Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy điều trị nội trú tại bệnh viện da liễu trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.13 KB, 62 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
NGUYN THU THO
Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của bệnh nhân bị
ung th biểu mô tế bào vảy điều trị nội trú
tại Bệnh viện Da liễu Trung ơng
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007 - 2013
HÀ NỘI –2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
NGUYN THU THO
Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của bệnh nhân bị
ung th biểu mô tế bào vảy điều trị nội trú
tại Bệnh viện Da liễu Trung ơng
Chuyờn ngnh: DA LIU
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007 - 2013
Ngi hng dn khoa hc: ThS. V THI H
H Ni - 2013
LêI C¶M ¥N
Khóa luận này được hoàn thành bởi sự dày công truyền thụ của các
thầy cô. Sự giúp đỡ chân thành của bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ths. Bs. VŨ THÁI HÀ người thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học, thư viện, các thầy cô giáo các
bộ môn trường Đại Học Y Hà Nội đã dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.


Toàn thể các thầy cô trong Bộ môn Da liễu – Trường Đai học Y Hà
Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, thư viện, phòng lưu trữ hồ
sơ, khoa Laser phẫu thuật Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới các bạn của tôi, những người đã đồng
hành, động viên và giúp đỡ tôi những lúc khó khăn trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ tôi, những
người đã hết lòng tận tụy với tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội , ngày 2 tháng 6 năm 2013
Nguyễn Thu Thảo
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào Tạo Trường Đại Học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Bộ môn DA LIỄU Trường Đai Học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa
học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong luận văn đều có thật, thu được trong quá
trình nghiên cứu của tôi và chưa từng được đăng tải trên tài liệu khoa học
nào.
Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013
Người làm luận văn
Nguyễn Thu Thảo
DANH MỤC BẢNG

IỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
IẾT TẮT
BN : Bệnh nhân
cs : Cộng sự
M : Metastasis
MBH : Mô bệnh học
N : Node
T : Tumor
UT : Ung thư
UTBM : Ung thư biểu mô
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ và hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHỤ LỤC
11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư (UT) da là một trong số những UT phổ biến hiện nay. Theo
ghi nhận UT tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 thì UT da đứng vị trí thứ
8 trong 10 loại UT hay gặp [1] . Theo báo cáo của Lê Trần Ngoan năm
2005-2006 thì tỷ lệ mới mắc của UT da là 0,2-0,4/100.000 dân và tỷ lệ chết
do UT da cùng thời điểm cũng từ 0,2-0,4/100.000 dân [2]. Bệnh UT da hay
gặp ở miền xích đạo, nơi có bức xạ cực tím lớn nhất. Nam mắc nhiều hơn
nữ, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi.
UTBM tế bào vảy(Squamous Cell Carcinoma – SCC) là loại UT da

thâm nhiễm tiên phát xuất phát từ tế bào sừng của da hay niêm mạc, chiếm
khoảng 20% các UT da và đứng thứ 2 sau UTBM tế bào đáy.Nếu UTBM tế
bào vảy được phát hiện sớm thường điều trị khỏi, không di căn. Nếu UTBM
tế bào vảy không điều trị, có thể phát triển lớn, di căn hạch hay nội tạng,
gây tử vong.
UTBM tế bào vảy thường xảy ra ở trên tổn thương tiền UT (dày sừng
ánh sáng, sẹo bỏng, vết thương mạn tính, bệnh da do gen) và tăng lên ở
vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, người trên 50 tuổi, trên các thương
tổn da hay niêm mạc nhiễm HPV (Human Papiloma Virus) và những người
tiếp xúc với hóa chất gây ung thư. Một số nghiên cứu còn cho thấy mối liên
quan giữa các yếu tố nguy cơ và UTBM tế bào vảy như: giữa HPV và UTBM
tế bào vảy sinh dục - hậu môn, thuốc lá và UTBM tế bào vảy ở môi dưới.
UTBM tế bào vảy xuất phát từ vùng da bình thường ít di căn hơn là trên
sẹo cũ hoặc trên niêm mạc.
12
Trên thế giới, UTBM tế bào vảy hay gặp ở những người da trắng. Tỷ
lệ mới mắc hàng năm ở Mỹ khoảng 81-36 trường hợp/100.000 dân đối với
nam giới và khoảng 26-59 trường hợp/100.000 dân đối với nữ giới. Ở Úc,
tỷ lệ mắc mới khoảng 250/100.000 dân. Châu Âu cũng là nơi có tỷ lệ UTBM
tế bào vảy cao như ở Pháp là 30/100.000 dân [3].
Theo số liệu của Bệnh viện Da liễu Trung ương thì số lượng BN bị
UTBM tế bào vảy đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng cao, trong 3
năm từ 2007 đến 2009 số BN UTBM tế bào vảy là 178 BN chiếm 30,5% số
BN UT da trong 3 năm này.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về dịch tễ, chẩn đoán
và điều trị UT da đặc biệt là UTBM tế bào vảy. Song ở bệnh viện Da liễu
Trung ương, số lượng đề tài nghiên cứu về UTBM tế bào vảy còn hạn chế.
Vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của
bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy điều trị nội trú tại Bệnh viện
Da liễu Trung ương” với các mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu tình hình của UTBM tế bào vảy.
2. Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của UTBM tế bào vảy.
13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Mô học
Da là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, chiếm tới 16%
trọng lượng cơ thể, da bao bọc toàn bộ diện tích cơ thể, gồm 3 lớp chính:
lớp biểu mô trên mặt gọi là thượng bì, lớp mô liên kết phía dưới gọi hay lớp
trung bì, phía dưới lớp trung bì là lớp mô liên kết thưa, lỏng lẻo hơn gọi là
hạ bì, ở nhiều vùng, lớp này chuyển thành lớp mỡ dưới da. Hạ bì nối một
cách lỏng lẻo với các màng ở dưới sâu, màng cơ, màng xương. Ở da người
còn thấy các thành phần phụ thuộc: lông, các tuyến, các móng.
Hình 1.1: Mô học của da (Theo John Hunter, 2005) [4]
14
1.1.1. Chức năng của da
Da bao phủ toàn bộ mặt ngoài cơ thể, có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Bảo vệ cơ thể chống lại sự mất nước và bốc hơi nước.
- Chống sự cọ sát, chống ngấm nước và các dung dịch acid.
- Ngăn cản các loại vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
- Nhận những kích thích thừ môi trường bên ngoài.
- Tham gia vào sự đào thải một số chất ra khỏi cơ thể.
- Tham gia vào sự điều chỉnh thân nhiệt.
1.1.2. Cấu tạo của da
Diện tích da ở người lớn khoảng 15.000cm2, bề dày của da thay đổi
theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và theo từng vùng ở cơ thể. Da gồm 3
tầng tổ chức từ ngoài vào trong:
- Thượng bì
- Trung bì
- Hạ bì

1.1.2.1. Thượng bì
Là loại biểu mô lát tầng sừng hóa, gồm hai dòng tế bào khác nhau
tạo thành, trong đó phần lớn là các tế bào vảy,còn lại là các tế bào hắc tố,
tế bào Langerhans và tế bào Merkel.
Bề dày của biểu mô vảy thay đổi tùy từng vùng cơ thể (0,07-2,5mm).
Từ trong ra ngoài, biểu mô vảy được phân thành 5 lớp:
- Lớp đáy: được tạo thành bởi một hàng tế bào khối vuông hoặc trụ,
nằm trên màng đáy. Những tế bào mới sinh ra sẽ dần dần di chuyển lên
phía trên làm cho biểu bì luôn luôn đổi mới.
- Lớp gai (Malpighi): gồm 5-20 lớp tế bào lớn, hình đa diện, nhân
hình cầu nằm ở giữa tế bào. Các tế bào tiếp xúc với nhau bằng những thể
liên kết làm cho chúng trông như có gai hay có sợi nối với nhau. Đặc điểm
15
nổi bật của những tế bào thuộc lớp này là có khả năng phân chia bằng gián
phân.
- Lớp hạt: gồm từ 3-5 hàng tế bào đa diện dẹt, trong bào tương có
chứa nhiều hạt bắt màu kiềm đậm.
- Lớp bóng: gồm các tế bào dẹt, dài, tuy ranh giới vẫn rõ ràng nhưng
các bào quan của tế bào, kể cả nhân đều biến đi.
- Lớp sừng: các tế bào ở lớp này là những lá sừng mỏng, không nhân,
trong bào tương có nhiều chất Keratin.Chiều dày của lớp sừng phụ thuộc
từng vùng cơ thể, đảm bảo tính không thấm nước và ngăn cản sự bốc hơi
nước qua da.
1.1.2.2. Trung bì
Là một lớp mô liên kết xơ vững chắc có bề dày thay đổi tùy từng
vùng cơ thể, gồm 2 lớp: lớp nhú và lớp lưới.
Lớp nhú: là phần trung bì tiếp xúc với thượng bì, được tạo thành bởi
mô liên kết thưa hơn, trong đó có những sợi tạo keo nhỏ.
Lớp lưới: nằm ngay dưới lớp nhú với ranh giới không rõ ràng và
được thành bởi mô liên kết đặc hơn.

1.1.2.3. Hạ bì
Lớp hạ bì được tạo thành bởi mô liên kết thưa, nối trung bì với các
cơ quan bên dưới, giúp cho da trượt trên các cấu trúc da nằm dưới. Tùy
từng vùng cơ thể và tình trạng môi trường ở lớp hạ bì có thể có những thùy
mỡ, tạo thành một lớp mỡ dày hay mỏng.
1.1.2.4. Các thành phần phụ của da
a. Lông
Những sợi mảnh sừng hóa phát triển từ những tế bào biểu bì. Chiều
dài của lông rất thay đổi, từ 0,005 đến 0,6 mm tùy từng vùng cơ thể. Lòng
bàn tay, gan bàn chân và một số nơi khác không có lông. Mỗi lông gồm có 2
phần: lông chính thức và nang lông.
16
Lông vừa có tác dụng bảo vệ da, vừa là cơ quan xúc giác gián tiếp.
b. Móng
Là những miếng sừng dẹt lợp mặt lưng các đầu ngón tay, ngón chân.
Móng gồm 2 phần: phần móng bị nếp gấp trên móng che khuất gọi là gốc
móng, phần lộ ra ngoài gọi là thân móng.
c. Tuyến bã
Là những tuyến ngoại tiết kiểu túi nằm ở lớp trung bì với đường bài
xuất ngắn mở vào cổ nang lông hoặc mở trực tiếp ra ngoài da.
Tuyến bã ở hầu khắp diện tích da của cơ thể (trừ ở lòng bàn tay và
gan bàn chân).
Sản phẩm bài xuất của tuyến bã là chất mỡ do sự thoái hóa của tế
bào tuyến sinh ra, có tác dụng làm cho da và lông mềm mại.
d. Tuyến mồ hôi
Là những tuyến ngoại tiết kiểu ống cong queo nằm trong lớp trung
bì. Mỗi tuyến gồm 2 phần: phần chế tiết và phần bài xuất.
Tuyến mồ hôi có ở khắp nơi của da.
Bằng sản phẩm bài xuất của mình tuyến mồ hôi giúp cơ thể thải ra
ngoài những sản phẩm chuyển hóa protein như ure, axit uric, ammoniac,…

và một số muối vô cơ. Ngoài ra sự chế tiết mồ hôi còn giúp cơ thể điều hòa
thân nhiệt.
1.2. Dịch tễ, bệnh sinh của UTBM tế bào vảy
1.2.1. Dịch tễ
UT da là một bệnh khá thường gặp gồm UT hắc tố và UT da không hắc
tố. UT da không hắc tố chủ yếu gồm UTBM tế bào đáy và UTBM tế bào vảy
chiếm hơn 90%. Bệnh thường gặp ở miền xích đạo, nơi có bức xạ cực tím lớn
nhất, vì thế mà bệnh thường gặp ở những vùng da hở như đầu, mặt, cổ, mu
tay và ở những người có thời gian tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời như
17
thủy thủ, nông dân, công nhân cầu đường,…Nguy cơ mắc UT da tăng lên
cùng với tuổi. Tỷ lệ mắc UT da ở nam cao hơn ở nữ 1,5-2/19 [5], [6]. Người
da trắng có tỷ lệ mắc cao nhất, trên 200/100.000 dân, người da đen có tỷ lệ
mắc thấp nhất, dưới 10/100.000 dân, người da vàng có tỷ lệ mắc trung bình
[5].
Ở nước ta, theo Phạm Hoàng Anh và cs (1996-1999) UT da không
hắc tố là một trong 10 loại UT thường gặp nhất với tỷ lệ mắc chuẩn theo
tuổi ở cả nam và nữ là 3/100.000 dân[7].
Tỷ lệ mắc UT da ngày càng tăng cao bởi sự phát triển mạnh mẽ của
các nhà máy xí nghiệp. Nhiều chất được thải ra môi trường dẫn tới ô nhiễm
ngày một lớn. Đặc biệt là tầng ozon dần bị mỏng đi. Những thay đổi ở tầng
ozon không những làm ảnh hưởng tới cường độ tiếp xúc với tia cực tím mà
còn ảnh hưởng tới cả dải tần số của tia cực tím khi con người tiếp xúc.
Người ta dự đoán có khoảng 50% dân số trên 65 tuổi sẽ bị mắc UT da trong
tương lai.
1.2.2. Các yếu tố bệnh sinh
1.2.2.1. Bức xạ cực tím
Bức xạ cực tím chủ yếu do ánh sáng mặt trời và một số đèn có thể
phát tia tử ngoại như xê nông, thủy ngân. Bình thường các tia bức xạ do
ánh sáng mặt trời được lọc bởi tầng ozon khí quyển. Khi tầng ozon bị phá

hủy (chủ yếu do ô nhiễm), các bức xạ cực tím sẽ hiệp đồng tác dụng, gây
ảnh hưởng lên cấu trúc của phân tử DNA[5],[8],[9].
Những nghiên cứu gần đây gợi ý rằng tia cực tím tác động lên lớp tế
bào sừng làm đột biến gen P53, gây bất hoạt protein ức chế khối u, do vậy
làm xuất hiện UT[10].
18
Phơi nhiễm tia cực tím, đặc biệt với một cường độ mạnh và trong
một thời gian dài là yếu tố bệnh sinh quan trọng gây UT da. Chính vì vậy UT
da rất hay gặp ở những vùng da hở như đầu, mặt, cổ, mu bàn tay, và
thường xảy ra ở những người làm việc ngoài trời như thủy thủ, nông dân,
công nhân cầu đường,… Cùng với sự phát triển của công nghiệp một cách
mạnh mẽ như hiện nay, tầng ozon cũng bị phá hủy nghiêm trọng, và hậu
quả là số lượng người mắc UT da ngày càng tăng. Theo Urbach, số người
mắc UT da có thể tăng 12-36% sau năm 2050 do nguyên nhân này [6].
1.2.2.2. Tác nhân hóa học
Các tác nhân hóa học gây UT được chia làm 2 loại: tác nhân khởi
phát và tác nhân xúc tiến. Các tác nhân khởi phát làm biến đổi DNA của tế
bào, khi kết hợp với các tác nhân xúc tiến sẽ phát triển thành UT [10].
Từ thế kỷ 17, Percival Pott đã thấy nguyên nhân gây UT da bìu ở thợ
nạo ống khói là do chất hắc ín trong bụi khói nhiễm trực tiếp vào da bìu.
Prunes và Chile năm 1918 đã thông báo những trường hợp UT da ở công
nhân có tiếp xúc với nitrat. Sau đó, Hueper chứng minh rằng dầu mỏ và
paraffin cũng có thể gây UT da [11] .
Ngày nay chúng ta biết thêm nhiều hóa chất gây UT da, trong đó có
arsenic là loại hay gặp nhất vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp, y tế,
và có nồng độ cao trong nước uống ở một số nước.
1.2.2.3. Bức xạ ion hóa
Năm 1902, lần đầu tiên một UT được khẳng định có nguyên nhân là
bức xạ ion hóa, đó là UT da [6].
19

Các bức xạ ion hóa tác động lên da gây teo da, mất sắc tố, ban đỏ,
giãn mạch, rụng lông, sừng hóa,… sau một thời gian tiềm tàng, 20% số
bệnh nhân này phát triển thành UT da[10].
Bức xạ này được sử dụng trong nhiều ngành: mỏ, địa chất, thăm dò
dầu khí, y tế,….Riêng trong ngành y tế đội ngũ thầy thuốc X quang ngày
phải tiếp xúc với tia X có nguy cơ mắc bệnh không phải là ít.
1.2.2.4. Loại da
Bảng 1. : Phân loại da theo Fitzpatrick T.B
Loại da Mức độ cháy nắng và rám nắng
1
2
3
4
5
6
Luôn luôn cháy nắng, không bao giờ rám nắng
Rất thường xuyên cháy nắng, rám nắng ít
Thường xuyên cháy nắng, tương đối rám nắng
Ít khi cháy nắng, da rám nắng
Hiếm khi cháy nắng, da nâu đen
Không bao giờ cháy nắng, da đen
Người có nước da sáng và dễ cháy nắng dễ bị UT da hơn những
người khác. Đặc biệt, những người có da sáng, mắt xanh, tóc bạch kim hoặc
đỏ là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Người da đen ít mắc UT
da do được bảo vệ bởi lớp sắc tố melanin.
1.2.2.5. Các bệnh da do gen
Các bệnh da do gen liên quan tới tăng nguy cơ mắc UT da như:
* Khô da sắc tố
Là bệnh di truyền gen lặn do rối loạn gen sửa chữa tổn thương DNA.
Bệnh biểu hiện thương tổn cơ bản là da khô, nhiều đám tăng sắc tố, xuất

20
hiện chủ yếu ở những vùng da hở. BN thường mắc UT da sớm trước 20
tuổi. Bệnh có thể đề phòng bằng cách tránh tia cực tím.
* Loạn sản thượng bì dạng hạt cơm
Là bệnh di truyền trội gây đột biến gen Patched ở NST 9q. Bệnh xuất
hiện nhiều tổn thương giống hạt cơm và có thể tiến triển thành UTBM tế
bào vảy, thường phối hợp với nhiễm HPV 5,8.
* Bệnh bạch tạng
Bạch tạng là do thiếu sắc tố Melanin ở da, đồng tử, tóc, với chứng sợ
ánh sáng và rung giật nhãn cầu [11].
1.2.2.6. Bệnh lý sẵn có
*Tàn nhang:
Cá thể mang nhiều vết rám, tàn nhang có nguy cơ mắc UT da cao
hơn.
* Viêm nhiễm mạn tính hoặc chấn thương da:
UT da, đặc biệt là UTBM tế bào vảy có thể phát triển trên vùng da có
tổn thương từ trước như lupus, loét mạn tính, sẹo bỏng cũ,… Brown và cs,
qua nghiên cứu 511 trường hợp UT ở chi, thấy rằng gần 3/4 số bệnh nhân
trên xuất hiện UT da trên vùng da có tổn thương từ trước [12].
* Nhiễm HPV:
Trên thế giới virus sinh UT là yếu tố bệnh sinh đang được nghiên cứu
nhiều. Đối với UT da, người ta đề cập đến virus sinh u nhú ở người (HPV-
Human Papilloma Virus) với các nhóm 5, 8, 14, 16, 17 và 33. Theo nghiên
21
cứu của Eliezirr (1990), HPV 16 có liên quan trực tiếp đến UT da loại
UTBMTB vảy, HPV 5 và 8 được tìm thấy trong hầu hết các trường hợp loạn
sản thượng bì dạng hạt cơm, một loại tổn thương tiền UTBM.
* Dầy sừng ánh sáng:
Thường gặp vùng da hở và trên người da sáng màu với biểu hiện là
dát đỏ trên có vảy da màu nâu. Tiến triển theo 3 hướng: thoái lui, không

thay đổi, tiến triển thành UTBM tế bào vảy với tỷ lệ khoảng 0,1-10%.
* Bạch sản:
Là một thương tổn loạn sản nhiều biểu hiện bằng một mảng trắng
trên niêm mạc miệng hoặc sinh dục và có nguy cơ biến thành UT cao (4-
17%). Người có thương tổn bạch sản sẽ có nguy cơ bị UT cao gấp 5 lần so
với người không có thương tổn bạch sản. Thương tổn bạch sản có thể gặp
trong bệnh liken phẳng, liken xơ teo…
1.2.2.7. Yếu tố miễn dịch.
Nhóm nghiên cứu của Kripke đã chỉ ra rằng tế bào lympho T và yếu
tố chặn khối u sẽ được sản xuất ở chuột khi có sự tác động của tia cực tím
lên hệ miễn dịch[10].
Tuy nhiên, vai trò của yếu tố miễn dịch trong việc hình thành và phát
triển UT da ở người vẫn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Chỉ biết rằng
những BN suy giảm miễn dịch nguyên phát hay mắc phải có nguy cơ bị UT
da cao hơn hẳn và tổn thương thường phát triển mạnh, lan tỏa[10], [13].
22
1.3.Một vài đặc điểm bệnh học
1.3.1. Biểu hiện tại chỗ
UTBM tế bào vảy thường gặp trên các thương tổn da tiền ung thư,
các sẹo bỏng hoặc viêm da tia xạ hay một thương tổn da mạn tính, với
các biểu hiện rất đa dạng
• UTBM tế bào vảy điển hình: sẩn hoặc mảng nổi cao, chắc màu
hồng đến màu đỏ, có thể loét hoặc đóng vẩy. Thường xuất hiện
trên một thương tổn tiền ung thư trước đó
• UTBM tế bào vảy quanh móng: thương tổn giống như hạt cơm, dễ
nhầm và thường chỉ chẩn đoán ra khi có sinh thiết, đôi khi viêm
quanh móng, sưng, nóng, đỏ, loạn dưỡng móng có thể gặp
• Loét Marjolin: mảng cứng, nổi cao, loét xảy ra trên một thương
tổn sẹo hoặc loét mạn tính trước đó.
• UTBM tế bào vảy quanh miệng gặp ở môi dưới thường xảy ra

trên một viêm môi ánh sáng trước đó với biểu hiện sẩn, trợt đỏ
cứng. Có thể gặp ở vị trí khác như bờ bên lưỡi, phần trước miệng.
• UTBM tế bào vảy sinh dục-hậu môn: thương tổn là loét, cứng, sùi,
u nhầy ở âm hộ, hậu môn, bìu, dương vật thường liên quan đến
HPV, có thể gặp sùi mào gà khổng lồ/u của Buschke-lowenstein.
• SCC tại chỗ
o Bệnh Bowen: là một SCC tại chỗ với biểu hiện là dát đỏ, trên có vẩy,
không có triệu chứng gì nên thường dễ bỏ qua và chẩn đoán muộn.
Thương tổn thường ở vùng da hở.
o Hồng sản queyrat: triệu chứng giống ở bệnh Bowen xuất hiện ở sinh
dục. Tỷ lệ chuyển thành UTBM tế bào vảy thâm nhiễm cao hơn bệnh
Bowen.
o Sẩn dạng Bowen: là sẩn màu đỏ, hơi nổi cao có thể có vảy, hay gặp
ở sinh dục trên người trẻ tuổi. Thường liên quan đến HPV.
23
1.3.2. Biểu hiện toàn thân.
Chỉ có khoảng 10-15% UTBM tế bào vảy có dicăn hạch nên các biểu
hiện toàn thân thường nghèo nàn. Giai đoạn cuối của UTBM tế bào vảy có
suy sụp cơ thể, sút cân, thiếu máu, đau…
* Di căn hạch
Tỷ lệ di căn hạch của UTBM tế bào vảy rất khác nhau theo các tài
liệu. Theo Weber (1996), tỷ lệ là 0,5-16% trong khi đó Greithe và Trisch
(1957) lại cho rằng 15-20% các trường hợp có di căn hạch [14]. Tại nước
ta, nghiên cứu của Trịnh Quang Diện cho thấy tỷ lệ di căn của UTBM tế bào
vảy là 13,8%[15], còn Nguyễn Thị Thái Hòa cho rằng tỷ lệ này là 18,7%
[16].
Nguy cơ di căn hạch khác nhau giữa các vị trí. Những tổn thương ở
dương vật, bìu, hậu môn thường có nguy cơ di căn hạch cao [17], [18]. Đối
với các UT ở đầu, mặt, cổ, tổn thương xuất phát từ vùng tai có nguy cơ di
căn hạch cao hơn hẳn những tổn thương ở những vị trí khác [19]. Regato

cũng khẳng định tỷ lệ di căn cao ở tai và mu tay so với tổn thương ở các
vùng lộ nắng khác.
Kích thước của u cũng là yếu tố có liên quan mật thiết với mức độ di
căn hạch [17], [20]. Nhiều tác giả cho rằng khối u trên 2 cm đường kính
tăng gấp ba nguy cơ di căn hạch và mức độ thâm nhiễm của khối u có liên
quan nhất định với tỷ lệ di căn hạch của các UTBM tế bào vảy [17].
Tỷ lệ di căn hạch của các UT da tên nền sẹo bỏng là rất cao,32% theo
Novick(1977) [19] và là 35% theo Habif (1990) [21], tỷ lệ này lên tới 56%
theo Lê Thế Trung [22].
24
1.4. Mô bệnh học và tương quan lâm sàng
- Thể thông thường: những ổ loét sâu, bờ gồ cao, nhiều thùy, sẫm
màu, chảy dịch hôi thối.
- Thể tế bào hình thoi (Spindle Cell Squamous Carcinoma): những tổn
thương có liên quan đến tia cực tím, thường gặp hơn ở vùng da hở nhất là
đầu, mặt. Thể này có tiên lượng tốt, ít tái phát và di căn.
- Thể tế bào sáng (Clear Cell Squamous Carcinoma): là tổn thương hiếm
gặp, thường thấy ở người già, nam giới, liên quan với nhiễm bức xạ cực tím.
- Thể bong lớp gai (Acantholytic Squamous Carcinoma): là thể MBH
ít gặp, tổn thương hay xuất hiện ở vùng đầu, cổ, chi, vú, dương vật, âm hộ.
Tỷ lệ tái phát và di căn cao.
- Thể hột cơm (Verrucous Carcinoma): thường thấy ở bàn chân,
nhưng cũng có thể gặp ở một số vị trí khác như cổ tay, ngón tay, tai, mũi,…
UT thể hột cơm ít di căn, tuy nhiên có xu hướng xâm lấn sâu vào mô mỡ
dưới da và các tuyến phụ thuộc da nên rất hay tái phát.
Phân độ mô học của UTBM tế bào vảy theo Broder (1932):
- Độ 1 : Không dưới 75% tế bào biệt hóa.
- Độ 2: 50-75% tế bào biệt hóa.
- Độ 3: 25-50% tế bào biệt hóa.
- Độ 4: Dưới 25% tế bào biệt hóa.

1.5. Chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng đã nêu trên. Trong đó
mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng.
25
Việc chẩn đoán được thực hiện bằng mô bệnh học, việc này đòi hỏi
phải có đầy đủ kiến thức để xác định những tổn thương nghi ngờ. Cần làm
mô bệnh học những tổn thương sớm khả nghi gồm:
- Một vết loét dai dẳng có thể khỏi từng thời kỳ hoặc chảy máu một ít.
- Những thay đổi tại một vùng sừng hóa do ánh nắng mặt trời.
- Loét hay nổi cục tại vùng da đã được tia xạ trước đây hay tại một vết
sẹo, một đường rò.
- Dát đỏ nhạt màu mãn tính với xước nhẹ gợi ý đến một UT tại chỗ.
1.6. Chẩn đoán phân biệt
Trước một tổn thương nghi ngờ, cần phân biệt với các bệnh sau:
- Các u da lành tính: u nang lông, u bã, u sừng gai…
- Loét nhiễm trùng do nấm, lao, giang mai.
- Loét thiểu dưỡng.
- Các UT da khác.
1.7. Chẩn đoán giai đoạn theo UICC 1997 [23],[24]
1.7.1. Theo TNM
-Khối u nguyên phát (T):
Tx: Chưa thể đánh giá khối u nguyên phát.
T0: Chưa thấy khối u nguyên phát.
Tis: UT tại chỗ.
T1: Đường kính lớn nhất của khối u nhỏ hơn hay bằng 2cm.
T2: Đường kính lớn nhất của khối u lớn hơn 2cm nhưng chưa vượt quá
5cm.

×