Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm hình thái đầu - mặt ở trẻ em người kinh 7 tuổi bằng phương pháp đo trực tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.61 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU - MẶT Ở TRẺ EM NGƯỜI KINH 7 TUỔI
BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐO TRỰC TIẾP
Trương Đình Khởi*; Võ Trương Như Ngọc*; Hồ Thị Kim Thanh*
Lương Ngọc Khuê*; Đào Thị Dung*; Nguyễn Duy Bắc**; Nguyễn Văn Ba**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét hình thái đầu - mặt ở trẻ em người Kinh 7 tuổi bằng phương pháp đo trực
tiếp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 348 trẻ người Kinh 7 tuổi tại
Trường Tiểu học Liên Ninh và Ngọc Hồi. Kết quả: giá trị trung bình hình thái đầu - mặt ở nam
lớn hơn nữ, kích thước chiều rộng mũi không có khác biệt giữa hai giới (p < 0,05, t-test). Dạng
đầu ở nam chủ yếu rất ngắn (61,27%), ở nữ là 60,57%. Dạng mặt chủ yếu rất rộng, nam
95,95% và nữ 97,71%. Dạng mũi chủ yếu là rộng, nam 74,57%, nữ 70,86%. Dạng hàm dưới
hẹp chiếm chủ yếu, nam 71,10%, nữ 69,14%. Ở nam, tỷ lệ không vẩu 98,27%, ở nữ 98,86%.
Kết luận: kích thước vùng đầu mặt khác biệt giữa nam và nữ, trừ kích thước chiều rộng mũi
(al-al), khác biệt không có có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Dạng đầu chủ yếu rất ngắn và
ngắn, chỉ số mặt toàn bộ là dạng mặt rất rộng, chỉ số mũi rất rộng, chỉ số hàm dưới hẹp và
không vẩu, không có khác biệt tỷ lệ giữa hai giới.
* Từ khóa: Hình thái đầu - mặt; Phương pháp đo trực tiếp; Trẻ em người Kinh 7 tuổi.

Characteristics of Craniofacial Morphology in Vietnamese Children
at 7 Years of Age by Direct Anthropometry
Summary
Objectives: To determine craniofacial morphology in Vietnamese children at 7 years of age
by study of direct anthropometry. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study
comprises 348 people (173 males, 175 females). Results: Average of craniofacial demensions
was larger in male than in female, except nasal width (p < 0.05, t-test). Cranial form was very
short in male (61.27%) and in female (60.57%). Facial form was very wide in male (95.95%) and
in female (97.71%). Nasal form was wide in male (74.57%) and in famale (70.86%). Mandibular
form was narrow in male (71.10%), and in female (69.14%). Conclusion: The measurements in
male were often larger than those in female. Cranial form was very short, facial form was very


wide, nasal form was wide, mandibular form was narrow.
* Keywords: Craniofacial morphology; Direct anthropometry; 12-year-old Kinh children.
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Trương Đình Khởi ()
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2017
Ngày bài báo được đăng: 06/09/2017

354


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, có thể thực hiện đo nhân
trắc đầu - mặt nhờ máy ảnh kỹ thuật số,
phim chụp từ xa hoặc mô hình 3D kết
hợp sử dụng hỗ trợ của công nghệ thông
tin. Tuy nhiên, phương pháp đo trực tiếp
trên cơ thể người vẫn được sử dụng khi
đo trên kích thước thật của cơ thể sống
hoặc tại vị trí mà phương pháp đo gián
tiếp không chính xác hoặc khó tiếp cận.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu nhân
trắc đầu - mặt sử dụng phương pháp đo
trực tiếp. Fakas L.G và CS (1981, 1992)
[10, 11], nghiên cứu trên 2.326 người
Caucasian ở Bắc Mỹ, trong đó 1.096 nam
và 1.230 nữ từ sơ sinh đến 25 tuổi. Chia
đối tượng nghiên cứu thành 3 nhóm tuổi:

0 - 3 tuổi, 4 - 18 tuổi và 19 - 25 tuổi đánh
giá tăng trưởng đầu - mặt ở cả hai giới.
Cleidy A và CS (2010) [12] nghiên cứu
trên 458 trẻ người Colombia dựa trên 8
kích thước đo trực tiếp. Như vậy, các
nghiên cứu bằng phương pháp đo trực
tiếp còn ít, hầu hết nghiên cứu trên chủng
tộc người Caucasian.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu hình
thái nhân trắc đầu - mặt như nghiên cứu
của Nguyễn Quang Quyền, Đỗ Như
Cương (1969) [1], Ngô Thị Quỳnh Lan
(2000) [2] ở trẻ 3 - 5,5 tuổi. Lê Đức Lánh
(2000) [3] nêu đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở 140 trẻ từ 12 - 15 tuổi
bằng cách đo trực tiếp và trên mẫu hàm
thạch cao, kích thước đầu - mặt ở nam
lớn hơn nữ, kích thước tăng trưởng chậm
từ 12 - 15 tuổi, chiều cao tầng mặt giữa,

đặc biệt chiều cao mũi tăng trưởng nhiều
nhất. Chỉ số đầu có xu hướng giảm ở hai
giới, để chuyển từ dạng đầu ngắn sang
ranh giới giữa đầu ngắn và trung bình ở
người trưởng thành. Nghiên cứu của Lê
Việt Vùng (2005) [4] đánh giá đặc điểm
hình thái đầu - mặt ở người Việt Nam
trưởng thành bằng cách đo trực tiếp, thấy
chỉ số dài đầu của người Việt thuộc dạng
ngắn và kích thước vùng mặt ở nam và
nữ khác nhau. Trương Hoàng Lệ Thủy

(2012) [5] nghiên cứu dọc trên 64 trẻ gồm
32 nam và 32 nữ, từ 6 - 12 tuổi, đo trực
tiếp 5 khoảng cách: zy-zy, go-go, n-gn,
pr-gn, sn-gn. Các nghiên cứu cho thấy số
lượng nghiên cứu còn ít, cỡ mẫu nhỏ nên
chưa có tính đại diện trong cộng đồng. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với mục tiêu: Nhận xét hình thái đầu - mặt
ở trẻ em người Kinh 7 tuổi bằng phương
pháp đo trực tiếp.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
348 học sinh (173 nam và 175 nữ)
người Kinh 7 tuổi.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
Đối tượng là người Kinh, có bố mẹ,
ông bà nội ngoại là người Kinh, không
điều trị chỉnh hình răng mặt trước và
trong thời gian nghiên cứu, không có dị
tật bẩm sinh, không có biến dạng xương
hàm, không mắc bệnh ảnh hưởng đến
phát triển của cơ thể và vùng đầu - mặt,
không có viêm nhiễm hoặc chấn thương
nghiêm trọng vùng hàm mặt, trẻ và người
355


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
thân của trẻ (cha mẹ hoặc người giám

hộ) đồng ý tham gia nghiên cứu.
Đối tượng không đủ tiêu chuẩn lựa
chọn.

- Chỉ số mặt toàn bộ (chiều cao mặt
hình thái (n-gn) x 100/chiều rộng mặt
(zy-zy): 5 mức độ: rất rộng: < 80; rộng:
80 - 84,9; trung bình: 85 - 89,9; dài: 90 94,9; rất dài: > 95.

- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: từ
tháng 01 - 2017 đến 06 - 2017 tại Trường
Tiểu học Liên Ninh và Ngọc Hồi, Thanh
Trì, Hà Nội.

- Chỉ số hàm dưới (chiều rộng hàm
dưới (go-go) x 100/chiều rộng mặt (zy-zy)),
3 dạng: hẹp: < 76; trung bình: 76 - 77,9;
rộng: > 78.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả cắt ngang.
- Vật liệu và phương tiện nghiên cứu:
dụng cụ khám, compa nhân trắc, thước
dây và thước kẹp điện tử.
* Các điểm mốc giải phẫu [7]: điểm
bên đầu (eurion), điểm trên gốc mũi
(glabella), điểm sau đầu (opisthocranion),

điểm lõm mũi (nasion), điểm gò má
(zygion), điểm cánh mũi (alare), điểm góc
hàm (gonion), điểm dưới mũi (subnasale),
điểm trước - dưới cằm (gnathion), điểm
ống tai ngoài (porion), điểm nhú lợi hàm
trên (prosthion).
* Các kích thước đo đạc [7]: chiều rộng
đầu (eu-eu), chiều dài đầu (gl-op), chiều
cao mặt hình thái (n-gn), chiều rộng mặt
(zy-zy), chiều rộng hàm dưới (go-go),
chiều rộng mũi (al-al), chiều dài mũi
(n-sn), khoảng cách po-pr, khoảng cách
po-n. Từ kích thước này chúng tôi tính ra
5 chỉ số đầu - mặt theo thang phân loại
Martin và Saller:
- Chỉ số đầu (chiều rộng đầu (eu-eu) x
100/chiều dài đầu (gl-op): 5 mức độ: đầu
rất dài: < 71; đầu dài: 71 - 75,9; đầu trung
bình: 76 - 80,9; đầu ngắn: 81 - 85,9; đầu
rất ngắn: > 86.
356

- Chỉ số vẩu (po-pr x 100/po-n): 3 loại:
không vẩu: < 109; vẩu: 109 - 113; rất vẩu:
> 113.
- Chỉ số mũi (chiều rộng mũi (al-al) x
100/chiều dài mũi (n-sn)): 7 mức: mũi cực
hẹp: < 40; mũi rất hẹp: 40 - 54,9; mũi hẹp:
55 - 69,9; mũi trung bình: 70 - 84,9; mũi
rộng: 85 - 99,9; mũi rất rộng: 100 - 114,9;

mũi cực rộng: > 115.
* Xử lý số liệu:
Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm
sạch và nhập liệu, xử lý bằng phần mềm
SPSS 23.0. Khi cần so sánh giá trị trung
bình giữa hai giới, nếu biến phân phối
chuẩn, sử dụng t-test, nếu biến không
chuẩn, sử dụng Mann - Whitney test. Khi
so sánh tỷ lệ giữa hai giới, sử dụng test
Fisher hoặc khi bình phương [9].
* Đạo đức trong nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trên đối tượng
tự nguyện tham gia nghiên cứu. Nghiên
cứu là một phần nhỏ nằm trong Đề tài
cấp Nhà nước đã được Hội đồng Đạo
đức Y Sinh học của Trường Đại học Y
Hà Nội cấp giấy chấp thuận số
ĐTĐL.CN.27/16, ngày 20 tháng 10 năm
2016.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Kích thước vùng đầu - mặt khi đo trực tiếp:
Bảng 1: Giá trị trung bình một số kích thước vùng đầu - mặt khi đo trực tiếp.
Nữ (n = 175)

Nam (n = 173)

p


eu-eu

148,54 ± 4,31

150,6 ± 4,39

0,0000

gl-op

170,74 ± 4,37

172,35 ± 4,86

0,0000

n-gn

88,51 ± 5,03

90,25 ± 5,15

0,0000

zy-zy

124,4 ± 4,40

126,62 ± 4,64


0,0000

go-go

92,43 ± 4,02

94,21 ± 4,68

0,0001

al-al

33,48 ± 1,78

33,68 ± 1,71

0,0236

n-sn

37,1 ± 2,53

38,62 ± 2,61

0,0002

po-pr

102,46 ± 4,12


103,82 ± 4,31

0,0000

po-n

103,62 ± 4,51

104,64 ± 4,98

0,0000

Kích thƣớc

(p: t-test cho hai mẫu độc lập)
Giá trị trung bình kích thước vùng đầu - mặt khi đo trực tiếp giữa hai giới khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trừ kích thước chiều rộng mũi (al-al) không có khác
biệt. Giá trị trung bình của nam lớn hơn nữ (p < 0,05).
Bảng 2: Phân loại chỉ số đầu của nam và nữ.
Chỉ số đầu
Nam

Nữ

Rất dài

Dài

Trung bình


Ngắn

Rất ngắn

n

1

0

9

57

106

%

0,58

0

5,20

32,95

61,27

n


4

1

13

51

106

%

2,29

0,57

7,43

29,14

60,57

p

0,432

(p: kiểm định Fisher's exact test)
Bằng phương pháp đo chiều dài đầu (gl-op) và chiều rộng đầu (eu-eu) để tính chỉ
số đầu, chúng tôi thấy: ở nam: chủ yếu là dạng đầu rất ngắn (61,27%) và đầu ngắn

(32,95%). Ở nữ: dạng đầu chủ yếu là đầu rất ngắn (60,57%) và đầu ngắn (29,14%).
Khác biệt không có có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số đầu giữa hai giới (p > 0,05).
Bảng 3: Phân loại chỉ số mặt toàn bộ của nam và nữ.
Chỉ số mặt toàn bộ
Nam

Nữ

Rất rộng

Rộng

Trung bình

Dài

Rất dài

n

166

4

2

0

1


%

95,95

2,31

1,16

0

0,58

n

171

3

1

0

0

%

97,71

1,71


0,57

0

0

p

0,636

(p: kiểm định Fisher's exact test)
357


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Theo phương pháp đo trực tiếp, dạng mặt chủ yếu là rất rộng ở hai giới: nam
95,95%; nữ 97,71%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số mặt toàn bộ
giữa hai giới (p > 0,05).
Bảng 4: Phân loại chỉ số mũi của nam và nữ.
Chỉ số mũi

Cực hẹp

Rất hẹp

Hẹp

Trung bình

Rộng


Rất rộng

Cực rộng

n

0

0

0

35

129

9

0

%

0

0

0

20,23


74,57

5,20

0

n

0

0

0

37

124

12

2

%

0

0

0


21,14

70,86

6,86

1,14

p

Nam
0,577
Nữ

(p: kiểm định Fisher's exact test)
Ở nam, hình dạng mũi chủ yếu là rộng (74,57%) và mũi trung bình (20,23%). Ở nữ,
hình dạng mũi chủ yếu rộng (70,86%) và trung bình (21,14%). Không có đối tượng nào
có kiểu mũi hẹp, rất hẹp và cực hẹp. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ
số mũi giữa hai giới (p > 0,05).
Bảng 5: Phân loại chỉ số hàm dưới của nam và nữ.
Chỉ số hàm dƣới

Hẹp

Trung bình

Rộng

n


123

25

25

%

71,10

14,45

14,45

n

121

26

28

%

69,14

14,86

16,00


p

Nam
0,907
Nữ

(p: kiểm định x2-test)
Theo phương pháp đo trực tiếp, hàm dưới hẹp là hình dạng chủ yếu ở hai giới: nam
71,10%, nữ 69,14%. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số hàm dưới
giữa hai giới (p > 0,05).
Bảng 6: Phân loại chỉ số vẩu của nam và nữ.
Chỉ số vẩu

Không vẩu

Vẩu

Rất vẩu

n

170

2

1

%


98,27

1,16

0,58

n

173

2

0

%

98,86

1,14

0

p

Nam
0,810
Nữ

(p: kiểm định Fisher's exact test)
Hình thái không vẩu chiếm chủ yếu ở hai giới: nam 98,27%, nữ 98,86%. Khác biệt

không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chỉ số vẩu giữa hai giới (p > 0,05).
358


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
BÀN LUẬN
1. So sánh giá trị trung bình các
kích thƣớc giữa nam và nữ.
Theo kết quả đo bằng phương pháp
trực tiếp, đa số kích thước ở nam đều lớn
hơn ở nữ (p < 0,05, t-test), trừ kích thước
chiều rộng mũi (al-al), không có khác biệt
giữa hai giới (p > 0,05, t-test). Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Lê Việt
Vùng (2005) [4], Trương Hoàng Lệ Thủy
(2012) [5] và Võ Trương Như Ngọc (2010)
[7], đều chỉ ra khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nam và nữ. Do đó, kích thước
vùng đầu - mặt ở nam lớn hơn ở nữ. Mức
độ khác biệt rất rõ ngay từ khi trẻ 7 tuổi
(p < 0,001, t-test). Kích thước chiều rộng
mũi không khác biệt giữa hai giới (p > 0,05,
t-test). Tuy nhiên, nghiên cứu tuổi trưởng
thành từ 18 - 25, kích thước chiều rộng
mũi có khác biệt giữa hai giới [4, 5, 7]. Có
thể do ở trẻ 7 tuổi, mũi tăng trưởng
hướng xuống dưới và ra trước nhiều hơn
tăng trưởng theo chiều ngang, khi qua
tuổi dậy thì, chiều rộng mũi tăng trưởng
đáng kể dẫn đến khác biệt chiều rộng mũi

có ý nghĩa thống kê giữa hai giới. Cần
theo dõi tăng trưởng ở lứa tuổi tiếp theo,
đặc biệt khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.
2. So sánh chỉ số đầu giữa nam và
nữ.
Theo phương pháp đo trực tiếp, chỉ số
đầu ở nam và nữ chủ yếu dạng đầu rất
ngắn và ngắn. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Lê Việt Vùng (2005) [4]
và Võ Trương Như Ngọc (2010) [7]. Tuy
nhiên, ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ dạng đầu
ngắn chiếm đa số. Khi trẻ phát triển sau
7 tuổi, có thể đầu trẻ tăng trưởng theo

chiều trước - sau nhiều hơn theo chiều
ngang. Vì vậy, chỉ số đầu giảm đi, hình
dạng đầu chuyển từ dạng rất ngắn sang
dạng ngắn ở người trưởng thành hoàn
toàn phù hợp. Không có khác biệt về tỷ lệ
giữa hai giới, điều này phù hợp với các
nghiên cứu ở người trưởng thành [4, 5,
7].
3. So sánh chỉ số mặt toàn bộ giữa
nam và nữ.
Trong nghiên cứu này, chỉ số mặt toàn
bộ chủ yếu là dạng mặt rất rộng, không
có khác biệt về tỷ lệ chỉ số mặt toàn bộ
giữa hai giới (p > 0,05). Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Lê Việt Vùng
(2005) [4] và Võ Trương Như Ngọc

(2010) [7]. Tuy nhiên, ở trẻ 7 tuổi, tỷ lệ
hình dạng mặt rất rộng chiếm đa số, ở
nam 95,95%, ở nữ 97,71%, trong khi ở
tuổi trưởng thành (18 - 25), hình dạng
mặt rất rộng và mặt rộng gần bằng nhau.
Trong quá trình tăng trưởng, kích thước
chiều cao mặt hình thái (n-gn) tăng
trưởng nhanh hơn kích thước theo chiều
ngang (zy-zy), theo nghiên cứu của Lê Võ
Yến Nhi (2010) [8]. Do vậy, tỷ lệ mặt rộng
tăng lên khi trưởng thành [4, 7].
4. So sánh chỉ số mũi giữa nam và
nữ.
Chỉ số mũi ở trẻ em người Kinh 7 tuổi
chủ yếu có hình dạng rất rộng, khác biệt
giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Kết quả này khác với nghiên
cứu của Lê Việt Vùng (2005) [4] và Võ
Trương Như Ngọc (2010) [7]: hình dạng
mũi trung bình chiếm chủ yếu. Có thể do
kích thước chiều dài mũi (n-sn) có giá trị
nhỏ so với chiều rộng mũi (al-al).
359


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
Trong quá trình tăng trưởng, kích thước
chiều dài mũi (n-sn) có mức tăng trưởng
lớn hơn chiều rộng mũi (al-al) [5]. Tuy
nhiên, kết quả phản ánh đặc điểm người

châu Á vùng nhiệt đới có dáng mũi thấp,
cánh mũi dày, lỗ mũi rộng giúp cho việc
hô hấp được dễ dàng hơn. Khác với mũi
người châu Âu thường cao, hẹp, lỗ mũi
nhỏ, cánh mũi mỏng hơn.
5. So sánh chỉ số hàm dƣới giữa
nam và nữ.
Theo phương pháp đo trực tiếp, hình
dạng hàm dưới chủ yếu dạng hẹp, kích
thước hàm dưới (go-go) có tỷ lệ nhỏ so
với kích thước chiều rộng mặt (zy-zy),
khác biệt giữa hai giới không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Trương Hoàng Lệ
Thủy (2012) [5], tuy nhiên, khác với
nghiên cứu của Lê Việt Vùng (2005) [4]
và Võ Trương Như Ngọc (2010) [7], với
dạng hàm dưới chủ yếu là rộng khi đo
trực tiếp, nhưng phù hợp kết quả khi đo
trên phim X quang chụp từ xa. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Ilter U
và CS (1987) trên người Trung Quốc, tỷ
lệ hàm dưới hẹp chiếm chủ yếu. Khi đo
trực tiếp góc hàm chúng tôi thấy, phần
mềm vùng góc hàm mỏng, sát xương, vì
thế kích thước chiều rộng hàm dưới (gogo) nhỏ so với kích thước chiều rộng mặt
(zy-zy).
6. So sánh chỉ số vẩu giữa nam và
nữ.
Theo kết quả nghiên cứu này, dạng

mặt không vẩu gặp ở cả hai giới, khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nam
và nữ (p > 0,05). Kết quả này phù hợp
360

với nghiên cứu của Ngô Quang Quyền và
Hoàng Tử Hùng (1969) [1], Võ Trương
Như Ngọc (2010) [7] và Lê Hữu Hưng
(1994) [9].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 348 đối tượng người
Kinh 7 tuổi, chúng tôi nhận thấy kích
thước vùng đầu - mặt có sự khác biệt
giữa nam và nữ (p < 0,05, t-test), trừ kích
thước chiều rộng mũi (al-al), khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa nam và
nữ. Dạng đầu chủ yếu là rất ngắn và
ngắn, chỉ số mặt toàn bộ là dạng mặt rất
rộng, chỉ số mũi rất rộng, chỉ số hàm dưới
hẹp và không vẩu, không có khác biệt về
tỷ lệ giữa hai giới.
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn những đối tượng tự
nguyện tham gia nghiên cứu, cảm ơn sự
giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám
hiệu Trường Tiểu học Liên Ninh và
Trường Tiểu học Ngọc Hồi. Xin chân
thành cảm ơn Văn phòng các Chương
trình trọng điểm Quốc gia - Bộ KHCN,
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường

Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho
chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Quyền, Đỗ Như Cương.
Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên
người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
1969.
2. Ngô Thị Quỳnh Lan. Sự phát
phức hợp đầu-mặt-cung răng ở trẻ
5,5 tuổi theo phương pháp nghiên
Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học
Thành phố Hồ Chí Minh. 2000.

triển của
từ 3 đến
cứu dọc.
Y Dược


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017
3. Lê Đức Lánh. Sự phát triển hình thái
đầu mặt của trẻ em Việt Nam từ 12 - 15 tuổi.
Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2007, 11 (2),
tr.68-78.

8. Lê Võ Yến Nhi, Hoàng Tử Hùng. Sự
tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Y học Thành
phố Hồ Chí Minh. 2011, 15 (2), tr.21-30.

4. Lê Việt Vùng. Nghiên cứu đặc điểm hình

thái nhân trắc đầu - mặt người Việt trưởng
thành, ứng dụng trong giám định pháp y.
Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y.
2005, tr.1-100.

9. Lê Hữu Hưng. Một số đặc điểm hình
thái nhân chủng sọ Việt hiện đại và cận đại.
Hình thái học. 1994, 4 (1), tr.17-19.

5. Trương Hoàng Lệ Thủy, Nguyễn Thị
Kim Anh. Sự thay đổi hình thái vùng mặt ở trẻ
em Việt Nam từ 6 đến 12 tuổi. Y học Thành
phố Hồ Chí Minh. 2012, 16 (2), tr.69-77.
6. Lưu Ngọc Hoạt. Nghiên cứu khoa học
trong y học. Nhà xuất bản Y học. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2014, tr.108-124, tr.161-172.
7. Võ Trương Như Ngọc. Nghiên cứu đặc
điểm kết cấu sọ mặt và đánh giá khuôn mặt
hài hòa ở một nhóm người Việt tuổi từ 18 - 25.
Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội. 2010.

10. Farkas L.G. Accuracy of anthropometric,
past, present and future. Cleft Palate Craniofacial Journal. 1996, 33 (1), pp.10-23.
11. Farkas L.G et al. Anthropometric
measurements of the facial framework in
adulthood, age-related changes in eight age
catologies in 600 healthy White North
Americans of European Ancestry from 16 to
19 years of age. The Journal of Craniofacial

Surgery. 2004, 15 (2), pp.288-299.
12. Cleidy A, Buchang P.H et al. A mixed
longitudinal anthropometric study of craniofacial
growth of Colombian mestizos 6 - 17 years of
age. Eur J Orthor. 2010, 33 (4), pp.441-449.

361



×