Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá tình trạng răng miệng của học sinh khiếm thị Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP. Hồ Chí Minh năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.76 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH KHIẾM THỊ
TRƯỜNG PTĐB NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Trương Thị Hoài An*, Nguyễn Thị Hồng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng răng miệng của các học sinh (HS) khiếm thị, trên cơ sở đó
xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng (GDSKRM ) thích hợp cho các HS khiếm thị thông qua vai
trò của giáo viên và bảo mẫu, và bước đầu đánh giá hiệu quả của chương trình này sau 4 tháng thực hiện, qua đó
cung cấp kiến thức dự phòng bệnh răng miệng cho HS khiếm thị.
Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 168 HS khiếm thị từ 6 - 18 tuổi đang học tại trường phổ thông đặc biệt
Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010. Phỏng vấn riêng từng HS với cùng
một bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức, thái độ, thói quen chăm sóc răng miệng. Khám ghi nhận tình trạng vệ sinh
răng miệng (VSRM) bằng chỉ số OHI-S. So sánh trước và 4 tháng sau khi được GDSKRM bằng cách tập huấn
cho giáo viên và bảo mẫu để truyền đạt lại cho HS.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 50% HS 6-11 tuổi, 27% HS 12-15 tuổi và 23% HS 15-18 tuổi, trung bình
11,8 ± 3,9 tuổi. Có 89% HS bị khiếm thị bẩm sinh, 64% HS bị mù. Tỉ lệ hiện mắc sâu răng là 71%. Tỉ lệ sâu răng
vĩnh viễn ở nhóm 6-11 tuổi là 23%, tăng cao 72% ở nhóm 12-15 tuổi, và 80% ở nhóm 16-18 tuổi. Trung bình
SMT-R, SMT-MR, nhu cầu trám và nhổ răng tăng dần theo tuổi (p<0,001). Tỉ lệ mắc bệnh nha chu là 23%,
trong đó 2% chảy máu nướu và 21% có vôi răng. Có đến 7% bị gãy răng cửa do té chấn thương. Sau GDSKRM,
có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ HS có kiến thức về bệnh sâu răng (p<0,001) và bệnh nha chu (p<0,05), có thái độ tích
cực về vấn đề chải răng và hạn chế ăn thức ăn ngọt gây hại cho răng (p<0,001), có thói quen chải răng > 1
lần/ngày ở nhóm HS 6-11 tuổi (p<0,001), điểm số OHI-S của HS cả ba nhóm tuổi đều giảm thể hiện tình trạng
VSRM đã tốt hơn (p<0,05).
Kết luận: Có sự tăng lên đáng kể chỉ số trung bình SMTR theo độ tuổi ở HS khiếm thị. Chương trình giáo
dục sức khỏe răng miệng cho HS khiếm thị thông qua vai trò của giáo viên và bảo mẫu đem lại hiệu quả nhất
định. Dù vậy, cần thêm những nghiên cứu khác về phương pháp giáo dục có tính mô phỏng hơn giúp học sinh
khiếm thị kiểm soát tốt hơn tình trạng răng miệng.


Từ khóa: Trẻ khiếm thị, giáo dục sức khỏe răng miệng, sâu răng, tình trạng nha chu.

ABSTRACT
ORAL HEALTH STATUS OF VISUALLY IMPAIRED STUDENTS IN NGUYEN DINH CHIEU SPECIAL
SCHOOL OF HO CHI MINH CITY IN 2010

Truong Thi Hoai An, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 117 - 123

Objectives: To assess the oral health status of visually impaired students in Nguyen Đinh Chieu special
school, to provide an oral health education program aided with the role of teachers and caretakers and initially
evaluate the efficiency of this program after four months.

Methods: A total of 168 visually impaired students in Nguyen Đinh Chieu special school from August to
December in 2010 aged from 6 to 18 years were assessed. A face-to-face interview was conducted by a dentist
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Trương Thị Hoài An, ĐT: 0905925346, Email:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

117


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

using the questionnaire to collect the subject’s oral health knowledge, attitude and habit. To organize a training
course about oral health education for all teachers and caretakers. Students were interviewed and clinically
examined before and four months after the oral health education program for assessment of dental caries and

periodontal condition and to evaluate the improvement in knowledge, attitude, behavior and oral hygiene status.

Results: Of the 168 students examined, 50% was in 6-11 age group, 27% in 12-15 age group, 23% in 1618 age group, with a mean age of 11.8 ± 3.9 years. Majority (89%) of the students were visually impaired at
birth, 64% acquired total blindness. The prevalence of dental caries was 71%. Of those aged 6-11 years, 23% had
caries, increasing to 72% in the 12-15 age group and 80% in the 16-18 age group. There was a significant
increased incidence of caries DMFT, as well as filling and extraction needs among the age groups (p<0.001). The
prevalence of periodontal disease was 23%, including 2% gingival bleeding and 21% calculus. 7% presented with
fractured incisors. Four months after the implementation of the oral health education program, there was
a significant increase in knowledge concerning dental caries (p<0.001) and periodontal disease (p<0.05), in the
attitude about brushing teeth and a low sugar diet (p<0.001), in the behavior of daily toothbrushing frequency
more than once a day in 6-11 age group (p<0.001) and improvement in the oral hygiene status of the children with
a significant decrease in the mean OHI-S (p<0.05).
Conclusions: The study showed an increase in the DMFT index with age. The oral health education
program was effectively delivered though further more detail studies are necessary to assess more effective
modalities of controlling oral status in this population.

Key words: Visually impaired children, oral health education, dental caries, periodontal status.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe răng miệng là thành phần quan
trọng trong tổng thể sức khỏe toàn thân, chi phối
chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến thể chất,
tinh thần, thẩm mỹ và quan hệ cộng đồng của
mỗi cá nhân(7,14). Trẻ khiếm thị không nhìn thấy rõ
hình ảnh, chữ viết, không thể quan sát trực tiếp
các hoạt động hằng ngày như trẻ bình thường nên
các em gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc răng
miệng(11). Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn
Đình Chiểu Tp.HCM là nơi giáo dục trẻ khiếm thị
của thành phố và những tỉnh lân cận. Trường
chưa có cán bộ y tế phụ trách chốt sơ cấp cứu ban

đầu cho học sinh, hoạt động giáo dục chăm sóc
răng miệng thường được thực hiện đơn lẻ thông
qua vai trò của giáo viên nhà trường.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
nhằm đánh giá tình trạng răng miệng của các HS
khiếm thị, trên cơ sở đó xây dựng chương trình
GDSKRM thích hợp cho các HS khiếm thị thông
qua vai trò của giáo viên và bảo mẫu, và bước
đầu đánh giá hiệu quả của chương trình này sau
4 tháng thực hiện, đồng thời qua đó cung cấp

118

kiến thức dự phòng bệnh răng miệng cho HS
khiếm thị.

Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ % hiện mắc sâu răng, số trung
bình răng sâu mất trám và sâu mất trám mặt
răng, nhu cầu điều trị sâu răng của HS khiếm thị.
Xác định tỉ lệ % và số trung bình sextant có
bệnh nha chu, nhu cầu điều trị nha chu của HS
khiếm thị.
Xây dựng và thực hiện chương trình
GDSKRM cho HS khiếm thị, và bước đầu đánh
giá sự thay đổi kiến thức và thái độ về bệnh sâu
răng và bệnh nha chu, thói quen chăm sóc răng
miệng, tình trạng vệ sinh răng miệng (VSRM)
của HS khiếm thị sau 4 tháng được GDSKRM.


ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Chọn toàn bộ 168 HS khiếm thị từ 6-18 tuổi
đang học tại trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu
từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế qua 2 giai đoạn:

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang mô tả để
đánh giá tình trạng răng miệng của HS khiếm
thị.

thương răng và niêm mạc miệng. Dữ liệu thu
thập qua khám lâm sàng được ghi nhận theo
mẫu phiếu điều tra của WHO năm 1997.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp cộng
đồng không nhóm chứng bằng chương trình
giáo dục sức khỏe răng miệng tích cực tiến hành
trong 4 tháng.

Mời Giảng viên bộ môn Nha Khoa Công

Cộng tập huấn cho 40 giáo viên trường PTĐB
Nguyễn Đình Chiểu về nội dung GDSKRM.

Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành
theo các bước sau:

Trước khi điều tra
Soạn thảo và chuẩn hóa bộ câu hỏi theo
mẫu của GS. Poul Erik Petersen (Cố vấn của
WHO về các chương trình điều tra xã hội học
sức khỏe răng miệng), gồm 4 phần: (1) Hành
chính, (2) Kiến thức dự phòng bệnh sâu răng
và bệnh viêm nướu, (3) Thái độ dự phòng
bệnh sâu răng và bệnh viêm nướu, (4) Thói
quen chăm sóc răng miệng.
Huấn luyện định chuẩn đội điều tra sâu răng
và nha chu.
Soạn thảo bộ tài liệu tập huấn cho giáo viên
gồm:
- Sổ tay GDSKRM dành cho giáo viên trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu được bộ môn Nha
Khoa Công Cộng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học
Y Dược TP.HCM biên soạn, hiệu chỉnh cùng
giáo viên trường NĐC.
- Băng đĩa CD, mẫu hàm nhựa và bàn chải
GDSKRM (nội dung tập huấn được tổng hợp từ
các tài liệu chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng
đồng của chương trình P/S bảo vệ Nụ cười Việt
Nam, chương trình GDSKRM của Colgate

Palmolive).
- Bảng câu hỏi lượng giá kiến thức của giáo
viên trước và sau khi được tập huấn.

Tiến hành khám, điều trị răng miệng HS và tập
huấn giáo viên đợt 1
Phỏng vấn trực tiếp riêng từng HS tại trường
với cùng một bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức,
thái độ, thói quen và tình trạng VSRM. Khám
lâm sàng tình trạng sâu răng, nha chu, chấn

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Các giáo viên đã được tập huấn sử dụng sổ
tay GDSKRM truyền đạt lại kiến thức cho HS
trong các tiết chào cờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm
hằng tuần theo hình thức nói chuyện trực tiếp,
cầm tay chỉ việc cho từng HS về phương pháp
chải răng trên mẫu hàm nhựa. Một số nội dung
GDSKRM có kèm giáo cụ. HS được nghe qua
phát thanh ở trường trong giờ giải lao vở kịch
nói của chương trình “PS - Bảo vệ nụ cười Việt
Nam”, bài hát chải răng của chương trình Nha
học đường. Nhà trường cũng lưu trữ nội dung
GDSKRM ở phòng vi tính để giáo viên bộ môn
nhắc nhở HS nhìn kém có thể đọc thêm qua máy
vi tính với cỡ chữ lớn.

Tiến hành khám răng miệng đợt 2
Sau 4 tháng thực hiện chương trình

GDSKRM, đánh giá lại kiến thức, thái độ, thói
quen CSRM của HS bằng bảng câu hỏi, và khám
chỉ số OHI-S.

Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần
mềm SPSS for Window phiên bản 15.0.

KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong tổng số 168 HS khiếm thị trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu năm 2010, có 83 HS
6-11 tuổi (50%), 46 HS 12-15 tuổi (27%) và 39 HS
15-18 tuổi (23%), trung bình 11,8 ± 3,9 tuổi. Có 94
nam (56%) và 74 nữ (44%). Đa số (89%) học sinh
bị khiếm thị bẩm sinh, trong đó 64% HS bị mù.

Tình trạng sâu răng và nhu cầu điều trị
Tỉ lệ hiện mắc sâu răng tính chung trên hệ
răng hỗn hợp và răng vĩnh viễn là 71%, được
xếp loại ở mức độ sâu răng trung bình theo phân
loại của WHO (1997). Trong đó, có 83 HS bị sâu

119


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013


răng vĩnh viễn, chiếm tỉ lệ 49%, xếp loại mức độ
sâu răng thấp.
Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm 6-11 tuổi là
23%, tăng cao 72% ở nhóm 12-15 tuổi và 80% ở
nhóm 15-18 tuổi.
Trung bình SMT-R ở nhóm 6-11 tuổi là 2,76
± 3,29 răng, ở nữ là 3,17 ± 3,35 răng, được xếp
ở mức trung bình (WHO: 2,7-4,4). Trung bình
SMT-R ở nam là 2,22 ± 3,17 răng, thuộc mức
thấp.
Trung bình SMT-R ở HS 6 - 18 tuổi là 1,83 ±
2,61 răng, ở nữ là 1,70 ± 2,30 và ở nam là 1,93 ±
2,85 khơng khác biệt rõ (p > 0,05).
Trung bình SMT-R tăng dần theo tuổi rất có
ý nghĩa từ rất thấp (0,64 ± 1,42) ở nhóm 6-11 tuổi,
thấp (2,15 ± 2,23) ở nhóm 12-15 tuổi, đến trung
bình (3,97 ± 3,45) ở nhóm 16-18 tuổi (p<0,001).
Trung bình SMT-MR ở nhóm 6-11 tuổi là
4,78 ± 7,09 mặt răng, thuộc mức cao.
Trung bình SMT-MR ở nhóm 6-18 tuổi nói
chung là 2,73 ± 4,65 mặt răng, và ở nam là 3,24 ±
5,58 mặt răng, được xếp ở mức trung bình.
Trung bình SMT-MR ở nữ là 2,08 ± 3,01 mặt
răng, ở mức thấp. Trung bình SMT-MR tăng dần
từ thấp (0,77 ± 1,92 mặt răng), trung bình (2,96 ±
3,55 mặt răng) đến cao (6,64 ± 6,94 mặt răng) theo
các nhóm tuổi (p<0,001)
Khơng có sự khác biệt ý nghĩa về số lần chải
răng trong ngày, thói quen chải răng sau khi ăn,
khám răng định kỳ, tình trạng học vấn, nơi lưu

trú và tình trạng thị lực của nhóm HS bị sâu răng
với nhóm HS khơng sâu răng (p>0,05).
Nhu cầu trám 1 mặt răng ở HS 6-11 tuổi là
0,57 răng/HS, ở nhóm 12-15 tuổi là 0,65
răng/HS, tăng cao ở nhóm HS 16-18 tuổi là
2,64 răng/HS. Nhu cầu trám hai mặt, chữa tủy,
nhổ răng rất thấp. Nhu cầu trám một mặt, hai
mặt, nhổ răng giữa các nhóm tuổi khác biệt có
ý nghĩa (p<0,001).

Tình trạng bệnh nha chu và nhu cầu điều trị
Đa số (77%) có mơ nha chu lành mạnh. HS có
bệnh nha chu chiếm tỉ lệ 23%, trong đó 2% chảy

120

máu nướu và 21% có vơi răng. Tỉ lệ bệnh nha
chu khác biệt khơng có ý nghĩa giữa các nhóm
tuổi, cũng như giữa nam với nữ (p>0,05).
Có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình
sextant vơi răng (p<0,05), nhưng khơng khác biệt
sextant chảy máu nướu giữa các nhóm tuổi
(p>0,05).
Về nhu cầu điều trị nha chu, có 24% HS
khiếm thị 6-18 tuổi cần HDVSRM (TN1), 21%
cần cạo vơi răng (TN 2), trung bình mỗi HS có
0,76 sextant cần cạo vơi.

Tình trạng niêm mạc miệng và gãy răng do
chấn thương

Lưỡ i dính

0,6%
1,2%

Nevi sắ c tố
Khe hở mô i hàm ế ch

3,0%

Lưỡ i bả n đồ

4,1%

p-tơ

4,1%

Gã y ră ng cử a

7,1%
7,7%

Nướ u nhiễ m sắc melanin
Lưỡ i nứ t nẻ

8,3%

Lưỡ i lô ng


12,0%
15,4%

Torus xương hà m

0%

5%

10%

15%

20%

Biểu đồ 1: Tình trạng niêm mạc miệng và gãy răng
do chấn thương.

Kiến thức, thái độ, thói quen VSRM, tình
trạng VSRM trước và sau GDSKRM
Sau 4 tháng GDSKRM, tỉ lệ HS có kiến thức
về ngun nhân gây sâu răng và ngun tắc dự
phòng sâu răng tăng có ý nghĩa (p<0,001), nhưng
khơng có sự thay đổi kiến thức về dự phòng sâu
răng bằng cách sử dụng Fluor. Điểm trung bình
kiến thức sâu răng và bệnh nha chu trước và sau
GDSKRM giữa các nhóm tuổi khác biệt rất có ý
nghĩa (p<0,001). Tuy nhiên, về xếp hạng kiến
thức, nếu quy định điểm trung bình trên 70% là
đạt u cầu thì điểm trung bình kiến thức của

HS ở cả ba nhóm tuổi về sâu răng và bệnh nha
chu sau khi GDSKRM vẫn còn chưa đạt.
Trước và sau GDSKRM, 100% HS có thái độ
đúng về vấn đề chải răng ngừa sâu răng. Có sự
gia tăng đáng kể tỉ lệ HS khiếm thị có thái độ tích
cực về các vấn đề: chải răng buổi sáng sau khi

Chun Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
ngủ dậy không phải là lần chải răng quan trọng
nhất; ăn nhiều thức ăn ngọt hay uống nước ngọt
gây hại cho răng (p<0,001).
Có sự cải thiện rõ thói quen chải răng
>1lần/ngày ở nhóm 6-11 tuổi (p<0,01), nhưng
tăng không đáng kể ở nhóm 12-15 tuổi và 1618 tuổi (p>0,05).
Ở cả ba nhóm tuổi, điểm số trung bình
OHI-S đều giảm, thể hiện tình trạng VSRM tốt
hơn (từ 76% trước GDSKRM đã tăng 91% sau
GDSKRM) (p<0,05).

BÀN LUẬN
Đặc điểm khiếm thị, học tập của HS trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu
Trẻ em mù thường khiếm khuyết cảm giác
thị giác, nhưng các em có được cảm giác nghe,
cảm giác sờ, cảm giác mùi vị, cảm giác thăng
bằng. Trong đó, cảm giác sờ và nghe có thể
thay thế chức năng nhìn hiệu quả nhất. Thông

qua giáo viên, bạn bè và gia đình, các em nghe
nhiều lần để nhớ, chạm vào vật để cảm nhận
và nhận biết vật gì(3,4,12). Do đó, hoạt động giáo
dục tại trường NĐC chủ yếu dựa vào hai chức
năng này của học sinh khiếm thị. Ở trường,
các em được học theo chương trình của bộ
giáo dục đào tạo, giáo trình giống với HS sáng
mắt. Tuy nhiên, giáo viên biên soạn và trình
bày giáo án theo phương pháp sư phạm đặc
thù dành cho HS khiếm thị. Đối với chương
trình chăm sóc sức khỏe, mặc dù HS được
khám định kỳ sức khỏe răng miệng hằng năm
nhưng tại trường các em chưa nhận được lợi
ích của y tế học đường, trong đó có nha học
đường như học sinh sáng mắt. Vì vậy nguyện
vọng của giáo viên nhà trường là có được cán
bộ chuyên trách y tế, sẵn lòng tiếp nhận
những chương trình hỗ trợ của cộng đồng về
chăm sóc sức khỏe để giúp đỡ HS khiếm thị
hiểu và biết cách chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Chương trình giáo dục chăm sóc sức khỏe
răng miệng là một nội dung thiết thực mà giáo
viên nhà trường mong muốn đón nhận.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Tình trạng sâu răng và nhu cầu điều trị của
HS khiếm thị

Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn của HS 6-18 tuổi
trường NĐC là 49%, được xếp ở mức thấp theo
phân loại của WHO(13). Tuy nhiên, tỉ lệ sâu răng
vĩnh viễn tăng theo tuổi, ở HS 6-11 tuổi là 23%, ở
HS 12-15 tuổi là 72%, và ở HS 16-18 tuổi là 80%.
Ở độ tuổi 6-11 là thời kỳ mới thay răng, tỉ lệ này
ở mức thấp. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng nhanh
ở các độ tuổi tiếp theo chứng tỏ HS khiếm thị
chưa được dự phòng sâu răng tốt. Trong khi đó
một số nghiên cứu trên thế giới tỉ lệ sâu răng
không tăng theo tuổi, ở trẻ em mù dưới 12 tuổi là
45,8%, trên 12 tuổi là 37,5%(9).
Chỉ số SMTR và SMTMR ở các HS khiếm thị
trường NĐC tăng nhanh theo tuổi, từ mức rất
thấp (0,64) ở nhóm 6-11 tuổi, thấp (2,15) ở nhóm
12-15 tuổi, đến trung bình (3,97) ở nhóm 16-18
tuổi (p<0,001). Tỉ lệ sâu răng trong nghiên cứu
này thấp hơn so với ở một số vùng của Ấn Độ, Ả
Rập Saudi, Brazil(6,7,8,10). Mặc dù tỉ lệ và mức độ
trầm trọng sâu răng của HS khiếm thị trường
NĐC được xếp ở mức độ thấp nhưng tính trên
từng nhóm tuổi thì tỉ lệ và mức độ trầm trọng
của sâu răng tăng lên theo tuổi đến mức độ
trung bình. Điều này đặt ra vấn đề HS khiếm thị
có thể tự chăm sóc răng miệng tốt hay không.
Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh ở tuổi đến
trường, kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân của
trẻ bình thường cũng như trẻ khuyết tật chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ thầy cô, cha mẹ, người thân,
những người chăm sóc trẻ(3,4,5).

Đối với HS khiếm thị trường NĐC, ngoài
vai trò dạy văn hóa, giáo viên chủ nhiệm, các
cô bảo mẫu còn đảm nhận vai trò dạy kỹ năng
sinh hoạt hằng ngày cho các em, trong đó có
kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe. Đối
với chương trình chăm sóc sức khỏe răng
miệng, HS của nhà trường có bảo hiểm y tế
đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện
Nguyễn Tri Phương. Tuy nhiên, việc đi lại của
HS khiếm thị không thuận lợi như HS sáng
mắt, các em cần có người đưa đón đến bệnh
viện nên thường chỉ đi khám và điều trị khi có

121


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

hiện tượng đau nhức, nhiễm trùng nặng. Điều
này thể hiện số răng sâu (trung bình 1,57 răng)
nhiều hơn số răng được trám (trung bình 0,16
răng) và nhổ (trung bình 0,03 răng). Mặc dù
nhà trường đã quan tâm nhưng giáo viên
không thể đảm trách hết vai trò của phụ
huynh đối với HS xa nhà. Vì thế nhu cầu có
một phòng nha tại trường học, các em được
hưởng những lợi ích của chương trình nha học
đường như HS sáng mắt là một mong muốn

chính đáng.
Mặc dù tình trạng sâu răng của của HS
khiếm thị trường NĐC ở mức độ thấp đến trung
bình nhưng mức độ trầm trọng của sâu răng có
xu hướng tăng theo tuổi. Do đó, ngoài vấn đề các
em cần được phát hiện và điều trị sớm bệnh
răng miệng, cần thiết có biện pháp dự phòng
thích hợp cho HS khiếm thị, nhất là hình thức
giáo dục sức khỏe răng miệng để HS biết dự
phòng những tổn thương sâu răng mới. Nghiên
cứu này áp dụng GDSKRM cho HS thông qua
vai trò của giáo viên và bảo mẫu của nhà trường,
là một kênh thông tin giáo dục thường xuyên và
gần gũi nhất hằng ngày với các em. Đồng thời,
tăng cường các phương pháp giáo dục chú trọng
việc sử dụng thính giác và xúc giác để đạt hiệu
quả giáo dục cao đối với trẻ khiếm thị.

Tình trạng nha chu của HS khiếm thị
Tỉ lệ 2% chảy máu nướu và 21% có vôi răng
của trẻ khiếm thị trong nghiên cứu này thấp hơn
so với nhóm trẻ khiếm thị của các nghiên cứu
khác trên thế giới(6,7,12). Có thể các em không thể
quan sát cách chải răng như những người bình
thường nhưng có khả năng nhận biết chải răng
sạch bằng cảm nhận của lưỡi, qua hơi thở, hoặc
nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ và quan trọng hơn là
thái độ quan tâm đến sức khỏe răng miệng của
bản thân cũng như sự quan tâm nhắc nhở của
thầy cô, cha mẹ về việc chải răng. Điều này cũng

giải thích tình trạng VSRM của HS khiếm thị
trường NĐC được đánh giá dựa vào chỉ số OHIS chiếm tỉ lệ tốt khá cao. Chải răng và sử dụng
chỉ nha khoa là những kỹ năng tối thiểu được
khuyên dùng. Đối với những HS sáng mắt, các

122

em được hưởng nhiều lợi ích từ chương trình
nha học đường và có nhiều ưu thế để hình thành
được kỹ năng chăm sóc răng miệng cho bản
thân. Trong khi đó, HS khiếm khuyết thị giác,
nhà trường không có chương trình nha học
đường, HS không có điều kiện tiếp xúc nhiều với
nha sĩ, các em chủ yếu tiếp thu kiến thức chăm
sóc sức khỏe răng miệng từ kinh nghiệm của gia
đình và thầy cô, chưa được chính quy, hệ thống.
Do đó giáo viên và bảo mẫu của nhà trường cần
được tập huấn chăm sóc sức khỏe răng miệng để
truyền đạt kiến thức cho HS khiếm thị bằng kỹ
năng sư phạm đặc biệt.

Tình trạng niêm mạc miệng và gãy răng do
chấn thương ở HS khiếm thị
Tỉ lệ chấn thương răng trước trong nghiên
cứu này không cao lắm (7%), nhưng đây là
những trường hợp cần được chẩn đoán sớm
mức độ gãy men, ngà hay tủy răng để xử trí kịp
thời. Do đó, HS cần được khám và tư vấn nha
khoa để điều trị bảo tồn các răng chấn thương.


Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thói quen,
tình trạng VSRM sau GDSKRM
Một chương trình GDSKRM được thực
hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều
yếu tố bao gồm nhận thức của cá nhân; ảnh
hưởng của tập thể; sức ảnh hưởng của nhân
vật chìa khóa đến thái độ và hành vi của nhóm
đối tượng(2,11,14). Dựa vào điều kiện thực tế
nhân sự chuyên môn, đội ngũ giáo viên và
điều kiện cơ sở vật lực của trường PTĐB NĐC
Tp.HCM, chương trình GDSKRM cho HS
khiếm thị tại trường được thực hiện từ tháng
8/2010 bao gồm hai hoạt động chính:
GDSKRM tại lớp học với các nội dung nguyên
nhân, dự phòng bệnh sâu răng, viêm nướu và
hướng dẫn thực hành chải răng cho HS khiếm
thị dựa vào mô hình mẫu hàm và bàn chải.
Tùy vào lứa tuổi HS tiểu học hay trung học
cơ sở, trung học phổ thông mà giáo viên có
phương pháp giáo dục phù hợp. Sau GDSKRM,
tỉ lệ HS có thái độ tích cực về các nội dung CSRM
khác biệt không có ý nghĩa so với trước

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
GDSKRM nhưng sự thay đổi điểm trung bình
kiến thức, thái độ dự phòng CSRM, sự thay đổi
điểm số trung bình OHI-S ở các HS này sau 4

tháng cho thấy hiệu quả của chương trình và vai
trò của giáo viên bảo mẫu nhà trường. Nếu tiếp
tục duy trì và phát triển chương trình này trong
thời gian dài hơn, có thể kiến thức và thái độ của
HS về nguyên nhân và nguyên tắc dự phòng
bệnh răng miệng và thói quen CSRM tăng lên
đáng kể.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy một số phương tiện và
phương pháp GDSKRM phù hợp và hiệu quả
đối với HS khiếm thị là: giáo dục bằng cách
nói chuyện trực tiếp, hướng dẫn chải răng trên
mô hình, sử dụng đĩa CD kịch nói, bài hát chải
răng, phát thanh ở trường, lưu trữ nội dung
GDSKRM ở máy vi tính để HS nhìn kém có
thể đọc thêm với cỡ chữ lớn.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát tình trạng răng miệng của 168
học sinh khiếm thị trường phổ thông đặc biệt
Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM năm 2010 và thực
hiện chương trình GDSKRM tích cực cho các học
sinh khiếm thị, đánh giá kết quả sau 4 tháng cho
thấy có sự gia tăng kiến thức về bệnh sâu răng
và viêm nướu, cải thiện thái độ tích cực về các
nội dung chải răng, thói quen CSRM và tình
trạng VSRM. Từ những kết quả trên, chúng tôi
đề nghị tiếp tục xây dựng, triển khai và duy trì
chương trình GDSKRM tích cực tại các trường
khiếm thị, chuyển tài liệu GDSKRM sang chữ

Braille, phát triển Nha học đường tại trường, tổ
chức khám và điều trị răng miệng định kỳ cho
HS khiếm thị.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.


12.

13.
14.

Ankey SWC, Tse C, Wong MCM (2004). Oral health education
for visually impaired children. Faculty of Dentistry Dental
Public Health, University of Hong Kong.
Azrina AN, Norzuliza G, Saub R (2007). Oral hygiene
practices among the visually impaired adolescents. Annal
Dent Univ Malaya, 14: 1-6.
Brown D (2008). An observational study of oral hygiene care
for visually impaired children. BDS Dental Elective. The
University of Glasgow.
Bùi Đức Thắng (2010). Giúp đỡ trẻ em mù: Sẵn sàng đến nhà
trẻ hoặc trường học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 135140.
Hà Thanh Vân (2006). Một số biện pháp quản lý giáo dục hòa
nhập học sinh khiếm thị của hiệu trưởng các trường tiểu học ở
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Naveen N, Reddy CVK (2010). A study to assess the oral
health status of Institutionalized Blind Children in Mysore
city, Karnataka. J Orofacial Sci, 2(2): 12-15.
Padmanabh S, Shetty V (2009). Oral health Status of blind
children and awareness of careproviders towards their oral
hygiene. Master thesis of dental surgery in Pedodontics and
Preventive Children Dentistry, Institute of Dental Sciences,
Rajir Gandhi University of Health Sciences, Karnataka,
Bangalore.

Qahtani ZA, Wyne AH (2004). Caries experience and oral
hygiene status of blind, deaf and mentally retarded female
children in Riyadh, Saudi Arabia. Odontostomatol Trop,
27(105): 37 - 40.
Rawlani S (2009). Oral health status among visually
challenged children in Maharashtra, India. J Disability and
Oral Health, 10(2).
Reddy K, Sharma A (2011). Prevalence of oral health status in
visually impaired children. J India Soc Pedo Prev Dent, 29(1):
25-27.
Shih Y, Chang CS (2005). Teaching oral hygiene skills to
elementary students with visual impairments. J of Visual
Impairment & Blindness, 99(1): 26-39.
Varghese BJ (2007). Oral health status and attitudes of visually
impaired children and adolescent in Hong Kong. Master
thesis of Dental Surgery, Faculty of Dentistry, The University
of Hong Kong.
WHO (1997). Oral Health Survey - Basic methods. Geneva, 4th
edition.
Yalcinkaya SE, Atalay T (2006). Improvement of oral health
knowledge in a group of visually impaired students. Oral
Health Prev Dent, 4(4): 243-253.

123



×