Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi tại viêng chăn lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.74 MB, 90 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
Hà Nội
Đ

i
h

c
Y
VINATH PHOMMAKONE
NHậN XéT TìNH TRạNG LệCH LạC KHớP CắN
Và NHU CầU ĐIềU TRị NắN CHỉNH RĂNG MặT
ở TRẻ EM 12 ĐếN 15 TUổI tại VIÊNG CHĂN
LàO
Chuyờn ngnh : Rng Hm Mt
M S : 60.72.28
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
TS.Vừ Trng Nh Ngc
H NI 2012
B GIO DC V O TO B Y T
1
TRNG I HC Y H NI
Hà Nội
Đ

i
h

c


Y
VINATH PHOMMAKONE
NHậN XéT TìNH TRạNG LệCH LạC KHớP CắN
Và NHU CầU ĐIềU TRị NắN CHỉNH RĂNG MặT
ở TRẻ EM 12 ĐếN 15 TUổI tại VIÊNG CHĂN
LàO
LUN VN THC S Y HC
H NI 2012
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng lệch lạc Răng-Hàm của trẻ em Việt Nam có tỷ lệ khá cao.
Theo Lê Thị Nhàn [6], tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm chiếm 60% tổng số bệnh nhân
tới nắn chỉnh răng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Hà Nội năm 1978. Theo điều
tra của Ngyễn Văn Cát [9] và các cộng tác viên phân viện Răng Hàm Mặt Hà
Nội năm 1984-1985, tỷ lệ người có lệch lạc Răng-Hàm chiếm 44,84% ở miền
Bắc, 90% ở một số trường Hà Nội và theo thống kê của Hà Minh Thu (1996)
[2], tỷ lệ lệch lạc Răng-Hàm là 96,1% trong số 1000 bệnh nhân lứa tuổi 6-25
tại bệnh viện Răng Hàm Mặt. Theo Hoàng Bạch Dương (2000)[3] tỷ lệ lệch
lạc Răng-Hàm ở trẻ em lứa tuổi 12 Trường phổ thông cơ sở Amsterdam Hà
Nội là 91%. Con số này trên thế giới cũng khá cao, như ở Mỹ thống kê năm
1930-1965 là 30% đến 95%. Ước tính có 70% trẻ em và thanh niên Mỹ có
khớp cắn sai [3].
Lệch lạc khớp cắn không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, chức năng, thẩm mỹ
mà còn tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng khác phát triển. Xác định tình
trạng lệch lạc khớp cắn của trẻ em ở lứa tuổi 12 sẽ góp phần không nhỏ vào
công tác phòng bệnh và điều trị răng miệng cho trẻ em để có được khuôn mặt
đẹp, hàm răng khỏe mạnh. Sự phát triển của sọ mặt ở tuổi 15 gần như đã hoàn
chỉnh. Từ 12 đến 15 tuổi là tuổi mà trẻ đang dần dần thích ứng với khớp cắn
hình thành giữa các cung răng và cũng là thời kỳ can thiệp nắn chỉnh răng
hàm có hiệu quả nhất [3].

Do đó mà việc điều tra phân tích tình trạng lệch lạc khớp cắn là việc rất
cần thiết cho công tác phòng bệnh, giúp ta xác định nhu cầu điều trị nắn chỉnh
răng. Nghiên cứu dịch tễ học về lệch lạc khớp cắn có sự bất đồng đáng kể
giữa các nhà điều tra, đặc biệt liên quan đến nhiều sai lệch từ ý tưởng phải
được chấp nhận với các giới hạn của bình tĩnh[6].
3
Vì lý do này một số hệ thống định lượng đánh giá lệch lạc khớp cắn và
đánh giá nhu cầu điều trị đã phát triển trong những năm gần đây. Shaw và
cộng sự đã phát triển chỉ số nhu cầu điểu trị chỉnh nha ở Anh quốc [49]. Chỉ
số này bước đầu được mô tả bởi Brook và Shaw[16], Shaw và cộng sự [35]
và sau đó được sửa đổi bởi Richmond [32]. Vì đơn giản và dễ sử dụng, nên
chỉ số này phổ biến và được công nhận là một phương pháp khách quan đánh
giá nhu cầu điều trị chỉnh nha [24],[39].
Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá yếu tố sức khỏe nha khoa
(DHC) và yếu tố thẩm mỹ (ACE). Tại Anh Quốc, Brook và Shaw[16] nhận
thấy, về yếu tố sức khỏe, trong 333 học sinh trẻ em 11-12 tuổi có 32,7% cần
được điều trị nhiều và 35,1% không cần hoặc ít cần điều trị. Burden và
Holmes [24] cũng nhận thấy có 21-24% dân số nằm trong nhóm nhu cầu điều
trị rất lớn. Khi đánh giá yếu tố sức khỏe nha khoa cho 1829 trẻ em 11-12 tuổi,
Ucuncu [39] phát hiện ra rằng 38,8% trong số 500 học sinh Thổ Nhĩ Kỳ tuổi
từ 11-14 tuổi có nhu cầu điều trị rất lớn, 24,0% cần ở mức độ trung bình và
37,2% không cần hoặc ít cần điều trị. Birkland và cộng sự [15] nghiên cứu
359 học sinh 11 tuổi thấy 53,2% trẻ em có nhu cầu điều trị từ trung bình đến
nhiều và 46,8% ít cần điều trị.
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng lệch lạc khớp cắn và chỉ
số nhu cầu điều tri nắn chỉnh răng-hàm của trẻ em Lào. Do đó chúng tôi tiến
hành nghiên cứu về vấn đề này ở trẻ em 12-15 tuổi với hai mục tiêu như sau:
1. Mô tả tình trạng lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 12-15 tuổi tại
Trường trung học cơ sở Viêng Chăn Lào năm 2012.
2. Xác định nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng-hàm ở trẻ em lứa tuổi 12-

15 tuổi tại Trường trung học cơ sở Viêng Chăn Lào năm 2012.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự hình thành và phát triển khớp cắn.
1.1.1. Sự hành thành khớp cắn.
Quá trình hình thành và phát triển bộ răng sữa là giai đoạn đầu tiên đóng
vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển và hoạt động của toàn bộ hệ
thống nhai sau này. Khớp cắn sơ khởi của bộ răng sữa bắt đầu khi răng hàm
sữa thứ nhất mọc. Trước đó mặc dù các răng cửa giữa và răng cửa bên sữa đã
mọc đầu tiên nhưng nó không đóng vai trò ăn khớp nhau để nhai mà chủ yếu
là để cắn và xé thức ăn. Sự ăn khớp hoản chỉnh của răng hàm sữa thứ nhất là
một sự kiện quan trọng trong sự xác lập khớp cắn của bộ răng sữa vì đây là
lần đầu tiên chiều cao khớp cắn và sự lồng múi của các răng được thực hiện.
Khoảng 3 tuổi, khớp cắn của bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh. Khớp
cắn này sẽ duy trì và phát tiển liên tục cho đến khoảng 5 tuổi. Ở thời điểm này
các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Khoảng thời gian từ 3-5 tuổi là giai đoạn có ý
nghĩa quan trọng đối vối sự mọc và phát tiển của các răng vĩnh viễn thay thế.
Sanin và Savara cho rằng một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng sữa sẽ cho
phép dự đoán về một khớp cắn lý tưởng ở bộ răng vĩnh viễn khi trưởng
thành[10]. Chính vì vậy mà Wheeler[10] đã khẳng định “Bất kỳ khảo sát
nào về sự phát triển của khớp cắn đều nên bắt đầu bằng khớp cắn của bộ
răng sữa”.
1.1.2. Sự cắn khớp
Khớp cắn là trạng thái mà các răng trên tiếp xúc với các răng dưới, đó là
quan hệ tương đối phức tạp do liên quan đến đặc điểm hình thể và sự sắp xếp
theo chiều đứng của răng, các cơ nhai, cấu trúc xương hàm, khớp thái
5
dương hàm, tương quan tâm và khớp cắn trung tâm. Ngoài ra nó còn liên
quan đến hệ thống thần kinh-cơ. Theo thời gian, khớp cắn sẽ có sự thay

đổi, đặc biệt là giai đoạn hàm răng hỗn hợp. Sau đó, khi các răng vĩnh
viễn đã mọc hoàn toàn, khớp cắn tương đối ổn định và ít thay đổi. Khớp
cắn bình thường hay khớp cắn lý tưởng có sự lệch lạc ít nhất, không ảnh
hưởng đến chức năng và thẩm mỹ có thể chấp nhận được[25]. Lệnh lạc
khớp cắn là tình trạng có sự phát triển bất thường của răng, xương ổ răng
và xương hàm do sự mọc lên của răng và di chuyển của răng, ảnh hưởng
của bệnh lý hoặc chấn thương hàm mặt…
Sai khớp cắn là tình trạng thuộc về sự phát triển. Trong đa số trường
hợp, nguyên nhân của khớp cắn và sự lệch lạc răng mặt không phải là một
yếu tố bệnh lý nào đó, mà là do sự biến đổi vừa phải của sự phát triển bình
thường. Đôi khi chúng ta có thể gặp một số trường hợp sai khớp cắn có
nguyên nhân rõ ràng, ví dụ, hàm dưới kém phát triển thứ phát do gãy xương
hàm lúc nhỏ hoặc sai khớp cắn đi kém với các hội chứng thuộc về di truyền.
Thông thường, sai khớp cắn là do sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sự tăng trường và phát triển, và không thể xác định một yếu tố
bệnh căn đặc thù.
Mặc dù khó xác định nguyên nhân chính xác của hầu hết các khóp cắn.
Tuy nhiên, với những khả năng có thể xảy ra, thì chúng cần được xét đến khi
điều trị chỉnh hình răng mặt.[1]
1.1.3. Sự thay đổi của khớp cắn
Mặt phẳng tận cùng giữa hai răng hàm sữa thứ hai hàm trên và hàm
sữa thứ hai hàm dưới có ảnh hưởng đến vị trí và loại khớp cắn khi mọc răng
hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn.
6
Răng vĩnh viễn
Răng sữa
Bước xa
Đồng phẳng
Bước gần
Khớp cắn

Loại Cl
II
Khớp cắn
núm - núm
Khớp cắn
Loại Cl
I
Khớp cắn
loại Cl
III
Hình 1.1: Sự thay đổi của khớp cắn.
Khi răng dịch chuyển trước và sau (trong quá trình nhai) có thể gây nên
mòn mặt tiếp xúc và mòn khớp cắn dẫn đến làm giảm độ rộng của răng chiều
trước sau. Kết quả làm giảm chu vi cung hàm 5-10mm hoặc hơn sau khi hoàn
chỉnh mọc răng vĩnh viễn ở tuổi thiếu niên. Khấp khểnh nhẹ của răng cửa
dưới có xu hướng tăng nếu giai đoạn đầu răng sắp xếp tốt, hoặc khấp khếnh
nhẹ ban đầu sẽ trở nên xấu hơn. Sự thay đổi này xuất hiện sớm ở tuổi 17-18
hoặc muộn hơn ở tuổi 20. Ở trẻ em khi hai hàm cắn lại thì tất cả răng hàm
trên (ngoại trừ răng hàm sữa thứ hai) đều cắn khớp với hai răng đối diện ở
hàm dưới. Ở răng hàm dưới cũng vậy trừ răng cửa dưới.
1.1.4. Các nguyên nhân gây sai khớp cắn
Nguyên nhân lệch lạc răng đã được chia thành 3 nhóm sau đây [30],
[34], [31], [11].
• Yếu tố môi trường
• Yếu tố di truyền
7
• Các nguyên nhân khác
1.1.4.1. Ảnh hưởng của môi trường
• Các ảnh hưởng của chức năng với sự phát triển của cấu trúc xương
mặt.

Ảnh hưởng của sự cân bằng trên bộ răng được biểu rõ hơn khi quan sát
ảnh hưởng của những loại áp lực khác nhau. Do sự đáp ứng sinh học, thới
gian tác dụng của lực quan trọng hơn cường độ lực.
Khi đặt một lực nhai mạnh trên răng, dây chằng nha chu vốn thấm đầy
dịch sẽ hoạt đồng như một “lò xo” chống shock, giữ răng trong một chốc lát
trong khi xương ổ răng uốn cong và răng bị dịch chuyển một đoạn ngắn cùng
với xương. Nếu lực nhai mạnh kéo dài hơn vài giây, sẽ cảm thấy đau, và do
đó lực nhai sẽ ngừng lại nhanh chóng. Loại lực mạnh, ngắt quãng từng cơn sẽ
không có ảnh hưởng trên vị trí lâu dài của răng.
Những ảnh hưởng của sự cân bằng có thể xảy ra: cường độ và thời gian
của lực tác động trên răng.[1]
Những ảnh hưởng của sự lực cân
bằng có thể xảy ra
Cường độ của lực
Thời gian tác
động của lực
Sự tiếp xúc của các răng
Khi nhai
Khi nuốt
Áp lực của mô mềm từ môi, má, và
lưỡi
Rất lớn
Nhẹ
Vừa phải
Nhẹ
Rất ngắn
Rất ngắn
Ngắn
Rất ngằn
8

Khi nuốt
Khi nói
Ở tư thế nghỉ
Áp lực từ bên ngoài
Thói quen
Chỉnh hình
Áp lực bên trong
Dây chằng nha chu
Các sợ nướu
Rất nhẹ
Vừa phải
Vừa phải
Nhẹ
Thay đổi
Kéo dài
Thay đổi
Thay đổi
Kéo dài
Kéo dài
Nghiên cứu năm 1907 của Angle [13] khẳng định phương pháp chế biến
thực phẩm hiện đại làm cho con người thay đổi chế độ ăn từ ăn cứng sang ăn
mềm có thể là nguyên nhân lệch lạc khớp cắn. Butler’s Field[31] nghiên cứu
về hình thái, đặc điểm mọc răng, số lượng răng của răng người cổ đại thấy: do
phải sử dụng răng để nhai nghiền các thực phẩm thô nhiều nên người cổ đại
thường mọc đủ răng khôn, kích thước của nhóm răng trước và răng sau lớn
hơn và ít gặp tình trạng mọc răng lệch lạc hơn so với răng của người hiện đại.
• Các thói quen xấu
- Thói quen mút ngón tay
Khi mút ngón tay trong thời gian dài, lực mút của các cơ môi má và lực
đẩy của ngón tay vào các răng cửa làm cho răng cửa hàm trên nghiêng ra

ngoài, răng cửa hàm dưới ngả vào lưỡi dẫn đến cắn hở vùng răng cửa, hẹp
cung hàm trên và khẩu cái sâu bất thường, cắn chéo các răng phía sau. Đây là
hậu quả của áp lực đặt trực tiếp lên răng kết hợp với sự biến đổi tư thế nghỉ
của má môi.
- Đẩy lưỡi
9
Đẩy lưỡi bao gồm đẩy lưỡi tiên phát (do trẻ không thay đổi phản xạ nuốt
sau khi đã mọc răng) và đẩy lưỡi thứ phát do các thói quen xấu như thở
miệng, mút ngón tay Đẩy lưỡi có thể đơn giản (không phối hợp với các thói
quen xấu khác), hoặc phức hợp (khi phối hợp với các thói quen xấu khác).
Khi đẩy lưỡi, lực mà lưỡi tác động lên các răng khác nhau dẫn đến tình trạng
ít cắn khớp và cắn hở [30].
Theo quan điểm mới hiện nay, hiển tương đẩy lưỡi khi nuốt thường gặp
trong hai trường hợp: ở trẻ nhỏ có khớp cắn bình thường, đẩy lưỡi biểu hiện
chỉ như là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự trưởng thành sinh lý bình
thường; và ở cá nhân trong bất kỳ tuổi nào có răng cửa di chuyển, đẩy lưỡi là
sự thích ứng đối với khe hở giữa các răng. [1]
- Thói quen mút môi
Có thể là mút môi trên hoặc mút môi dưới. Mút môi dưới có thể gây cắn
hở như mút ngón tay nhưng mức độ nhẹ hơn. Mút môi trên có thể gây ra cắn
ngược vùng răng cửa.
Lực của môi, má, và lưỡi nhẹ hơn lực nhai rất nhiều, nhưng lại kéo dài
hơn. Thử nghiệm cho thấy ngay cả lực rất nhẹ cũng có thể làm răng di
chuyển. Nếu thời gian tác dụng của lực vừa đủ.
- Các thói quen khác
Klein [26] báo cáo thói quen chống tay vào cằm khi ngồi có thể dẫn đến
cắn sâu, một số nhạc cụ thổi bằng miệng gây đè nén vào răng hoặc mặt, hàm
nếu sử dụng thường xuyên và lâu dài có thể gây lệch lạc khớp cắn.
1.1.4.2. Ảnh hưởng di truyền
Nguyên nhân của sai khớp cắn có thể do những được tính di truyền. Thứ

nhất, thừa hưởng sự không hài hòa giữa kích thước của răng và kích thước của
hàm, có thể dẫn đến hiện tượng răng mọc chen chúc hoặc thưa kẽ., Thứ nhì, thừa
hưởng sự không cân xứng giữa kích thước và hình dạng của xương hàm trên và
xương hàm dưới, có thể đưa đến tương quan cắn khớp không đúng.
10
Sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền thể hiện rất rõ trong nhô hàm dưới.
Một nghiên cứu ở nhóm trẻ có sai khớp cắn loại ba nặng cho thấy rằng 1/3
nhóm trẻ này có cha hoặc mẹ có sai khớp cắn loại ba , và 1/6 nhóm trẻ thì có
anh,chị hoặc em cũng có biểu hiện sai khớp cắn. Dị dạng mặt kiểu mặt dài
đứng loại thứ hai về những dị dạng di truyền trong gia đình. Nòi chung, anh,
chị, em trong gia đình thường cùng có lệch lạc khớp cắn nặng, có thể vì sự
thừa hưởng giống nhau về đặc tính và kiểu tăng trường đưa đến cùng có
những đáp ứng giống nhau đối với yếu tố môi trường. [1]
Harris và Kowalski [22] đã nghiên cứu đến cấu trúc của xương sọ và mặt
phát hiện sự di truyền đặc tính nhô hàm dưới ở gia đình hoàng tộc Austro
người Hungari với xương hàm dưới quá phát và nhô ra trước. Nghiên cứu của
Suzuki [38] ở 1362 người Nhật Bản bị nhô hàm dưới đến từ 243 gia đình thì
thấy tỷ lệ con bị nhô hàm dưới ra trước ở những gia đình có bố mẹ bị nhô
hàm dưới ra trước là 34.3%, trong khi ở những gia đình có bố mẹ bình
thường, tỷ lệ con bị nhô hàm dưới là 7.5%.
1.1.4.3. Nguyên nhân đặc biệt
• Sự phát triển răng bất thường
- Thiếu răng bẩm sinh, có thể là thiếu nhiều răng (thiếu nhiều hơn 6 răng,
không bao gồm răng hàm lớn thứ ba) hoặc thiếu ít răng (thiếu từ 6 răng trở
xuống, không bao gồm răng hàm lớn thứ ba). Nguyên nhân là do bất thường
trong quá trình tạo mầm răng của thai nhi. Ví dụ như trong hội chứng loạn sản
ngoại bì.
- Răng dị dạng và răng thừa: Bất thường về kích thước và hình dạng răng
là hâu quả của sự rối loạn xảy ra trong thời kỳ biệt hóa về phương diện mô
học hoặc hình thể của sự phát triển răng. Thường xảy ra nhất là sự thay đổi về

kích thước, đặc biệt là răng cửa bên và răng cối nhỏ thứ hai. Có khoảng 5%
dân số có sự bất hài hòa đáng kể về kích thước răng hàm trên và hàm dưới [1]
11
Ví dụ: chứng răng nhỏ, răng to , thiểu sản men , răng dính, răng sinh đôi,
răng thừa đường giữa hàm trên…
- Cản trở mọc răng : Để cho răng vĩnh viễn mọc, lớp xương phía trên
cũng như chân răng sữa phải tiêu ngót, và răng sẽ mọc xuyên qua nướu răng.
Răng dư, xương hoại tự, và lớp nướu sợi dày có thể cản trở sự mọc răng. Tất
cả những cản trở trên đều hiện diện trong hội chứng loạn sản đòn sọ. Do
không chỉ nhổ răng dư mà còn phải loại bỏ lớp xương phía trên, và bộc lộ
nướu. Ở những trường hợp nhẹ, một số răng vĩnh viễn mọc trễ có thể góp
phần tạo ra sai khớp cắn chi khi những răng còn lại di chuyển sai vị trí trên
cung răng. Do các răng mọc quá chen chúc, do niêm mạc hoặc xương xơ dày,
do nang, khối u hoặc u răng.
- Răng mọc sai vị trí, thay đổi vị trí: Thỉnh thoảng, mầm răng vĩnh viễn
nếu ở sai vị trí có thể đưa đến răng vĩnh viễn này mọc sai vị trí. Trường hợp
này thường xảy ra ở răng cối lớn thứ nhất hàm trên. Nếu thường mọc của răng
cối lớn thứ nhất hàm trên ở về phía gần ngay từ đầu, thì răng vĩnh viễn này
không thể mọc được, và chân răng cối sữa thứ hai bị tổn thương . Vị trí phía
gần của răng cối vĩnh viễn sẽ dẫn đến răng mọc chen chúc nếu không được
điều trị chỉnh hình. Nhưng răng khác mọc sai vị trí hiếm xảy ra, những cũng
có thể đưa đến răng đổi chỗ hoặc mọc ở vị trí bất thường.[1]
• Mất răng
- Mất răng sữa sớm: Hiển tượng răng di gần khi có khoảng trống
thường xảy ra ở răng cối vĩnh viễn, do hướng mọc răng nghiêng về phía gần.
Răng cối lớn thứ nhất di gần khi răng cối sữa thứ hai mất sớm có thể dấn đến
chen chúc vùng răng cối nhỏ vĩnh viễn. Đo đó cần phỉ giữ khoảng khi răng
cối sữa thứ hai mất sớm. Khi răng cối sữa thứ nhất hoặc răng nanh sữa mất
sớm, do sự co rút chỉ đồng của những dây chằng ngang xương ổ ở nướu răng
12

và áp lực từ môi và má, các răng cửa vĩnh viễn thường có khuynh hướng di
xa. Nếu mất răng nanh và răng cối sữa thứ nhất sớm ở mặt bên phần hàm, thi
những răng vĩnh viễn bên đó sẽ đi xa đưa đến sự mất cân xứng của khớp cắn
cũng như sẽ có khuynh hướng răng mọc chen chúc.[1]
• Chấn thương vùng mặt, các rối loạn phát triển răng và xương
- Biến dạng xương mặt (thường là kém phát triển) do trong thời kỳ bào
thai, tay hoặc chân thai nhi ở tư thế bất thường ép vào vùng mặt đang phát triển.
- Chấn thương xương hàm dưới do dùng forceps để lấy thai: Trong
những trường hợp người mẹ sinh khó, sử dụng kềm forcep ở đau trẻ ở sọ sinh
có thể làm tổn thương một bệnh hoặc cả hai bên khớp thái dương hàm. Có
một thời gian, người ta cho rằng đây là nguyên nhân đưa đến sự kém phát
triển của hàm dưới. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng mặc dủ tỷ lệ sử dụng
forcep đã giảm đáng kể trong suốt 50 năm qua, tỷ lệ sai khớp cắn loại hai với
hàm dưới kém phát triển vấn không giảm. Theo quan niệm hiện nay, sụn lồi
cầu không phải là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng đúng đắn của xương
hàm dưới, nên không dễ dàng cho rằng sự kém phát triển của xương hàm dưới
là do chấn thương khi sanh. Tóm lại chấn thương ở hàm dưới xảy ra khi sanh
có vẻ là nguyên nhân hiếm của lệch lạc mặt. Nếu trẻ sơ sinh có hàm dưới lệch
lạc thì thường là do bẩm sinh.[1]
- Gãy xương hàm ở trẻ em: trẻ nhỏ té và va chạm có thể làm gãy xương
hàm. Ở hàm dưới, thường xảy ra gãy cổ lồi cầu hàm dưới. Tuy nhiên, vùng lồi
cầu hàm dưới có khuynh hướng phục hồi nhanh ở trẻ nhỏ. Khoảng 75% trẻ
em bị gãy sớm lồi cầu hàm dưới có hàm dưới phát triển bình thương, và
không có sai khớp cắn sau nay. Nếu có biến chứng của gãy lồi cầu thì thường
là sự phát triển không cân xứng của hàm dưới, với bên tổn thương phát triển
chậm lại so với bên bình thường.
- Rối loạn chức năng cơ và sự co rút do sẹo xơ: Hệ cơ mặt có thể ảnh
13
hưởng đến sự tăng trưởng của xương hàm theo hai cách. Thứ nhất, sự thanh
lập xương ở điểm bám cơ tùy thuộc vào hoạt động của cơ, thứ nhì, hệ cơ là

một thành phần quan trọng của toàn bộ khuôn mô mềm mà sự tăng trưởng của
nó thương mang theo xương hàm dưới xuống phía dưới và ra trước. Mất một
phần của hệ cơ có thể xảy ra do những nguyên nhân không rõ trong bào thai
hoặc là hậu quả của tai biến khi sanh nhưng thường gặp nhất là do tổn thương
dây thần kinh vận động.
- Chấn thương răng: Chấn thương ở răng sữa có thể làm dịch chuyển
mầm răng vĩnh viễn bên dưới bằng hai cách. Thứ nhất, nếu chấn thương xảy
ra trong khi thân răng vĩnh viễn được thành lập, tạo men răng sẽ bị rối loạn và
có khiếm khuyết ở thân răng vĩnh viễn. Thứ hai, nếu chấn thương xảy ra sau
khi thân răng được hoàn tất, thân răng có thể bị dịch chuyển so với chân răng.
Sự thành lập chân răng ngưng lại, chân răng răng sau sau nay sẽ bị ngắn đi.
Trường hợp phổ biến là sự thành lập chân răng vẫn tiếp tục, nhưng phần còn
lại của chân răng sẽ tạo thành một góc so với thân răng đã bị dịch chuyển.[1]
• Dinh dưỡng.
Thức ăn bổ dưỡng rất cần thiết cho trẻ. Ngoài các chất dinh dưỡng chính
như protid, glucid, lipid, calci cũng là chất khoáng không thể thiếu cho sự
phát triển và duy trì cấu trúc của xương. Thiếu calci, do sự hấp thu của cơ thể
kém hay do dịnh dưỡng kém, có thể làm bệnh nhân có khớp cắn sai do xương
hàm phát triển không đầy đủ. Có nhiều thành phần dinh dưỡng tham gia và
tác động ảnh hưởng đến tế bào xương như protein, calci, phosphor, các
vitamin D,K,C và một số vi lượng như đồng, kẽm, mang, magnc.
Phụ nữ lúc mang thai thương xuyên uống rượu sẽ dẫn đến tổn thương hệ
miễn dịch thai nhi, chậm phát triển trí tuệ, xương tay chân và sọ mặt phát
triển không bình thường. Phụ nữ mang thai nghiện rượu nặng sẽ không hấp
thu đủ nhu cầu chất dinh dưỡng hàng ngày cho thai nhi, đặc biệt là protein. Sự
hấp thu các chất vi lượng, khoáng và vitamin bị giảm và hạn chế, dẫn đến
14
nhiều tai biến trầm trọng khi sinh[1].
• Các bệnh tại chỗ
Các bệnh đường hô hấp. Các bệnh vùng quanh răng. Bệnh sâu răng.

Chứng lưỡi to. Khối u, nang, các phanh bám bất thường, …
1.1.5. Cung răng và khớp cắn lý tưởng
• Khớp cắn lý tưởng
Một khớp cắn lý tưởng thực tế rất hiểm gặp, đòi hỏi răng được cấu tạo
và phát triển hoàn hảo trong môi trường hoàn toàn tốt (cơ, dây chằng, khớp
thái dương hàm ). Ngoài ra răng còn cần phải có khả năng tự đổi mới liên
tục để có thể chống lại sự hao mòn cơ năng.
Một khớp cắn lý tưởng khi “răng đều, các múi răng ăn khớp”.
• Quan niệm răng hàm hài hòa lý tưởng.
Về mặt hình thái học được biểu hiện thông qua tỷ lệ các tầng mặt cân
đối, hài hòa giữa kích thước rộng, dài theo ba chiều không gian. Răng cân đối
hài hòa với nhau, với cung hàm và mặt.
Về chức năng: đạt hiệu suất ăn nhai, nói, thở cao nhất, đảm bảo chức
năng khi hoạt động và khi tĩnh luôn cân bằng.
Về thẩm mỹ: đảm bảo thẩm mỹ cao.
1.1.5.1. Tiêu chuẩn sự hài hòa giữa răng- hàm.
• Khớp cắn.
Khi hai cung răng ở khớp cắn tung tâm, có những quan hệ giữa các răng
theo ba chiều[5]:
- Trước sau.
Đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên nằm ở rãnh ngoài
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới (còn gọi là quan hệ trung tính). Đỉnh răng
nanh hàm trên nằm ở đường giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm
dưới (sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới). Rìa cắn
răng cửa trên tiếp xúc (đầu chạm đầu) hay ở phía trước răng cửa dưới 1-2mm
(trùm ngoài).
15
- Chiều ngang:
Cung răng trên trùm ra ngoài cung răng dưới sao cho núm ngoài răng trên
trùm ra ngoài núm ngoài răng dưới. Đỉnh núm ngoài răng dưới tiếp xúc với

rãnh giữa hai núm của răng hàm nhỏ và răng lớn trên. Hai phanh môi trên và
dưới thẳng hàng và ở giữa mặt trước của khớp cắn.
- Chiều đứng:
Răng hàm trên tiếp xúc vừa khít với răng hàm dưới ở vùng răng hàm nhỏ
và răng hàm lớn. Rìa cắn răng cửa hàm trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới
hoặc trùm sâu 1-2mm.
• Mặt phẳng.
Ở tư thế sao cho đường thẳng qua điểm dưới ổ mắt và điểm tai ngang
chân trời, có các mặt phẳng sau đây:
- Mặt phẳng Frankfort (mặt phẳng tại ổ mắt) qua nắp tai và điểm bờ
dưới ổ mắt.
- Mặt phẳng dọc giữa thẳng góc với mặt phẳng Frankfort từ trước ra
sau, chia mặt thành hai phần cân xứng. Trên mặt phẳng này có các điểm cằm,
dưới mũi, mũi.
- Ba mặt phẳng trán trước thẳng góc với mặt phẳng tại ổ mắt và mặt
phẳng dọc giữa.
- Mặt phẳng trán-ổ mắt (mặt phẳng Simon) qua điểm dưới ổ mắt, thẳng
góc với mặt phẳng tai ổ mắt và mặt phẳng dọc giữa.
- Mặt phẳng trán-mũi (mặt phẳng Dreyfus) qua điểm mũi và thẳng góc
với mặt phẳng tai ổ mắt và mặt phẳng dọc giữa.
- Mặt phẳng trán giao mày (mặt phẳng Irard) qua điểm ụ trán-giao mày
và thẳng góc với mặt phẳng tai ổ mắt và mặt phẳng dọc giữa.
• Cung răng.
Răng cùng số ở vị trí cân xứng hai bên đường nối giữa hàm trên đối với
cung răng trên và ở vị trí cân xứng hai bên đường nối phanh lưỡi và phanh
môi dưới đối với hàm dưới.
16
1.1.5.2. Cách phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle.
Năm 1899. Edward H. Angle phân loại lệch lạc khớp cắn của răng vĩnh
viễn nhờ răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Theo ông, nó là chìa khóa khớp

cắn. Đây là răng vĩnh viễn được thành lập và mọc sớm nhất. Nó cũng là răng
vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên, có vị trí tương đối cố định so với nền sọ,
khi mọc không bị cản trở bởi các chân răng sữa và còn được hướng dẫn mọc
đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa [11].
Hình 1.2: phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle [12]
Angle phân loại lệch lạc khớp cắn thành 3 loại như sau[12]
• Lệch lạc Khớp cắn loại I
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới có tương quan cắn khớp bình thường, nghĩa là múi ngoài gần
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiếp xúc với rãnh ngoài gần răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn khớp không đúng do
các răng mọc sai vị trí, răng xoay hay do những nguyên nhân khác.

17
Hình 1.3: Lệch lạc Khớp cắn loại 1
Theo ANDERSON [1], có năm trường hợp sai khớp cắn loại I như sau:
Loại I: Các trường hợp có chen chúc ở vùng răng trước của hàm trên và
hàm dưới.
Loại II: Các trường hợp có khe hở ở vùng răng trước và các thân răng
cửa nghiêng ra trước (hô).
Loại III: Các trường hợp cắn chéo ở vùng răng trước.
Loại IV: Các trường hợp có khớp cắn chéo vùng răng sau ở một hoặc
hai bên hàm và khớp cắn dạng kéo (cắn chéo phía má).
Loại V: Các trường hợp có chen chúc ở vùng răng hàm nhỏ.
• Lệch lạc khớp cắn loại II.
Hình 1.4: Lệch lạc Khớp cắn loại 2
Lệch lạc khớp cắn loại này có múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên ở về phía gần so với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới. Lệch lạc khớp cắn loại II chia ra làm hai tiểu loại:
Tiểu loại I: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với các

răng cửa trên nghiêng về phía môi, độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong các răng cửa trên.
18
Hình 1.5:Tiểu loại I Hình 1.6: Tiểu loại II
Tiểu loại II: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng về phía trong nhiều.
Độ cắn phủ tăng.
* Lệch lạc khớp cắn loại 2 tiểu loại 2 có thể chia thành 3 loại nhỏ
phụ thuộc vào tình trạng diện tích cung răng trên như sau [18]
Hình 1.7: Loại A
Loại A: có 4 răng cửa trên nghiêng về phía trongvà không chen chúc.
Hình 1.8: Loại B
Loại B: có 2 răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong, 2 răng cửa bên
hàm trên nghiêng ra ngoài.
19
Hình 1.9: Loại C
Loại C: có 4 răng cửa hàm trên nghiêng vào trong và các răng hàm nhỏ
hàm trên ở cả hai bên đưa ra trước đường môi.
• Lệch lạc khớp cắn loại III.
Lệch lạc khớp cắn loại này có múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên ở về phía xa so với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài các răng cửa trên.
Hình 1.10: lệch lạc khớp cắn loại III
1.1.5.3. Phân loại bởi viện tiêu chuẩn Anh.
Angle đã phân loại lệch lạc khớp cắn chủ yếu dựa trên quan hệ của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới và ít nhắc đến quan hệ của các răng cửa hơn. Vì vậy năm 1983 viện
tiêu chuẩn Anh đã đưa ra phân loại khớp cắn vùng răng cửa dựa vào mối quan
hệ trong mặt phẳng trước-sau của gờ cắn răng cửa giữa hàm dưới với gót răng
cửa giữa hàm trênn [34].
20

Hình 1.11: Viện tiêu chuẩn Anh
• Lệch lạc khớp cắn loại I.
Rìa cắn răng cửa hàm dưới tiếp xúc với gót răng cửa trên hay cắn khớp ở
khoảng giữa mặt trong của răng cửa trên. Sự cắn khớp các răng ở loại này gọi
là khớp cắn bình thường, độ cắn chìa đo từ rìa cắn răng cửa giữa hàm trên đến
rìa cắn răng cửa giữa hàm dưới có giá trị bình thường là 2-3mm.
• Lệch lạc khớp cắn loại II.
Lệch lạc khớp cắn do có rìa cắn răng cửa hàm dưới cắn khớp ở gót của
răng cửa hàm trên, lệch lạc khớp cắn loại này chia thành hai tiểu loại:
Tiểu loại I : Độ cắn chìa tăng, răng cửa giữa hàm trên nghiêng nhiều ra
phía ngoài .
Tiểu loại II: Độ cắn chìa giảm, răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào phía trong.
• Lệch lạc khớp cắn loại III.
Rìa cắn của răng cửa hàm dưới tiếp xúc hố lưỡi của răng cửa hàm trên.
Độ cắn chìa giảm xuống hoặc đạt giá trị âm trong trường hợp bệnh nhân có
răng cửa trên và răng cửa dưới đối đầu hoặc cắn chéo.
1.1.6. Điểm qua tình hình nghiên cứu lệch lạc khớp cắn trên thế giới và
trong nước.
Nghiên cứu của USPHS (division of health Statistic of U.S. public
health service)[42] với hai nhóm tuổi: 6-11tuổi và 12-17 tuổi, tiến hành đo
21
8000 mẫu với mỗi nhóm tuổi. Dùng phương pháp đo mẫu và chỉ số TPI để
đánh giá khớp cắn, sắp xếp răng và các vấn đề khác của khớp cắn.
Kết quả: 6-11 tuổi = 75% khớp cắn sai, 2-17 tuổi = 75% khớp cắn sai.
Nghiên cứu của bộ môn răng trẻ em và nắn chỉnh răng trường đại
học nha Nairobi, Kenya 1996 với tên: “Mức độ phổ biến của khớp cắn sai ở
trẻ em lứa tuổi 13-15 ở Nairobi Kenya” tiến hành trên 468 trẻ em nam và 451
trẻ em nữ.
Kết quả: 72% có khớp cắn sai. Trong đó: 93% khớp cắn trung bình,
19% khấp khểnh răng, 19% xoay răng, 10% khớp cắn chéo phía sau, 8% khớp

cắn hở. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ.
Năm 1998, NHANES III (The third National Health and Nutrition
Examination Survey) đã nghiên cứu “ Tần xuất sai khớp cắn và nhu cầu
điều trị ở Mỹ” đã đưa ra kết quả : Tỷ lệ không đều vùng răng cửa xảy ra với
số lượng lớn ở các chủng tộc, dân tộc, khoảng 35% người lớn có sắp xếp răng
tốt ở hàm dưới, 15% khớp cắn sai có ảnh hưởng nặng tới chức năng, 20% có
sự lệch hướng từ quan hệ cắn lý tưởng. Cl
II
, CL
III
phố biến ở Mexico và Mỹ.
Khớp cắn sâu, hở: ít thấy. 57%-59% dân của mỗi dân tộc có vài phần trăm
cần điều trị nắn chỉnh.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Cát và cộng sự 1984-1985[8] Cho kết
quả: 44,84% dân số ở miền Bắc có tỷ lệ lệch lạc răng-hàm. 90% học sinh ở
một số trường Hà Nội có lệch lạc răng hàm. Theo con số thống kê của Lê Thị
Nhàn (1978) 60% tổng số bệnh nhân tới nắn chỉnh răng tại khoa Răng Hàm
Mặt Hà Nội có lệch lạc răng hàm. Hà Minh Thu thống kê trên 1000 bệnh
nhân ( tại bệnh viện Răng Hàm Mặt ) (1996) lứa tuổi 6-26 cho kết quả 96,1%
có lệch lạc răng hàm.
1.2. Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh.
Có nhiều chỉ số được sử dụng để đánh giá nhu cầu điều trị nắn chỉnh:
Chỉ số khớp cắn của Summers [37]. Chỉ số đánh giá trở ngại của lệch lạc
khớp cắn Salzmann [31]. Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh của Thụy Sỹ từ
22
1966. Chỉ số này chỉ ra mức độ cần điều trị của bệnh nhân là nhiều hay ít. Chỉ
số này được đánh giá theo cách xác định mức độ nghiêm trọng của lệch lạc
khớp cắn để chia nhu cầu điều trị nắn chỉnh ra thành 5 mức độ:
 Mức độ 1: Không có nhu cầu điều trị nắn chỉnh.
a. Lệch lạc khớp cắn rất ít, chen chúc chưa đến 1mm.

 Mức độ 2: ít có nhu cầu điều trị nắn chỉnh.
a. Độ cắn chìa 3,5-6mm, và hai môi chạm được nhau ở tư thế nghỉ.
b. Có khớp cắn chéo vùng răng trước dưới 1mm.
c. Sự khác biệt của cắn chéo răng trước hoặc sau dưới 1mm giữa vị trí
tiếp xúc lùi sau và lồng múi tối đa.
d. Có răng dịch chuyển sai vị trí từ trên 1 đến 2mm.
e. Cắn hở phía trước hoặc phía sau từ trên 1 đến 2mm.
f. Khớp cắn sâu lớn hơn hoặc bằng 3,5mm và răng cửa dưới không chạm
lợi hàm trên.
 Mức độ 3: có nhu cầu điều trị nắn chỉnh trung bình.
a. Độ cắn chìa từ trên 3,5-6mm, hai môi không chạm nhau.
b. Cắn khớp chéo răng trước từ trên 1 đến 3,5mm.
c. Khớp cắn chéo phía trước hoặc sau từ trên 1 đến 2mm giữa vị trí tiếp
xúc lui sau và vị trí lồng múi tối đa.
d. Các răng chen chúc từ trên 2 đến 4mm.
e. Cắn hở phía trước hoặc phía sau từ trên 2 đến 4mm.
f. Khớp cắn sâu hoàn toàn, răng cửa hàm dưới chạm vào lợi hàm trên
hoặc vòm miệng nhưng không gây tổn thương.
 Mức độ 4: nhu cầu điều trị nắn chỉnh lớn.
a. Thiếu ít răng cần phải điều trị phục hình tiền chỉnh nha hoặc chỉnh nha
để tạo khoảng trống (1 răng /1 cung răng).
b. Độ cắn chìa tăng lớn hơn 6mm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 9mm.
c. Cắn khớp chéo phía trước hơn 3,5mm nhưng không ảnh hưởng tới chức
năng ăn nhai và phát âm.
d. Cắn khớp chéo phía trước lớn hơn 1mm và nhỏ hơn 3,5mm gây khó
khăn trong việc ăn nhai và phát âm.
e. Khớp cắn chéo phía trước hoặc phía sau lớn hơn 2mm giữa vị trí tiếp
xúc lui sau và vị trí lồng múi tối đa.
23
f. Khớp cắn kéo không có sự tiếp xúc cắn khớp chức năng ở một hoặc cả

hai múi ngoài.
g. Các răng chen chúc nhiều, lớn hơn 4 mm.
h. Khớp cắn hở ở phía trước hoặc phía bên lớn hơn 4mm.
i. Khớp cắn sâu hoàn toàn, tổn thương lợi và vòm miệng.
j. Răng mọc một phần, bị cản trở mọc bởi răng bên cạnh… Có răng thừa.
 Mức độ 5: có nhu cầu điều trị nắn chỉnh nhiều nhất.
a. Cản trở mọc răng (trừ răng hàm lớn thứ ba) do răng chen chúc, có răng
thừa, còn răng sữa, và các nguyên nhân bệnh lý khác.
b. Thiếu nhiều răng, có chỉ định làm phục hình (hơn 1 răng/1 cung răng)
cần có phục hình tiền chỉnh nha.
c. Độ cắn chìa tăng lớn hơn 9mm.
d. Cắn khớp chéo phía trước lớn hơn 3,5mm gây khó khăn trong việc ăn
nhai và nói.
e. Khe hở môi-vòm miệng và các bất thường về sọ mặt khác.
f. Có răng sữa ngầm.
1.2.1. Các kết quả nghiên cứu chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh trong và
ngoài nước.
Các kết quả nghiên cứu của Mandall [27] ở trẻ em 14-15 tuổi trường
Manchester cho thấy 48% không cần điều trị, 34% nhu cầu điều trị trung bình
và 18% nhu cầu điều trị rất nhiều. Trong khi J Indian Soc Pedod prev Dent-
March 2007 nghiên cứu trên nhóm trẻ em Á và Caucasian cho thấy yếu tố sức
khỏe nha khoa với 18, 41% cần và rất cần điều trị, khá gần với kết quả của
Mandall[27], nhưng nhóm có nhu cầu điều trị (bao gồm mức độ 3,4,5) là
44,2% - nhiều hơn một phần ba của dân số và vẫn còn ít hơn so với kết quả
các nghiên cứu khác. Liên quan về mặt giới tính với nhu cầu điều trị chỉnh
hình răng mặt cũng được nhiều nghiên cứu đề cập tới. Năm 1999, Burden và
cộng sựl[17] nhận thấy nhu cầu điều trị nắn chỉnh ở nam giới cao hơn nữ một
cách rõ rệt, phù hợp với những phát hiện của J Indian Soc Pedod prev Dent-
March 2007 - con trai có nhu cầu điều trị lớn hơn (p = 0,001). Trong khi đó,
24

nghiên cứu của Mandall và cộng sự [27] cũng như Ucuncu [39] cho thấy
không có sự khác biệt đáng kể giữa con trai và con gái về khía cạnh này.
• Theo chỉ số thẩm mỹ nha khoa (DAI).
Theo nghiên cứu của Esa[20] và cộng sự năm 2001 “Dịch tễ học của sai
khớp cắn và nhu cầu điều trị của học sinh 12-13tuổi” trong đó có 747 nữ và
772 nam. Kết quả là, 62,6% không cần điều trị chỉnh nha, chỉ có 7% có
khuyết tật sai khớp cắn bắt buộc phải điều trị. Sai khớp cắn định rõ trong
nghiên cứu này có ý nghĩa thống kê về giới và nơi ở của đối tượng. Mức độ
DAI trung bình không có ý nghĩa khác nhau giữa trẻ em Malaysia, Trung
Quốc và Ấn Độ. Mức độ DAI và tỷ lệ nhu cầu nắn chỉnh có ý nghĩa phù hợp
với bề ngoài và chức năng xã hội (p<0,01). Nghiên cứu của Baca-Garcia[14]
và cộng sự năm 2004 “Sai khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh ở một
nhóm thiếu niên Tay Ban Nha sử dụng chỉ số thẩm mỹ răng”. Mẫu nghiên
cứu 744 học sinh ở thành thị và nông thôn phía nam Tay Ban Nha tuổi 14-20
và không được điều trị chỉnh nha. Kết quả: mức độ DAI trung bình là 25,6%.
Phân bố 4 mức độ DAI: không có bất thường hoặc sai khớp cắn 58,6%; sai
khớp cắn rõ 20,3%; sai khớp cắn trầm trọng 11,2%; sai khớp cắn rất trầm
trọng 9,9%. Mức độ DAI trung bình không có ý nghĩa thống kê khác nhau
giữa các giới và vùng ở nhưng có khác về mức độ xã hội ( p<0,05).
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Khang[7] năm 2002 “ Nghiên cứu cơ cấu
và biện pháp can thiệp một số bệnh răng miệng trong quân đội”. Nghiên cứu
chỉ số DAI cho 1564 đối tượng quân dân có kết quả DAI<25 có 90,65%; DAI
26-30 có 7,27%; DAI 31-35 có 2,08% và DAI>36 không có trường hợp nào
chiếm 0%.
25

×