Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.55 KB, 81 trang )

Lời cảm ơn
Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, em xin
chân thành cảm ơn Bộ môn Phục hồi chức năng Trường đại học
Y Hà Nội, khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Điều trị tự
nguyện và khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Việt Đức, khoa
Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Xanh Pôn và Phòng đào tạo
đại học Trường đại học Y Hà Nội. Đã tạo điều kiện thuận lợi và
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thu thập số
liệu nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em biết ơn rất
nhiều người, đặc biệt cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và lời cảm ơn chân thành nhất đến:
TS Phạm Văn Minh: Giảng viên Bộ môn Phục hồi chức
năng Trường đại học Y Hà Nội, là người thầy đầu tiên đã dìu
dắt em học tập, nghiên cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã dạy dỗ , giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và đóng góp
nhiều ý kiến quý giá cho em trong quá trình thực hiện khóa luận
này:
BS.ThS Đặng Kim Hương: Trưởng khoa Phục hồi chức
năng Bệnh viện Việt Đức.
BS.ThS Trần Trung Dũng: Giảng viên Bộ môn Ngoại
Trường đại học Y Hà Nội.
Các bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên Khoa Phục hồi chức
năng Bệnh viện Việt Đức.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các bệnh nhân đã
đồng ý cho tôi thu thập số liệu nghiên cứu và tất cả những tác
giả có công trình nghiên cứu xin được tham khảo trong khóa
luận này.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị


em và bạn bè, những người đã động viên, tạo mọi điều kiện
thuận lợi và hết lòng ủng hộ con trong quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh Viên
Trương Thị Kiều Oanh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tụi. Cỏc số liệu
nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực, chính xác và chưa từng ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác .
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Trương Thị Kiều Oanh
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHCN : Phục hồi chức năng
THKG : Thoái hóa khớp gối
TVĐ : Tầm vận động
BMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………… 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Giải phẫu chức năng khớp gối [3] 3
1.1.1. Giải phẫu khớp gối 3
1.1.2. Biên độ và tầm vận động của khớp gối [9] 6
1.1.3. Các cơ và thần kinh tham gia chi phối và vận động khớp gối [4] 7
1.2. Bệnh lý thoái hóa khớp gối 7
1.2.1. Định nghĩa, phân loại thoái hóa khớp gối 7
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh thoái hóa khớp gối 9
1.2.3. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối [5] 11

1.3. Thay khớp gối 12
1.3.1. Lịch sử thay khớp gối 12
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần ra đời và phát triển song song với
phẫu thuật thay khớp háng. Nỗ lực đầu tiên về thay khớp gối là tạo một
bản lề được cố định vào xương bằng cách xuyên vào ống tủy. Những bản
lề loại này có khả năng giảm đau tốt trong thời gian ngắn nhưng chức
năng không được cải thiện nhiều do những hạn chế của chuyển động.
Sau một vài năm, loại khớp giả này thường bị lỏng khớp và nhiễm trùng.
Trong cùng thời gian đó, một số bác sĩ phẫu thuật đã cố gắng để điều trị
viêm khớp gối với một miếng đệm kim loại được đặt giữa các xương của
khớp gối để loại bỏ những ma sát bề mặt không đều tác động lờn cỏc
đầu xương. 12
Bằng phương pháp cấy ghép, McKeever DC (1958) [35] và MacIntosh DL
(1960) [31] đã đạt được một số thành công nhưng đó không dự đoán
được rằng nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục đau và hạn chế vận động sau
mổ. Tiếp theo đú, cỏc bỏc sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa
Massachusetts đã tạo một loại khớp giả khác trong hình dạng một nửa
dưới của xương đùi để lắp ghép vào khớp gối bị hỏng. Điều này đó giúp
giảm đáng kể các triệu chứng nhưng cũng không duy trì được kết quả lâu
dài. 12
Năm 1968, Gunston FH, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hỡnh người Canada
đến từ Trung tâm khớp háng của John Charnley đã thiết kế loại khớp gối
bằng kim loại và nhựa, có gắn xi măng cú tỏc dụng bảo vệ xương. Đây
thực sự là loại khớp gối bằng kim loại và nhựa đầu tiờn cú kết hợp với xi
măng [24]. 12
Năm 1972, Insall JN, một bác sĩ người Anh sống ở thành phố New York
đã thiết kế hoàn chỉnh lại loại khớp gối này trở thành nguyên mẫu cho
thay khớp gối toàn phần ngày nay. Đây là một loại khớp giả cấu tạo bởi
ba thành phần, tạo nên diện tiếp xúc mới với bề mặt các thành phần của
khớp gối là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Ba thành phần

này được cố định với xương bằng xi măng. Đây là khớp gối toàn phần
đầu tiên được hoàn thành với thiết bị đo đạc cụ thể giúp cho việc cắt và
ghép xương chính xác [25] 13
Kể từ đó, bằng cách báo cáo, xem xét các trường hợp bệnh nhân đã thay
khớp gối toàn phần để sửa chữa, hoàn chỉnh mà phương pháp phẫu
thuật thay khớp gối toàn phần ngày một cải tiến thờm đỏng kể. Ngày nay
với sự hỗ trợ của các thành phần kim loại và nhựa, người ta đã sản xuất
ra nhiều loại khớp gối cú cỏc kích cỡ khác nhau thích hợp với từng
trường hợp cụ thể và các công cụ tốt hơn để thực hiện cuộc phẫu thuật.
Kết quả của thay khớp gối chính vì thế đạt ngang bằng và có thể vượt kết
quả của thay khớp háng. Đây là một thay đổi đáng chú ý từ 1975-1980
khi mà kết quả thay khớp gối cũn kộm hơn nhiều so với thay khớp háng.
Hàng năm có khoảng 150.000 ca thay khớp gối được thực hiện ở Hoa Kỳ
[18] 13
Hiện nay những nghiên cứu về thay khớp gối chủ yếu hướng vào việc cải
tiến các thiết kế để cải thiện chức năng sau mổ cho bệnh nhân. Mong
muốn đạt được khả năng chuyển động và sức mạnh của khớp gối cao
hơn là động cơ thúc đẩy các nhà nghiên cứu nâng cao hơn nữa kết quả
thay khớp gối có thể đạt như một khớp gối bình thường. Sau này còn
xuất hiện thêm loại khớp gối toàn phần không xi măng. Thay khớp gối
toàn phần không xi măng là phương pháp sử dụng một khớp giả với bề
mặt kết cấu xốp, nhờ đó xương có thể phát triển tiếp về phía khớp giả và
cố định nó tại chỗ. Loại khớp này có thể bền hơn so với loại có xi măng
được sử dụng trước đây. Thay khớp gối toàn phần không xi măng hiện
đang được sử dụng cho bệnh nhân với kết quả rất hứa hẹn [18] 14
1.3.2. Khớp gối toàn phần [16] 14
1.3.3. Kỹ thuật mổ [17] 16
1.3.4. Một số biến chứng trong và sau mổ 17
1.4. Một số kết quả về PHCN khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối 17
1.4.1. Trên thế giới 17

1.4.2. Ở Việt Nam 18
1.5. PHCN khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối 19
1.5.1. Vật lý trị liệu 19
1.5.2. Vận động trị liệu 21
1.6. Một số phương pháp đánh giá PHCN khớp gối sau thay khớp gối 22
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU 24
1.7. Đối tượng nghiên cứu 24
1.7.1. Đối tượng nghiên cứu 24
1.7.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24
1.7.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 24
1.8. Phương pháp nghiên cứu 24
1.8.1. Thiết kế nghiên cứu 24
1.8.2. Kỹ thuật PHCN 25
1.8.3. Phương pháp đánh giá kết quả 31
1.8.4. Phương pháp xử lý số liệu 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
1.9. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 36
1.9.1. Giới 36
1.9.2. Tuổi 36
1.9.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 37
1.9.4. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối 37
1.9.5. Vị trí bên tổn thương 38
1.9.6. Thời gian đau trước mổ do thoái hóa khớp gối 38
1.10. Đánh giá kết quả PHCN khớp gối sau thay khớp gối 39
1.10.1. So sánh kết quả phục hồi TVĐ gấp qua các thời điểm đánh giá 39
1.10.2. So sánh kết quả phục hồi TVĐ duỗi khớp gối qua các thời điểm
đánh giá 40
1.10.3. So sánh kết quả phục hồi mức độ vẹo trong hay vẹo ngoài của khớp
gối qua các thời điểm đánh giá 41
1.10.4. So sánh sức cơ tứ đầu đùi qua các thời điểm đánh giá 42

1.10.5. So sánh mức độ đau khi nghỉ ngơi qua các thời điểm đánh giá 43
1.10.6. So sánh mức độ đau khi đi bộ qua các thời điểm đánh giá 44
1.10.7. So sánh khả năng đi bộ qua các thời điểm đánh giá 45
1.10.8. So sánh kết quả PHCN chung qua các thời điểm đánh giá 46
1.11. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN khớp gối sau phẫu
thuật thay khớp gối 47
1.11.1. So sánh kết quả PHCN khớp gối giữa 2 nhóm BMI khác nhau 47
1.11.2. So sánh kết quả PHCN khớp gối giữa 2 nhóm tuổi khác nhau 48
1.11.3. So sánh kết quả PHCN giữa 2 nhóm thời gian đau trước mổ do
THKG khác nhau 49
BÀN LUẬN 50
1.12. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 50
1.12.1. Tuổi và giới 50
1.12.2. Chỉ số BMI 51
1.12.3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối 51
1.12.4. Bên tổn thương 52
1.12.5. Thời gian đau trước mổ do thoái hóa khớp gối 52
1.13. Đánh giá kết quả PHCN khớp gối sau thay khớp gối 52
1.13.1. Tầm vận động gấp khớp gối 52
1.13.2. Tầm vận động duỗi khớp gối 53
1.13.3. Mức độ vẹo trong hay vẹo ngoài của khớp gối 54
1.13.4. Sức cơ tứ đầu đùi 55
1.13.5. Triệu chứng đau 55
1.13.6. Khả năng đi bộ 56
1.13.7. Kết quả PHCN chung 57
1.14. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN khớp gối sau phẫu
thuật thay khớp gối 58
1.14.1. Kết quả phục hồi giữa 2 nhóm BMI khác nhau 58
1.14.2. Kết quả phục hồi giữa 2 nhóm tuổi khác nhau 59
1.14.3. Kết quả phục hồi giữa 2 nhóm thời gian đau trước mổ khác nhau.60

3.Nguyễn Đức Cự (1992), Giải phẫu học tập 1, Trường Đại
học Y Hà Nội, trang 139-142 1
4.Dương Xuân Đạm (2000), Thể dục phục hồi chức năng
vận động, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, trang 63-85 1
6.Trương Chí Hữu, Nguyễn Văn Quang (2008), “Kết quả
ban đầu thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện chấn
thương chỉnh hình Tp Hồ Chí Minh”,
1
8.Phạm Chí Lăng (2008), “Kết quả ban đầu điều trị thoái
hóa khớp gối bằng thay khớp gối nhân tạo toàn phần kiểu
xoay”, Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh, tập 12 phụ bản 1,
trang 8-14 1
9.Vũ Hoàng Liên (2002), “Kết quả phẫu thuật điều trị cứng
duỗi gối ở người lớn sau chấn thương theo phương pháp
Judet”, Luận văn thạc sĩ y học, trang 3 2
16.Bellemans J, Ries M, Victor J (2005), “Materials”, Total
knee arthroplasty, Springer, pp 365-369 2
17.Bellemans J, Ries M, Victor J (2005), “Surgical
technique”, Total knee arthroplasty, Springer, pp 165-234.
2
24.Guston FH (2006), “Polycentric knee arthroplasty:
prosthetic simulation of normal knee movement. 1971”,
Clin Orthop, 446, pp 11-12 3
38. Rasul AT (2005), “Total Joint Replacement Rehabilitation”,
4
39.Scott WN, Rubinstein M, Scuderi GR (1988), “Results
after knee replacement with a posterior cruciate-
substituting prosthesis”, J Bone Joint Surg Am, 70(8), pp
1163-1173 4
40.Scuderi GR, Tria AJ (2001), “Rehabilitation”, Surgical

techniques in total knee arthroplasty, Springer, pp 669-
677 5
Tiếng Pháp 5
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý thoái hóa khớp gối tiờn phỏt hay thứ phát ở người lớn tuổi để
lại di chứng đau cơ học kéo dài, biến dạng trục cơ học chi dưới, co rút, mất
vững và giới hạn tầm vận động khớp gối.
Việc điều trị bệnh lý này luôn là một vấn đề khó khăn dù đó là điều trị
nội khoa hay ngoại khoa. Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
sớm như thuốc, giảm cân, vật lý trị liệu hay phẫu thuật bảo tồn như nội soi,
cắt xương sửa trục [7], [11]. Trong trường hợp nặng biến dạng nhiều, co rút
khớp gối, lệch trục cơ học nặng, thương tổn X quang hẹp nặng khe khớp kèm
khuyết xương thì chỉ định thay khớp gối được đặt ra [2], [26].
Trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ 20, phẫu thuật thay khớp gối
toàn phần đã được áp dụng thành công nhằm cải thiện chức năng đi và các
hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Phẫu thuật này thực sự
đã mang lại một chất lượng sống tốt hơn cho người già bị hỏng nặng khớp gối
[6].
Ở Việt Nam, kỹ thuật thay khớp gối mới được thực hiện cách đây 6
năm và đang phát triển ở các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Chấn thương
chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108,
Bệnh viện Xanh Pụn.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam bước đầu phát triển, nhu cầu về
phục hồi chức năng (PHCN) nói chung và PHCN sau phẫu thuật thay khớp
gối càng được đặt ra. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại chức năng
khớp gối một cách nhanh chóng sau phẫu thuật và tránh để lại di chứng cứng
khớp sau này. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng được luyện tập
PHCN một cách bài bản và thường xuyên. Đó cú một số tác giả báo cáo về
những vấn đề này như Nguyễn Thành Chơn [2], Phạm Chí Lăng [8], Trương

2
Chí Hữu và Nguyễn Văn Quang [6]…Cỏc báo cáo cho thấy kết quả đánh giá
chức năng khớp gối sau mổ đạt tỷ lệ cao. Mặc dù vậy những kết quả thu được
trong theo dõi sau mổ ở Việt Nam mới chỉ là những nhận xét bước đầu, chưa
đi sâu đánh giá kết quả quá trình PHCN sau phẫu thuật. Đánh giá kết quả
PHCN sau phẫu thuật thay khớp gối là cần thiết và mang tính thực tiễn giúp
cho những ca phẫu thuật tiếp theo.
Để góp phần hoàn thiện hiểu biết về quá trình PHCN sau phẫu thuật
thay khớp gối toàn phần trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “ Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu
thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối” nhằm
hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
2. Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới chức năng khớp gối
sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa
khớp gối.
3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu chức năng khớp gối [3]
1.1.1. Giải phẫu khớp gối
Khớp gối là một khớp phức hợp gồm hai khớp: khớp giữa xương đùi
với xương chày và khớp giữa xương đùi với xương bánh chè.
1.1.1.1.Diện khớp:
- Đầu dưới xương đùi: có ba diện là: lồi cầu trong, lồi cầu ngoài và diện
bánh chè hay ròng rọc.
- Đầu trên xương chày: là hai diện khớp trên để tiếp với hai lồi cầu
xương đùi.
- Mặt sau xương bánh chè: tiếp khớp ở sườn ngoài và sườn trong ròng
rọc xương đùi.

- Sụn chờm: cú hai sụn chêm đệm ở giữa hai đầu xương đùi và xương
chày là sụn chêm trong hình chữ C và sụn chêm ngoài hình chữ O.
Hai sụn này là mô sụn sợi nằm trên hai diện khớp trên của xương chày
để giảm bớt sự không tương xứng của các diện khớp và làm giảm nhẹ các va
chạm khi vận động.
Hai sụn trên nối với nhau bởi dây chằng ngang gối. Hai đầu mỗi sụn lại
bám vào các củ gian lồi cầu xương chày.
Bờ ngoài sụn dày, phía trung tâm mỏng và giới hạn bởi một bờ vòng
sắc.
Sụn chờm cũn có ý nghĩa lớn trong các động tác của khớp : nó di
chuyển ra sau khi gấp cẳng chân và di chuyển ra trước khi duỗi cẳng chân.
4
Hình 1.1. Khớp gối nhìn từ trên
1.1.1.2.Phương tiện nối khớp
- Bao khớp:
Đi từ đầu dưới xương đùi đến đầu trên xương chày.
Ở đầu dưới xương đùi bám vào phía trên hai lồi cầu, hố gian lồi cầu và
diện ròng rọc.
Ở đầu trên xương chày bám vào phía dưới hai diện khớp trên.
Ở khoảng giữa bao khớp bám vào rìa ngoài sụn chêm và các bờ của
xương bánh chè.
- Dây chằng:
Bốn mặt của khớp gối (trước sau và hai bên) đều cú cỏc dây chằng,
trong đó dây chằng bên rất khỏe, thích ứng với chức năng duỗi và gấp của
khớp.
+ Mặt trước: cú gõn cơ tứ đầu đùi xương bánh chè, dây chằng bánh chè và
hãm bánh chè trong và ngoài.
+ Mặt sau: ở ngoài bao khớp có dây chằng kheo chéo là các sợi quặt
ngược của gân cơ bán mạc.
5

Ở trong bao khớp có hai dây chằng bắt chéo: dây chằng bắt chéo trước
đi từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi, chạy chếch xuống dưới, ra trước và
vào trong tới diện gian lồi cầu trước của xương chày. Dây chằng bắt chéo sau
đi từ mặt ngoài lồi cầu trong xương đùi, chếch xuống dưới, ra ngoài và ra sau
tới diện gian lồi cầu sau xương chày. Hai dây chằng này bắt chéo nhau thành
hình chữ X và giữ cho khớp khỏi trật ra trước và ra sau.
+ Mặt trong (mặt chày): có dây chằng bên chày, là một dải sơ rộng, dính
vào bao khớp, đi từ mỏm trên lồi cầu trong xương đùi tới mặt trong đầu trên
xương chày.
+ Mặt ngoài (mặt mác): có dây chằng bờn mỏc giống như một thừng tròn
mảnh, đi từ mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi tới mỏm xương mác.
Hình 2. Khớp gối tư thế gấp nhìn từ trước
- Bao hoạt dịch:
Phủ mặt trong bao khớp nhưng rất phức tạp vỡ cú sụn chêm và cỏc dõy
6
chằng bắt chéo.
Ở phía trên, bao hoạt dịch tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè và một
số túi thanh mạc khác ở quanh khớp.
Như vậy các dây chằng bắt chéo nằm trong bao khớp nhưng ở ngoài
bao hoạt dịch.
1.1.2. Biên độ và tầm vận động của khớp gối [9]
Khớp gối có hai tầm vận động: gấp - duỗi và xoay nhưng động tác xoay
chỉ là phụ và chỉ thực hiện được khi gối gấp.
1.1.2.1.Tầm vận động gấp - duỗi: đây là cử động chính của khớp gối
Biên độ cử động gấp - duỗi gối:
Duỗi: khi để cẳng chân theo trục đùi và duỗi tối đa thì duỗi chủ động là
0
o
(thụ động có thể đạt -5
o

duỗi).
Gấp: biên độ gấp gối chủ động thay đổi theo tư thế của háng, khoảng
140
o
khi háng gấp, 120
o
khi háng duỗi. Khi gấp thụ động nó đạt 160
o
và cho
phép gót chạm mông.
1.1.2.2.Tầm vận động xoay chủ động của gối:
Chỉ thực hiện được khi gối gấp, là 40
o
với xoay ngoài và 30
o
với xoay
trong.
1.1.2.3.Chức năng vận động:
Cử động chủ yếu của khớp gối là gấp - duỗi. Trong cứng duỗi gối, gấp
gối bị hạn chế gây ra hạn chế cơ năng. Trên thực tế, người ta coi:
65
o
gấp là cần thiết để có dáng đi bình thường
75
o
để lên được thang gác
90
o
để xuống thang
TVĐ khớp gối (theo phương pháp Zero) là 135

o
+ Duỗi 0
o
+ Gấp 135
o
7
1.1.3. Các cơ và thần kinh tham gia chi phối và vận động khớp gối [4]
1.1.3.1.Các cơ tham gia vận động khớp gối:
+ Gấp cẳng chân vào đùi: cơ bán mạc, cơ bỏn gõn, cơ nhị đầu đùi. Khi
đã gấp cẳng chân vào đùi cơ bỏn gõn, bỏn mạc xoay đùi vào trong; cơ nhị đầu
xoay đùi ra ngoài. Ngoài ra cơ khoeo cũng tham gia gấp cẳng chân, cơ may
vừa gấp cẳng chân vừa kộo đựi vào trong và gấp đùi vào bụng.
+ Duỗi cẳng chân: cơ tứ đầu đùi (qua xương bánh chè bám ở lồi củ
trước xương chày), cơ căng cõn đựi. Cơ thẳng trước của tư đầu đựi cũn tham
gia gấp đùi vào bụng.
1.1.3.2.Thần kinh chi phối vận động khớp gối:
Thần kinh chi dưới xuất phát từ hai đám rối thần kinh thắt lưng và thần
kinh cùng.
Dây thần kinh bịt và dây thần kinh đùi xuất phát từ đám rối thần kinh
thắt lưng L1, L2, L3, L4.
+ Dây thần kinh bịt vận động các cơ đùi trong (dõy khộp đựi). Cảm
giác các khớp hông, khớp gối và mặt trong đầu gối.
+ Dây thần kinh đùi vận động cơ chậu thắt lưng và các cơ đùi trước
(may, tứ đầu đùi, lược, khép nhỡ). Duỗi cẳng chân và một phần khộp đựi.
Cảm giác da trước trong đùi, đầu gối và cẳng chân. Có 4 nhánh tận (2 dây cơ
bỡ, dõy cơ tứ đầu đùi và dây hiển trong).
1.2. Bệnh lý thoái hóa khớp gối.
1.2.1. Định nghĩa, phân loại thoái hóa khớp gối.
1.2.1.1.Định nghĩa.
Bệnh thoái hóa khớp là bệnh suy giảm chức năng xơ hóa của sụn khớp

trong đó phản ứng viêm là thứ phát [1].
Bệnh có thể xảy ra ở mọi khớp nhưng theo nhiều cuộc điều tra tỷ lệ
thoái hóa khớp gối cao hơn hẳn so với khớp háng và cột sống [32].
8
Ở Mỹ có 21 triệu người mắc bệnh thoái hóa khớp, gây thiệt hại 68 triệu
ngày công lao động hàng năm và 4 triệu người phải nằm viện. Khoảng
100.000 bệnh nhân ở Mỹ không thể đi lại được do bệnh nặng [34]. Thoái hóa
khớp gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người già đứng thứ hai sau bệnh tim
mạch. 90% những người trên 70 tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp trên Xquang
tối thiểu ở một khớp [30].
Tại Pháp bệnh thoái hóa khớp chiếm 28,6% các bệnh về xương khớp,
ước tính có tới 3,4 triệu người tới điều trị bệnh thoái hóa khớp mỗi năm, con
số này vẫn chưa thật chính xác vì người ta cho rằng có tới 1/3 số người mắc
bệnh không tới khám hoặc chữa bệnh thoái hóa khớp [44].
Ở Việt Nam theo thống kê tình hình bệnh khớp ở bệnh viện Bạch Mai
có khoảng 10,4% số bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh thoái hóa khớp
trong đó thoái hóa khớp gối chiếm khoảng 13% tổng số bệnh nhân thoái hóa
khớp [1].
Thoái hóa khớp gối là bệnh hay gặp trong các bệnh lý của khớp. Theo
Ryckewaert A và CS tổng kết khoảng trên 80% số người mắc bệnh thoái hóa
khớp gối là nữ. Những triệu chứng khởi phát của bệnh bắt đầu từ sau tuổi 40
và rõ nhất sau tuổi 50 [43].
1.2.1.2.Phân loại bệnh thoái hóa khớp gối
a. Thoái hóa khớp gối nguyờn phỏt
Phần lớn gồm những trường hợp do lão hóa, bệnh thường xuất hiện
muộn ở những người trên 50 tuổi. Cùng với sự thay đổi tuổi tác, sự thích ứng
của sụn khớp với các tác nhân tác động lên khớp ngày càng giảm. Nguyên
nhân của sự thay đổi này có thể là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp
bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng sụn, và sự phân bố chịu lực của
khớp bị thay đổi thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp.

b. Thoỏi hóa khớp gối thứ phát
9
Có nhiều nguyên nhân, có thể do dị tật của trục khớp gối, tác động của
các yếu tố cơ học, chuyển hóa, các di chứng của bệnh khớp viờm…
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh bệnh thoái hóa khớp gối
1.2.2.1.Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp
Nguyên nhân thực sự của bệnh thoái hóa khớp vẫn chưa được xác định.
Quá trình dẫn đến bệnh thoái hóa phát sinh từ nhiều yếu tố của sự chuyển hóa
sụn mà trong đó hoạt động thoái biến vượt trội hơn hoạt động tổng hợp (tuổi
già, béo phì, di truyền, các chấn thương do thể thao và nghề nghiệp, rối loạn
chuyển hóa). Hai giả thuyết bệnh học được đưa ra và không thể tách rời nhau:
Các yếu tố cơ học được coi là hiện tượng ban đầu của các vết nứt hình
sợi khi soi dưới kính hiển vi, các vi gãy xương do suy yếu cỏc đỏm collagen
dẫn đến hư hỏng các chất proteoglycan.
Thuyết tế bào cho rằng các yếu tố tấn công cơ học tác động trực tiếp
lên mặt sụn đồng thời gây ra sự hoạt hóa và sự giải phóng enzym trong quá
trình thoái biến chất cơ bản gây ra sự phá hủy sụn khớp, dẫn đến việc tạo sụn
khớp bị suy giảm. Sự mất thăng bằng giữa tổng hợp và thoái hóa sụn khớp đã
kéo theo sự tăng hàm lượng nước, từ đó làm giảm độ cứng và độ đàn hồi của
sụn. Các mảnh vỡ của sụn bị rơi trong ổ khớp. Màng hoạt dịch cú cỏc mảnh
vụn khu trú sẽ có hiện tượng bị viêm. Sự mất cân bằng này lại càng tăng do
chất cytokin và các yếu tố tăng sinh được tạo ra từ đỏm viờm của màng hoạt
dịch tập trung lại và đõy chớnh là nguyên nhân thứ hai gây ra sự thoái hóa
sụn.
1.2.2.2.Cơ chế bệnh sinh bệnh thoái hóa khớp gối
Về sinh bệnh học của thoái hóa khớp: bệnh bắt đầu từ hư hỏng sụn
khớp, các hư hỏng khác chỉ là thứ phát, tổn thương đầu tiên của sụn khớp là ở
chất căn bản.
10
Tổn thương ban đầu tại sụn là những vùng nứt nhỏ, vết nứt có thể dạng

cột, màu xám và sần sùi trong khi sụn bình thường có màu trắng, sáng bóng,
ẩm ướt và trơn nhẵn.
Theo thời gian, thương tổn nhỏ đầu tiên này sẽ lan rộng và ăn sâu
thờm. Cỏc vết nứt, lúc đầu chỉ ở trên bề mặt và ăn ngang sẽ càng ngày càng
nứt sâu xuống và ăn theo chiều dọc, tình trạng nứt ngày càng tiến sâu hơn và
vết loét sẽ ăn tới phần xương dưới sụn, phá hủy xương, mọc ra các gai xương,
chồi xương, do bị kích thích viêm ở bao hoạt dịch.
Bên cạnh sự rạn nứt của bề mặt sụn, sự biểu lộ rõ nét nhất của quá trình
già đi của sụn là sự đổi mầu vàng toàn bộ sụn, sụn khớp trở nên mỏng hơn so
với trẻ em và thanh niên. Vùng dưới bị canxi hóa của sụn khớp bị mỏng đi và
vùng chuyển tiếp với sụn không bị canxi hóa trở nên không đều và thường bị
phân đôi. Mật độ tế bào sụn của sụn khớp cũng giảm dần ở tuổi trung niên.
Shuckett R cho rằng có sự thay đổi rõ rệt về sinh hóa trong sụn khớp bị
lão hóa, làm sụn bị suy yếu khi chịu tải và dẫn tới thoái hóa khớp. Sự suy
giảm về số lượng tế bào có thể tới 50% nếu so sánh giữa những người bệnh
trên 80 tuổi với những người dưới 40. Điều này đặc biệt rõ trong vùng bề mặt
khớp chịu tải, thậm chí cả các phần khớp không chịu tải như đầu dưới xương
đùi. Những thay đổi trong cấu tạo hóa học của sụn khớp đã xảy ra trước tuổi
dậy thì và tiếp tục diễn ra dần dần ở tuổi trung niên [45].
Thêm vào đó, so với các tế bào trẻ, các tế bào già tổng hợp rất ít protein
và collagen dẫn tới sự suy giảm của độ bền sụn khớp và giảm khả năng tái
tạo. Như vậy, nếu các tế bào sụn già không khôi phục lại được một cách
nhanh chóng, các vết nứt cực nhỏ xuất hiện ở vựng đỏy của sụn, thương tổn
ban đầu xuất hiện và dần dần sẽ chuyển thành thoái hóa khớp.
11
1.2.3. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối [5]
Tùy theo mức độ của bệnh mà áp dụng các phương pháp điều trị khác
nhau:
- Giáo dục bệnh nhân: tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và trọng
lượng, giảm trọng lượng với các bệnh nhân béo phì.

- Vật lý trị liệu: siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối
khoỏng, bựn.
- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid và / hoặc thuốc điều trị triệu
chứng tác dụng chậm.
- Tiêm khớp: corticoid, hyaluronat…
- Điều trị dưới nội soi khớp: rửa khớp, lấy bỏ các thành phần ngoại lai
trong khớp (có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra, hoặc các thành phần bị
canxi hóa), gọt giũa bề mặt không đều của sụn, cắt bỏ các sụn bị tổn thương.
- Ghép sụn: mài nhẵn các mẩu sụn ghép, trong đó sụn được duy trì do
được nhúng vào cỏc vựng xương được tưới máu và ghép vào vùng sụn bị
thoái hóa. Bề mặt sụn bị thoái hóa được phủ bởi sụn chức năng.
- Cấy tế bào sụn tự thân: lấy tế bào sụn của bệnh nhân ra nuôi cấy và cho
nhân lên ở môi trường bên ngoài và tiêm trở lại khớp gối của chính bệnh
nhân, sụn sẽ phát triển tốt và thay thế các lớp sụn cũ đã bị thoái hóa. Phương
pháp này chưa được áp dụng ở Việt Nam.
- Thay khớp giả: là phương pháp đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao thường
được áp dụng ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn muộn,
không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên nhờ hiệu quả vượt trội về
giảm đau và phục hồi chức năng vận động mà phương pháp này ngày càng
phổ biến.
12
1.3. Thay khớp gối
1.3.1. Lịch sử thay khớp gối
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần ra đời và phát triển song song với
phẫu thuật thay khớp háng. Nỗ lực đầu tiên về thay khớp gối là tạo một
bản lề được cố định vào xương bằng cách xuyên vào ống tủy. Những bản
lề loại này có khả năng giảm đau tốt trong thời gian ngắn nhưng chức
năng không được cải thiện nhiều do những hạn chế của chuyển động.
Sau một vài năm, loại khớp giả này thường bị lỏng khớp và nhiễm trùng.
Trong cùng thời gian đó, một số bác sĩ phẫu thuật đã cố gắng để điều trị

viêm khớp gối với một miếng đệm kim loại được đặt giữa các xương của
khớp gối để loại bỏ những ma sát bề mặt không đều tác động lờn cỏc đầu
xương.
Bằng phương pháp cấy ghép, McKeever DC (1958) [35] và MacIntosh
DL (1960) [31] đã đạt được một số thành công nhưng đó không dự đoán
được rằng nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục đau và hạn chế vận động sau
mổ. Tiếp theo đú, cỏc bỏc sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa
Massachusetts đã tạo một loại khớp giả khác trong hình dạng một nửa
dưới của xương đùi để lắp ghép vào khớp gối bị hỏng. Điều này đó giúp
giảm đáng kể các triệu chứng nhưng cũng không duy trì được kết quả lâu
dài.
Năm 1968, Gunston FH, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hỡnh người Canada
đến từ Trung tâm khớp háng của John Charnley đã thiết kế loại khớp gối
bằng kim loại và nhựa, có gắn xi măng cú tỏc dụng bảo vệ xương. Đây
thực sự là loại khớp gối bằng kim loại và nhựa đầu tiờn cú kết hợp với xi
măng [24].
13
Năm 1972, Insall JN, một bác sĩ người Anh sống ở thành phố New York
đã thiết kế hoàn chỉnh lại loại khớp gối này trở thành nguyên mẫu cho
thay khớp gối toàn phần ngày nay. Đây là một loại khớp giả cấu tạo bởi
ba thành phần, tạo nên diện tiếp xúc mới với bề mặt các thành phần của
khớp gối là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Ba thành phần
này được cố định với xương bằng xi măng. Đây là khớp gối toàn phần
đầu tiên được hoàn thành với thiết bị đo đạc cụ thể giúp cho việc cắt và
ghép xương chính xác [25].
Kể từ đó, bằng cách báo cáo, xem xét các trường hợp bệnh nhân đã thay
khớp gối toàn phần để sửa chữa, hoàn chỉnh mà phương pháp phẫu thuật
thay khớp gối toàn phần ngày một cải tiến thờm đỏng kể. Ngày nay với
sự hỗ trợ của các thành phần kim loại và nhựa, người ta đã sản xuất ra
nhiều loại khớp gối cú cỏc kích cỡ khác nhau thích hợp với từng trường

hợp cụ thể và các công cụ tốt hơn để thực hiện cuộc phẫu thuật. Kết quả
của thay khớp gối chính vì thế đạt ngang bằng và có thể vượt kết quả của
thay khớp háng. Đây là một thay đổi đáng chú ý từ 1975-1980 khi mà
kết quả thay khớp gối cũn kộm hơn nhiều so với thay khớp háng. Hàng
năm có khoảng 150.000 ca thay khớp gối được thực hiện ở Hoa Kỳ [18].
14
Hiện nay những nghiên cứu về thay khớp gối chủ yếu hướng vào việc
cải tiến các thiết kế để cải thiện chức năng sau mổ cho bệnh nhân. Mong
muốn đạt được khả năng chuyển động và sức mạnh của khớp gối cao
hơn là động cơ thúc đẩy các nhà nghiên cứu nâng cao hơn nữa kết quả
thay khớp gối có thể đạt như một khớp gối bình thường. Sau này còn
xuất hiện thêm loại khớp gối toàn phần không xi măng. Thay khớp gối
toàn phần không xi măng là phương pháp sử dụng một khớp giả với bề
mặt kết cấu xốp, nhờ đó xương có thể phát triển tiếp về phía khớp giả và
cố định nó tại chỗ. Loại khớp này có thể bền hơn so với loại có xi măng
được sử dụng trước đây. Thay khớp gối toàn phần không xi măng hiện
đang được sử dụng cho bệnh nhân với kết quả rất hứa hẹn [18].
1.3.2. Khớp gối toàn phần [16]
Cấu tạo khớp gối toàn phần gồm 4 bộ phận chính là:
- Bộ phận xương đùi (lồi cầu đùi phía trên).
- Bộ phận xương chày (mâm chày phía dưới).
- Xương bánh chè.
- Khay nhân tạo.
Xương bánh chè
Khay nhân tạo
Lồi cầu đùi
Mâm chày

×