Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài giảng Chương 10: Mổ tử thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.88 KB, 3 trang )

CHƯƠNG X

MỔ TỬ THI
I. Ý NGHĨA MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MỔ TỬ THI:
Mổ tử thi là khám nghiệm tử thi tìm nguyên nhân chết. Mổ tử thi bao gồm:
1. Mổ tử thi pháp y: Được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan pháp luật, được
Nhà nước bảo vệ và không ai có quyền ngăn cản để tìm nguyên nhân chết của tử
thi, dựa vào đó để dựng lại hoàn cảnh chết của tử thi (án mạng, tự tử, bệnh lý …)
Xác định thời gian chết và chết như thế nào? Để người chết nói lên được hoàn
cảnh của tử thi chết. Hoặc xác minh lý lịch, tung tích của tử thi khi bị mất khả
năng nhận diện. Tất cả đều nhằm mục đích giúp đỡ cơ quan hành pháp truy tìm
thủ phạm nếu là án mạng và giải quyết những thủ tục hành chánh về quyền lợi của
công dân.
2. Mổ tử thi bệnh lý (trong bệnh viện): Ngoài mục đích tìm nguyên nhân chết, còn
xác minh chuẩn đoán lâm sàng bệnh chính, phụ và những bệnh sẵn có, tìm sai xót
kỹ thuật phẫu thuật, nghiên cứu các tổn thương bệnh lý nhằm giúp cho việc nâng
cao chuẩn đoán, điều trị của người thầy thuốc đối với bệnh nhân. Nhưng ở mổ tử
thi này cần phải xin ý kiến của gia đình nạn nhân (tử thi) nếu được phép thì mổ,
nếu không, ta không có quyền mổ. Nên cần phải thuyết phục vì người chết mạng
lại lợi ích cho người sống. Khám nghiệm tử thi pháp y là người giám định viên có
trước mắt mình một “nhân chứng câm” mang trên người những dấu vết của sự
việc trước hoặc sau khi chết hoặc những dấu vết gây chết, làm cho người chết nói
lên được sự thật vì sao chết và chết trong hoàn cảnh nào.
Khám nghiệm tử thi người giám định viên cần phải nắm những yêu cầu sau:
Trung thực khách quan
Toàn diện
Tỉ mỉ, kỹ càng
Tuân thủ các nguyên tắc trong khám nghiệm tử thi, nhận xét kỹ các vùng y pháp.
không bỏ xót những thương tích có giá trị cho kết luận y pháp. Phải mô tả, ghi
chép đầy đủ trong văn bản pháp y, biện luận một cách khoa học, kết luận ngắn gọn
rõ ràng.


II. KHÁM NGHIỆM TỬ THI:
1.1 Khám ngoài:
a. Xác định lai lịch của tử thi: to béo hay gầy, nam hay nữ, mặc quần áo màu, kiểu
gì, nước da, răng, tóc, sẹo, các vết dị tật bẩm sinh ……
b. Tử thi phải cởi hết quần áo bỏ mọi thứ trên người và lau sạch tử thi.
c. Hiện trạng tử thi: cứng hay mềm, có vết hoen tử thi không? Có sự hư thối chưa
và các dấu vết trên tử thi.
1.2 Khám trong:
a. Mổ da đầu và xương sọ:
Đặt đầu tử thi ở trên gối cao và rạch da đầu từ sau vành đỉnh tai phải qua đỉnh đầu
và sang đỉnh tai trái. Sau đó lóc do đầu về hai phía ngược lại (phía mặt và gáy) để
lộ hộp sọ hẳn ra ngoài để tìm các vết bầm, tụ máu, nứt sọ ở dưới da đầu.


- Cưa hộp sọ để lộ màng cứng.
- Bóc màng cứng tìm tụ máu, vết đập máu dưới màng cứng.
- Lấy não thành khối duy nhất (tránh dập não).
- Bóc hết màng cứng ở đáy sọ để tìm các đường rạn nứt.
- Sau đó tìm tổn thương ở não, dập não, tụt hạnh nhân tiểu não
(engagement amygdalien) cắt cầu não, cắt đôi não theo chiều từ trán qua thái
dương đến phần chẩm để tìm điểm xung huyết, độ dày của phần dập não, có thể
cắt mỏng từng lát ngang não để tìm các điểm xung huyết trong não.
Ghi chú: Ở trẻ em màng cứng rất khó bóc vì xương sọ và màng cứng dính vào
nhau nên phải cẩn thận tránh trường hợp dập não khi lấy não.
b. Mổ ngực và bụng
Rạch một đường từ dưới xương đòn trái (đường trung thất trái) qua dưới hố cổ đến
dưới xương đòn phải (đường qua trung thất phải), sau đó rạch một đường từ dưới
hố cổ đến gò xương mu. Dùng dao lóc da cơ ngực, cơ bụng sát xương sườn để lộ
xương sườn đến đường nách hai bên (lóc da cơ ở bụng để lộ màng bụng). Dùng
dao lóc da cơ ở cổ lên tận cằm để lộ động mạch cảnh hai bên, thanh quản, khí

quản và sụn nhẫn. Cắt các xương sụn - sườn ở xương ức (cách phần nối sụn và
xương sườn 1cm về phía trong). Cắt khớp ức – đòn - sườn hai bên và lấy xương ức
- sườn ( không làm rách màng tim) để lộ khoang ngực. Xem khoang ngực có máu
và nước không?
Dùng dao cắt màng bụng để lộ các phủ tạng. Xem trong ổ bụng có nước và máu
không?
Sau đó kéo lưỡi, thanh quản xuống phía dưới, lấy ra một khối gồm lưỡi, thực
quản, khí quản, phổi, tim và toàn bộ phủ tạng trong ổ bụng ra ngoài. Đem toàn bộ
phủ tạng ra ngoài và thứ tự như sau:
- Mổ khí quản, thực quản, sụn nhẫn, sụn thanh thiệt, tìm tổn thương, tìm tổn
thương ở phổi và dị vật trong phổi sau khi mở các nhánh khí phế quản và cắt nhu
mô phổi thành từng khoanh
- Mổ động mạch chủ bụng, để xem xét có bị bít tắt ở đoạn nào do xơ mỡ động
mạch, tìm các tổn thương ở động mạch, nhất là động mạch vành, sau đó mổ tim
tìm tổn thương ở các van tim, động mạch chủ, phổi sau cùng tìm các tổn thương ở
cơ tim
- Kiểm tra ruột non có bị thủng và tổn thương, bằng cách vén mạc nối lớn, kẹ pen
dưới góc Treita, cắt ngang qua gốc mạc treo rồi kéo ruột ra và tiếp tục lấy ruột già
cùng một khối với ruột non
- Kiểm tra gan, tuỵ, lá lách tìm tổn thương.
- Cắt dạ dày theo bờ cong lớn quan sát thức ăn để ước lượng thời gian chết.
- Kiểm tra thận, niệu quản, bàng quang, tử cung và trực tràng cùng một khối (trong
hãm hiếp, phá thai phải tìm kỹ các tổn thương như màng trinh âm
hộ, tử cung, buồng trứng…).
- Kiểm tra hệ thống xương trong ổ ngực và các nơi khác.
III. XÉT NGHIỆM:
- Lấy máu để kiểm tra tìm nồng độ rượu, độc chất, nhóm máu.


- Chất nhầy âm đạo để tìm tinh trùng.

- Mảnh tổ chức để xét nghiệm vi thể.
- Lấy thận, gan, bàng quang, dạ dày và chất chứa trong dạ dày để kiểm
nghiệm (lấy một phần) > 50g.
- Lấy tủy xương màng mão tìm rong tảo (nghi vấn chết dưới



×