Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giá trị của mô hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD trong xuất huyết tiêu hóa trên cấp do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.09 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

GIÁ TRỊ CỦA MÔ HÌNH TIÊN LƯỢNG DỰA TRÊN ĐIỂM SỐ MELD
TRONG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN CẤP
DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
Võ Phạm Phương Uyên*, Quách Trọng Đức*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm: (1) xác định tỉ lệ tái xuất huyết, tỉ lệ tử vong trong
6 tuần sau xuất huyết và (2) xác định mối liên quan giữa mô hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD và nguy cơ
tái xuất huyết, nguy cơ tử vong trong 6 tuần sau xuất huyết.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 68 bệnh nhân xơ gan có xuất
huyết tiêu hóa trên cấp do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Bệnh nhân được theo dõi mỗi 2 tuần và ghi nhận kết cục
lâm sàng sau 6 tuần.
Kết quả: Tỉ lệ tái xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và tử vong trong 6 tuần ở bệnh nhân xơ gan lần
lượt là 13,2% và 25%. Điểm MELD với phương trình hồi quy logistic: logit = - 3,005 + 0,138 * MELD giúp tiên
đoán nguy cơ tái xuất huyết và logit = - 3,98 + 0,184 * MELD giúp tiên đoán nguy cơ tử vong. 3 điểm cắt MELD
là ≤ 10, ≤ 17, ≥ 24 tương ứng nguy cơ tái xuất huyết và tử vong lần lượt là ≤ 10%, ≤ 30% và ≥ 60%.
Kết luận: Mô hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD tiên đoán được nguy cơ tái xuất huyết và tử vong ở
bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa trên cấp do tăng áp lực tĩnh mạch cửa nên có thể áp dụng trên lâm sàng.
Từ khóa: Mô hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD, xuất huyết tiêu hóa trên cấp do tăng áp lực tĩnh
mạch cửa, tái xuất huyết, tử vong.

ABSTRACT
A MELD - BASED MODEL TO PREDICT RISK OF REBLEEDING AND MORTALITY
AMONG PATIENTS WITH ACUTE UPPER VARICEAL BLEEDING
Vo Pham Phuong Uyen, Quach Trong Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 3 - 8
Aims: Our goals are: (1) to determine the rebleeding and mortality rates, and (2) to assess the performance of


a MELD - based model to predict risk of rebleeding and mortality up to 6 weeks after variceal bleeding.
Methods: We conducted a prospective cohort study in 68 cirrhotic patients with acute upper variceal
bleeding. These patients were directly followed - up every 2 weeks and evaluated outcome after 6 weeks.
Results: Rebleeding and mortality rates are 13.2% and 25%, respectively. With logistic regression, MELD
is calibrated to predict the six - week rebleeding rate (logit = - 3.005 + 0.138 * MELD) and the six - week mortality
rate (logit = - 3.98 + 0.184 * MELD). 3 cut - offs of MELD score (≤ 10, ≤ 17 and 24 or greater) predict
approximately 10%, 30% and 60% or greater possibility of rebleeding and mortality.
Conclusions: In clinical application, a MELD - based model predicts rebleeding and mortality risk among
cirrhotic patients with acute upper variceal bleeding.
Keywords: MELD - based model, acute upper variceal bleeding, rebleeding, mortality.

* Bộ Môn Nội - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Võ Phạm Phương Uyên, ĐT: 0938588652, Email:

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

3


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên cấp do tăng
áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC) là biến chứng
thường gặp ở bệnh nhân xơ gan, gây tái xuất
huyết và tử vong cao (20% và 16%)(1,8). Một số
yếu tố nguy cơ tái xuất huyết và tử vong được y
văn ghi nhận nhưng ít áp dụng trên thực tế vì

mang tính chủ quan như biểu hiện nhiễm trùng,
dấu hiệu XHTH đang diễn tiến trên nội soi(8). Mô
hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD (gồm 3
biến số khách quan: bilirubin, creatinin và INR)
ở bệnh nhân xơ gan có XHTH do vỡ giãn tĩnh
mạch thực quản (TMTQ) của Reverter(8) gần đây
được kiểm chứng tại Tây Ban Nha và Canada
cho thấy nguy cơ tử vong trong 6 tuần ≥ 20% khi
MELD ≥ 19 và ≤ 5% khi MELD ≤ 11. Tại Việt
Nam, hiện chưa có nghiên cứu về giá trị của
điểm MELD trong XHTH trên cấp do TALTMC.
Nghiên cứu này được tiến hành với hai mục
tiêu: (1) xác định tỉ lệ tái xuất huyết và tỉ lệ tử
vong trong 6 tuần sau xuất huyết và (2) xác định
mối liên quan giữa mô hình tiên lượng dựa trên
điểm số MELD và nguy cơ tái xuất huyết, nguy
cơ tử vong trong 6 tuần sau xuất huyết.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Xơ gan: được chẩn đoán dựa vào lâm sàng,
xét nghiệm máu và hình ảnh học.
XHTH trên cấp do TALTMC: được chẩn
đoán qua nội soi thực quản dạ dày tá tràng.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và
thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có ung thư biểu mô tế bào gan

(HCC) giai đoạn D theo tiêu chuẩn Barcelona vì
ở nhóm này, tỉ lệ tử vong trên 60% và nguy cơ
ngừng điều trị cao vì bệnh quá nặng.
Bệnh nhân không được làm đầy đủ xét
nghiệm.
Mất liên lạc trước ngày thứ 42 (6 tuần).

4

Phương pháp tiến hành
Chọn lọc bệnh nhân theo tiêu chuẩn nhận
bệnh và loại trừ.
Ghi nhận các triệu chứng và nguyên nhân xơ
gan, biểu hiện và nguyên nhân XHTH, HCC và
huyết khối tĩnh mạch cửa (TMC), phân độ Child
- Pugh, tính điểm MELD.
Ghi nhận địa chỉ nhà, số điện thoại bệnh
nhân, ít nhất hai số điện thoại của người thân
chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, cho thân nhân số
điện thoại để hướng dẫn khi cần thiết.
Nhóm nghiên cứu trực tiếp theo dõi quá trình
chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nghiên cứu.
Sau khi xuất viện, hẹn bệnh nhân tái khám
trực tiếp tại bệnh viện mỗi 2 tuần.
Ghi nhận kết cục lâm sàng vào ngày thứ 42
của bệnh:
Tử vong: do bất kỳ nguyên nhân nào trong 6
tuần sau xuất huyết.
Tái xuất huyết thỏa 1 trong 3 tiêu chuẩn:
Tử vong chưa bị tái xuất huyết: tử vong

trước khi có đợt tái xuất huyết đầu tiên do
TALTMC.
Tái xuất huyết và tử vong: tái xuất huyết
do TALTMC, sau đó tử vong vì bất kỳ nguyên
nhân nào.
Tái xuất huyết và còn sống: tái xuất huyết do
TALTMC và còn sống.
Còn sống và không tái xuất huyết.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.

Phương pháp nghiên cứu
Quản lý dữ liệu và phân tích thống kê bằng
phần mềm SPSS 20.0.
Sử dụng phép đếm tần số, tính trung bình để
thực hiện các thống kê mô tả.
Tìm mối liên quan giữa biến tái xuất huyết,
tử vong với các biến liên quan bằng phân tích
hồi quy logistic đơn biến và đa biến. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Thiết lập mô hình tiên lượng dựa trên điểm
số MELD trong tiên lượng nguy cơ tái xuất
huyết và tử vong bằng phân tích hồi quy logistic.


Đặc điểm
Đặc điểm của XHTH trên cấp do
TALTMC
Huyết động không ổn định

19 (27,9)

XHTH do vỡ giãn TMTQ

46 (67,6)

Bóng chẹn TMTQ Blakemore

5 (7,4)

Dấu hiệu XHTH đang diễn tiến trên
nội soi

23 (33,8)

KẾT QUẢ
Từ tháng 8/2014 đến tháng 02/2015, có 72
bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực chống độc
và khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh. Chúng tôi loại
trừ 1 bệnh nhân HCC giai đoạn D, 2 bệnh nhân
không được làm đầy đủ xét nghiệm và 1 bệnh
nhân bị mất theo dõi trước 6 tuần (1,4%). Dân số
cuối cùng là 68 bệnh nhân.


Nghiên cứu Y học

Tái xuất huyết do TALTMC trong 6 tuần

Phân bố giới tính: nam / nữ = 3 / 1
Tuổi trung bình: 52,5 ± 1,5
Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Đặc điểm của xơ gan
Do rượu /HBV/ HCV, %
25/ 26,5/ 14,7
HCC, n (%)
17 (25)
Huyết khối TMC, n (%)
8 (11,8)
Bệnh não gan, n (%)
6 (8,8)
Child – Pugh A/ B/ C, %
10,3/ 55,9/ 33,8
Điểm MELD trung bình
14,9 ± 6,4

Biểu đồ 1: Tỉ lệ tái xuất huyết do TALTMC
Bảng 2: Đặc điểm của tái xuất huyết do TALTMC
trong 6 tuần
Đặc điểm của tái xuất huyết
Tái xuất huyết trong 14 ngày đầu
Số lần tái xuất huyết
1 lần
≥ 2 lần


Tỉ lệ %
77,8
77,8
22,2

Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến giữa tái xuất huyết và yếu tố liên quan
Đơn biến

Yếu tố
Huyết động không ổn định
Bệnh não gan
HCC
Huyết khối TMC
Số lượng bạch cầu
Dấu hiệu XHTH đang diễn tiến trên nội soi
Phân độ Child - Pugh
MELD

Không tái xuất huyết
13 (27,1%)
2 (4,2%)
8 (16,7%)
2 (4,2%)
7,6 ± 3,5
16 (33,3%)
Child Pugh B
13,3 ± 3,6

Mô hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD:

logit = - 3,005 + 0,138 * MELD, với xác suất tiên
đoán tái xuất huyết: (Biểu đồ 1).
p = 1 / (1 + e – logit).
Kiểm định mức độ phù hợp mô hình
Hosmer - Lemeshow p = 0,391.

Tử vong trong 6 tuần sau xuất huyết
Tỉ lệ tử vong là 17/68 = 25%.
Nguyên nhân tử vong: XHTH không kiểm
soát được, chiếm 52,9% tử vong chung, 100% tử

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

Tái xuất huyết
6 (30%)
4 (20%)
9 (45%)
6 (30%)
9,7 ± 2,4
7 (35%)
Child Pugh B, C
18,6 ± 9,6

Đa biến
p
0,81
0,055
0,02
0,009
0,02

0,89
0,03
0,009

OR

p

7,65
1,57
26,61
1,31

0,07
0,67
0,02
0,039

0,74
1,18

0,049

0,74

vong nội viện và 42,9% tử vong ngoại viện.
Nguyên nhân không liên quan đến XHTH
(47,1%) gồm nhiễm trùng, suy gan, suy hô hấp
và suy kiệt.
Mô hình tiên lượng dựa trên điểm số MELD:

logit = -3,98 + 0,184 * MELD, xác suất tiên đoán tử
vong (Biểu đồ 4).
p = 1 / (1 + e – logit).
Kiểm định mức độ phù hợp mô hình
Hosmer - Lemeshow p = 0,452.

5


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

o quan sát
 đường thẳng hồi quy

Biểu đồ 3: Thời điểm tử vong
Biểu đồ 2: Mối liên quan giữa điểm MELD và tái
xuất huyết
Bảng 4: Phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến giữa tử vong và các yếu tố liên quan
Yếu tố
Huyết động không ổn định
Bệnh não gan
Số lượng bạch cầu
HCC
Huyết khối TMC
Dấu hiệu XHTH đang diễn tiến trên nội soi
Phân độ Child - Pugh
MELD


Sống sót (n = 51)
14 (27,5%)
2 (3,9%)
7,8 ± 3,5
10 (19,6%)
3 (5,9%)
17 (33,3%)
Child - Pugh B
13,2 ± 3,6

o quan sát
 đường thẳng hồi quy

Đơn biến
Tử vong (n = 17)
5 (29,4%)
4 (23,5%)
9,6 ± 2,5
7 (41,2%)
5 (29,4%)
6 (35,3%)
Child - Pugh C
19,9 ± 9,8

Đa biến
p
0,88
0,03
0,056
0,082

0,017
0,88
0,009
0,003

OR

p

9,84
1,31

0,065
0,052

41,5

0,001

1,47
1,26

0,66
0,04

Bảng 5: Nguy cơ tái xuất huyết và tử vong tương
ứng với 3 điểm cắt MELD
Điểm MELD
≤ 10
≤ 17

≥ 24

Tỉ lệ tái xuất huyết (%) Tỉ lệ tử vong (%)
≤ 16,5
≤ 10,5
≤ 34,1
≤ 29,9
≥ 57,6
≥ 60,7

BÀN LUẬN
Tái xuất huyết do TALTMC trong 6 tuần

Biểu đồ 4: Mối liên quan giữa điểm MELD và tử
vong

6

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị và
dự phòng các thập kỷ qua nhưng tỉ lệ tái xuất
huyết do TALTMC trong vòng 6 tuần đầu đến
13,2% là khá cao và đáng được quan tâm. Đặc
biệt gần 1/4 trường hợp xuất huyết tái phát
nhiều lần (có 1 trường hợp xuất huyết đến 3 lần
trong 1 tháng và cuối cùng tử vong vì XHTH
không kiểm soát được). Có lẽ do chọn những
bệnh nhân tái xuất huyết do tất cả nguyên nhân

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
nên tỉ lệ tái xuất huyết trong nghiên cứu nước
ngoài cao hơn nghiên cứu của chúng tôi(1,3,4,5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguy cơ tái
xuất huyết tăng dần từ ngày thứ 4 và đạt cao
nhất trong 2 tuần đầu (77,8%) (bảng 2). Số liệu
trên rất quan trọng giúp cho bác sĩ chú ý theo
dõi, phòng ngừa nguy cơ tái xuất huyết, đặc
biệt trong 5 - 7 đầu lúc bệnh nhân nằm viện và
1 tuần sau xuất viện.
Tái xuất huyết trong những ngày đầu được
chứng minh có tiên lượng nặng và liên quan chặt
với tử vong(6,9,10). Do đó, để kết quả không bị sai
lệch, tiêu chuẩn tái xuất huyết của chúng tôi gồm
những bệnh nhân tử vong (chưa bị tái xuất
huyết) và những bệnh nhân tái xuất huyết do
TALTMC. Phân tích đơn biến cho thấy HCC,
huyết khối TMC, số lượng bạch cầu, phân độ
Child - Pugh và điểm MELD liên quan có ý
nghĩa thống kê với nguy cơ tái xuất huyết. Tuy
nhiên, khi phân tích đa biến, chỉ có huyết khối
TMC, điểm MELD và số lượng bạch cầu là
những yếu tố độc lập với nguy cơ tái xuất huyết
do TALTMC trong 6 tuần (bảng 3). Hiện chúng
tôi chưa ghi nhận nghiên cứu trong và ngoài
nước nào về đề tài này để so sánh. Các nghiên
cứu nước ngoài về tái xuất huyết do mọi nguyên
nhân trong tuần lễ đầu cũng cho thấy điểm
MELD là yếu tố nguy cơ độc lập cho tiên lượng

tái xuất huyết(2,5,7). Theo phân tích hàm logistic
đơn biến, mô hình tiên lượng dựa trên điểm số
MELD của chúng tôi là logit = - 3,005 + 0,138 *
MELD. Dựa vào sự phân bố các điểm trên biểu
đồ 2 về mối liên quan giữa điểm MELD và tái
xuất huyết, mô hình tiên lượng dựa trên điểm số
MELD có thể tiên đoán được nguy cơ tái xuất
huyết (phép kiểm định mức độ phù hợp của mô
hình Hosmer - Lemeshow p = 0,391).

Tử vong trong 6 tuần sau xuất huyết
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tử vong
rất cao 25% là dấu hiệu báo động diễn tiến
XHTH do TALTMC vẫn còn nặng và khó lường
trước hậu quả. Khi đó sẽ thúc đẩy tình trạng mất
bù của xơ gan và nhiều biến chứng khác như
choáng giảm thể tích, suy gan, suy thận, bệnh

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

Nghiên cứu Y học

não gan, nhiễm trùng, rối loạn đông máu(9,10). Tỉ
lệ này tương tự kết quả của các nghiên cứu tại
Châu Âu và Châu Á, dao động từ 16 - 20%(2,8,10).
Nguy cơ tử vong ở bệnh nhân có XHTH do
TALTMC cao nhất trong tuần lễ đầu sau xuất
huyết (52,9%). XHTH không kiểm soát được là
nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm 52,9% tử
vong chung, 100% tử vong nội viện và 42,9% tử

vong ngoại viện. Hai nguyên nhân không liên
quan XHTH thường gặp nhất là nhiễm trùng
và suy gan. Điều này cho thấy tầm quan trọng
của công tác điều trị ban đầu như hồi sức, cầm
máu bằng nội soi và thuốc, kháng sinh dự
phòng nhiễm trùng để hạn chế tái xuất huyết
và tử vong.
Phân tích đơn biến cho thấy bệnh não gan,
huyết khối TMC, natri máu, phân độ Child Pugh và điểm MELD liên quan có ý nghĩa thống
kê với nguy cơ tử vong (p < 0,05). Khi phân tích
đa biến, chỉ có huyết khối TMC và điểm MELD
là các yếu tố nguy cơ độc lập có ý nghĩa tiên
lượng tử vong trong 6 tuần (bảng 4). Trong đó,
điểm MELD càng lớn, nguy cơ tử vong càng cao.
Kết quả từ phân tích đa biến trong các nghiên
cứu ngoài nước đều kết luận mối liên quan giữa
điểm MELD và tử vong trong 6 tuần có ý nghĩa
thống kê (p ≤ 0,001). Theo phân tích hàm logistic
đơn biến, mô hình tiên lượng dựa trên điểm số
MELD của chúng tôi là logit = - 3,98 + 0,184 *
MELD. Dựa vào sự phân bố các điểm trên biểu
đồ 4 về mối liên quan giữa điểm MELD và tử
vong, mô hình tiên lượng dựa trên điểm MELD
tiên đoán được nguy cơ tử vong (phép kiểm
định mức độ phù hợp của mô hình Hosmer Lemeshow p = 0,452). Để đơn giản hóa trên lâm
sàng, chúng tôi chọn 3 điểm cắt MELD là ≤ 10, ≤
17 và ≥ 24 tương ứng với nguy cơ tái xuất huyết
và tử vong lần lượt là ≤ 10%, ≤ 30% và ≥ 60%
(bảng 5). Điều này giúp ích cho các bác sĩ tiên
đoán nhanh nguy cơ tử vong trong 6 tuần ngay

lúc nhập viện, từ đó có kế hoạch điều trị tích cực
toàn diện và phòng ngừa hiệu quả nhằm hạn chế
tử vong.

7


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

KẾT LUẬN
Tỉ lệ tái xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch
cửa trong 6 tuần ở bệnh nhân xơ gan là 13,2%.
Tỉ lệ tử vong trong 6 tuần ở bệnh nhân xơ gan
là 25%. Điểm số MELD là yếu tố nguy cơ độc
lập cho tiên lượng tái xuất huyết do tăng áp lực
tĩnh mạch cửa (OR = 1,18; p = 0,049) và tử vong
(OR = 1,26; p = 0,04). Mô hình tiên lượng dựa
trên điểm số MELD: logit = - 3,005 + 0,138 *
MELD tiên đoán được nguy cơ tái xuất huyết
và logit = - 3,98 + 0,184 * MELD tiên đoán được
nguy cơ tử vong nên có thể áp dụng trên lâm
sàng. 3 điểm cắt MELD là ≤ 10, ≤ 17, ≥ 24 tương
ứng nguy cơ tái xuất huyết và tử vong lần lượt
là ≤ 10%, ≤ 30% và ≥ 60%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

8

Augustin S., Muntaner L., et al (2009). Predicting early
mortality after acute variceal hemorrhage based on
classification and regression tree analysis. Clinical
Gastroenterology and Hepatology, 7(12): 1347-1354.
Bambha K., Kim W.R., et al (2008). Predictors of early rebleeding and mortality after acute variceal haemorrhage in
patients with cirrhosis. Gut, 57(6): 814-820.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.
10.

Charif I., Saada K., et al (2013). Predictors of early rebleeding
and mortality after acute variceal haemorrhage in patients
with cirrhosis. Gastroenterology, 3: 317-321.
Chen P.H., Chen W., et al (2012). Delayed endoscopy as a risk

factor for in-hospital mortality in cirrhotic patients with acute
variceal hemorrhage. Hepatology, 57: 1207-1213.
D’Amico G., Garcia-Pagan J.C., et al (2006). HVPG reduction
and prevention of variceal bleeding in cirrhosis: A systematic
review. Gastroenterology, 131(5): 1611-1624.
Kumar A.S., Sibia R.S. (2015). Predictors of In-hospital
Mortality Among Patients Presenting with Variceal
Gastrointestinal Bleeding. Saudi Journal of Gastroenterology,
21(1): 43-46.
Moitinho E., Escorsell A., et al (1999). Prognostic value of early
measurements of portal pressure in acute variceal bleeding.
Gastroenterology, 117: 626-631.
Reverter E., Tandon P., et al (2014). A MELD-Based Model to
Determine Risk of Mortality Among Patients With Acute
Variceal Bleeding. Gastroenterology, 146: 412-419.
Sharma P., Sarin S.K. (2011). Improved Suvival with the
Patients with Variceal Bleed. Hepatology, 2011: 1-7.
Thomopoulos K., Theocharis G., et al (2006). Improved
survival of patients presenting with acute variceal bleeding.
Prognostic indicators of short- and long-term mortality.
Digestive and Liver Disease, 38(12): 899-904.

Ngày nhận bài báo:

13/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

20/8/2015


Ngày bài báo được đăng:

02/10/2015

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa



×