Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi: Chỉ định, kết quả sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.84 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu Y học

PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CẮT THÙY PHỔI:
CHỈ ĐỊNH, KẾT QUẢ SỚM
Nguyễn Hoàng Bình*, Vũ Hữu Vĩnh*, Đỗ Kim Quế**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tổng kết những kinh nghiệm ban đầu trong chỉ định, phương pháp phẫu
thuật, hiệu quả và sự an toàn của phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) cắt thùy phổi tại khoa Ngoại Lồng
ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng & Phương pháp: Tiền cứu mô tả các biểu hiện lâm sàng, chỉ định, phương pháp phẫu thuật và
kết quả sớm PTNSLN cắt thùy phổi tại Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Trong thời gian từ 9/2009 đến 9/2012, chúng tôi đã PTNSLN cắt thùy phổi 51 bệnh nhân. Giới: 21
nữ, 30 nam. Tuổi trung bình: 55,2. Chỉ định phẫu thuật: dãn phế quản: 3, phổi biệt trí: 1, u lành: 16 (2
hamartoma, 2 u nấm, 12 u lao); ung thư phổi nguyên phát giai đoạn sớm: 31. 3 bệnh nhân chuyển mổ mở, tất cả
bệnh nhân xuất viện, ổn định.
Kết luận: PTNSLN cắt thùy phổi được chỉ định ở bệnh phổi lành tính. Dù còn những bàn cãi, chỉ định
PTNSLN trong ung thư phổi đã được chấp thuận rộng rãi, đặc biệt với ung thư phổi giai đoạn I, II. PTNSLN cắt
thùy phổi là phương pháp an toàn, hiệu quả chấp nhận được
Từ khóa: PTNSLN cắt thùy phổi.

ABSTRACT
THORACOSCOPIC LOBECTOMY: INDICATION, EARLY OUTCOME
Nguyen Hoang Binh, Vu Huu Vinh, Do Kim Que
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 295-301
Objective: Evaluate indication and safety and effectiveness of Thoracoscopic lobectomy at Cho Ray hospital.
Method: Prospective study of patients were operated Thoracoscopic lobectomy at Cho Ray hospital
Results: During 4 years: 9/2009 - 9/2012, there were 51 patients were operated. Males: 30, females: 21.
Mean age: 55.2. Indication: 3 patients: bronchiectasis, 1 patient: pulmonary sequestration, 47 patients: lung


tumors (there are 31 lung cancer patients, 12 tuberculosis tumors, 2 hamartomas, 2 aspesgillus tumors). Result: 3
patients: convert to open operation; no died, all patients were discharged

Conclusion: Thoracoscopic lobectomy is indicated in patient with early lung cancer, benign lung
disease. Thoracoscopic lobectomy is safety procedure with good result.
Key word: Thoracoscopic lobectomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi
(PTNSLN) được thực hiện đầu tiên vào những
năm đầu của thập niên 1990. Kể từ đó, PTNSLN
cắt thùy phổi được thực hiện ngày càng rộng rãi
trên khắp thế giới. PTNSLN cắt thùy phổi đã cho

thấy có thể thực hiện khả thi, an toàn với nhiều
ưu điểm so với phẫu thuật mổ mở như: giảm
đau sau mổ, ít suy giảm chức năng hô hấp sau
mổ, bệnh nhân hồi phục, xuất viện sớm. Tuy
nhiên, hiện vẫn còn có một số tranh cãi về chỉ
định, kỹ thuật, tính khả thi cũng như hiệu quả
của PTNSLN(10,8,4).

* Khoa Ngoại Lồng Ngực bệnh viện Chợ Rẫy, ** Bệnh viện Thống Nhất TP HCM
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hoàng Bình, ĐT: 0908334789, Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013

295


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá
bước đầu về chỉ định, phương pháp phẫu thuật,
sự an toàn, kết quả phẫu thuật.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

Sau khi cắt, lấy thùy phổi, hạch rốn phổi,
trung thất nếu có sẽ được bóc tách lấy mẫu gởi
giải phẫu bệnh, không tiến hành nạo hạch
thường quy.

Đối tượng

Ghi nhận thời gian phẫu thuật, lượng máu
mất trong lúc mở.

Tất cả bệnh nhân có chỉ định cắt thùy phổi,
có khả năng chịu đựng được cuộc mổ, gây mê
một phổi.
Ung thư phổi giai đoạn I,II
Bệnh lý phổi: dãn phế quản, phổi biệt trí, u
nấm..
U phổi lành tính (u lao, u hamartoma…) có
chỉ định cắt thùy do u lớn, nằm gần mạch máu
phổi, không cắt phổi không điển hình được.
Loại trừ: bệnh nhân giai đoạn III, IV, u >T2, u
thấy khi soi phế quản, hạch trung thất nghi ngờ

hay đã được chẩn đoán, bệnh nhân đã được hóa
trị, xạ trị trước.

Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả

Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân được chụp X quang phổi, Chụp
cắt lớp (CT Scans), nội soi phế quản, chức năng
phổi, PET… chẩn đoán xác định trước mổ, ghi
nhận giải phẫu bệnh lý của u trước mổ nếu
được. Thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu, chuẩn
bị đánh giá bệnh nhân trước mổ.

Phương pháp phẫu thuật
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản 1 phổi,
nằm nghiêng. Đặt 3 trocar qua đường rạch da
khoảng 1cm: trong đó 1 trocar cho camera, 1
trocar cho dụng cụ kéo phổi, 1 trocar để thao tác,
một đường rạch trocar được mở rộng 4-6cm để
thao tác khi cần thiết hay khi lấy phổi ra.
Sinh thiết lạnh trước cắt thùy nếu được, khi
kết quả giải phẫu bệnh trước mổ không có.

Chuyển mổ mở là khi đã phẫu thuật nội soi
lúc đầu, bóc tách mạch máu, sau đó chuyển sang
mổ mở.

Hậu phẫu
Thời gian hậu phẫu, rút ống dẫn lưu, ra viện.

Bệnh nhân được đánh giá mức độ đau theo
tiêu chuẩn sử dụng thuốc giảm đau như: mức độ
1 sử dụng thuốc giảm đau: paracetamol, mức độ
2: Paracetamol có sử dụng thêm thuốc kháng
viêm không steroid khi còn đau; mức độ 3: sử
dụng hoàn toàn thuốc kháng viêm không steroid
hay kết hợp thuốc á phiện.
Ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh và giai
đoạn bệnh đối với bệnh nhân ung htư phổi.
Đánh giá, ghi nhận các biến chứng như: rung
nhĩ, suy hô hấp, mủ màng phổi, dò khí, viêm
phổi, nhiễm trùng vết thương…
Đánh giá, phân tích nguyên nhân tử vong.
Theo dõi lâu dài đối với bệnh nhân ung thư
phổi.

KẾT QUẢ
51 bệnh nhân được PTNSLN cắt thùy phổi
trong thời gian từ 9/2009 – 9/2012 tại khoa Ngoại
Lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tuổi và giới
Nam: 30 (58,87%)

Nữ: 21 (41,2%)

Tuổi: lớn nhất: 84 tuổi, nhỏ nhất: 24, tuổi
trung bình: 55,02

Triệu chứng lâm sàng

Ho và ho ra máu: 26 bệnh nhân (51,1%)

Dùng stapler cắt phế quản, tĩnh mạch, động
mạch.

Đau ngực: 42 bệnh nhân (82,4%)

Lấy bệnh phẩm với túi nylon để tránh mô
tiếp xúc thành ngực gây gieo rắc tế bào ung thư.

Tình cờ: 2 bệnh nhân (3,9%)

296

Sốt, viêm phổi trước: 4 bệnh nhân (7,8%)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Bệnh lý đi kèm

Nghiên cứu Y học

Giai đoạn bệnh ung thư sau mổ: có 31 bệnh
nhân có kết quả giải phẫu bệnh ung thư phổi,
được chia giai đoạn như sau:

Tiểu đường: 4 bệnh nhân (7,8%)
Thiếu máu cơ tim: 3 bệnh nhân (5,9%)


Giai đoạn bệnh
Giai đoạn IA (T1N0M0)
IB (T2N0M0)
Giai đoạn IIA (T1N1M0)
IIB (T2N1M0)
Giai đoạn IIIA (T2N2M0)

Mổ u gan: 1 bệnh nhân (2%)
Mổ ung thư đại tràng: 1 bệnh nhân (2%)

Nội soi phế quản
Bình thường: 49 trường hợp

Số bệnh nhân Phần trăm (%)
4
7,8
14
27,5
6
11,8
5
9,8
2
3,9

Bất thường: 2 trường hợp thấy có máu ở S9,
S10 (dãn phế quản)

Kích thước của khối u: (đo sau mổ)


Chụp cắt lớp điện toán

- Nhỏ nhất: 2 cm

- Lớn nhất: 6 cm

Dãn phế quản: 3 trường hợp

- Trung bình: 3,25 cm

U phổi: 48 trường hợp

Thời gian phẫu thuật: trung bình 3,64 giờ

Kích thước u

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

≤ 2 cm

7

13,8

2 - 3 cm

26


50,9

3 - 4cm

9

16,9

4 - 6 cm

6

10,8

- Lâu nhất: 6 giờ
- Nhanh nhất: 3 giờ
Thời gian nằm viện sau mổ: trung bình 5,39
ngày
- Lâu nhất: 7 ngày (12 bệnh nhân).

Chỉ định phẫu thuật

- Nhanh nhất: 3 ngày (1 bệnh nhân)

Dãn phế quản: 3 trường hợp (5,9%)

Lượng máu mất

U phổi: 48 trường hợp


- Trung bình: 89,4 ml.

Ung thư phổi nguyên phát: 5 trường hợp
(9,8%)
U phổi: (không xác định GPB trước PT):
trường hợp (84,3%)

44

Vị trí thùy phổi được cắt
Vị trí u
Thùy trên phổi phải
Thùy giữa phổi phải
Thùy dưới phổi phải
Thùy trên phổi trái
Thùy dưới phổi trái

Số bệnh nhân Phần trăm (%)
11
21,6
8
15,7
16
31,4
0
0%
16
31,5


Mô học
Kết quả giải phẫu bệnh lý Số bệnh nhân Phần trăm (%)
Ung thư tế bào gai
3
5,9
Ung thư tế bào tuyến
28
54,9
Hamartoma
2
3,9
U nấm
2
3,9
U lao
12
23,5
Dãn phế quản
3
5,9
Phổi biệt trí
1
2

- Nhiều nhất: 510ml
- Thấp nhất: 10ml
Tất cả bệnh nhân đều được rút ống dẫn lưu
phổi sau 48 giờ, không có bệnh nhân nào xì khí
kéo dài.


Giảm đau sau mổ
Thuốc giảm đau sau mổ Số bệnh nhân Phần trăm (%)
Mức độ 1
32
62,7
Mức độ II
9
17,6
Mức độ III
10
19,6

Biến chứng: không ghi nhận biến chứng
trầm trọng
Biến chứng

Số bệnh nhân

Tràn khí dưới da
Chảy máu sau mổ (từ
đường mổ bóc tách)
Sốt (không có nhiễm trùng)
Chuyển mổ mở

1
1

Phần trăm
(%)
2

2

2
3

3,9
5,9

Chuyển mổ mở: 2 bệnh nhân do chảy máu
từ nhánh động mạch phổi, 1 bệnh nhân do hạch

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013

297


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

dính sát động mạch phổi không bóc tách qua nội
soi được.
Không có bệnh nhân nào tử vong sau mổ
Các bệnh nhân hiện vẫn đang được theo dõi,
đặc biệt là các bệnh nhân ung thư phổi.

BÀN LUẬN
Kể từ khi Mc Kenna PTNSLN cắt thùy phổi
từ năm 1992, PTNSLN cắt thùy phổi đã trở thành
một phương pháp kỹ thuật ngày càng phổ biến,

được ứng dụng cho chỉ định cắt thùy phổi ở
nhiều bệnh viện. PTNSLN cắt thùy phổi có thể
thực hiện an toàn với nhiều ưu điểm như ít đau
sau mổ, xuất viện sớm(13).
Phẫu thuật cắt thùy phổi trong điều trị bệnh
lý phổi chiếm tỷ lệ lớn ở nước ta cũng như trên
thế giới. tại BV Chợ Rẫy, mỗi năm có trên 300
bệnh nhân được phẫu thuật cắt thùy phổi điều
trị bệnh lý phổi.(9). Tại BV Bình Dân trong 7 năm
có 156 bệnh nhân ung thư phổi được phẫu
thuật(15). PTNSLN cắt thùy phổi đã được nhiều
bệnh viện thực hiện tại nước ta trong 2 năm qua,
Lê Ngọc Thành thực hiện một trường hợp tại
bệnh viện Việt Đức(5), Gs Văn Tần, Hồ Huỳnh
Long và cs thực hiện 30 trường hợp tại BV Bình
Dân(15,2). Tại BV Chợ Rẫy, chúng tôi đã bước đầu
triển khai PTNSLN cắt thùy phổi từ năm 2009,
sau 4 năm (9/2009 – 12/2012), chúng tôi đã phẫu
thuật phẫu thuật được 51 bệnh nhân, với số
lượng ngày càng tăng mỗi năm. Trong đó có 30
bệnh nhân là nam giới, tuổi trung bình là 55,2.

Chỉ định phẫu thuật
Được đặt ra khi bệnh nhân có đủ điều kiện
để phẫu thuật lồng ngực, chịu đựng được gây
mê một phổi, không có bệnh lý màng phổi và
phẫu thuật khoang màng phổi trước đó.
Theo Antony Yim, một trong những thuận
lợi của PTNSLN là chỉ định phẫu thuật ở bệnh
nhân có bệnh lý nội khoa đi kèm, thể trạng

không thích hợp để phẫu thuật mổ mở(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh
nhân đều có đủ điều kiện để chịu đựng được
gây mê 1 phổi cũng như PTNSLN cắt thùy phổi.

298

Bệnh phổi lành tính
Đối với các bệnh lý phổi lành tính, theo MC
Kenna, PTNSLN cắt thùy phổi được chỉ định
trong các bệnh lý: dãn phế quản, kén khí phổi
lớn, một số u phổi lành tính(12,14,7). Trong nghiên
cứu của Anthony Yim, 20% bệnh nhân được chỉ
định cắt thùy phổi nội soi là bệnh lành tính: dãn
phế quản, lao kháng thuốc. Theo Giancarlo
Roviaro: PTNSLN cắt thùy phổi được chỉ định ở
cả bệnh phổi bẩm sinh như: phổi biệt trí…(1),
trong 20 bệnh nhân được PTNSLN của ông, có
25% là bệnh phổi lành tính.
Chúng tôi có 3 bệnh nhân dãn phế quản, 2
trường hợp u nấm, 12 trường hợp u lao, và 2
trường hợp u bọc sụn phế quản (hamartoma), 1
trường hợp phổi biệt trí được PTNSLN cắt thùy
phổi trong nghiên cứu chúng tôi.

Ung thư phổi nguyên phát
Chỉ định PTNSLN cắt thùy phổi trong điều
trị ung thư vẫn còn nhiều bàn cãi(12,14), tuy vậy
hầu hết các tác giả đều chỉ định PTNSLN ở bệnh
nhân ung thư phổi giai đoạn sớm.

Mc Kenna: ung thư phổi giai đoạn I, u có
kích thước < 6cm(12,14). 80% bệnh nhân trong
nghiên cứu của Yim là u phổi giai đoạn sớm(4).
Thomas: chỉ định bệnh nhân ung thư phổi giai
đoạn II(7). Gs Văn Tần thực hiện 30 trường hợp,
tất cả đều ung thư phổi(15)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 31 trường
hợp được PTNSLN cắt thùy phổi, trong đó 18
bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn I và 11 bệnh
nhân ở giai đoạn II, có 2 bệnh nhân giai đoạn
IIIA (T2N2) được ghi nhận sau mổ.

Ung thư phổi thứ phát
Theo các tác giả Giancarlo, Yim PTNSLN cắt
thùy có thể được chỉ định trong cả ung thư phổi
thứ phát di căn từ nơi khác đến(1,4,16).
Nghiên cứu chúng tôi chưa ghi nhận có
trường hợp nào ung thư phổi thứ phát, dù có 2
bệnh nhân đã mổ u đại tràng, u gan trước đó.

Kỹ thuật
Gây mê, vị trí bệnh nhân

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Gây mê phân lập một phổi, tác giả Yim ưa
thích đặt nội khí quản nòng trái hơn(4). Bệnh
nhân nằm nghiêng giống mổ hở. Tất cả bệnh

nhân chúng tôi đều gây mê phân lập một phổi,
sự lựa chọn phổi nào được phân lập tùy thuộc
vào thùy phổi được cắt nằm ở bên nào

Vị trí đặt trocar
Vị trí đặt thích hợp sẽ giúp cho cắt thùy phổi,
nạo hạch dễ dàng, dễ chuyển qua mổ mở khi cần
thiết, tuy nhiên còn tùy thuộc phẫu thuật viên, 3
hay 4, có thể 2 trocar.
Tác giả

Trocar 1 Trocar 2 Trocar 3 Đường
(camera)
bóc tách
Kwhanmien Liên sườn Liên sườn
Liên sườn
(3)
5,6 đường 4 nách
4,5 nách
Kim
nách giữa
sau
trước
Liên sườn 7 Liên sườn
Liên sườn
Antony
(16)
hay 8 đường 7, 8 nách
4 nách
Yim

nách giữa
sau
trước
(8)
Mc Kenna Liên sườn 7 Liên sườn Liên sườn Liên sườn
hay 8 đường 5 nách 4, 5 nách 4 hay 5
trước
sau
nách trước
nách giữa
Nc Chúng tôi Liên sườn Liên sườn Liên sườn
(Kohno)
4,5 nách
6 nách 4,5 nách
trước
giữa
sau

Chúng tôi đặt trocar ở liên sườn 4, 5, 6, 7,
đường bóc tách ở liên sườn 5 khi cắt thùy giữa,
dưới phổi và liên sườn 5, 6, đường bóc tách ở
liên sườn 4 khi cắt thùy trên phổi. Sau đó chúng
tôi đặt 3 trocar ở liên sườn 4,5,6 theo phương
pháp của giáo sư Tadasu Kohno.
Lê Ngọc Thành thực hiện một trường hợp
với 4 trocar tại liên sườn 4 và 7 đường nách trước
và sau(5). Hồ Huỳnh Long và cs thực hiện một
trường hợp với 4 trocar(2)

Bóc tách rốn phổi

Đa số các tác giả phẫu thuật bóc tách mạch
máu vùng rốn phổi qua nội soi hay qua đường
rạch bóc tách với các dụng cụ trong phẫu thuật
mổ mở, nhìn dưới màn hình(4,13,6)
Giancarlo: bóc tách với dụng cụ nội soi, mạch
máu lớn được cắt với Endo-GIA, mạch máu nhỏ
thì được clip mạch máu(1). Yim cột các nhánh
mạch máu nhỏ, không dùng clip(4).
Chúng tôi tiến hành bóc tách động mạch,
tĩnh mạch phổi qua nội soi hay qua đường rạch

Nghiên cứu Y học

bóc tách. Sau đó chúng tôi dùng stapler Ethicon
riêng biệt cho từng lọai động mạch, tĩnh mạch
(stapler trắng), phế quản (stapler xanh dương)
để cắt, hemoclip được sử dụng để kẹp những
nhánh mạch máu nhỏ. Sau khi thùy phổi đã
được cắt, mẩu mô lấy ra được cho vào túi để
tránh gây gieo rắc tế bào ung thư.

Kết quả
PTNSLN cắt thùy phổi an toàn
Mặc dù kỹ thuật phẫu thuật, sự lựa chọn
nhóm bệnh khác nhau, các nghiên cứu của các
tác giả đều cho thấy kết quả PTNSLN cắt thùy
phổi đều cho kết quả tốt.
Tác giả
Rovario (1998)
Mc Kenna (1999)

Yim (2003)
Naruke(2004)

Số bệnh
nhân
211
212
266
79

Chuyển mổ Tử vong %
mở %
18,9
0,6
7
0,5
19,5
0,5
21,5
0

Sự an toàn và hiệu quả của PTNSLN cắt thùy
phổi đã được chứng minh trong nhiều nghiên
cứu. trong đó có cả các nghiên cứu tiền cứu.
ngẫu nhiên. Độ an toàn của phẫu thuật mổ mở
cắt thùy phổi và PTNSLN cắt thùy phổi là tương
đương nhau. tỷ lệ tử vong là gần tương đượng.
Theo nghiên cứu của tác giả Mc Kenna. phẫu
thuật cắt thùy phổi mổ mở: có tỷ lệ các biến
chứng thay đổi từ 28 – 38%. tỷ lệ tử vong 1,2 –

2,9% bệnh nhân. Trong khi đó PTNSLN cắt thùy
phổi: tỷ lệ biến chứng thay đổi từ 9 – 19%. tỷ lệ
tử vong: 0,8 – 1,2%(8,7).
Trong số các biến chứng. dò khí là biến
chứng thường gặp nhất. điều trị bằng bơm
dính với bột talc. sau này các tác giả đã sử
dụng keo sinh học. giúp cho loại trừ biến
chứng này về sau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi. tuy số
liệu còn ít. nhưng tỷ lệ biến chứng hầu như
không đáng kể: 1 bệnh nhân (1,9%) bị tràn khí
dưới da sau mổ. 1 bệnh nhân (1,9%) bị chảy
máu sau mổ tại đường mổ bóc tách. được mổ
nội soi ại cầm máu.
Nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp
phải chuyển qua mổ mở: 2 trường hợp do

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013

299


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014

chảy máu từ miệng cắt động mạch phổi bằng
stapler mà không khâu cầm máu được. 1
trường hợp do hạch dính sát động mạch thùy
trên phổi không bóc tách sau khi đã cắt tĩnh

mạch phổi trên.
Lượng máu mất trong mổ trung bình là
89.4ml. không nhiều. thời gian rút dẫn lưu sau
mổ là 48 giờ. thời gian nằm viện sau mổ trung
bình là 5,47 ngày. đa số bệnh nhân ra viện
khoàng ngày thứ 5 sau mổ (41,2%).

Ưu điểm của PTNSLN so mổ mở
Đau sau mổ. thời gian nằm viện ngắn. xuất
viện sớm
Ưu điểm lớn nhất của PTNSLN là cải thiện
chất lượng sống cho bệnh nhân sau mổ. đau sau
mổ của bệnh nhân PTNSLN thường ít hơn so với
bệnh nhân mổ mở và được giải thích phần nào là
do phản ứng viêm giảm. Bệnh nhân xuất viện có
thể tự đi không cần sự giúp đỡ của người nhà.
nằm viện ngắn hơn và đòi hỏi thuốc giảm đau
ngắn hơn.
Theo nghiên cứu của Daniel G Nicastri và cs:
47% không sử dụng thuốc giảm đau 2 tuần sau
mổ. 26% bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc kháng
viêm không steroid khi cần. 22% dùng thuốc
giảm đau gây nghiện khi cần. và 27% dùng
thuốc giảm đau gây nghiện. Thời gian lưu ống
dẫn lưu khoang màng phổi là 3 ngày. thời gian
nằm viện trung bình là 4 ngày(11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi: 62,7 % bệnh
nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau mức độ I: 2
ống thuốc kháng viêm không steroid chích ngày
1 sau mổ. Những ngày sau sử dụng paracetamol

0,5g uống 4 viên trong 1 ngày. 17,6% bệnh nhân
sử dụng thuốc giảm đau mức độ 2: bệnh nhân sử
dụng thuốc như trong mức độ 1, nhưng có chích
thêm thuốc kháng viêm không steroid khi đau
nhiều ở một vài ngày đầu sau mổ. 19,6% bệnh
nhân dùng 2 ống thuốc kháng viêm không
steroid hay có kèm thuốc giảm đau gây nghiện
chích mỗi ngày sau mổ đến khi xuất viện, trong
đó có 2 trường hợp chuyển mổ mở.

300

Ngày nằm viện trung bình là 5,4 ngày.
Trường hợp bệnh nhân nằm viện lâu nhất ở hậu
phẫu là bệnh nhân đã chuyển mổ mở: 7 ngày.
Bệnh nhân ra viện sớm nhất là ngày thậu phẫu
thứ ba. Đa số bệnh nhân được rút dẫn lưu vào
ngày hậu phẫu thứ 2.

Về mặt ung thư học
Các nghiên cứu cho thấy PTNSLN cắt thùy
phổi cũng có kết quả tương đương với phẫu
thuật mổ mở cắt thùy phổi. Theo Walker. tiên
lượng sống 4 năm là 78% (n = 117 bệnh nhân ung
thư phổi giai đoạn I) của tác giả khác 5 năm là
97%. Tỷ lệ phẫu thuật mổ mở lần lượt là 61% và
82%. Tuy nhiên. các nghiên cứu so sánh đôi khi
cũng không thuần nhất vì bệnh nhân với
PTNSLN thường được chọn lọc hơn(6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi: tuy thời

gian theo dõi còn ngắn nên chúng tôi chỉ rút ra
một số đặc điểm sau:
- Đa số bệnh nhân được phẫu thuật trong
nhóm nghiên cứu chúng tôi là giai đoạn sớm:
giai đoạn I. II. Hầu hết bệnh nhân là ung thư tế
bào tuyến (94,6%). Điều này cũng phù hợp với
lâm sàng vì đa số bệnh nhân được lựa chọn
trong mẫu nghiên cứu chúng tôi là u ngoại biên.
Nội soi phế quản đều trong giới hạn bình
thường, không có u. Tuy nhiên có 2 trường hợp
được xác định ung thư phổi ở giai đoạn III sau
mổ (T2N2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi. do
PTNSLN cắt thùy phổi mới bắt đầu triển khai tại
khoa Ngoại Lồng ngực chúng tôi. nên chúng tôi
chỉ tiến hành cắt thùy phổi. lấy hạch làm giải
phẫu bệnh chứ không tiến hành nạo hạch
thường quy. Chúng tôi chỉ chọn bệnh ở giai
đoạn sớm. không có hạch trung thất trên phim
chụp cắt lớp trước mổ. Vì vậy đôi khi vẫn có
những trường hợp bệnh nhân đã có hạch trung
thất trong mổ. nên tiên lượng sống 5 năm chưa
chính xác. Chúng tôi không làm thống kê Kaplan
– Meier. Cần có những nghiên cứu thêm với số
lượng bệnh nhân nhiều hơn, thời gian theo dõi
lâu hơn.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
KẾT LUẬN
PTNSLN cắt thùy phổi là phương pháp phẫu
thuật an toàn, có thể thực hiện cho bệnh nhân
bệnh phổi lành tính, ung thư phổi nguyên phát
giai đoạn sớm. Bệnh nhân cải thiện chất lượng
sống hơn, ít đau sau mổ, xuất viện sớm. Để đánh
hiệu quả điều trị ung thư phổi, cần có theo dõi
đánh giá bệnh nhân lâu dài và những nghiên
cứu đối chứng ngẫu nhiên so sánh giữa mổ mở
và nội soi thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

6.

Flores RM., Alam NZ..(2007) Video-Assisted Thorascopic
Surgery. Major Lung Resections. Difficult decision in thoracic
surgery 2007. p 140 -146
Hồ Huỳnh Long. Hồ Khánh Đức(2010). Phẫu thuật cắt phổi
ung thư nội soi hỗ trợ. Tạp chí Y học Việt Nam tháng 11/2010.
tập 375. tr 432-436

Kim K, Kim HK, Park JS, Chang SW, Choi YS, Kim J, Shim
YM.(2010) Video-Assisted Thoracic Surgery Lobectomy:
Single Institutional Experience With 704 Cases. Ann Thorac
Surg.;89:S2118 – 22
Kirby TJ., Priest BP.(1994) Video assisted thoracoscopic
lobectomy. Atlas of video-assisted thoracic surgery. p221-226.
Lê Ngọc Thành. Phạm Hữu Lư. Đỗ Tất Thành. Dương Văn
Đoàn. Nguyễn Sỹ Khánh và cs.(2008) Cắt thùy phổi qua phẫu
thuật nội soi lồng ngực: nhân một trường hợp mổ thành công.
Tạp chí Y học Việt Nam tháng 11. số 2/2008. tr443-448
Linden PA., Sugarbaker DJ.. (2007). Pulmonary Resection.
Mastery of Surgery. p579 – 599.

7.

8.

9.

10.
11.

12.
13.

14.

15.
16.


Nghiên cứu Y học

Mc Kenna RJ. Jr. (2005). Video-Assisted Thoracic Surgery for
Wedge Resection. Lobectomy. and Pneumonectomy. General
Thoracic Surgery 2005. p524 -532
Mc Kenna RJ. Jr.(2007) Anatomic pulmonary Resections by
videoassisted Thoracic surgery. Advanced theraphy in
thoracic surgery. p68-74
Nguyễn Công Minh.(2008) Kết hợp đa mô thức trong điều trị
ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tại bệnh viện Chợ Rẫy
trong 9 năm (1999 – 2007). Tạp chí Y học Việt nam tháng 11. số
2/2008. tr546-557.
Nguyễn Hoài Nam (2006). Phẫu thuật nội soi lồng ngực. Nhà
xuất bản Y học.
Nicastri DG, Wisnivesky JP, Litle VR, Yun J, Chin C,
Dembitzer FR, Swanson SJ (2008) Thoracoscopic lobectomy:
Report on safety. discharge independence. pain. and
chemotherapy tolerance. J Thorac Cardiovasc Surg.;135:642-7
Onaitis M, D’Mico TA.(2005) Lung Cancer: Minimally
Invasive Approaches. Surgery of the Chest. p277-284.(sab)
Roviaro G, Varoli F, Rebuffat C, et. al. (1994) Video
thoracoscopic lobectomy and pneumonectomy. Atlas of
video-assisted thoracic surgery. p226-236.
Swanson SJ, Batirel HF. (2002) Video-assisted thoracic surgery
(VATS) resection for lung cancer. The surgical clinics of North
America. p 541-561
Văn Tần(2010). Phẫu thuật cắt phổi ung thư nội soi hỗ trợ. Tạp
chí Y học Việt Nam tháng 11/2010. tập 375. tr386 - 393.
Yim APC. (2002). Video assisted pulmonary resections.
Thoracic surgery. 2002. p1073-1084.


Ngày nhận bài:

16/03/2013

Ngày phản biện đánh giá bài báo:

25/08/2013

Ngày bài báo được đăng:

30/05/2014

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013

301



×