabetic patients. Yonsei
Med

J.
2000,
41(3),
pp.387-392.
/>9. Redmon J.B, Pyzdrowski K.L, Robertson R. P. No effect of deferoxamine therapy on
glucose homeostasis and insulin secretion in individuals with NIDDM and elevated serum
ferritin. Diabetes. 1993, 42(4), pp.544-549.

KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ BIẾN THIÊN HUYẾT ÁP LƯU ĐỘNG 24 GIỜ
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BÌNH THƯỜNG
Lưu Quang Minh*; Lương Công Thức*
68



×