Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tương quan và tiên lượng của giá trị hấp thu FDG, biểu hiện glucose tranporter type 1 và ki-67 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.28 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

TƯƠNG QUAN VÀ TIÊN LƯỢNG CỦA GIÁ TRỊ HẤP THU FDG,
BIỂU HIỆN GLUCOSE TRANPORTER TYPE-1 VÀ KI-67
TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
Nguyễn Xuân Cảnh*, Won Woo Lee**, Jin-Haeng Chung***, So Yeon Park**, Sook Whan Sung****,
Yu Kyeong Kim**, Young So*****, Dong Soo Lee**, June-Key Chung**, Myung Chul Lee**,
Sang Eun Kim**

TÓM TẮT
Mục đích: Hấp thu 18F-FDG (FDG) qua trung gian glucose transporter type 1 (Glut-1) và hoạt động tăng
sinh tế bào được đánh giá bởi thông số biểu hiện Ki-67 cung cấp những thông tin tiên lượng cho bệnh nhân ung
thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN). Nghiên cứu này chúng tôi muốn so sánh ý nghĩa tiên lượng của giá trị
hấp thu FDG, thông số biểu hiện Glut-1 và Ki-67 trong những bệnh nhân UTPKTBN.
Phương pháp: 53 bệnh nhân UTPKTBN với tỷ lệ nữ/nam là 16/37 và tuổi trung bình 61,9 ± 12,1 tham gia
vào nghiên cứu được xạ hình PET với FDG trước khi được phẫu thuật chữa khỏi. 31 bệnh nhân UTPKTBN ở
giai đoạn I, 15 bệnh nhân ở giai đoạn II và 7 bệnh nhân giai đoạn III. 12 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu
thuật, 32 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật + hóa trị hỗ trợ đường uống và 9 bệnh nhân được điều trị
bằng phẫu thuật + hóa trị hỗ trợ đường tĩnh mạch và xạ trị. Giá trị hấp thu chuẩn tối đa FDG (gọi là maxSUV),
thông số biểu hiện Glut-1 và Ki-67 của khối ung thư phổi được phân tích tương quan với sự tái phát. Trung vị
thời gian theo dõi là 15 tháng.
Kết quả: 13 (24,5%) trong 53 bệnh nhân đã bị tái phát trong khoảng thời gian 8 tháng và phân tích cho
thấy có sự tương quan ý nghĩa giữa các thông số maxSUV, Glut-1 và Ki-67 (r = 0,48-0,79, p < 0,001). Phân tích
đơn biến cho thấy thời gian sống còn không bệnh tương quan ý nghĩa với giá trị hấp thu chuẩn tối đa (maxSUV
<7 so với maxSUV ≥7, p=0,001), % biểu hiện Ki-67 (<25% so với ≥25%, p = 0,047), kích thước khối u (<3 cm so
với ≥ 3 cm, p=0,027) và độ biệt hóa tế bào u (tốt/trung bình so với kém, p=0,011). Tuy nhiên, phân tích đa biến
nhận ra chỉ có giá trị hấp thu chuẩn tối đa maxSUV là yếu tố tiên lượng độc lập đối với sự sống còn không bệnh
(p=0,005). 57,1% số bệnh nhân (n=14) với giá trị hấp thu maxSUV ≥ 7 của khối u có thời gian sống còn không
bệnh 1 năm, thấp hơn một cách có ý nghĩa so với 89,7% số bệnh nhân (n=39) có giá trị hấp thu maxSUV <7 có


thời gian sống còn không bệnh 1 năm.
Kết luận: Giá trị hấp thu FDG có ý nghĩa hơn thông số biểu hiện Glut-1 và Ki-67 trong tiên lượng bệnh
nhân UTPKTBN.
Từ khóa: Xạ hình cắt lớp phát xạ positron (PET: Positron Emission Tomography), 18F-Fluorodeoxyglucose
(FDG), giá trị hấp thu chuẩn tối đa (maxSUV), Glucose transporter, Ki-67, ung thư phổi không tế bào nhỏ
(UTPKTBN).

* Đơn vị PET-CT và Cyclotron, BV Chợ Rẫy, VN, ** Khoa Y Học Hạt Nhân,
***Khoa Giải Phẫu Bệnh, **** Khoa Phẫu Thuật Lồng Ngực, Seoul National University College of
Medicine, Seoul, Hàn Quốc,
***** Khoa Y Học Hạt Nhân, Konkuk University School of Medicine, Chungju, Hàn Quốc
Tác giả liên lạc: Nguyễn Xuân Cảnh
ĐT: 0903882729
email:

292

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Nghiên cứu Y học

ABSTRACT
FDG UPTAKE, GLUCOSE TRANSPORTER TYPE 1, AND KI-67 EXPRESSIONS IN NON-SMALLCELL LUNG CANCER: CORRELATIONS AND PROGNOSTIC VALUES
Nguyen Xuan Canh, Won Woo Lee, Jin-Haeng Chung, So Yeon Park, Sook Whan Sung, Yu Kyeong
Kim, Young So, Dong Soo Lee, June-Key Chung, Myung Chul Lee, and Sang Eun Kim
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 292 - 300
Purpose: FDG uptake mediated by glucose transporter type 1 (Glut-1) and tumor proliferative activity

assessed by Ki-67 expression provide prognostic information in patients with non-small-cell lung cancer
(NSCLC). Here, we compared the prognostic significances of FDG uptake, and of Glut-1 and Ki-67 expressions
in patients with NSCLC.
Methods: NSCLC patients (n = 53, F:M= 16:37, age 61.9±12.1 years) who underwent curative resection
after FDG-PET were enrolled. Thirtyone patients had stage I, 15 stage II, and 7 stage III disease. Patients were
treated by surgery only (n = 12), surgery plus adjuvant oral chemotherapy (n = 32), or surgery plus adjuvant
intravenous chemo- or radio-therapy (n = 9). Maximum standardized FDG uptake values (maxSUV), and the
Glut-1 and Ki-67 expressions of resected tumors were analyzed for correlations and relations with tumor
recurrence. The median follow-up duration was 15 months.
Results: Thirteen (24.5%) of the 53 patients experienced recurrence during a median follow-up of 8 months
and significant correlations were found between maxSUV, Glut-1, and Ki-67 expressions (r = 0.48–0.79, p <
0.001). Univariate analysis revealed that disease-free survival (DFS) was significantly correlated with maxSUV
(<7 versus ≥7, p = 0.001), % Ki-67 expression (<25% versus ≥25%, p = 0.047), tumor size (<3 cm versus ≥3 cm,
p = 0.027), and tumor cell differentiation (well/moderate versus poor, p = 0.011). However, multivariate Cox
proportional analysis identified maxSUV as the only determinant of DFS (p = 0.005). Patients with a maxSUV of
≥7 (n = 14) had a significantly lower 1-year DFS rate (57.1%) than those with a maxSUV of <7 (n = 39, 89.7%).
Conclusion: FDG uptake is more valuable than Glut-1 or Ki-67 expression in terms of predicting prognosis
in patients with resected NSCLC.
Key words: PET: Positron Emission Tomography, 18F-Fluorodeoxyglucose (FDG), Glucose transporter, Ki67, Non-small-cell lung cancer.
type 1 (Glut-1), một yếu tố điều hòa hấp thu
GIỚI THIỆU
glucose từng được báo cáo như là một marker
Tiên lượng ung thư phổi không tế bào nhỏ
tiên lượng sống còn trong UTPKTBN(39,28). Thêm
(UTPKTBN) được quyết định bởi phân chia giai
vào đó, kháng nguyên Ki-67 trong tế bào u phản
đoạn khối u, di căn hạch và di căn xa (TNM)(30,1).
ảnh sự biểu hiện protein nhân tế bào khối u
Tuy nhiên, hệ thống phân chia giai đoạn TNM
được mã hóa bởi gen trên nhiễm sắc thể 10(25) là

hiện nay không hoàn toàn thỏa mãn để giải
một marker phân tử của tăng sinh tế bào u và
thích những trường hợp tái phát sau phẫu thuật
biểu hiện thái quá của Ki-67 tương quan đến tiên
chữa khỏi(17,8). Thực tế, khoảng 25-50% bệnh
lượng sống còn xấu hơn trong những bệnh nhân
nhân UTPKTBN đã có tái phát sau phẫu
UTPKTBN(13,21).
thuật(17,13,38).
Thay đổi chuyển hóa glucose và hoạt động
Đặc điểm UTPKTBN đặc trưng bởi rối loạn
tăng sinh khối u trong UTPKTBN có thể được
chuyển hóa glucose và hoạt động tăng sinh tế
đánh giá trên invivo bởi xạ hình cắt lớp phát xạ
bào(32). Tăng hoạt động tiêu thụ và ly giải glucose
positron (PET: Positron Emission Tomography)
đã từng được báo cáo trong UTPKTBN(35) và
sử dụng 2-deoxy-2-18F-fluoro-d-glucose (gọi là
protein vận chuyển, gọi là glucose transporter

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011

293


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

F-FDG hay FDG)(11). FDG là một chất tương tự

như glucose, được vận chuyển vào trong tế bào
ung thư thông qua protein vận chuyển Glut-1(32)
và hấp thu FDG đã từng được báo cáo là yếu tố
tiên lượng độc lập cho sự sống còn trong
UTPKTBN(17,37–10). Tuy nhiên, không có những so
sánh trực tiếp giữa hấp thu FDG và biểu hiện
Glut-1 và Ki-67 liên quan đến vai trò của chúng
như những yếu tố tiên lượng trong UTPKTBN.
Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi mong
muốn đánh giá sự tương quan giữa mức độ hấp
thu FDG và thông số biểu hiện Glut-1 và Ki-67
với sự tái phát trong những bệnh nhân
UTPKTBN được phẫu thuật để xác định yếu tố
tiên lượng ý nghĩa nhất đến thời gia sống còn
không bệnh.
18

BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bệnh nhân
53 bệnh nhân gồm 37 nam và 16 nữ, tuổi
trung bình 61,9±12,1 tuổi đã tham gia vào
nghiên cứu này. Tất cả bệnh nhân đã trải qua
phẫu thuật điều trị khỏi trong vòng 4 tuần sau
khi được thực hiện xạ hình FDG-PET. Tất cả
bệnh nhân này đã xác định là UTPKTBN nhờ
giải phẫu bệnh. Khối ung thư nguyên phát đã
được cắt bỏ bằng phương pháp cắt thùy hoặc
cắt phổi chứa khối u, kèm hoặc không kèm
nạo hạch trung thất.


Xạ hình toàn thân FDG PET
Tất cả bệnh nhân được nhịn đói tối thiểu 6
giờ trước khi xạ hình FDG PET (trên máy
Allegro, Philips Medical Systems, Cleveland,
OH). Thuốc FDG được tiêm tĩnh mạch với liều
5,18 MBq/kg (0,14 mCi/kg). Bệnh nhân được xạ
hình toàn thân trên máy PET vào thời điểm 50
phút sau tiêm thuốc FDG. Xạ hình từ vùng nền
sọ cho đến phần đùi trên. Sau đó, hình ảnh PET
được xử lý thành các lát cắt ba chiều với độ phân
giải của máy là 4,8 mm. Vùng quan tâm ROI
(region of interest) được vẽ trên khối u phổi
nguyên phát ở lát cắt trục ngang trans-axial. Giá
trị hấp thu chuẩn SUV được tính toán như sau:

294

SUV = hoạt độ phóng xạ ở vùng quan tâm
của khối u (Bq/ml) × khối lượng thô của cơ thể
(kg) / hoạt độ phóng xạ đã tiêm vào cơ thể (Bq).
Khối lượng thô của cơ thể (lean body mass)
được tính toán nhờ vào công thức dựa theo công
thức tham khảo từ www.intmed.mcw.edu
/clincalc/body.html(22). Giá trị hấp thu chuẩn tối
đa maxSUV được xem là đại diện cho sự hấp
thu FDG của khối ung thư phổi nguyên phát.
Nồng độ glucose huyết thanh trước khi tiêm
FDG là 94,9±14,0 mg/dl.

Đánh giá hóa mô miễn dịch Glut-1 và Ki-67

Khối ung thư phổi sau khi phẫu thuật
được chuyển làm giải phẫu bệnh và được
nhuộm hóa mô miễn dịch. Phương pháp thực
hiện hóa mô miễn dịch được thực hiện và
đánh giá như được trình bày trong nghiên cứu
trước đây của tác giả trong cùng nhóm nghiên
cứu này(9). Phần trăm tế bào nhuộm miễn dịch
dương tính với Glut-1 và Ki-67 được quyết
định bởi bác sĩ giải phẫu bệnh mà không biết
trước những thông tin lâm sàng.

Phân tích thống kê
Phân tích thống kê được thực hiện nhờ phần
mềm SPSS version 12.0. Tương quan giữa giá trị
maxSUV và phần trăm tế bào nhuộm miễn dịch
dương tính với Glut-1 và Ki-67 được phân tích
từng cặp, sử dụng phân tích tương quan
Pearson. Tái phát bệnh được xác định bởi giải
phẫu bệnh tổn thương tái phát hoặc xác định bởi
sự kết hợp tối thiểu có 2 phương thức hình ảnh
học cùng với đối chiếu lâm sàng đánh giá là
bệnh tái phát.
Trong phân tích sống còn không bệnh
(disease-free survival), mỗi thông số biến liên
tục được phân đôi để tạo thành hai nhóm khác
nhau, nhằm tìm ra giá trị ngưỡng phân biệt tốt
nhất cho việc tiên lượng sống còn không bệnh,
sử dụng Kaplan–Meier log-rank test.
Các biến được chia ra thành 2 nhóm ở 2 bên
của giá trị ngưỡng như: giá trị maxSUV được

chia thành 2 nhóm quanh giá trị trung vị từ 4
đến 8, giá trị % Glut-1 và Ki-67 được chia thành

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
2 nhóm quanh ngưỡng 25%, 50% và 75%, giá trị
kích thước khối u nguyên phát được chia thành
2 nhóm quanh ngưỡng kích thước 3 cm. Những
yếu tố tiên lượng khác bao gồm giai đoạn bệnh
pTNM, loại tế bào u (tumor-cell type), độ biệt
hóa tế bào (tumor-cell differentiation), phương
pháp điều trị cũng được phân tích tương quan
với thời gian sống còn không bệnh. MaxSUV,
Glut-1, Ki-67 và kích thước khối u được xem là
những biến số liên tục trong sự phân tích riêng
biệt trong mô hình Cox proportional hazard
model để đánh giá ảnh hưởng của từng biến này
với thời gian sống còn không bệnh. Tương tác
hiệu quả giữa các biến mà được tìm thấy có ảnh
hưởng đến sống còn không bệnh trong phân
tích đơn biến sẽ được tiếp tục đánh giá trong
phân tích đa biến Cox proportional hazard
model. Giá trị p <0,05 được xem như có ý nghĩa
thống kê.

KẾT QUẢ
Đặc tính bệnh nhân
Đặc tính của 53 bệnh nhân được tóm tắt

trong bảng 1. Có 14 bệnh nhân ở giai đoạn IA,
17 ở giai đoạn IB, 6 ở giai đoạn IIA, 9 ở giai
đoạn IIB, 5 ở giai đoạn IIIA và 2 ở giai đoạn
IIIB. 12 bệnh nhân chỉ được điều trị bằng phẫu
thuật, 32 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu
thuật + hóa trị hỗ trợ đường uống với UracilTegafur sau phẫu thuật và 9 bệnh nhân được
điều trị bằng phẫu thuật + hóa trị hỗ trợ đường
tĩnh mạch hoặc xạ trị. Thời gian theo dõi trung
vị là 15 tháng (từ 3-26 tháng, trung bình 15,3 ±
5,3 tháng).
Bảng 1: Đặc tính 53 bệnh nhân.
Đặc tính

Số bệnh nhân

%

Nam

37

69,8

Nữ

16

30,2

19


35,8

Giới

Loại tế bào u
Carcinoma tế bào gai

Nghiên cứu Y học

Đặc tính

Số bệnh nhân

%

Carcinoma tế bào tuyến

30

56,6

Carcinoma tế bào gai-tuyến

3

5,7

Carcinoma tế bào lớn


1

1,9

Tốt

14

26,4

Trung bình

32

60,4

Kém

7

13,2



20

37,7

Không


33

62,3

Độ biệt hóa

Di căn hạch

Tương quan giữa maxSUV, Ki-67 và Glut-1
MaxSUV và % tế bào nhuộm dương tính với
Glut-1 và Ki-67 trong mô khối u được phân tích.
Tương quan ý nghĩa được tìm thấy giữa
maxSUV và Glut-1 (Pearson, r=0,57, p<0,001),
giữa maxSUV và Ki-67 (r=0,48, p<0,001) và giữa
Glut-1 và Ki-67 (r=0,79, p<0,001) (hình 1-3).

3. Phân tích đơn biến về thời gian sống còn
không bệnh
13 (23,8%) trong số 53 bệnh nhân đã bị tái
phát trong thời gian theo dõi trung vị 8 tháng
(khoảng 3-17 tháng, trung bình 9,1 ± 4,5 tháng).
40 bệnh nhân (75,5%) không có tái phát trong
thời gian theo dõi trung vị 17 tháng (khoảng 1126 tháng, trung bình 17,3 ± 3,8 tháng). Phân tích
đơn biến cho thấy maxSUV tương quan ý nghĩa
với thời gian sống còn không bệnh theo phân
tích log-rank test (bảng 2). Phân tích dựa trên sự
chia đôi maxSUV ra thành từng 2 nhóm đã nhận
ra giá trị ngưỡng bằng 7 như là giá trị phân biệt
tốt nhất cho thời gian sống còn không bệnh
(bảng 3). Ki-67 (<25% so với ≥25%) và kích thước

khối u (<3 cm so với ≥ 3 cm) cũng tương quan ý
nghĩa đến thời gian sống còn không bệnh với giá
trị p = 0,047 và 0,027 tương ứng, tuy nhiên việc
phân chia giá trị Glut-1 thành 2 nhóm với
ngưỡng 25%, 50% hoặc 75% đã không cho thấy
một sự tương quan với sống còn không bệnh
(bảng 2).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011

295


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Hình 1. Tương quan giữa maxSUV và Glut-1.

Hình 3. Tương quan giữa Ki-67 và Glut-1.

Hình 4. Đường biểu diễn tỷ lệ sống còn không
bệnh với ngưỡng maxSUV = 7. Bệnh nhân với
maxSUV≥7 (n = 14) có tỷ lệ sống còng không
bệnh 1 năm (57,1%) thấp hơn so với bệnh nhân
có maxSUV <7 (n = 39, 89,7%).

Bảng 2: Phân tích đơn biến liên quan đến sống còn
không bệnh
Biến


Log-rank P

MaxSUV
Glut-1
Ki-67
Kích thước u
Giới

(<7 vs. ≥ 7)
(<50% vs. ≥50%)
(<25% vs. ≥25%)
(<3cm vs. ≥ 3cm)
(nam vs. nữ)

0,001
>0,05
0,047
0,027
0,900

Giai đoạn

(I+II vs. II)

0,254

296

Hình 2. Tương quan giữa maxSUV và Ki-67.


Biến
Di căn hạch

Log-rank P
(có vs. không)

Loại tế bào u (carcinoma tế bào gai vs. các
loại còn lại)
Biệt hóa
Loại điều trị*

(tốt, trung bình vs. kém)

0,292
0,770
0,011
>0,05

* không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân được điều trị
chỉ bằng phẫu thuật, phẫu thuật+hóa trị uống hoặc phẫu
thuật+hóa trị tĩnh mạch hoặc xạ trị.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Bảng 3. Tương quan giữa giá trị ngưỡng maxSUV
và thời gian sống còn không bệnh qua phân tích logrank test
Giá trị ngưỡng

<4
≥4
<5
≥5
<6
≥6
<7
≥7
<8
≥8
<9
≥9

Số bệnh nhân
22
31
30
23
35
18
39
14
42
11
48
5

Log-rank P
0,094
0,697

0,004
0,001
0,023
0,296

Chỉ có giá trị maxSUV là biến số liên tục có
liên quan đến thời gian sống còn không bệnh
(p=0,01). Khi tăng 1 đơn vị giá trị maxSUV, sẽ
tăng tương xứng nguy cơ tái phát (hazard ratio
of recurrence) bởi yếu tố 1,23 (với khoảng tin cậy
95% là 1,05-1,43). Tuy nhiên, thời gian sống còn
không bệnh không tìm thấy tương quan ý nghĩa
với thông số biểu hiện Glut-1 (p = 0,62), Ki-67 (p
= 0,25) hoặc kích thước khối u (p = 0,41), khi
được phân tích như là những biến liên tục.

Phân tích đa biến về thời gian sống còn
không bệnh
Tương tác hiệu quả giữa các các biến số tác
động ý nghĩa đến thời gian sống còn không
bệnh, gồm maxSUV, biểu hiện Ki-67, kích thước
khối u và độ biệt hóa khối u tiếp tục được kiểm
tra trong phân tích đa biến Cox proportional
hazard model. Phân tích cho thấy rằng chỉ có
maxSUV được chứng minh là yếu tố tiên lượng
độc lập duy nhất ảnh hưởng đến thời gian sống
còn không bệnh (p=0,005). Những bệnh nhân
với giá trị maxSUV của khối u nguyên phát ≥ 7
có khả năng dễ bị tái phát hơn 4,892 lần so với
những bệnh nhân có maxSUV của khối u

nguyên phát ở phổi <7 (bảng 4). 57,1% số bệnh
nhân có maxSUV khối u ≥7 còn sống 1 năm mà
không có biểu hiện tái phát, trong khi 89,7% số
bệnh nhân có maxSUV khối u <7 còn sống 1 năm
mà không có biểu hiện tái phát (hình. 4).

Nghiên cứu Y học

Bảng 4. Kết quả phân tích đa biến sống còn không
bệnh (Cox Proportional Hazard Model)
Biến

Giá trị Nguy cơ 95% độ tin cậy
p
tương đối
MaxSUV (<7 vs. ≥ 7) 0,005
4,892
1,621 - 14,762
Ki-67 (<25% vs.
0,216
≥25%)
Kích thước u (<3 vs. 0,299
≥ 3 cm)
Biệt hóa (tốt, trung 0,213
bình vs. kém)

BÀN LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy hấp thu FDG là
yếu tố tiên lượng quan trọng trong UTPKTBN.
MaxSUV, giá trị bán định lượng mức độ hấp thu

glucose trên xạ hình PET được tìm thấy tương
quan ý nghĩa hơn với sự tái phát của bệnh
UTPKTBN sau phẫu thuật hơn là các thông số
biểu hiện Glut-1 hay Ki-67. Hơn nữa, maxSUV
còn là biến số liên tục cho thấy tương quan ý
nghĩa đến thời gian sống còn không bệnh và là
yếu tố tiên lượng độc lập duy nhất trong sự
phân tích kết hợp và tương tác hiệu quả với các
yếu tố tiên lượng khác.
Hấp thu FDG đã từng xem xét như là yếu tố
tiên lượng trong UTPKTBN trong các nghiên
cứu trước đây(17,23,19–14). Giá trị maxSUV định
lượng được trên hình ảnh PET đã từng được đề
nghị như là một marker tiên lượng có thể sử
dụng trong UTPKTBN bởi một số nhà nghiên
cứu khác(8,37,31). Trong nghiên cứu này, maxSUV
đã được tính toán dựa trên khối lượng thô của
cơ thể (lean body mass), mà được cho là cung
cấp giá trị SUV thích hợp mà độc lập với trọng
lượng của toàn bộ cơ thể(36). Sự hấp thu FDG
trong tế bào ung thư có thể bị ảnh lưởng bởi
nhiều yếu tố. Mặc dù Glut-1 là protein vận
chuyển chính glucose biểu hiện cao trong
UTPKTBN(4,18), nhưng Glut-1 không phải là yếu
tố duy nhất quyết định mức độ hấp thu
FDG(4,27,3). Sự hấp thu FDG trong khối u có lẽ còn
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sinh học khác
nhau như hoạt động của men hexokinase và

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011


297


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

glucose-6-phosphatase trong tế bào ung thư(2–26)
và hấp thu FDG trong toàn bộ khối u còn chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố như lưu lượng máu
đến khối u, đậm độ vi mạch máu trong khối u(34)
cũng như số lượng tế bào ung thư còn sống(16).
Biểu hiện thái quá Glut-1 có lẽ phản ảnh mức độ
trầm trọng bệnh lý ở cấp độ tế bào ung thư,
trong khi hấp thu FDG có lẽ phản ảnh mức độ
trầm trọng bệnh lý trong cấp độ toàn bộ khối
ung thư. Hấp thu FDG càng cao trong khối u có
lẽ phản ảnh tốt hơn mức độ trầm trọng của bệnh
và phản ảnh nguy cơ tái phát càng cao trong
UTPKTBN.
Trong nghiên cứu này cũng nhận ra mức độ
biểu hiện Ki-67 là yếu tố tiên lượng ý nghĩa
trong phân tích đơn biến, nhưng ý nghĩa này đã
không còn trong phân tích đa biến kết hợp và
tương tác hiệu quả với các yếu tố khác. Cần chú
ý rằng biểu hiện Ki-67 đã được đánh giá qua
phân tích hóa mô miễn dịch không phải là thông
số định lượng hoàn chỉnh. Mức độ biểu hiện Ki67 cũng như hấp thu FDG, được xem là một
marker phân tử đánh giá sự tăng sinh tế

bào(25,11,20) và tương quang giữa hấp thu FDG và
biểu hiện Ki-67 đã từng được báo cáo(38). Dường
như hấp thu FDG ở mức độ khối u được giải
thích là nhờ một phần hoạt động tăng sinh khối
u(5). Gần đây, một chất tương tự thymidine3’deoxy-3’-F18-fluorothymidine (18F-FLT hay FLT)
đã được báo cáo như là một marker sinh học
chọn lọc cho sự tăng sinh tế bào ung thư(33) và xạ
hình FLT-PET biểu hiện như là một phương
pháp đầy hứa hẹn cho việc ghi hình đặc hiệu
khối u(32). Trong nghiên cứu ung thư phổi, % tế
bào dương tính Ki-67 được tìm thấy tương quan
ý nghĩa hơn với thông số hấp thu FLT (r = 0,92, p
< 0,0001) so với hấp thu FDG (r = 0,59, p <
0,001)(37). Tuy nhiên, không có những so sánh
trực tiếp giữa hấp thu FDG và FLT liên quan
đến tiên lượng UTPKTBN cho đến thời điểm
hiện tại.

298

Hóa trị hỗ trợ đường uống với uracil-tegafur
đã từng được báo cáo có nhiều lợi ích sống còn
cho UTPKTBN giai đoạn sớm đã phẫu thuật(24).
Trong nghiên cứu này, 32 (60,4%) trong 53 bệnh
nhân đã trải qua hóa trị hỗ trợ đường uống mà
không thấy lợi điểm liên quan đến sống còn
không bệnh. Sự quan tâm của chúng tôi là hiện
tượng tái phát hơn là tỷ lệ tử vong trong thời
gian trung vị theo dõi 15 tháng. Kết quả của
chúng tôi không đủ phản ảnh lợi ích về mặt

sống còn của hóa trị hỗ trợ đường uống. Tuy
nhiên, xạ hình FDG-PET có lẽ đóng vai trò thiết
yếu trong việc nhận ra những bệnh nhân có
nguy cơ cao khả năng tái phát và chủ đề này cần
được nghiên cứu nhiều hơn.
Ý nghĩa tiên lượng của giá trị hấp thu FDG
được nghiên cứu trong những bệnh nhân
UTPKTBN đã được phẫu thuật khỏi(17,8,37) và
trong những bệnh nhân UTPKTBN không thể
chữa khỏi(31,12). Trong nghiên cứu này, giá trị hấp
thu FDG đã được tìm thấy như là marker tiên
lượng độc lập. Tuy nhiên, kết quả của nghiên
cứu khuyến cáo rằng cần giải thích thận trọng
để xác lập được khả năng ưu việt của thông số
hấp thu FDG hơn, khi so sánh với các yếu tố
như phân lập giai đoạn hoặc kích thước khối u,
do đây là một nghiên cứu hồi cứu, số lượng
bệnh nhân còn ít và thời gian theo dõi còn ngắn.
Cần phải có những nghiên cứu với số lượng
bệnh nhân nhiều hơn, thời gian theo dõi dài hơn
sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa giá trị sử dụng
mức độ hấp thu FDG trên lâm sàng cho từng
giai đoạn bệnh chính xác của UTPKTBN.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy sự tương quan ý
nghĩa giữa chuyển hóa glucose thông qua giá trị
hấp thu FDG trên hình ảnh PET cùng những
marker sinh học của hoạt động vận chuyển
glucose và tăng sinh tế bào như biểu hiện Glut-1

và Ki-67 trong UTPKTBN. Tuy nhiên trong
những yếu tố này, hấp thu FDG là yếu tố tiên
lượng giá trị nhất đến sự tái phát khối u.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.


13.

14.

15.

16.

17.

AJCC cancer staging manual, 6th ed. NY: Sringer; 2002. p. 167–
77.
Aloj L, Caraco C, Jagoda E, Eckelman WC, Neumann RD.
Glut-1 and hexokinase expression: relationship with 2-fluoro2-deoxy-d-glucose uptake in A431 and T47D cells in culture.
Cancer Res 1999;59:4709–14.
Avril N. Glut1 expression in tissue and (18)F-FDG uptake. J
Nucl Med 2004;45:930–2.
Brown RS, Leung JY, Kison PV, Zasadny KR, Flint A, Wahl RL.
Glucose transporters and FDG uptake in untreated primary
human non-small cell lung cancer. J Nucl Med 1999;40:556–65.
Buck AK, Glatting G, Reske SN. Quantification of 18F-FDG
uptake in non-small cell lung cancer: a feasible prognostic
marker? J Nucl Med 2004;45:1274–6.
Buck AK, Halter G, Schirrmeister H, et al. Imaging
proliferation in lung tumors with PET: 18F-FLT versus 18FFDG. J Nucl Med 2003;44:1426–31.
Caraco C, Aloj L, Chen LY, Chou JY, Eckelman WC. Cellular
release of [18F]2-fluoro-2-deoxyglucose as a function of the
glucose-6-phosphatase enzyme system. J Biol Chem
2000;275:18489–94.

Cerfolio RJ, Bryant AS, Ohja B, Bartolucci AA. The maximum
standardized uptake values on positron emission tomography
of a non-small cell lung cancer predict stage, recurrence, and
survival. J Thorac Cardiovasc Surg 2005;130:151–9.
Chung JH, Cho KJ, Lee SS, et al. Overexpression of Glut1 in
lymphoid follicles correlates with false-positive (18)F-FDGPET results in lung cancer staging. J Nucl Med 2004;45:999–
1003.
Downey RJ, Akhurst T, Gonen M, et al. Preoperative F-18
fluorodeoxyglucose-positron emission tomography maximal
standardized uptake value predicts survival after lung cancer
resection. J Clin Oncol 2004;22:3255–60.
Duhaylongsod FG, Lowe VJ, Patz Jr EF, Vaughn AL, Coleman
RE,Wolfe WG. Lung tumor growth correlates with glucose
metabolism measured by fluoride-18 fluorodeoxyglucose
positron emission tomography. Ann Thorac Surg
1995;60:1348–52.
Eschmann SM, Friedel G, Paulsen F, et al. Is standardised
(18)F-FDG uptake value an outcome predictor in patients with
stage III non-small cell lung cancer? Eur J Nucl Med Mol
Imaging 2005.
Harpole Jr DH, Richards WG, Herndon II JE, Sugarbaker DJ.
Angiogenesis and molecular biologic substaging in patients
with stage I non-small cell lung cancer. Ann Thorac Surg
1996;61:1470–6.
Hellwig D, Groschel A, Graeter TP, et al. Diagnostic
performance and prognostic impact of FDG-PET in suspected
recurrence of surgically treated non-small cell lung cancer. Eur
J Nucl Med Mol Imaging 2006;33:13–21.
Hicks RJ, Kalff V, MacManus MP, et al. (18)F-FDG-PET
provides highimpact and powerful prognostic stratification in

staging newly diagnosed non-small cell lung cancer. J Nucl
Med 2001;42:1596–604.
Higashi K, Clavo AC, Wahl RL. Does FDG uptake measure
proliferative activity of human cancer cells? In vitro
comparison with DNA flow cytometry and tritiated thymidine
uptake. J Nucl Med 1993;34:414–9.
Higashi K, Ueda Y, Arisaka Y, et al. 18F-FDG uptake as a
biologic prognostic factor for recurrence in patients with

18.

19.

20.

21.

22.
23.

24.

25.

26.

27.

28.


29.

30.

31.

32.
33.

34.

35.

36.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011

Nghiên cứu Y học

surgically resected non-small cell lung cancer. J Nucl Med
2002;43:39–45.
Higashi K, Ueda Y, Sakurai A, et al. Correlation of Glut-1
glucose transporter expression with. Eur J Nucl Med
2000;27:1778–85.
Higashi K, UedaY,Ayabe K, et al.FDG-PETin the evaluation of
the aggressiveness of pulmonary adenocarcinoma: correlation
with histopathological features. Nucl Med Commun
2000;21:707–14.
Higashi K, UedaY,Yagishita M, et al. FDG-PET measurement
of the proliferative potential of non-small cell lung cancer. J

Nucl Med 2000;41:85–92.
Hommura F, Dosaka-Akita H, Mishina T, et al. Prognostic
significance of p27KIP1 protein and Ki-67 growth fraction in
non-small cell lung cancers. Clin Cancer Res 2000;6:4073–81.
Http://www.intmed.mcw.edu/clincalc/body.html.
Jeong HJ, Min JJ, Park JM, et al. Determination of the
prognostic value of [(18)F]fluorodeoxyglucose uptake by using
positron emission tomography in patients with non-small cell
lung cancer. Nucl Med Commun 2002;23:865–70.
Kato H, Ichinose Y, Ohta M, et al. A randomized trial of
adjuvant
chemotherapy
with
uracil-tegafur
for
adenocarcinoma of the lung. N Engl J Med 2004;350:1713–21.
Kawana H,Tamaru J,TanakaT, et al. Role of p27Kip1 and
cyclin-dependent kinase 2 in the proliferation of non-small cell
lung cancer. Am J Pathol 1998;153:505–13.
Mamede M, Higashi T, Kitaichi M, et al. [18F]FDG uptake and
PCNA, Glut-1, and hexokinase-II expressions in cancers and
inflammatory lesions of the lung. Neoplasia 2005;7:369–79.
Marom EM, Aloia TA,Moore MB, et al. Correlation of FDGPET imaging with Glut-1 and Glut-3 expression in early-stage
non-small cell lung cancer. Lung Cancer 2001;33:99–107.
Minami K, Saito Y, Imamura H, Okamura A. Prognostic
significance of p53, Ki-67, VEGF and Glut-1 in resected stage I
adenocarcinoma of the lung. Lung Cancer 2002;38:51–7.
Patz Jr EF, Connolly J, Herndon J. Prognostic value of thoracic
FDG-PET imaging after treatment for non-small cell lung
cancer. Am J Roentgenol 2000;174:769–74.

Ramnath N, Hernandez FJ, Tan DF, et al. MCM2 is an
independent predictor of survival in patients with non-smallcell lung cancer. J Clin Oncol 2001;19:4259–66.
Sasaki
R,Komaki
R,
Macapinlac
H,
et
al.
[18F]Fluorodeoxyglucose uptake by positron emission
tomography predicts outcome of non-small-cell lung cancer. J
Clin Oncol 2005;23:1136–43.
Shankar LK, Sullivan DC. Functional imaging in lung cancer. J
Clin Oncol 2005;23:3203–11.
Shields AF, Grierson JR, Dohmen BM, et al. Imaging
proliferation in vivo with [F-18]FLT and positron emission
tomography. Nat Med 1998;4:1334–6.
Tateishi U, Nishihara H, Tsukamoto E, Morikawa T, Tamaki
N, Miyasaka K. Lung tumors evaluated with FDG-PET and
dynamic CT: the relationship between vascular density and
glucose metabolism. J Comput AssistTomogr 2002;26:185–90.
Torizuka T, Zasadny KR, Recker B,Wahl RL. Untreated
primary lung and breast cancers: correlation between F-18
FDG kinetic rate constants and findings of in vitro studies.
Radiology 1998;207:767–74.
Wahl
RL.
Principles
of
cancer

imaging
with
fluorodexoyglucose. In:Wahl RL, editor. Principles and
practice of positron emission tomography.Tokyo: Lippincot
Williams and Wilkins; 2002. p. 100–10.

299


Nghiên cứu Y học
37.

38.

300

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011

Vansteenkiste JF, Stroobants SG, Dupont PJ, et al. Prognostic
importance of the standardized uptake value on (18)F-fluoro2-deoxy-glucose-positron emission tomography scan in nonsmall-cell lung cancer: an analysis of 125 cases. Leuven Lung
Cancer Group. J Clin Oncol 1999;17:3201–6.
Vesselle H, Schmidt RA, Pugsley JM, et al. Lung cancer
proliferation correlates with [F-18]fluorodeoxyglucose uptake

39.

by positron emission tomography. Clin Cancer Res
2000;6:3837–44.
Younes M, BrownRW, Stephenson M, Gondo M,
CaglePT.Overexpression of Glut1 and Glut3 in stage I nonsmall cell lung carcinoma is associated with poor survival.

Cancer 1997;80:1046–51.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011



×