Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả ghép thận từ người hiến không cùng huyết thống có sử dụng phác đồ điều trị dẫn nhập bằng basiliximab

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.29 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014

BƢỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GHÉP THẬN TỪ NGƢỜI HIẾN
KHÔNG CÙNG HUYẾT THỐNG CÓ SỬ DỤNG PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ DẪN NHẬP BẰNG BASILIXIMAB
Bùi Văn Mạnh*
TểM TẮT
Nghiên cứu trên 44 bệnh nhân (BN) ghép thận từ người hiến không cùng huyết thống nhằm
đánh giá chức năng thận ghép trong 2 năm đầu và biến chứng liên quan đến sử dụng
basiliximab để điều trị dẫn nhập. Kết quả: tỷ lệ cặp nhận-hiến không phù hợp ≥ 5 HLA chiếm tỷ
lệ cao (42,2%), trong đó 9 cặp hoàn toàn không phù hợp. 86,5% BN có nước tiểu ngay trong
mổ. Sau ghép 2 năm, mức lọc cầu thận (MLCT) có xu hướng giảm so với trước, nhưng chưa
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ có 1 BN bị nôn và mạch nhanh trong khi truyền basiliximab,
không có BN nào bị sốc phản vệ. Sử dụng basiliximab điều trị dẫn nhập cho BN nhận thận từ
người hiến không cùng huyết thống có hiệu quả tốt và an toàn.
* Từ khóa: Ghép thận; Người hiến không cùng huyết thống; Basiliximab.

Initial evaluation of kidney transplant outcome of
patients received kidney from non-related donor
using Basiliximab for induction
Summary
The study was carried out on 44 patients received kidney from non-related donor to evaluate
graft function of recipient received kidney from non-related donor during the first 2 years after
transplantation and the complications regarding to using of basiliximab for induction during
2008 - 2013. The graft function, complications regarding to using of basiliximab was analysed.
Results: the rate of pair with ≥ 5 HLA mismatched was 43.2%, whereas 20.5% was full
mismatched. Urine output was immediatelly established in majority of recipients (86.5%) at the
time of graft reperfusion. After 2 years of transplant, there was trend to decrease the mean
value of GFR in comparision with before, however it was insignificant. Only 1 patient experienced a
episode of vomitting and transient tachycardiac, anaphylactic reaction was not happened. Using
of basiliximab for induction is effective and safe for recipient received kidney from non-related donor.


* Key words: Kidney transplant; Non-related donor; Basiliximab.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Với những thành tựu phát triển y-dược
học, kết quả ghép thận nói riêng và ghép
tạng nói chung đã có sự cải thiện vượt

bậc. Từ chỗ chỉ ghép thận từ người sống
là anh em sinh đôi, đến nay việc ghép
thận từ người sống hoặc chết não không
cùng huyết thống, thậm chí bất tương

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Mạnh ()
Ngày nhận bài: 06/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 13/02/2014

140


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
hợp nhóm máu đã trở thành phổ biến. Sự
ra đời của nhiều thế hệ thuốc chống thải
ghép khác nhau, trong đó có các nhóm
thuốc để điều trị dẫn nhập đã làm cải
thiện đáng kể kết quả gần cũng như kết quả
xa sau ghép. Tại Bệnh viện Quân y 103,
basiliximab được sử dụng rộng rãi cho
trường hợp ghép thận từ người hiến thận
không cùng huyết thống và mang lại kết

quả tốt. Nghiên cứu này nhằm:
- Đánh giá diễn biến chức năng thận
trong 2 năm đầu sau ghép ở BN ghép
thận từ người hiến không cùng huyết
thống sử dụng phác đồ điều trị dẫn nhập
bằng basiliximab, phối hợp prograf/neoral
và cellcept.
- Tìm hiểu các biến chứng liên quan
đến sử dụng basiliximab.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIấN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
44 BN suy thận mạn được ghép thận
từ người hiến không cùng huyết thống từ
2009 - 2013 tại Bệnh viện Quân y 103.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:

* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến
cứu, mô tả, theo dõi dọc.
* Phương pháp tiến hành:
- Từ ngày thứ 2 trước ghép (N-2 và N-1):
+ Lọc máu lần cuối trước ghép (thời
gian 4 giờ, heparin trọng lượng phân tử
thấp, đạt trọng lượng khô).
+ Sử dụng thuốc chống thải ghép nhóm
ức chế calcineurin (cyclosporine/tacrolimus),
cellcept và corticoid theo phác đồ thống
nhất.
- Ngày ghép (N0):
+ Basiliximab (simulect) 20 mg pha

huyết thanh ngọt 5% thành 20 ml, truyền
bơm tiêm điện trong vòng 20 phút, kết
thúc trước khi BN được đưa vào phòng
phẫu thuật.
+ Solumedrol 500 mg, tiêm tĩnh mạch
chủ trong khi phẫu thuật.
- Ngày thứ 4 sau ghép (N4): dùng liều
basiliximab thứ 2, cách dùng như liều thứ
nhất.
- Các biện pháp điều trị khác sau ghép:

- Ghép thận từ người hiến không cùng
huyết thống ≥ 3 tháng (bao gồm cả từ
người sống và chết não).

+ Thuốc chống thải ghép cơ bản:
prograf (28/44 BN), neoral (16/44 BN),
cellcept (44/44 BN), corticoid.

- Có sử dụng basiliximab là thuốc dẫn
nhập và phác đồ cơ bản: prograft/neoral
+ cellcept.

+ Dự phòng nhiễm virut, dự phòng
nhiễm khuẩn cơ hội, thuốc chống tăng
huyết áp…

- Có đủ dữ liệu cần thiết.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không/sử dụng các thuốc dẫn nhập

khác ngoài basiliximab.
- BN thu thập số liệu không đầy đủ.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Thu thập số liệu:
+ Đặc điểm nhóm nghiên cứu: tuổi,
giới, nguồn thận ghép, nguyên nhân gây
suy thận mạn, mức độ phù hợp HLA.
+ Sau ghép: số lượng nước tiểu, ure,
creatinin, các đợt thải ghép cấp, biến
chứng sau ghép.
142


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
* Đánh giá kết quả:
- Đánh giá creatinin máu, mức lọc cầu
thận sau ghép 3, 6, 12, 24 tháng; tỷ lệ thải
ghép cấp; biến chứng chung sau ghép và
tác dụng phụ của basiliximab.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Thải ghép cấp: dựa vào lâm sàng,
sinh hóa và mô bệnh học.
+ Chậm chức năng thận: chức năng
thận hồi phục kém, sau ghép phải lọc
máu hỗ trợ ngay trong tuần đầu.
+ MLCT tính theo công thức Nankiwell:
MLCT = 6,7/creatinin máu (mmol/l) +
cân nặng (kg)/4 - ure/2 (mmol/l) - 100/h2 +
35 (với nam) hoặc 25 (với nữ)/(h: chiều

cao, m).
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi.info
và Epical 2000.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm của BN nhận thận và
hiến thận.
Bảng 1: Tuổi và giới của người nhận
và hiến thận (n = 44).
ĐỐI
TƯỢNG

TUỔI (n¨m)

GIỚI

Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

Trung
bình

Nam

Nữ

Người

nhận

17

65

39,0 
11,4*

30

14

Người
hiến

20

52

33,5 
8,2*

24

20

(*p < 0,05)
Tuổi trung bình của người nhận đang
trong độ tuổi lao động (39,0  11,4 tuổi).

Tuổi trung bình người hiến thận thấp hơn

hơn so với người nhận (p < 0,05), nam
nhiều hơn nữ ở cả 2 nhóm. Kết quả này
phù hợp các nghiên cứu trong nước đã
công bố với tỷ lệ mắc bệnh thận giữa
nam và nữ trong cộng đồng (nam nhiều
hơn nữ) [1]. Tuổi trung bình của người
hiến trẻ hơn so với người nhận thận
(p < 0,05), khác với nhóm ghép thận từ
người cùng huyết thống tại bệnh viện của
chúng tôi. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì
ghép thận từ người hiến sống cùng huyết
thống phần lớn do bố mẹ hiến cho con.
Tuổi người hiến thận trẻ hơn người nhận
có thể là một yếu tố thuận lợi cho chức năng
thận phục hồi và duy trì sau ghép [1].
Bảng 2: Phân bố BN nhận thận theo
sự phù hợp HLA (n = 44):
MỨC ĐỘ PHÙ HỢP HLA

n

TỶ LỆ (%)

Không hợp 6/6 alen

9

20,5


Phù hợp 1/6 alen

10

22,7

Phù hợp 2/6 alen

15

34,1

Phù hợp 3/6 alen

10

22,7

6

13,6

44

100

(trong đó phù hợp 1 haplotýp)
Tổng số


Mức độ phù hợp HLA 2/6 chiếm tỷ lệ
cao nhất (34,1%), phù hợp 1 haplotýp
(50%) có 13,6%, 9 cặp (20,5%) hoàn toàn
không phù hợp HLA. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ các cặp hiến-nhận
hoàn toàn không phù hợp HLA cao
(20,5%) hoặc chỉ phù hợp rất thấp (1/6
alen = 22,7%). Trong quy trình điều trị
chống thải ghép, 100% trường hợp nhận
thận đều được dùng thuốc dẫn nhập
(induction) để dự phòng thải ghép cấp
143


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
sớm bằng basiliximab (simulect) vào ngày
mổ và ngày thứ 4 sau mổ kết hợp dùng
thuốc chống thải ghép kinh điển theo
phác đồ quy ước, nhưng có giảm liều
(reduction). Trước đây, vấn đề phù hợp
HLA luôn luôn được chú ý nhiều trong
ghép thận từ người hiến sống, kể cả cùng
huyết thống và không cùng huyết thống.
Tỷ lệ thải ghép cấp ở BN ghép thận từ
người hiến không cùng huyết thống theo
một số báo cáo khoảng 6,95 - 13% [2].
David W và CS thấy tỷ lệ BN có chậm
chức năng thận ở BN ghép thận từ người
sống có HLA hoàn toàn không phù hợp
khoảng 7%, trong khi ở nhóm ghép thận

từ người chết não là 24% [1]. Như vậy,
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
các tác giả trên. Nghiên cứu trên 28.000
BN, thấy tỷ lệ sống thêm 5 năm của thận
ghép ở nhóm BN có phù hợp HLA 6/6 là
69%, nhưng ở nhóm hoàn toàn không
phù hợp HLA hoặc chỉ phù hợp 1 alen A
thì tỷ lệ này chỉ còn 57% [2]. Tuy nhiên,
nghiên cứu của David lại thấy HLA không
phù hợp tuy có làm giảm thời gian sống
thêm của thận ghép, nhưng không có ý
nghĩa thống kê [2]. Gần đây, với sự phát
triển của kỹ thuật miễn dịch trong việc
phát hiện kháng thể kháng HLA và kỹ thuật
đọ chéo huyết thanh (Flow cytometry) nên
tỷ lệ thải ghép cấp sau ghép đã giảm
đáng kể. Như vậy, với việc dùng thuốc
dẫn nhập, trong đó có basiliximab, vấn đề
thải ghép ở giai đoạn sớm có thể không
còn là trở ngại lớn trong ghép thận cho
những cặp BN hoàn toàn không phù hợp
HLA như người ta vẫn lo ngại?. Tuy

nhiên, với chúng tôi đây mới chỉ là kết
quả với số lượng nhỏ BN, thời gian theo
dõi ngắn, cần tiếp tục theo dõi thêm.
* Nguyên nhân gây suy thận mạn trước
ghép (n = 44):
Viêm cầu thận mạn: 39 BN (88,6%);
viêm thận-bể thận mạn: 03 BN (6,8%);

thận đa nang: 02 BN (4,6%).
* Phân bố BN theo nguồn thận ghép:
Vợ hiến cho chồng: 1 BN (2,3%); chết
não: 4 BN (9,2%); quan hệ khác: 39 BN
(88,5%). Phần lớn nhận thận từ người
sống hiến thận.
2. Kết quả sau ghép.
* Tình trạng bài tiết nước tiểu sau mổ
(n = 44):
Phần lớn BN có nước tiểu ngay sau
mổ (38 BN = 86,4%). 3 BN (6,8%) chậm
chức năng thận phải hỗ trợ thận nhân tạo
trong tuần đầu, sau đó BN phục hồi bình
thường (nhận thận từ người chết não),
3 BN (6,8%) có nước tiểu trong giờ đầu
về buồng hẫu phẫu.
Bảng 3: Creatinin máu sau ghép.
THỜI GIAN
SAU GHÉP

n

CREATININ MÁU
(X  SD) (mol/l)

3 tháng

44

105,5  22,1


6 tháng

44

107,1  18,8

12 tháng

35

115,5  20,4*

24 tháng

13

119,9  25,3*
*

p > 0,05

144


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
Sau 24 tháng, giá trị trung bình creatinin
có xu hướng tăng, nhưng sự khác biệt
chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4: MLCT sau ghép (tính theo công

thức Nankiwell).
THỜI GIAN
SAU GHÉP

n

MLCT (X  SD)
(ml/phút)

3 tháng

44

59,5  18,1*

6 tháng

44

54,1  20,4

12 tháng

35

55,9  17,6

24 tháng

13


52,1  20,3*
*

p > 0,05

MLCT có xu hướng biến đổi giảm dần,
sau 24 tháng vẫn chưa thấy khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Về chức
năng thận sau ghép, trừ những ca nhận
thận từ người chết não, chức năng thận
chậm phục hồi hơn, còn lại hầu hết BN
chức năng thận đều phục hồi sớm và ổn
định. Theo nhiều nghiên cứu, đánh giá
MLCT ở BN ghép thận ước tính bằng
công thức Nankiwell có độ chính xác cao
hơn so với nhiều phương pháp khác [2,
3]. Vì BN chỉ có thận ghép hoạt động nên
MLCT sẽ không cao như người bình
thường. Đối với BN ghộp thận, phương
phỏp tớnh MLCT bằng đồng vị phúng xạ
là phương phỏp cú độ chớnh xỏc cao. Khi
nghiờn cứu MLCT của BN ghộp thận
dựng đồng vị phúng xạ 51Cr EDTA (Ethyl
Diamine Tetraacetic Acid) theo phương
phỏp đa mẫu của Chantler, Mourad và
CS thấy phương phỏp ước lượng MLCT
của Nanra và Nankiwell cú độ chính xác
tương tự như phương pháp của Chantler,
trong khi đó phương pháp Cockroft -


Gault lại có độ sai số khá cao so với
phương pháp Chantler (cao hơn thực tế,
p < 0,05). Nankiwell và CS xây dựng
công thức tính MLCT dựa vào ure máu,
có độ chính xác tương tự như phương
pháp tính MLCT dùng đồng vị phóng xạ
Tc-DTPA ở mức độ chức năng thận, nhất
là khi MLCT đã giảm thấp [3].
Bảng 5: Biến chứng sau mổ và tác
dụng phụ liên quan đến basiliximab.
BIẾN CHỨNG

n

TỶ LỆ (%)

Thải ghép cấp

3

6,9

Chậm phục hồi chức năng thận
ghép

3

6,9


Viêm tụy cấp

1

2,3

(2)

(3)

Viêm dạ dày cấp

1

2,3

Nôn, tim đập nhanh khi dùng
basiliximab

1

2,3

Sốc phản vệ, dị ứng basiliximab

0

0

Tử vong


0

0

(1)

Đến thời điểm kết thúc nghiên cứu
này, chúng tôi chỉ ghi nhận 3 lần thải
ghép cấp ở 3 BN và 3 BN chức năng thận
chậm phục hồi sau ghép. BN bị thải ghép
cấp được điều trị thành công bằng corticoid
liều cao theo phác đồ thường dùng. Các
biến chứng khác cũng tương tự như một
số nghiên cứu đã công bố [5, 6, 7]. Trong
quá trình theo dõi chúng tôi chỉ gặp 1 BN
có biểu hiện tác dụng phụ rõ ràng của
basiliximab là nôn và tim đập nhanh, tức
ngực nhẹ trước khi kết thúc truyền
basiliximab và không gặp BN nào bị sốc
145


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014
phản vệ với basiliximab. Kết quả này phù
hợp với một số nghiên cứu khác [4, 5, 8].
Do số lượng BN còn hạn chế và thời
gian theo dõi ngắn (1 - 30 tháng) nên
chúng tôi chưa phân tích được thời gian
sống thêm của thận ghép và của BN

theo biểu đồ đường cong Kaplan - Meier
để so sánh với những nghiên cứu khác.
Tuy vậy, kết quả bước đầu cho thấy rất
đáng khích lệ. Tất cả BN ghép thận hiện
vẫn còn sống với chức năng thận ghép
tốt, tỷ lệ biến chứng sau ghép thấp.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 44 cặp BN nhận và hiến
thận không cùng huyết thống, thời gian
theo dõi từ 3 - 24 tháng, bước đầu chúng
tôi có nhận xét:
- Tỷ lệ cặp BN nhận và hiến thận phù
hợp HLA  1/6 alen khá cao (43,2%),
trong đó 9 cặp (20,5%) hoàn toàn không
phù hợp (0/6 alen). Hầu hết BN sau ghép
chức năng thận ghép phục hồi tốt với
86,5% BN có nước tiểu ngay trong mổ.
Tại thời điểm 2 năm sau ghép, MLCT có
biến đổi với xu hướng giảm, nhưng chưa
có ý nghĩa (p < 0,05) so với trước đó.
6,9% BN bị chậm chức năng thận ghép
và thải ghép cấp.
- Việc sử dụng basiliximab để điều trị
dẫn nhập an toàn: không có BN bị sốc
phản vệ khi dùng thuốc, 2,3% BN bị nôn
và tim đập nhanh, tức ngực nhẹ trước khi
kết thúc truyền basiliximab.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David W. Gjerstone and Michael Cecka.

Living unrelated donor kidney transplantation,
Kidney International. 2000, Vol 58, pp.491-499.
2. Gabriel M. Danovitch et al. Handbook of
kidney transplantation. Third edition, Lippincott
Williams & Wilkins. 2010.
3. Adnan Mourad, Shane Carney et al.
Measurement of glomerular filtration rate in renal
transplant recipients: A comparison of methods.
Nephrology. 2002, 7, pp.77-82.
4. McKeage K, McCormack PL. Basiliximab:
a review of its use as induction therapy in
renal transplantation. Biodrug. 2010, Feb 1,
24 (1), pp.55-76.
5. Boggi U, Danesi R, Vistoli F et al. A
benefit-risk assessment of basiliximab in renal
transplantation. Drug Saf. 2004, 27 (2), pp.91-106.
6. Boggi U, Vistoli F, Signori S et al. Efficacy
and safety of basiliximab in kidney transplantation.
Expert Opin Drug Saf. 2005, May, 4 (3), pp.473490.
7. Gabardi S, Catella J, Martin ST et al.
Maintenance immunosuppression with intermittent
intravenous IL-2 receptor antibody therapy in
renal transplant recipients. Ann Pharmacother.
2011, 45 (9).
8. Libório AB, Mendoza TR et al. Induction
antibody therapy in renal transplantation using
early steroid withdrawal: long-term results comparing
anti-IL2 receptor and anti-thymocyte globulin.
Int Immunopharmacol. 2011, 11 (11), pp.18321836.


146


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014

147



×