Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu thực trạng sử dụng và kết quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.02 KB, 5 trang )

Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

89(01/2): 313 – 317

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC
CHẸN KÊNH CALCI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Trần Văn Tuấn, Nguyễn Văn Lâm
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân dùng
thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
và đánh giá kết quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trong điều trị bệnh nhân THA. Phương
pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp mô tả tiến cứu, nghiên cứu 30 bệnh nhân điều trị ngoại
trú bằng thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin) trong 3 tháng, có sử dụng nhóm đối chứng. Kết quả:
Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân của cả hai nhóm nghiên cứu sau điều trị có
giảm đi rõ rệt so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Kết luận: dùng
thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin) đơn trị liệu để điều trị bệnh tăng huyết áp cho hiệu quả tốt.
Từ khoá: Tăng huyết áp, thuốc chẹn kênh Calci

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường
gặp và đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
của nền y học thế giới với tỷ lệ mắc bệnh
ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế Thế giới vào năm 2000, số người
tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số
toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào


năm 2025 [2]. Năm 2003 theo thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới/Hội THA quốc tế
(WHO/ISH0) thì tăng huyết áp đứng hàng thứ
tư trong số sáu yếu tố nguy cơ chính (xếp
theo thứ tự giảm dần là thiếu cân, tình dục
không an toàn, nguồn nước sinh hoạt bẩn,
tăng huyết áp, hút thuốc lá và uống rượu) chi
phối gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về dịch tễ học
tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đang có
xu hướng tăng nhanh khi nền kinh tế ngày
càng phát triển. Theo các số liệu điều tra cho
thấy năm 1960 bệnh THA chỉ chiếm 1% dân
số, thì đến năm 2002 tại cộng đồng miền Bắc
đã là 16,3%, thành phố Hồ Chí Minh năm
2004 là 20,5%, trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân
THA được điều trị chỉ chiếm 11,49%, còn
gần 90% bệnh nhân THA vẫn chưa được điều
trị [1], [3], [4], [5]. Tại bệnh viện Đa khoa
*

Trung ương Thái Nguyên tỷ lệ người mắc bệnh
THA trong những năm gần đây ngày càng gia
tăng. Theo thống kê của bệnh viện từ năm 2004
đến năm 2005 tỷ lệ mắc bệnh THA so với các
bệnh nội khoa là: 20,93% - 23%.
Để góp phần hạn chế các biến chứng của
bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nhân THA phải tái nhập
viện, thì việc giáo dục sức khỏe thường xuyên
và điều trị liên tục nhằm kiểm soát để đạt

được huyết áp mục tiêu cho bệnh nhân bị tăng
huyết áp tại cộng đồng là một vấn đề rất cần
thiết. Ngoài việc thay đổi lối sống, thói quen
sinh hoạt thì việc điều trị bằng thuốc cũng
đóng một vai trò rất quan trọng. Nhằm từng
bước hiểu rõ tác dụng của thuốc hạ huyết áp
đối với người bệnh, nhất là thuốc chẹn kênh
Calci và để nâng cao hiệu quả trong công tác
điều trị ngoại trú. Chúng tôi đã tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu thực trạng sử dụng và kết
quả điều trị của thuốc chẹn kênh Calci trong
điều trị bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên” với hai mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh nhân tăng huyết áp sử dụng thuốc chẹn
kênh Calci điều trị tại bệnh viện đa khoa
Trung ương Thái Nguyên.
2. Đánh giá kết quả điều trị của thuốc chẹn
kênh Calci trên bệnh nhân tăng huyết áp.
313

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán tăng
huyết áp, tuổi từ 18 trở lên, ở cả hai giới nam
và nữ. Các bệnh nhân này được chia làm hai
nhóm:
- Nhóm 1: 30 bệnh nhân dùng thuốc chẹn
kênh Calci (Amlodipin)
- Nhóm 2: 30 bệnh nhân dùng thuốc chẹn
kênh Calci + Thuốc ức chế men chuyển
(Amlodipin + Perindopril)
* Tiêu chuẩn chọn mẫu
+ Các bệnh nhân bị tăng huyết áp được chẩn
đoán theo tiêu chuẩn JNC VI.
+ Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chẹn
kênh Calci.
+ Các bệnh nhân này chưa được dùng thuốc
hạ huyết áp hoặc dừng thuốc hạ huyết áp
trước nghiên cứu 3 ngày.
+ Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia
vào nhóm nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Những bệnh nhân THA
có mắc các bệnh kèm theo như:
- Đái tháo đường, hội chứng chuyển hoá, các
bệnh nội tiết...
- Các bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tim,
bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật
tim, bệnh mạch vành...

- Tai biến mạch máu não, các bệnh về mạch
máu, các bệnh lý về gan, thận, ung thư, tâm
thần...
- Bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn
kênh Calci: dị ứng, phụ nữ có thai, nhịp tim
nhanh...
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2011 đến
tháng 12/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: sử dụng phương pháp
mô tả, tiến cứu.

89(01/2): 313 – 317

* Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh.
- Đo huyết áp, các triệu chứng lâm sàng.
-Làm các xét nghiệm sinh hóa máu
- Kết quả điều trị.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được khám
kỹ, ghi chép và kê đơn thuốc đầy đủ vào mẫu
bệnh án nghiên cứu thống nhất
* Khám lâm sàng
- Khám nội khoa:

- Đo chỉ số HA: đo thời điểm T0, T1, T2, T3
+ T0: Lần khám đầu
+ T1: Sau 1 tháng điều trị.
+ T2: Sau 2 tháng điều trị,
+ T3: Sau 3 tháng điều trị.
* Các xét nghiệm cận lâm sàng
Làm các xét nghiệm sinh hoá máu: Urê máu,
Creatinin máu, Glucose máu, điện giải đồ,
Transaminase máu, các chỉ số Lipid máu.
* Đánh giá kết quả điều trị trước và sau
nghiên cứu
Xử lý số liệu: theo phần mềm thống kê y học
(SPSS).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh
nhân tăng huyết áp.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân THA theo tuổi
và giới tính
Nam
Nữ
Tổng số
Giới
Tuổi
n
%
n
%
n
%
20 - 29

0
0,0
2
3,3
2
3,3
30 - 39
1
1,7
1
1,7
2
3,4
13,
40 - 49
3
5,0
5
8,3
8
3
13,
18,
31,
50 - 59
8
11
19
3
3

7
18,
30,
48,
≥60
11
18
29
3
0
3
38,
61,
Tổng
23
37
60 100
3
7
57,70 ±
59,95 ±
59,08 ±
8,40
15,75
13,38

314

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Nhận xét: bệnh THA gặp nhiều ở lứa tuổi ≥
60 (48,3%), tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là
81. Tuổi trung bình của bệnh nhân THA =
59,08 ± 13,38; trong đó nam giới là 57,70 ±
8,40; nữ giới là 59,95 ± 15,75. Tỷ lệ nữ/nam
là 1,61/1 (37/23).
Bảng 3.2. Phân độ THA trước điều trị
Phác
đồ
độ

Amlodipin
+
Perindopril

Amlodipin

89(01/2): 313 – 317

Bảng 3.4. Chỉ số sinh hoá trước điều trị
ở hai nhóm
Phác đồ
Amlodipin

+
Amlodipin
Perindopri
p
(
)
XN
l
Glucose

5,7 ± 1,5

5,4 ± 1,2

Urê

5,9 ± 1,7

5,4 ± 1,3

Creatinine

71,75± 15,3

72,0± 13,8

Tổng số

n


%

n

%

n

%

SGOT

26,4± 5,2

25,8 ± 5,9

Độ I

3

5,0

1

1,7

4

6,7


SGPT

20,5 ± 6,5

21,6 ± 9,3

Độ II

15

25,0

17

28,3

32

53,3

Cholesterol

5,3 ± 0,5

5,2 ± 0,7

Triglycerid
e

2,6 ± 1,4


2,7± 1,6

HDL - C

1,3 ± 0,2

1,2± 0,3

LDL - C

2,8 ± 0,7

2,9 ± 0,8

Độ
III

12

20,0

12

20,0

14

40,0


Tổng

30

50,0

30

50,0

60

100,0

Nhận xét: Chỉ số huyết áp độ II và độ III của
2 nhóm khá cao. Trong 60 bệnh nhân thì tỷ lệ
tăng huyết áp độ II chiếm 53,3%, độ III chiếm
40%, còn THA độ I là 6,7%.
Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng trước khi
điều trị của 2 nhóm
Phác đồ

Triệu chứng
Đau đầu, chóng
mặt
Khó thở khi gắng
sức
Hồi hộp, đánh
trống ngực
Ù tai


Amlodipi
n+
Amlodipin
Perindop p
ril
n

%

n

Nhận xét: Các chỉ số sinh hóa ở hai nhóm
trước điều trị khác nhau không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.5. Chỉ số huyết áp trung bình lần đầu và
sau 3 lần tái khám
Phác
đồ

Chỉ
số

%

T0
18

60,0 21 70,0 > 0,05


6

20,0

22

73,3 21 70,0 > 0,05

7

23,3 > 0,05

T1
T2

18

60,0 18 60,0 > 0,05

Mất ngủ

15

50,0 15 50,0 > 0,05

Không triệu chứng

3

10,0


1

>
0,05
>
0,05
>
0,05
>
0,05
>
0,05
>
0,05
>
0,05
>
0,05
>
0,05

T3

3,3 > 0,05

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng ở nhóm
nghiên cứu và nhóm chứng khác nhau không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.


p

Amlodipin
HAT
T
(mm
Hg)
169,33
±
21,80
150,00
±
14,08
140,50
±
11,55
133,33
±
12,27

p<
0,01

Amlodipin +
Perindopril

HATTr
(mmHg
)


HATT
(mmHg
)

HATTr
(mmHg
)

102,67 ±
6,79

165,67 ±
16,33

103,67 ±
5,56

94,00 ±
7,59

149,33 ±
14,55

93,67 ±
7,54

89,17 ±
6,17

139,83 ±

11,56

88,50 ±
6,04

84,67 ±
4,90

132,00 ±
11,72

82,67 ±
5,21

p < 0,01

p < 0,01

p < 0,01

Nhận xét: Chỉ số huyết áp của 2 nhóm sau
điều trị giảm rõ rệt so với trước điều trị, sự
khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01. Tuy nhiên,
315

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trước
và sau điều trị giữa 2 nhóm không có sự khác
biệt (p > 0,05).
Bảng 3.6. Phân độ tăng huyết áp sau khi điều trị
của hai phác đồ.
Phác
đồ

Amlodipi

Amlodipin

Tổng số

n

%

n

%

n

%


11

18,

13

21,

24

40,

Độ I

17

28,

16

26,

33

55,

Độ II

2


3,4

1

1,6

3

5,0

Độ III

0

0,0

0

0,0

0

0,0

Tổng

30

50,


30

50,

60

100

BT

Nhận xét: Chỉ số huyết áp của hai nhóm trở
về độ I chiếm tỷ lệ cao 55%, 5% bệnh nhân
có chỉ số huyết áp giảm không đáng kể so với
trước lúc điều trị.
Bảng 3.7. Các triệu chứng lâm sàng sau khi điều
trị của 2 nhóm
Phác đồ
Amlodipin +
Amlodipin
Perindopril
p
Triệu
n
%
n
%
chứng
Đau đầu, chóng
14 46,7 11 36,7 > 0,05
mặt

Khó thở khi
8
26,7
3
10 > 0,05
gắng sức
Hồi hộp, đánh
3
10
2
6,7 > 0,05
trống ngực
Ù tai
4
13,3
2
6,7 > 0,05
Mất ngủ
5
16,7
3
10 > 0,05
Không có triệu
16 53,3 19 63,3 > 0,05
chứng

Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng của hai
nhóm sau khi điều trị khác nhau không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.8. Chỉ số sinh hoá sau khi điều trị ở hai

nhóm.
Phác đồ
Glucose
Urê
Creatinine
SGOT
SGPT
Cholesterol
Triglyceride
HDL - C
LDL - C

Amlodipin
5,29 ±
5,44 ±
70,05
±
24,85 ±
21,90 ±
5,39 ±
2,52 ±
1,29 ±
2,64 ±

Amlodipin
5,11 ± 0,95
5,29 ± 1,35
67,08
±
24,81 ±

19,76 ±
5,25 ± 0,83
2,71 ± 1,34
1,24 ± 0,29
2,78 ± 0,90

p
>
>
>
>
>
>
>
>
>

89(01/2): 313 – 317

Nhận xét: Các chỉ số sinh hóa ở hai nhóm sau
điều trị có khác nhau nhưng không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
BÀN LUẬN
Qua điều trị bệnh nhân THA nguyên phát
bằng hai phác đồ trong thời gian 3 tháng,
chúng tôi nhận thấy: Chỉ số huyết áp tâm thu
và tâm trương của bệnh nhân cả hai nhóm
nghiên cứu sau điều trị có giảm đi rõ rệt so
với trước điều trị. Nhóm bệnh nhân điều trị
bằng Amlodipin cho thấy chỉ số HATT từ

169,33 ± 21,80 mmHg giảm xuống 133,33 ±
12,27 mmHg, HATTr từ 102,67 ± 6,79
mmHg giảm xuống 84,67 ± 4,90 mmHg.
Nhóm bệnh nhân điều trị bằng Amlodipin +
Perindopril cho kết quả chỉ số HATT từ
165,67 ± 16,33 mmHg giảm xuống 132,00 ±
11,72 mmHg, HATTr từ 103,67 ± 5,56
mmHg giảm xuống 82,67 ± 5,21 mmHg. So
sánh giữa hai nhóm không thấy có sự khác
biệt nhưng kết quả làm giảm huyết áp trước
và sau điều trị đều có ý nghĩa thống kê với p
< 0,01. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của các tác giả khác [1], [4].
Các bệnh nhân điều trị bằng Amlodipin trong
nghiên cứu có chỉ số huyết áp trở về độ I
chiếm tỷ lệ cao 56,7%, trở về giới hạn bình
thường là 36,7%. Còn 6,6% bệnh nhân có chỉ
số huyết áp giảm không đáng kể so với trước
lúc điều trị. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng
Amlodipin + Perindopril trong nghiên cứu có
chỉ số huyết áp trở về độ I chiếm tỷ lệ cao
53,3%, trở về bình thường chiếm 43,3%. Còn
3,4% bệnh nhân có chỉ số huyết áp giảm
không đáng kể so với trước lúc điều trị.
Nhóm dùng Amlodipin không còn triệu
chứng về lâm sàng là 16 bệnh nhân (53,3%),
trong khi đó nhóm dùng kết hợp Amlodipin +
Perindopril không còn triệu chứng lâm sàng
là 19 bệnh nhân (63,3%). So sánh kết quả
nghiên cứu chúng tôi thấy rằng kết quả điều

trị giữa hai nhóm là tương đương nhau. Theo

316

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Trần Văn Tuấn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

nghiên cứu của Vương Thị Hồng Hải (2007)
có một nhóm bệnh nhân dùng thuốc chẹn kênh
Calci khác là Nifedipine cho chỉ số HATT
giảm 26,67 ± 8,84 mmHg, HATTr giảm
86,17±7,84mmHg so với trước điều trị. Tỷ lệ
bệnh nhân không còn triệu chứng lâm sàng
chiếm 30% [4].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 60 bệnh nhân điều trị tăng
huyết áp theo hai phác đồ, chúng tôi thấy rằng
nhóm thuốc chẹn kênh Calci (Amlodipin) có
thể chọn làm thuốc cơ bản để điều trị duy trì
cho bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng.
Hiệu quả tốt với các bệnh nhân tăng huyết áp
khi dùng phác đồ đơn trị liệu hoặc dùng kết hợp
với thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế men chuyển.


89(01/2): 313 – 317

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Duy An (2005), Cải thiện tình trạng nhận
biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp: Thách
thức và vai trò của truyền thông – giáo dục sức
khoẻ, Thời sự tim mạch học số 91, Tr 14-15 .
[2]. Bộ y tế (2005), Thống kê y tế toàn quốc
2005.[.].
[3]. Phạm Gia Khải và cộng sự (2002), Tần số
tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh
phía Bắc Việt nam năm 2001-2002, Tạp chí tim
mạch học Việt nam số 33, Tr 9-15.
[4]. Vương Thị Hồng Hải (2007), Nghiên cứu kết
quả điều trị ngoại trú tăng huyết áp bằng thuốc
Enalapril và Nifedipin tại thành phố Thái Nguyên,
Luận văn thạc sĩ y học.
[5]. Whitworth JA và cộng sự (2003), Khuyến cáo
cập nhật điều trị tăng huyết áp năm 2003 của tổ
chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế
[] (dịch giả Đào Duy An)

SUMMARY
STUDYING SITUATION AND RESULTS OF HYPERTENSIVE TREATMENT
BY CALCIUM CHENEL BLOCKER IN THAI NGUYEN GENERAL CENTRAL
HOSPITAL
Tran Van Tuan*, Nguyen Van Lam
College of Medicine and Pharmacy - TNU

Objectives: To study some clinical features, para-clinicals of patients who taking calcium channel

blockers to treat hypertension at the Thai Nguyen General Central Hospital and evaluation of
Calcium channels blockers’ treatment-results in treating hypertension patients.
Subject and Methods: using the method described advances, research 30 outpatienttreated
patients treated with outpatient Calcium channel blockers (Amlodipine) in 3 months using placebo.
Results: after treatment, systolic blood pressure and diastolic blood pressure of the two studiedpatients’ groups decreased significantly than before treatment, the difference is statistically
significant with p < 0.01.
Conclusion: Calcium channel blockers (Amlodipine) was good for treating hypertension.
Keyword: Hypertension, Calcium channel blockers

*

317

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×