Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đặc điểm các trường hợp ngộ độc điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2002-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.99 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP NGỘ ĐỘC ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 2002-2012
Phạm Thị Ngọc Thảo*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: ngộ độc là vấn đề thường gặp trong cấp cứu - hồi sức. Tìm hiểu đặc điểm các trường hợp ngộ
độc trong thời gian qua giúp chúng ta định hướng phát triển chuyên ngành chống độc, xây dựng chương trình
đào tạo và chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp ngộ độc cũng như những
chương trình giáo dục cộng đồng nhằm hạn chế những trường hợp ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả tình hình ngộ độc, nguyên nhân, tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân ngộ độc được
điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Đối tượng: tất cả các bệnh nhân bị ngộ độc điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2002 – 2012.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca
Kết quả: có 20467 bệnh nhân ngộ độc được điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy (trong tổng số 1.107.441
bệnh nhân nội trú), chiếm tỉ lệ 1,85 %. Số lượng bệnh nhân tăng gấp đôi ở năm 2008 so với năm 2002 nhưng từ
2008 đến 2012, số lượng bệnh nhân không tăng thêm. Tự tử chiếm 52,1% trong tổng số bệnh nhân ngộ độc. Tác
nhân ngộ độc chủ yếu là rắn cắn và ngộ độc thuốc trừ sâu. Tỉ lệ tử vong chung là 6,43%; liên quan chủ yếu đến
ngộ độc thuốc trừ sâu.
Kết luận: ngộ độc chiếm 1,85 % bệnh nhân điều trị nội trú, phần lớn là do tự tử. Tỉ lệ tử vong chung là
6,43% chủ yếu liên quan đến ngộ độc thuốc trừ sâu.
Kiến nghị: cần có chương trình giáo dục cộng đồng, cải thiện điều kiện sống và kiểm soát chặt chẽ việc mua
bán hóa chất, thuốc trừ sâu để góp phần hạn chế các trường hợp ngộ độc.
Key word: ngộ độc, Bệnh nhân nội trú, Bệnh viện Chợ Rẫy.

ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF POISONING INPATIENTS TREATED
AT CHO RAY HOSPITAL FROM 2002 TO 2012


Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 311 - 315
Background: poisoning patients are common in critical care medicine to investigate the characteristics of
that patient’s help to make the good training curriculum, to direct the activities and to prepare the materials to
receive patients are necessary.
Aim of study: describe the characteristics of poisoning inpatients treated at Cho Ray hospital, causes and
mortality rate.
Method and participants: all poisoning patients admitted Cho Ray hospital from 2002 to 2012
Result: 20467 poisoning patients admitted Cho Ray hospital in total 1107441 inpatients (1.85%). The
number of patient was increased since 2002 to 2012. Rate of suicidal was 52.1%. The mortality rate was 6.43%
and the most cause was pesticides.
Conclusion: poisoning patients covered 1.85% inpatients at Cho Ray hospital since 2002 - 2012. The
mortality rate was 6.43% and the most common cause was pesticides.
* Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ môn Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo
ĐT: 0903628016
Email:

Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc

311


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

Suggestion: education program for community should be done to prevent the toxicity
Key word: poisoning, inpatient, Cho Ray hospital.

ĐẶT VẤN ĐỀ


ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU

Ngộ độc là vấn đề thường gặp trong cấp cứu
– hồi sức. Những năm gần đây, tìnhghiệp của các
tiểu thương trong phục vụ đời sống hàng ngày
làm cho tình trạng ngộ độc, nhiễm độc ngày
càng gia tăng ở nước ta. Trên thế giới, nhiều
nước đã xây dựng các Trung tâm kiểm soát ngộ
độc, nhiễm độc và thuốc nhằm giải quyết tình
trạng ngộ độc, nhất là các ngộ độc hàng loạt,
nghiên cứu độc chất và xây dựng cơ sở dữ liệu

Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc

phục vụ cho việc nghiên cứu và điều trị. Trong
nghiên cứu này, số lượng bệnh nhân ngộ độc
tăng trong 11 năm qua mà tự tử chiếm 52,1 %
phản ảnh tình trạng căng thẳng trong xã hội.
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO),
mỗi năm có 1 triệu người chết vì tự tử nghĩa là
mỗi ngày có 3.000 người chết và con số này có xu
hướng gia tăng, đặc biệt ở các nước phát triển.
Xu hướng này cho thấy cần chuẩn bị một hệ
thống cấp cứu, hồi sức chống độc trong bệnh
viện để sẵn sàng tiếp nhận số lượng bệnh nhân
đồng thời cần có chương trình giáo dục cộng
đồng nhằm hạn chế số vụ tự tử. Nghiên cứu của
Steven C và cộng sự năm 2014 cho thấy việc cấp
cứu và hồi sức chống độc bởi các chuyên gia về

chống độc làm giảm số ngày nằm viện, giảm chi
phí điều trị và giảm tỉ lệ biến chứng, tử vong so
với việc hồi sức không do các chuyên gia về ngộ
độc(2). Việc triển khai các xét nghiệm nhanh như
mẫu thử 7 thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thử
nước tiểu xác định paraquat nhanh góp phần
chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời các trường hợp
ngộ độc nhất là các độc chất cần thời gian vàng
trong cấp cứu(5).

313


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015

Ở Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
đã xây dựng khoa Chống độc từ năm 1999, hiện
nay đã phát triển thành Trung tâm chống độc
Bệnh viện Bạch Mai, quản lý chống độc khu vực
phía Bắc. Khu vực phía Nam, đặc biệt Thành
phố Hồ Chí Minh hiện chưa thành lập Trung
tâm Chống độc nên các khoa Cấp cứu, Hồi sức
cấp cứu đã và đang làm nhiệm vụ chống độc. Tại
Bệnh viện Chợ Rẫy, đơn vị Chống độc được
thành lập năm 2000, tại khoa Săn sóc đặc biệt
(ICU) đã góp phần trong điều trị các trường hợp
ngộ độc nặng. Những trường hợp ngộ độc nhẹ
hoặc vừa được chuyển đến khoa Bệnh nhiệt đới.

Năm 2008, sau khi có quyết định số 01/2008/QĐBYT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về
việc ban hành quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực
và Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy có quyết định
thành lập Đơn vị Hồi sức- Chống độc, thay thế
cho đơn vị Chống độc tại khoa ICU. Qua thống
kê các số liệu nhập viện riêng về những trường
hợp ngộ độc, trải qua hơn 11 năm, ta thấy số
trường hợp ngộ độc nhập viện tăng gấp 2,2 lần
so với 10 năm trước. Nếu xét từ năm 2002 đến
năm 2008 thì ta thấy số trường hợp ngộ độc
nhập viện tăng gấp 2,3 lần, nhưng xét từ năm
2008 trở đi (là lúc Đơn vị Hồi sức Chống Độc
chính thức thành lập) đến nay thì số trường hợp
ngộ độc nhập viện Chợ Rẫy không tăng thêm
trong 5 năm gần đây.

năm, chẳng hạn như năm 2012, tỷ lệ ngộ độc
Paraquat chiếm 44% (235/535), Phosphor hữu cơ
chiếm 4,9% (26/535), thuốc diệt chuột 6,5%
(35/535). Còn lại là ngộ độc thuốc trừ sâu nhóm
Pyrethroid khá phổ biến do việc sử dụng rộng
rãi nhóm thuốc này trong nông nghiệp. Một số
thống kê trên thế giới về ngộ độc thuốc trừ sâu
nói chung, như ở các nước phát triển, tần suất
ngộ độc thuốc trừ sâu là 18,2/ 100.000 ca thường
liên quan đến bệnh nghề nghiệp hay môi trường
làm việc. Tỉ lệ tự tử bằng thuốc trừ sâu cao ở
Trung Quốc và Sri Lanka là 182/100.000 ca theo
một nghiên cứu ở Sri Lanka(1).


Về nguyên nhân ngộ độc, tự tử chiếm 52,1 %
các trường hợp qua các năm. Do đó, ngoài việc
điều trị ngộ độc, các Bác sĩ cần phải tư vấn tâm lý
cho bệnh nhân và thân nhân hoặc giới thiệu cho
bệnh nhân khám tâm thần, tâm lý trị liệu để
tránh hành vi tự tử lặp lại và hạn chế những
trường hợp ngộ độc đáng tiếc xảy ra. Trong các
tác nhân gây ngộ độc nhìn chung tổng thể (bảng
2) và tỷ lệ phần trăm các tác nhân ngộ độc trong
2 năm 2011 và 2012 nói riêng (bảng 3), cho thấy
tác nhân do rắn hoặc côn trùng cắn luôn chiếm
tỷ lệ cao thường xảy ra trong quá trình làm việc
ở rừng cao su.

Với ngộ độc rượu, phần lớn là do người
bệnh có tình trạng nghiện rượu. Ngộ độc
methanol ít gặp, như năm 2011 và năm 2012 chỉ
gặp 1 trường hợp mỗi năm. Nhiễm độc rượu lâu
dài ở những người nghiện rượu sẽ liên quan đến
một số bệnh mạn tính khác như tim mạch, xơ
gan, viêm tụy, thần kinh… từ đó làm gánh nặng
cho gia đình và xã hội. So với thống kê ở Mỹ,
hàng năm có khoảng 80.000 tử vong do uống
rượu quá nhiều, là nguyên nhân thứ ba về tử
vong liên quan đến lối sống(3).

Về ngộ độc thuốc trừ sâu, diệt cỏ, tỷ lệ ngộ
độc Paraquat luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các

314


Tại bệnh viện Chợ Rẫy, khoa Thận nhân tạo
đã nghiên cứu theo dõi trong 8 tháng từ 6/2009
đến 10/2010, có 58 trường hợp ngộ độc Pararquat
nhập viện và xét hiệu quả của lọc hấp phụ cho
những trường hợp nhập viện đến trước 4 giờ.
Trong nghiên cứu này chỉ có 4 bệnh nhân nhập
viện trước 4 giờ và được làm hấp phụ ngay,
thành công được 2 trường hợp(4). Đặc điểm của
các bệnh nhân ngộ độc paraquat phần lớn nhập
viện đều nặng và trễ, diễn biến suy gan và suy
thận nhanh. Phần lớn các trường hợp diễn biến
nặng có suy hô hấp dẫn đến tử vong do tổn
thương xơ phổi. Do đó, việc lọc máu hấp phụ
cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi hiệu quả của nó
không cho kết quả điều trị khả quan hơn nếu
nhập viện trễ, sơ cứu chậm, liều độc quá cao.

Ngộ độc thức ăn, không có các trường hợp
ngộ độc thức ăn hàng loạt điều trị nội trú tại
Bệnh viện Chợ Rẫy mà chỉ gặp những trường
hợp riêng lẻ như trong năm 2012, ăn thịt cóc: 2

Chuyên Đề Nội Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
trường hợp tử vong, ăn mật cá 7 trường hợp dẫn
đến tình trạng suy gan, suy thận cấp cần phải
chạy thận nhân tạo nhiều lần trong quá trình

điều trị, 1 trường hợp ăn mật rắn cũng có tình
trạng suy gan, suy thận cấp như ăn mật cá éc, 2
trường hợp ngộ độc nấm độc gây tình trạng suy
gan cấp, tán huyết cấp, 2 trường hợp ngộ độc cá
nóc, 3 trường hợp ngộ độc sam biển, 3 trường
hợp ngộ độc ăn sò biển. Bệnh viện Chợ Rẫy ít
gặp ngộ độc thức ăn hàng loạt có lẽ được cơ sở y
tế địa phương xử trí ban đầu hiệu quả nên
không chuyển viện.
Với ngộ độc thuốc tân dược nhìn chung thấy
chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20% qua các năm, thường gặp
chủ yếu là các loại thuốc an thần, giảm đau,
thuốc điều trị tâm thần, thỉnh thoảng có những
trường hợp ngộ độc các thuốc điều trị như thuốc
kháng lao, amlodipin. Theo thống kê của Mỹ vào
năm 2010, tỷ lệ tử vong do bị quá liều thuốc là
38.300 người mà trong số này có 22.000 người tử
vong quá liều do toa bác sĩ, có 16.600 người tử
vong liên quan thuốc giảm đau. Nguyên nhân tử
vong do quá liều thuốc xếp thứ hai tại Mỹ (1).
Bệnh viện Chợ Rẫy còn gặp một số trường
hợp đặc biệt như trong năm 2012, Đơn vị Hồi
sức Chống độc tiếp nhận 1 ca ngộ độc cyanure, 2
ca ngộ độc khí metan, 3 ca ngộ độc khí CO, 5 ca
ngộ độc Nitrobenzene, và 1 ca ngộ độc
Formaldehyde. Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng
đón nhận những trường hợp ngộ độc do ăn
nhầm nhộng ve đã bị nhiễm nấm độc trong các
năm qua, đặc biệt thường xảy ra khi bắt đầu
mùa mưa vào khoảng tháng 4 trong năm.


Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc

Nghiên cứu Y học

KẾT LUẬN
Số lượng bệnh nhân ngộ độ vào Bệnh viện
Chợ Rẫy chiếm 1,85% tổng số bệnh nhân điều trị
nội trú. Số lượng bệnh nhân tăng 2,3 lần trong
năm 2008 so với năm 2002 nhưng từ năm 2008
đến năm 2012 lượng bệnh nhân ít thay đổi.
Nguyên nhân chính gây ngộ độc là tự tử chiếm
52,1%. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là rắn cắn
và ngộ độc thuốc trừ sâu diệt cỏ. Tỉ lệ tử vong
chung là 6,45% chủ yếu liên quan đến ngộ độc
thuốc trừ sâu.

KIẾN NGHỊ
Cần có chương trình giáo dục cộng đồng, cải
thiện điều kiện sống và kiểm soát chặt chẽ việc
mua bán hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ để góp
phần hạn chế các trường hợp ngộ độc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.


5.

Brauser D (2014), "Feds Unveil New Weapon in War on US
Opioid Overdose Epidemic".
Curry SC, Brooks DE, Skolnik AB, Gerkin RD, Glenn S (2014),
"Effect of a Medical Toxicology Admitting Service on Length
of Stay, Cost, and Mortality Among Inpatients Discharged
with Poisoning-Related Diagnoses". Journal of medical
toxicology, 125-132
Fact
Sheets
"Alcohol
Use
and
Health".
/>Nguyễn Minh Tuấn (2010), "Tình hình ngộ độc paraquat
trong năm 2009 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.". Hội nghị khoa học
thường niên bệnh viện Chợ Rẫy 2010.
Tomaszewski C, Runge J, Gibbs M, Colucciello S (2005),
"Evaluation of a rapid bedside toxicology screen in patients
suspected of drug toxicity". Journal of emergency medicine,
Volume 28, issue 4, page: 389-394.

Ngày nhận bài báo:

27/10/2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/10/2014


Ngày bài báo được đăng:

16/01/2015

315



×