t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ
TRONG NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HAI XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
Lê Thanh Tùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà nhằm nâng cao kiến thức và thực
hành tự chăm sóc của người dân tỉnh Nam Định. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu áp dụng
mô hình đánh giá trước sau trên 700 người dân và 300 người bệnh tại xã Kim Thái và Giao
Lạc, tỉnh Nam Định. Một đội chăm sóc gồm trạm trưởng trạm y tế, 1 điều dưỡng viên/nữ hộ
sinh của trạm và 1 cán bộ y tế thôn tiến hành thực hiện giáo dục sức khỏe và các kỹ thuật cơ
bản trong chăm sóc ban đầu cho người dân. Kết quả: sau 5 tháng triển khai, tỷ lệ người dân có
kiến thức đúng về xử trí bệnh ban đầu tại nhà tăng thêm 84,3% ở Kim Thái và 98,3% ở Giao
Lạc. Tỷ lệ người dân đi khám sức khỏe từ 1 - 2 tháng/lần tăng thêm 60% ở xã Kim Thái và
73,6% ở Giao Lạc. Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc bệnh mạn tính tăng thêm 79,6% ở
Kim Thái và 70,4% ở Giao Lạc. Kết luận: việc triển khai áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe
(CSSK) tại nhà đã góp phần nâng cao kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người dân đối
với một số bệnh thường gặp.
* Từ khóa: Tự chăm sóc; Chăm sóc sức khỏe tại nhà; Kiến thức; Thực hành.
Study of Effectiveness of Home Care Model in Improving Self-Care
Knowledge and Practice of People in Two Communes, Namdinh
Provice
Summary
Objectives: To deploy a home care model in two communes of Namdinh province in
improving knowledge and enhancing self-care practice. Methods: A quasi-experimental design
was used on 700 people and 300 sick persons who are living in two communes of Namdinh
province. A health care teams include the head of commune medical station, a
nurse/midwife/rehabilitation technicians of the medical station and a village health care workers,
perform health education and basic techniques of primary care. Results: After 5 months of
deploying this model, the proportion of people who have correct knowledge on first aid
increased in 84.3% in Kimthai and 98.3% in Giaolac. The rate of people who check-up
frequently one per 1 - 2 months grown up 60% in Kimthai and 73,6% in Giaolac. Chronic
disease patients are taken care increased 79.6% in Kimthai and 70.4% in Giaolac. Conclusion:
The application and deployment of the home health care model have contributed the significant
improvement of people's self-care knowledge and practice of some common diseases.
* Key words: Self-care; Health care at home; Knowledge; Practice.
* Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thanh Tùng ()
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 02/12/2016
70
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, CSSK tại nhà là sự giúp
đỡ và hỗ trợ người có các nhu cầu về
CSSK tại gia đình. Nội dung của CSSK tại
nhà gồm: khám điều trị tại nhà, chăm sóc
điều dưỡng, phục hồi chức năng [5].
CSSK tại nhà là một mô hình đem lại
nhiều hiệu quả về kinh tế và nâng cao
chất lượng chăm sóc.
Trên thế giới đã có nhiều mô hình
CSSK tại nhà được nghiên cứu và đưa
vào áp dụng như mô hình chính về chăm
sóc tại nhà là hệ thống trung tâm/nhà
CSSK và mô hình chăm sóc tại gia đình
theo nhóm tại châu Âu. Mô hình chăm
sóc tại nhà được thực hiện nhờ sự giúp
đỡ của các tổ chức xã hội nhằm xã hội
hóa dịch vụ chăm sóc. Tuy nhiên, đối
tượng chăm sóc chủ yếu tập trung vào
người cao tuổi [5].
Cho đến nay tại Việt Nam đã triển khai
một số mô hình chăm sóc như: Trung tâm
Nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi, mô
hình chăm sóc dựa vào cộng đồng và tình
nguyện viên, dịch vụ y tế tư nhân [3, 4].
Mặc dù các mô hình này đã đem lại hiệu
quả nhất định, để khẳng định tính thực thế
và giá trị của mô hình, chúng tôi tiến hành
đề tài này nhằm: Đánh giá hiệu quả của
mô hình chăm sóc tại nhà trong nâng cao
kiến thức và thực hành tự chăm sóc của
người dân tại hai xã của tỉnh Nam Định
năm 2015.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia
đình. Người mắc bệnh/tật (nếu có) thuộc
hộ gia đình trong đối tượng nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Từ 6 - 2015 đến 12 - 2015 tại xã Kim
Thái, huyện Vụ Bản và xã Giao Lạc,
huyện Giao Thủy thuộc tỉnh Nam Định.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
trước và sau can thiệp cộng đồng.
* Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp chọn mẫu
nhiều giai đoạn: chọn ngẫu nhiên hai
huyện: Vụ Bản và Giao Thủy. Mỗi huyện
chọn chủ đích một xã: xã Kim Thái, huyện
Vụ Bản và xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy.
Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 350 hộ gia đình.
Mỗi hộ gia đình chọn chủ đích chủ
hộ/người đại diện gia đình và người mắc
bệnh/tật. Kết quả tại xã Kim Thái chọn
500 người (350 chủ hộ và 150 người bị
bệnh/tật); xã Giao Lạc chọn 500 người
(350 chủ hộ và 150 người bị bệnh/tật).
* Biến số và chỉ số nghiên cứu:
- Đặc điểm nhân khẩu học đối tượng:
tuổi, giới, nghề, thu nhập. Đặc điểm
người bệnh: chứng bệnh, thời gian mắc
bệnh, thói quen kiểm tra sức khỏe.
- Kiến thức, thực hành của đối tượng
về chăm sóc và tự chăm sóc các bệnh
mạn tính hay gặp tại nhà...
* Các hoạt động can thiệp:
- Xây dựng bộ tài liệu về CSSK tại
nhà. Trang bị cơ sở vật chất. Đào tạo đội
ngũ tham gia CSSK tại nhà.
- Áp dụng mô hình: thành lập các đội
chăm sóc, gồm trạm trưởng trạm y tế
(bác sỹ/y sỹ), 1 điều dưỡng viên/nữ hộ
sinh/kỹ thuật viên phục hồi chức năng của
trạm và 1 cán bộ y tế thôn đến thực hiện
71
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
giáo dục sức khỏe và các kỹ thuật cơ bản
trong chăm sóc ban đầu cho người dân.
thay đổi tỷ lệ kiến thức và thực hành đúng
tự chăm sóc, khác biệt với p < 0,05.
* Công cụ và phương pháp thu thập số
liệu:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
- Công cụ thu thập số liệu được xây
dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu, thử
nghiệm tại địa bàn nghiên cứu trước khi
tiến hành điều tra.
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
- Trung bình số người trong 1 hộ gia
đình 3,20 ± 1,51. Đa số đối tượng nghiên
cứu là nông dân (56,9%), trình độ học
vấn thấp, từ trung học cơ sở trở xuống
(76,8%), phần lớn thời gian làm việc tự
do (69,1%). Thu nhập bình quân 867.000
đồng/người/tháng.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp đối tượng nghiên cứu về kiến
thức và quan sát trực tiếp đối tượng thực
hành chăm sóc người bệnh.
* Phân tích, xử lý số liệu:
- Thời gian mắc bệnh trung bình 7,4 ±
8,6 năm. Bệnh mắc hay gặp nhất là tăng
huyết áp (32,3%), tiếp theo là bệnh về
khớp (15,0%). Thời gian mắc bệnh chủ
yếu < 5 năm (62,0%). Bệnh được phát
hiện trong trường hợp đối tượng nghiên
cứu bị ốm rồi đi khám (72,7%), thói quen
đi khám để kiểm tra sức khỏe định kỳ rất
thấp, chỉ có 6,7% phát hiện ra bệnh khi đi
khám sức khỏe định kỳ. Trên một nửa số
người dân bị bệnh đều có các bệnh lý
khác kèm theo (62,9%).
- Số liệu sau khi thu thập được làm
sạch và nhập bằng phần mềm Epi.Data
3.1. Các số liệu được xử lý bằng phần
mềm SPSS trước khi đưa vào phân tích.
- Sử dụng tần số, tỷ lệ phần trăm để
tóm tắt biến định tính như: giới tính, nghề
nghiệp, học vấn… Giá trị trung bình và độ
lệch chuẩn được sử dụng để mô tả các
biến định lượng như thời gian mắc bệnh,
thu nhập, số người trong hộ.... Sử dụng
McNemar test để kiểm định khác biệt về
2. Thay đổi về kiến thức của người dân sau khi áp dụng mô hình.
Bảng 1: Thay đổi kiến thức về lợi ích của chính sách y tế.
Tỷ lệ mức đúng ≥ 50% theo xã (n = 500)
Chính sách y tế
Bảo hiểm y tế
Kim Thái
Trước
Giao Lạc
Sau
Trước
Sau
n
%
n
%
n
%
n
%
290
57,9
442
88,4
285
56,9
466
93,2
Tiêm chủng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi
122
24,3
492
98,3
50
10,0
413
82,6
Kế hoạch hóa gia đình
206
41,2
446
89,2
185
36,9
484
96,7
Sự thay đổi nhận thức của người dân về lợi ích của chương trình y tế quốc gia và
bảo hiểm xã hội đã thay đổi rõ rệt sau khi triển khai các hoạt động tư vấn, truyền thông
tại nhà. Việc nhận thức về lợi ích của chương trình y tế quốc gia và bảo hiểm y tế giúp
người dân tham gia nhiều hơn vào những chương trình này, từ đó nâng cao việc phổ
cập CSSK đến toàn dân.
72
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
Bảng 2: Kiến thức phòng, xử lý sớm và chăm sóc một số bệnh hay gặp tại nhà.
Tỷ lệ mức đúng ≥ 50% theo xã (n = 500)
Kim Thái
Chính sách y tế
Trước
Giao Lạc
Sau
Trước
Sau
n
%
n
%
n
%
n
%
Kiến thức về phòng bệnh bệnh tăng huyết áp
81
16,2
382
76,3
58
11,5
346
69,2
Kiến thức về chăm sóc người bệnh tại nhà
101
20,2
343
68,5
125
24,9
325
64,9
Kiến thức về xử trí bệnh ban đầu tại nhà
66
13,1
487
97,4
52
10,3
493
98,6
Trước khi triển khai mô hình, kiến
thức của người dân về phòng bệnh tăng
huyết áp, chăm sóc người bệnh tại nhà
và xử trí bệnh ban đầu thấp. Sau khi áp
dụng mô hình, kiến thức đúng của
người dân đã tăng lên đáng kể, đặc biệt
tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về
phương pháp xử trí sớm các bệnh hay
gặp tại nhà đã tăng lên đến 97,4% ở
Kim Thái và 98,6% ở Giao Lạc. Kết quả
tương tự trong nghiên cứu của Lữ Thị
Hồng Hà: kiến thức của các bà mẹ về
cách xử trí điều trị bệnh viêm da cơ địa
của trẻ tăng lên sau can thiệp [2]. Thay
đổi nhận thức về phòng, xử lý sớm và
chăm sóc một số bệnh thường gặp là
những nội dung rất cần thiết trong
CSSK tại nhà.
Bảng 3: Thay đổi kiến thức của người dân về một số sơ cứu tại nhà.
Tỷ lệ mức đúng ≥ 50% theo xã (n = 500)
Kim Thái
Chính sách y tế
Trước
Giao Lạc
Sau
Trước
Sau
n
%
n
%
n
%
n
%
Sơ cứu bỏng tại nhà
144
28,8
482
96,3
85
16,9
467
93,3
Sơ cứu điện giật tại nhà
120
24
493
98,5
86
17,2
444
88,7
Sơ cứu trẻ sốt cao co giật
95
18,9
487
97,4
124
24,7
484
96,8
Trước khi triển khai áp dụng mô
hình, tỷ lệ người có kiến thức đúng về
cách sơ cứu chỉ chiếm < 25% ở tất cả
các lĩnh vực. Sau triển khai áp dụng mô
hình, tỷ lệ người có kiến thức đúng về
những vấn đề này đã tăng lên rất nhiều,
cao nhất là sơ cứu trẻ sốt cao co giật
(97,4% ở Kim Thái và 96,8% ở Giao
Lạc). Việc hiểu và biết cách sơ cứu một
số bệnh thông thường sẽ giúp người
dân biết cách hỗ trợ và cấp cứu người
khác trong cộng đồng. Đây là một trong
những nội dung cần tăng cường và đẩy
mạnh trong cộng đồng.
73
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
Bảng 4: Thay đổi kiến thức về chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
Tỷ lệ mức đúng ≥ 50% theo xã (n = 500)
Kim Thái
Chính sách y tế
Trước
Giao Lạc
Sau
Trước
Sau
n
%
n
%
n
%
n
%
Chế độ ăn uống, làm việc, vệ sinh và khám
thai
97
19,4
381
76,2
118
23,5
422 84,3
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ 4 tháng đầu sau sinh
97
19,4
443
88,5
137
27,3
395 78,9
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ < 1 tuổi
217
43,4
487
97,4
203
40,6
486 97,2
Trước khi triển khai mô hình, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn, làm
việc, vệ sinh và khám thai của phụ nữ có thai chỉ chiếm 19,4% ở Kim Thái và 23,5% ở
Giao Lạc. Sau can thiệp, tỷ lệ này đã tăng lên 76,2% ở Kim Thái và 84,3% ở Giao Lạc.
Với vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ 4 tháng đầu sau sinh, các kết quả cho thấy những bà
mẹ thiếu kiến thức về cho con bú hay dừng cho con bú trước 3 tháng tuổi [7]. Tuy
nhiên, thực trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua can thiệp giáo dục
sức khỏe [1].
3. Thay đổi về thực hành CSSK của người dân.
Bảng 5: Thay đổi về hành vi tự đi khám/kiểm tra sức khỏe của người dân.
Tỷ lệ mức đúng ≥ 50% theo xã (n = 500)
Kim Thái
Chính sách y tế
Giao Lạc
Trước
Sau
Trước
Sau
n
%
n
%
n
%
n
%
1 - 2 tháng/lần
71
14,1
342
68,3
12
2,3
357
71,4
2 - 5 tháng/lần
78
15,6
378
75,6
20
3,9
388
77,5
Sau can thiệp, tỷ lệ người dân đi khám sức khỏe định kỳ đã tăng lên có ý nghĩa
thống kê ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Với việc tập trung vào thay đổi nhận thức cho
người dân, mô hình CSSK tại nhà đã giúp người dân thay đổi được hành vi của mình.
Việc thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe sẽ giúp theo dõi được sức khỏe của mình, có
hướng CSSK tốt hơn cũng như phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bảng 6: Thay đổi về thực hành chăm sóc trẻ nhỏ và người bệnh mạn tính.
Tỷ lệ mức đúng ≥ 50% theo xã (n = 500)
Kim Thái
Chính sách y tế
Trước
n
Giao Lạc
Sau
%
n
Trước
%
n
Sau
%
n
%
Cho trẻ ăn sam
97
19,4
466
93,1
118
23,5
471
94,2
Chăm sóc người bệnh
97
19,4
482
96,3
137
27,3
489
97,7
Trước khi triển khai mô hình, tỷ lệ người dân thực hành đúng về cho trẻ ăn sam rất
thấp (19,4% ở Kim Thái và 23,5% ở Giao Lạc). Sau khi áp dụng mô hình, tỷ lệ này đã
74
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016
tăng lên đáng kể (93,1% ở Kim Thái và 94,2% ở Giao Lạc). Đối với việc thực hành
chăm sóc cho người bệnh mạn tính, trước khi áp dụng mô hình tỷ lệ người dân thực
hiện chỉ chiếm 19,4% ở Kim Thái và 27,3% ở Giao Lạc. Sau can thiệp, con số này tăng
lên đáng kể, gần 100% người dân đã có hành vi đúng khi chăm sóc người bệnh tại nhà.
KẾT LUẬN
* Thay đổi về kiến thức của người dân
sau khi áp dụng mô hình:
- Việc áp dụng mô hình đã dẫn đến sự
thay đổi nhận thức của người dân về lợi
ích của các chương trình y tế quốc gia và
bảo hiểm xã hội; nhận thức về phòng, xử
lý sớm và chăm sóc một số bệnh thường
gặp, đặc biệt là kiến thức về phương
pháp xử lý sớm sốt tại nhà, số người có
kiến thức đúng đã tăng lên đến 97,4% ở
Kim Thái và 98,6% ở Giao Lạc.
- Kiến thức về chế độ ăn, làm việc, vệ
sinh và khám thai của phụ nữ có thai,
nuôi trẻ nhỏ < 4 tuổi và tiêm chủng mở
rộng cho trẻ < 1 tuổi đã thay đổi rõ rệt ở
cả hai xã, đặc biệt kiến thức về tiêm
chủng mở rộng cho trẻ đã tăng lên 97,4%
ở Kim Thái và 97,2% ở Giao Lạc.
* Thay đổi về thực hành CSSK của
người dân:
đặc biệt là CSSK cho người bệnh mạn
tính tại cộng đồng như bệnh khớp, bệnh
tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thiện Thái, Ngô Văn Toàn. Đánh giá
hiệu quả các biện pháp can thiệp nhằm nâng
cao kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ sơ
sinh của các bà mẹ tại 3 tỉnh Thái Nguyên,
Huế, Vĩnh Long giai đoạn 2008 - 2011. Tạp
chí Y học thực hành. 2012, 822 (5), tr.16-21.
2. Lữ Thị Hồng Hà. Thực trạng viêm da cơ
địa ở trẻ em < 5 tuổi và kết quả ban đầu của
việc áp dụng can thiệp thử nghiệm tại trường
mầm non Hoa Mai - Cầu Giấy - Hà Nội năm
2015. Trường Đại học Thăng Long. 2015.
3. Nguyễn Quốc Anh. Nghiên cứu một số
đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô
hình CSSK người cao tuổi hiện đang áp dụng.
Báo cáo đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ,
Ủy Ban dân số, gia đình và trẻ em. Trung tâm
Thông tin. Hà Nội. 2005.
- Người dân đã thường xuyên đi kiểm
tra sức khỏe hơn, cao nhất với thời gian
khám từ 2 - 5 tháng/lần (75,6% ở Kim
Thái và 77,5% ở Giao Lạc) sau khi triển
khai mô hình.
4. Trần Thị Mai Oanh. Sức khoẻ, CSSK
của người cao tuổi và thử nghiệm mô hình
can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải
Dương. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương. Hà Nội. 2010.
- Việc thực hiện chăm sóc cho các đối
tượng như trẻ em và người bệnh mạn
tính đã thay đổi sau can thiệp, trong đó
thực hành chăm sóc người bệnh mạn tính
tăng cao nhất (96,3% ở Kim Thái và
97,7% ở Giao Lạc).
6. Rostgaard et al. Home Care System in
EU. 2011.
KHUYẾN NGHỊ
Cần áp dụng rộng rãi mô hình vào
thực tế để nâng cao sức khỏe cộng đồng,
5. Chan et al. Home Care System in
ASIAN. 2013.
7. Shaker NZ, Husein KA, AL-Azzawi S.I.I.
Knowledge, attitude and practices (KAP) of
Mothers toward Infant and Young Child Feeding
in Primary health care (PHC) Centers, Erbil City.
/>052009.
75