Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối liên quan giữa viêm tai giữa thanh dịch và phát triển ngôn ngữ của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 5 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

MỐI LIÊN QUAN GIỮA VIÊM TAI GIỮA THANH DỊCH
VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
Phạm Thị Bích Đào, Phạm Trần Anh
Trường Đại học Y Hà Nội
Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, đây là độ tuổi tập nói của trẻ, vì
thế việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với khả năng nói của trẻ sẽ giúp các bác sĩ tư vấn cũng
như hỗ trợ điều trị cho trẻ. Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân đến khám vì bệnh lí tai mũi họng ở
độ tuổi 12 tháng, phát triển tinh thần bình thường, chưa biết nói, được chia làm 2 nhóm: nhóm trẻ không bị
viêm tai giữa thanh dịch - nhóm 1 (30 trẻ), nhóm trẻ bị viêm tai giữa thanh dịch - nhóm 2 (30 trẻ). Kết quả
cho thấy 100% số trẻ không viêm tai giữa thanh dịch phát triển ngôn ngữ giao tiếp bình thường. Ở trẻ bị
viêm tai giữa thanh dịch: 100% vẫn phát triển được ngôn ngữ tuy nhiên có một số âm bị ảnh hưởng chủ yếu:
các âm trầm p, h, g, ch. Tần suất bị viêm tai giữa thanh dịch ảnh hưởng tới khả năng phát âm, với tần xuất 1
lần trẻ không bị ảnh hưởng, 2 lần/năm tỷ lệ 12,6%, ≥ 3 lần/ năm, tỷ lệ 23,7%. Thời gian bị viêm tai giữa
thanh dịch < 4 tuần: 1.2%, nếu từ 4 - 12 tuần 19,8%, > 12 tuần số trẻ bị ảnh hưởng tới phát âm là 23,7%.
Từ khóa: viêm tai giữa thanh dịch, âm trầm, khả năng phát âm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ của trẻ được hoàn thiện trong

làm trẻ không nghe được rõ ràng nên chúng

quá trình phát triển. Có rất nhiều nguyên

không tập trung khi tiếp nhận ngôn ngữ làm

nhân tác động vào sự hoàn thiện ngôn ngữ

mệt mỏi thính giác trẻ [5; 6]. Những trẻ bị


trong đó có các bệnh lý về tai [1]. Viêm tai

viêm tai giữa thanh dịch vẫn có thể nói được

giữa thanh dịch được cho là một trong những

bình thường tuy nhiên ngôn ngữ của chúng

nguyên nhân làm ngôn ngữ trẻ bị ảnh hưởng

không hoàn thiện [7]. Ở những trẻ không nói

[2]. Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh viêm tai

được có viêm tai giữa thanh dịch người ta

có dịch tiết trong tai giữa mà không phải là

thấy rằng nguyên nhân chính lại do những

mủ, triệu chứng chính là nghe kém và tức tai

bệnh lý về thần kinh như hội chứng Down,

mà không có đau hay sốt [3]. Nghiên cứu đầu

gãy đoạn nhiễm sắc thể…mà không phải do

tiên được thực hiện trên những trẻ bị bệnh


nghe kém của viêm tai giữa thanh dịch [8].

gãy đoạn nhiễm sắc thể, người ta nhận thấy

Từ thực tế đó, nghiên cứu được tiến hành

ngôn ngữ của chúng không phát triển được

nhằm mục tiêu: đánh giá mức độ ảnh hưởng

nhưng không phải do bệnh lý di truyền đó mà

của viêm tai giữa thanh dịch đến việc hoàn

do bị viêm tai giữa thanh dịch [4]. Nhiều tác

thiện phát âm của trẻ.

giả cũng cho rằng viêm tai giữa thanh dịch

Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi
Họng, Trường Đại học Y Hà Nội
Email:

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Trẻ em trong 12 tháng tuổi, đi khám vì

Ngày nhận: 17/8/2016


viêm mũi họng, tinh thần kinh bình thường,

Ngày được chấp thuận: 08/12/2016

được chia làm 2 nhóm: nhóm bị viêm mũi

TCNCYH 102 (4) - 2016

151


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
họng thông thường và nhóm viêm mũi họng

màng nhĩ – mất nón sáng, trong tai thấy có

kèm viêm tai giữa thanh dịch (mỗi nhóm 30

dịch, nhĩ lượng tù và lệch âm.

trẻ). Số trẻ đủ tiêu chuẩn thực tế là 60.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi họng
thông thường: chảy mũi, ngạt tắc mũi, khám
niêm mạc mũi nề, sàn mũi có dịch, niêm mạc
họng nề, tăng tiết dịch bề mặt.
Nhóm kèm viêm tai giữa thanh dịch có thêm
triệu chứng: soi màng nhĩ - mất nón sáng, trong
tai có dịch, nhĩ lượng tù và lệch âm.
2. Phương pháp


- Theo dõi dọc trong 12 tháng diễn biến
viêm tai giữa thanh dịch, thời gian mỗi đợt, tần
suất bị bệnh.
- Theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ
của trẻ - phát hiện các âm khó phát âm.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu mang lại kết quả để tư vấn
giúp bố mẹđiều trị kịp thời tránh để lại những
di chứng cho trẻ, không gây ra các tác động

Thiết kế nghiên cứu: mô tả, theo dõi dọc,
so sánh đối chứng.

không mong muốn. Nghiên cứu được đồng ý
của bộ mẹ hoặc người giám hộ trẻ.

III. KẾT QUẢ

- Mẫu thuận tiện.
Các thông số nghiên cứu
- Triệu chứng viêm tai giữa thanh dịch: soi

1. Các triệu chứng của viêm tai giữa
thanh dịch

Biểu đồ 1. Triệu chứng viêm tai giữa thanh dịch
Các triệu chứng của viêm tai giữa thanh dịch hay kéo tai (91,4%), ngạt mũi (89,6%), chảy mũi
(85,7%), màng nhĩ đục và dịch tai giữa 100%.
Đo nhĩ lượng: 65,7% type A, 12,3% type B và type C 22%,
2. So sánh ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ ở hai nhóm nghiên cứu: Nhóm 1:

0%. Nhóm 2: 23,7%.
3. Tần suất các âm bị ảnh hưởng

152

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Biểu đồ 2. Tần suất các âm bị ảnh hưởng
Chỉ các âm trầm là trẻ khó phát âm: âm p: 32,4%, âm h 29,3%, âm g 16,7%, âm ch 7,9%.
4. Tần suất bị viêm tai giữa thanh dịch và ảnh hưởng tới khả năng phát âm

Biểu đồ 3. Mối liên quan giữa tần suất mắc viêm tai giữa thanh dịch
và ảnh hưởng khả năng phát âm
Nếu trẻ mắc trên 3 lần/năm tỷ lệ bị ảnh hưởng tới chức năng phát âm là 23,7%.
5. Thời gian mỗi đợt viêm tai giữa thanh dịch và số trẻ bị ảnh hưởng tới phát âm

Biểu đồ 4. Thời gian bị viêm tai giữa thanh dịch và tỷ lệ ảnh hưởng tới khả năng phát âm

TCNCYH 102 (4) - 2016

153


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tỷ lệ trẻ bị ảnh hưởng tới phát âm và thời gian bị viêm tai giữa thanh dịch/đợt: < 4 tuần: 1,2%,
nếu từ 4 - 12 tuần 19,8%, > 12 tuần số trẻ bị ảnh hưởng tới phát âm là 23,7%.


IV. BÀN LUẬN

35)dB. Để nghe được âm "k, f, s, th" thì ở tần

Khả năng phát âm của trẻ được gia đình

số (2700 - 7000) Hz bé phải nghe được trong

trẻ và cả xã hội quan tâm vì thế nên việc tìm

khoảng (20 - 30) dB. Trong viêm tai giữa

ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả

thanh dịch trẻ không nghe được âm trong

năng phát âm của trẻ để can thiệp được rất

khoảng 20 - 35dB do đó không phát âm được

nhiều nhà khoa học nghiên cứu [1]. Viêm tai

các âm tương ứng là p, h, g, ch. Tuy nhiên,

giữa thanh dịch được một số tác giả cho là

kết quả nghiên cứu thấy chỉ có một tỷ lệ âm

một trong những nguyên nhân làm cho trẻ


p: (32,4%), âm h (29,3%), âm g (16,7%), âm

phát âm không hoàn thiện [2; 3; 6; 9]. Khi so

ch (7,9%) không phát âm được, điều đó

sánh ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của

chứng tỏ không phải mọi trẻ bị viêm tai giữa

trẻ ở hai nhóm nghiên cứu, nhóm chỉ bị các

thanh dịch đều bị nghe giảm hoặc mức độ

bệnh viêm mũi họng thông thường không bị

giảm không đáng kể để có thể ảnh hưởng tới

ảnh hưởng tới sức nghe trong khi nhóm viêm

phát âm [10].

mũi họng kèm viêm tai giữa thanh dịch, số trẻ
bị ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ 23,7%.

Tần suất mắc viêm tai giữa thanh dịch
cũng ảnh hưởng tới khả năng bị ảnh hưởng

Người ta phát hiện ra viêm tai giữa thanh


tới ngôn ngữ. Nếu trẻ mắc viêm tai giữa thanh

dịch ở trẻ chưa biết nói bằng các triệu chứng

dịch 1 lần/ năm không ảnh hưởng tới phát âm,

như hay kéo tai, ngạt mũi, chảy mũi, màng nhĩ

tuy nhiên nếu mắc trên 3 lần/năm tỷ lệ bị ảnh

đục và dịch tai giữa. Đo nhĩ lượng: có thể gặp

hưởng tới chức năng phát âm là 23,7% [8].

type A, type B và type C [5]. Các tác giả đều

Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ trẻ bị ảnh

cho là nguyên nhân gây ra viêm tai giữa thanh

hưởng tới phát âm và thời gian bị viêm tai

dịch là do hòm tai bị áp lực âm từ việc rối loạn

giữa thanh dịch cũng ảnh hưởng tới khả năng

chức năng vòi hoặc là giai đoạn sau của viêm

phát âm. Nếu mỗi đợt viêm tai giữa thanh dịch


tai giữa cấp do vi khuẩn và vi rus nhưng

kéo dài < 4 tuần: 1,2%, nếu từ 4 - 12 tuần

không được điều trị tích cực [7]. Viêm tai giữa

19,8%, > 12 tuần số trẻ bị ảnh hưởng tới phát

thanh dịch không gây ra chậm phát triển ngôn

âm là 23,7%.

ngữ nhưng ảnh hưởng tới một số âm, làm cho
trẻ không phát được các âm tiếp nhận bởi âm
trầm. Nhiều nghiên cứu nhận thấy: để nghe
được các âm "m, d, b, n, ng, u, e, i” thì ở tần
số (250 - 500)Hz trẻ phải nghe được trong
khoảng (40 - 50)dB. Để nghe được âm “i, a, o,
r” thì ở tần số (500 - 700)Hz trẻ phải nghe

V. KẾT LUẬN
Viêm mũi họng kèm viêm tai giữa thanh
dịch, ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ.
Trẻ không phát âm được các âm tương
ứng là p, h, g, ch.

được trong khoảng (40 - 45)dB. Để nghe

Tần suất và thời gian mắc viêm tai giữa


được các âm: "p, h, g, ch" thì ở tần số (1000 -

thanh dịch cũng ảnh hưởng tới khả năng

2000) trẻ phải nghe được trong khoảng (20 -

phát âm.

154

TCNCYH 102 (4) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

Lời cảm ơn
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới bố mẹ các trẻ tham gia nghiên cứu
cũng như các đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ thực
hện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Roberts JE, Rosenfeld RM, Zeisel SA
(2007) . Otitis media and speech and language: a meta-analysis of prospective studies.
3, 216 - 220.
2. Roberts JE, Burchinal MR, Zeisel SA
(2002). Otitis media in early childhood in relation to children's school-age language and
academic skills; 110(4), 696 - 706.
3. Hooper SR, Ashley TA, Roberts JE et
al (2006). The relationship of otitis media

in early childhood to attention dimensions during the early elementary school years, 27(4),
281 - 289.
4. Thomas S Higgins, Jr, MD (2016). Otitis Media With Effusion; Chief Editor: Arlen D
Meyers

5. Qureishi, A; Lee, Y; Belfield, K et al
(2014). Update on otitis media - prevention
and treatment. Infection and drug resistance,
7, 15 - 24.
6. Bluestone, CD (2005). Eustachian tube:
structure, function, role in otitis media. Hamilton, London: BC Decker, 1 – 219.
7. Roberts K (1997). A preliminary account
of the effect of otitis media on 15-month-olds'
categorization and some implications for early
language learning. J Speech Lang Hear Res,
40(3), 508 - 518.
8. Bidadi S, Nejadkazem M, Naderpour
M (2008). The relationship between chronic
otitis media-induced hearing loss and the acquisition of social skills. Otolaryngol Head
Neck Surg, 139 (5), 665 – 670.
9. Yilmaz S, Karasalihoglu AR, Tas A et
al (2006). Otoacoustic emissions in young
adults with a history of otitis media. J Laryngol
Otol, 120(2), 103 – 107.
10. Amlani, S. (2005). Impact of otitis media on later developing language skills in children. Candidate School of Communication
Sciences and Disorders, U.W.O.

Summary
RELATIONSHIP BETWEEN OTITIS MEDIA WITH EFFUSION AND
PRONOUNCE DEVELOPMENT IN CHILDREN

Otitis media with effusion (OME) is a common disease in 6 months to 3 years old children. This is the age
of the child to learn talking, so exploring the influence of the disease on the child's ability to speak will help
doctors advise treatment and support for children. The study was conducted on 60 patients who suffering
from ENT diseases in 12 months of age, normal mental development, not talking. The patients were divided
into 2 groups: children without OME - group 1 (30 children), children with OME groups - group 2 (30 children). Some children were seen and followed for 12 months. The result showed that 100% of all children
without OME develop normally language. In children with OME: 100% still developing language ability but
there were some fail affected mainly: the bass tone such as: p, h, g, ch. Frequency was OME affect the ability to pronounce, with a frequency of 1 times children are not affected, 2 times/year rate of 12.6%, ≥ 3 times/
year, 23.7% rate. Time was OME <4 weeks: 1.2%, if from 4 - 12 weeks 19.8%, > 12 weeks of affected children is 23.7% to improve pronounciation.
Keywords: Otitis media with effusion, bass tone, phonation

TCNCYH 102 (4) - 2016

155



×