Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực trạng vitamin A trong sữa mẹ sau khi sinh 1 tuần tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

THỰC TRẠNG VITAMIN A TRONG SỮA MẸ
SAU KHI SINH 1 TUẦN TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Nguyễn Song Tú1*, Trần Thúy Nga1,
Lê Danh Tuyên1, Frank Wieringa2, Hoàng Văn Phương3
1

Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Viện Nghiên cứu và phát triển Pháp - Marseille – Cộng hòa Pháp
3
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế

2

Vitamin A trong sữa ở bà mẹ cho con bú là chỉ số quan trọng, đặc biệt nhạy, phản ánh về tình trạng vitamin A của mẹ và trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa mẹ. Nghiên cứu trên 337 bà mẹ sau sinh, nhằm xác định thực
trạng vitamin A trong sữa mẹ và một số yếu tố liên quan tại thời điểm 1 tuần sau sinh tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy tỷ lệ bà mẹ có vitamin A sữa mẹ thấp là 5,6% ở ngưỡng nhẹ có ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng. Giá trị trung bình hàm lượng vitamin A sữa mẹ là 3,91 mmol/L. Có sự khác biệt về tỷ lệ
vitamin A sữa mẹ thấp và hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ (3,7 mol/L ở mẹ dưới 30 tuổi và 4,6 mol/L ở
mẹ ≥ 30 tuổi) sau sinh 1 tuần, theo nhóm tuổi (p < 0,05). Nồng độ vitamin A trong sữa mẹ sau sinh 1 tuần có
tương quan tuyến tính với số con của bà mẹ. Những bà mẹ có từ 3 con trở lên có hàm lượng vitamin A sữa
mẹ cao hơn những bà mẹ có từ 2 con trở xuống (p < 0,05).
Từ khoá: retinol sữa mẹ, thiếu vitamin A, yếu tố liên quan, bà mẹ sau sinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A chính
cho trẻ sơ sinh, đồng thời là nguồn dinh
dưỡng thiết yếu của trẻ. Vitamin A sữa mẹ
giúp hình thành dự trữ vitamin A ở gan trong


những tháng đầu tiên của trẻ [1]. Sự thiếu hụt
vitamin A có thể xảy ra trong thời gian trẻ bú
mẹ đặc biệt trong giai đoạn 6 tháng đầu.
Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo
cần theo dõi tình trạng vitamin A của bà mẹ
cho con bú và đây cũng là một chỉ báo quan
trọng, đặc biệt nhạy, phản ánh về tình trạng
vitamin A của mẹ và trẻ nhỏ được nuôi bằng
sữa mẹ [2].

Trong khi đó, các số liệu về tình trạng vitamin A trong sữa mẹ ở Việt Nam và trên thế
giới ở giai đoạn 1 tuần đầu sau sinh rất hiếm,
bởi việc tiến hành thu thập sữa mẹ trên phụ
nữ sau sinh là khó khăn, tốn kém và mất
nhiều thời gian. Ở Kenya, năm 2003, tỷ lệ bà
mẹ có vitamin A trong sữa thấp là 78,1% ở bà
mẹ đang cho con bú trong 4 tháng đầu [3]. Ở
Malawi, năm 2004 tỷ lệ là 14,8% ở bà mẹ cho
con bú trong 2 tuần đầu sau sinh [4]. Viện
Dinh dưỡng năm 1998, đã điều tra trên bà mẹ
cho con bú trong 12 tháng đầu, tỷ lệ vitamin A
trong sữa thấp rất cao chiếm 56,3%; năm
2000, tỷ lệ là 51,1% ở vùng núi phía Bắc và
năm 2015, vẫn rất cao là 37,6% ở vùng nông
thôn [5; 6]. Ở Phú Thọ, năm 2015 là 26% tại

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Song Tú, Viện Dinh dưỡng Quốc
gia
Email:
Ngày nhận: 26/12/2016

Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

170

thời điểm 1 tháng sau sinh [7].
Hàm lượng vitamin A sữa mẹ ở bà mẹ
Tanzania năm 2007, là 4,34 µmol/l tại thời
điểm 1 tháng sau sinh [8]. Thời điểm từ sau

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
năm 2011, cũng không có nhiều số liệu tình

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

trạng vitamin A trong sữa mẹ. Điều tra tại Phú
Thọ chỉ ra hàm lượng vitamin A là 1,53 µmol/l.

1. Đối tượng

Các yếu tố liên quan đến tình trạng vitamin

Những đối tượng phụ nữ sau khi sinh 1

A trong sữa mẹ là dân tộc, khẩu phần ăn bị

tuần, được lựa chọn tham gia nghiên cứu sau


thiếu vitamin A, tình trạng vitamin A của người

khi đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu.

mẹ, chế độ ăn uống, đáp ứng pha cấp tính

Chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn

của phản ứng viêm, khoảng thời gian sau sinh

lựa chọn: lựa chọn toàn bộ bà mẹ sinh con ở

[9].

giai đoạn tuần đầu sau sinh tại 8 xã được
Các giải pháp cải thiện tình trạng thiếu

chọn sau khi đã tham gia sàng lọc ở giai đoạn

vitamin A đã được tiến hành bởi nhiều nước

có thai 26 - 30 tuần thai; sinh con sống và nuôi

trên thế giới và ở Việt Nam. Bổ sung vitamin A

con bằng sữa mẹ và chưa uống viên vitamin A

cho bà mẹ sau sinh là một trong những

liều cao sau khi sinh.


khuyến nghị quan trọng của Tổ chức Y tế Thế

2. Phương pháp

giới nhằm mục đích nâng cao nồng độ vitamin
A trong sữa mẹ, từ đó cải thiện tình trạng

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

thiếu vitamin A của trẻ [10]. Năm 2011, Tổ

Nghiên cứu được triển khai tại 8 xã (Tân

chức Y tế Thế giới đã tiếp tục đưa ra những

Khánh, Tân Kim, Dương Thành, Hương Sơn,

khuyến nghị về bổ sung vitamin A cho bà mẹ

Nga Mi, Kha Sơn, Tân Hòa, Xuân Phương)

sau đẻ. Trong khuyến nghị này, thay đổi lớn

thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong

nhất khu trú vào những vùng thiếu vitamin A ở

thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2011.


mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [11].
Thời điểm được khuyến cáo bổ sung hiện
nay ở Việt Nam là 1 tháng sau sinh, tuy nhiên
thời điểm bổ sung vitamin A cho bà mẹ
thường là giai đoạn ngay sau sinh hoặc trong
vòng 1 tuần đầu. Do vậy, chúng tôi thấy rằng
cần có số liệu tình trạng vitamin A trong sữa
mẹ sau khi sinh 1 tuần, nhằm cung cấp thêm
bằng chứng về thực trạng, cũng như tính hợp
lý của việc bổ sung vitamin A tại thời điểm 1
tuần, cũng là thời điểm khuyến nghị bổ sung.
Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành với mục
tiêu:
1. Xác định tình trạng vitamin A trong sữa
mẹ sau khi sinh 1 tuần tại huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: Công thức tính:

n=

Z2(1-α/2) . p (1- p)
d2

Với α = 0,05;
Z(1-α/2) = 1,96;
d = 0,05; p: tỷ lệ bà mẹ Vitamin A trong
sữa thấp 14,8% [4]; Tính toán được cỡ mẫu
cần là 196. Do nghiên cứu triển khai trên nền

một nghiên cứu cắt ngang với các bà mẹ
mang thai trước đó, do vậy thực tế tiến hành
trên 337 bà mẹ.

2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến

Phương pháp chọn mẫu: Chọn xã vào

hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ sau khi
sinh 1 tuần ở nhóm đối tượng trên.

nghiên cứu: Chọn chủ đích huyện Phú Bình là

TCNCYH 106 (1) - 2017

huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên, chọn
171


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ngẫu nhiên đơn 8 xã/thị trấn trong tổng số 22
xã/thị trấn.

phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao;
vitamin A sữa mẹ thấp < 1,05 µmol/l [12].

Thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá:

Phân tích và xử lý số liệu: Sử dụng phần


Tại thời điểm 26 - 30 tuần, các đối tượng đã

mềm Epi Data để nhập liệu và phần mềm

được phỏng vấn thông tin chung và các yếu tố

SPSS 18.0 để phân tích. Test thống kê là χ2

liên quan khác. Bộ câu hỏi được thử nghiệm

test, t - test và phân tích tương quan tuyến

trước điều tra. Các mẫu máu đã được thu thập

tính đa biến. Giá trị p < 0,05 được xem có ý

để xác định tình trạng vitamin A và thiếu máu.

nghĩa thống kê.

Tại 1 tuần sau sinh, bà mẹ được thu thập
mẫu sữa. Mẫu sữa do cộng tác viên đã được
tập huấn thu thập, theo hướng dẫn và giám
sát của cán bộ Viện Dinh dưỡng và Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh, huyện.

3. Đạo đức nghiên cứu
Những thông tin cá nhân về đối tượng
được giữ kín. Các số liệu thu thập được mã
hoá và chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu đã được chấp thuận bởi Hội đồng

Cách lấy mẫu sữa: Sữa mẹ đã được lấy

đạo đức, Viện Dinh dưỡng trước khi triển khai

khoảng 20 ml vào ống Facol từ 1 bên vú mà

theo

trẻ chưa bú ít nhất trong 1,5 - 2 giờ. Sau đó,

16/11/2010.

quyết

định

số

813/QĐ-VDD

ngày

mẫu sữa đã được tách vào 3 ống nhựa và
được bảo quản trong hộp lạnh. vận chuyển tới

III. KẾT QUẢ

o


huyện để bảo quản ở - 20 C về Viện Dinh
dưỡng (2 tuần/lần) để bảo quản ở nhiệt độ
- 70o C cho đến khi phân tích.
Xét nghiệm: Định lượng vitamin A bằng

Nghiên cứu trên 337 bà mẹ sau sinh; tuổi
trung bình của bà mẹ là 27 tuổi, số con hiện
có là 2 con; trung bình tuần thai khi sinh là
39 tuần.

Bảng 1. Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số

n

Giá trị
(TB ± SD)

Giai đoạn sau sinh
Tuổi (năm)

337

26,8 ± 5,0

Số con

337


1,8 ± 0,7

Cân nặng sơ sinh trẻ (gr)

337

3160 ± 332

Thời gian mang thai (tuần)

337

39,2 ± 1,7

Cân nặng khi đi đẻ (kg)

332

53,7 ± 5,5

Vitamin A huyết thanh (mmol/L)

325

1,38 ± 0,53

Hàm lượng hemoglobin (g/l)

337


114,1 ± 12,2

Giai đoạn mang thai 26 - 30 tuần

172

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Hàm lượng vitamin A huyết thanh trung bình của đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn khi mang
thai 26 - 30 tuần là 1,38 mmol/L và hemoglobin là 114,1 g/l.
1. Tình trạng vitamin A trong sữa mẹ sau khi sinh 1 tuần tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên
Phân tích cho thấy tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp là 5,6%. Hàm lượng vitamin A sữa mẹ trung là
3,91 ± 2,5 µmol/L (bảng 2).
Bảng 2. Tình trạng vitamin A trong sữa mẹ sau khi sinh 1 tuần theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi của
bà mẹ

n

Vitamin A
sữa mẹ thấp

Tỷ lệ (%)*

Giá trị trung bình Retinol sữa
mẹ** (TBmmol/L ± SD)


≤ 24 tuổi

116

6

5,2

3,69 ± 2,31

từ 24 - 28 tuổi

129

12

9,3

3,67 ± 2,11

≥ 28 tuổi

92

1

1,1

4,53 ± 2,92


Tổng cộng

337

19

5,6

3,91 ± 2,5

*) 2 test cho các giá trị tỷ lệ, với p < 0,05 (p = 0,032).
**) ANOVA test ; 1với p< 0,05 với nhóm ≥ 29 tuổi;
Tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp của bà mẹ là 5,2% với nhóm tuổi dưới 24; tỷ lệ 9,3% với nhóm
tuổi từ 24 - 28 tuổi và 1,1% ở nhóm tuổi từ 29 tuổi trở lên. Sự khác biệt tỷ lệ có ý nghĩa thống kê
giữa ba nhóm tuổi (χ2 test, p = 0,032). Giá trị trung bình hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ ở
nhóm bà mẹ dưới 24 tuổi và nhóm từ 24 - 28 tuổi có khác biệt có ý nghĩa với nhóm từ 29 tuổi trở
lên (ANOVA- test, p = 0,015 và p = 0,011 tương ứng 2 nhóm tuổi).
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ sau khi sinh 1 tuần
Bảng 3. Tình trạng vitamin A trong sữa của bà mẹ và một số yếu tố liên quan

Nhóm tuổi

n

Giá trị TB **

Chênh lệch

(TB mmol/L ± SD)


95% CI

p*
T - test

0,006

Theo nhóm tuổi
Bà mẹ < 30 tuổi

263

3,7 ± 2,3

- 0,9

Bà mẹ ≥ 30 tuổi

74

4,6 ± 2,9

- 1,5 - (- 0,25)

Thiếu VA - TLS

31

3,5 ± 1,9


- 0,5

Không thiếu VA

284

4,0 ± 2,6

- 1,4 - 0,45

66

4,5 ± 2,6

0,7

Thiếu vitamin A
0,30

Điều kiện kinh tế
Nghèo, cận nghèo

TCNCYH 106 (1) - 2017

0,03

173


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC


n

Giá trị TB **
(TB mmol/L ± SD)

Chênh lệch
95% CI

271

3,8 ± 2,4

0,07-1,4

< 3.000 gr

84

3,6 ± 2,4

- 0,4

≥ 3.000 gr

253

4,0 ± 2,5

- 1,07 - 0,15


≥ 3 con

45

5,0 ± 3,3

1,2

≤ 2 con

292

3,8 ± 2,3

0,5 - 2,0

Trẻ trai

183

4,1 ± 2,5

0,4

Trẻ gái

153

3,7 ± 2,4


- 0,08 - 0,98

< 10 mg/l

82

3,5 ± 2,5

- 0,6

≥10 mg/l

233

4,1 ± 2,4

- 1,25 - 0,006

Nhóm tuổi

p*
T - test

Điều kiện kinh tế
Bình thường
Cân nặng sơ sinh trẻ
0,15

Số con

0,018

Giới tính trẻ
0,09

C-reactive protein
0,052

Phân tích đơn biến, cho thấy có liên quan giữa nhóm tuổi, điều kiện kinh tế, số con đối với
hàm lượng Vitamin A trong sữa của bà mẹ sau sinh 1 tuần (T- test; p < 0,05). Những bà mẹ dưới
30 tuổi có hàm lượng vitamin A sữa mẹ (3,7 mmol/L) thấp hơn những bà mẹ trên 30 tuổi (4,6
mmol/L), có ý nghĩa p < 0,01; những bà mẹ thuộc kinh tế nghèo, cận nghèo có hàm lượng
vitamin A sữa mẹ (4,5 mmol/L) cao hơn những bà mẹ thuộc kinh tế bình thường (3,8 mmol/L) có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05; những phụ nữ có số con từ 3 trở lên thì hàm lượng vitamin A sữa
mẹ (5,0 mmol/L) cao hơn có ý nghĩa những bà mẹ có từ 2 con trở xuống (3,8 mmol/L), với p <
0,05. Có sự khác biệt về hàm lượng vitamin A sữa mẹ theo đáp ứng nhiễm trùng (C-reactive
protein - CRP), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (T- test, p > 0,05).
Bảng 4. Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến dự đoán các yếu tố điều kiện kinh tế, cân nặng
mẹ khi đẻ, số con, tình trạng nhiễm trùng cấp và VAD-TLS mẹ khi mang thai
với hàm lượng vitamin A sữa mẹ sau sinh 1 tuần
Các yếu tố trong mô hình (biến độc lập)

Beta (hệ số tiêu chuẩn)

p

Điều kiện kinh tế

- 0,090


0,116

Số con

- 0,157

0,007

0,104

0,069

- 0,078

0,173

0,063

0,273

CRP 1 tuần
Cân nặng mẹ đi đẻ
Thiếu VAD - TLS mang thai
174

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cỡ mẫu phân tích (n): 298; R2 = 0,058; Constant = 7,5.

Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến cho thấy có yếu tố liên quan giữa số con của bà mẹ với
hàm lượng vitamin A sữa mẹ sau khi kiểm soát các yếu tố điều kiện kinh tế, tình trạng thiếu
vitamin A tiền lâm sàng, cân nặng mẹ khi đẻ, tình trạng nhiễm trùng cấp tính (linear regrestion,
R2 = 0,058, p < 0,01).

IV. BÀN LUẬN

thấp hơn nghiên cứu ở bà mẹ Malawi năm

Hàm lượng vitamin A trung bình sữa mẹ ở

2004 (14,8%) và tỷ lệ 24% ở bà mẹ Bangladesh

thời điểm sau sinh 1 tuần là 3,91µmol/l ± 2,5 ở

trong 2 tuần đầu sau sinh; thấp hơn tại Phú

mức cao so với ngưỡng trung bình (nằm

thọ ở bà mẹ 1 tháng sau sinh (26%) [2; 4; 7].

khoảng ≥ 1,75 µmol/l và < 2,45 µmol/l). Đây

Đồng thời thấp hơn ở bà mẹ miền Bắc, Thái

chính là thời điểm nồng độ retinol tối đa (xảy

Lan (52%) 3 tháng sau sinh năm 2012 [18].

ra ngày 6 - 7 sau đẻ), sau đó giảm dần theo


Tình trạng vitamin A trong sữa mẹ phụ

thời gian sau sinh [13]. Với hàm lượng vitamin

thuộc vào thực trạng vitamin A huyết thanh bà

A trong sữa bà mẹ, phản ánh tình trạng

mẹ, can thiệp bổ sung vitamin A, đáp ứng pha

vitamin A khá tốt trong quần thể bà mẹ sau

cấp tính và thực trạng vitamin A từng vùng địa

sinh huyện Phú Bình. Khuyến nghị hiện nay,

lý, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ đây cũng là

về bổ sung vitamin A ở Việt Nam là thời điểm

lý do có sự khác biệt về tình trạng vitamin A

trong vòng 1 tháng sau sinh, có bao gồm thời

sữa mẹ sau sinh 1 tuần trong nghiên cứu tại

điểm ngay sau đẻ là thời điểm bà mẹ có phản

huyện Phú Bình so với các nghiên cứu khác


ứng viêm cấp tính và 1 tuần sau sinh là thời

đã mô tả trên [8 - 9; 15 - 17]. Có khác biệt

điểm hàm lượng vitamin A sữa mẹ cao nhất là

giữa hàm lượng vitamin A sữa mẹ ở nhóm

nên cân nhắc [14]. Kết quả nghiên cứu này về

tuổi dưới 24 và tuổi từ 24 - 28 tuổi thấp hơn

hàm lượng vitamin A, tương đương với

có ý nghĩa thống kê so với nhóm bà mẹ nhóm

nghiên cứu tại Ấn Độ (3,92 µmol/l); cao hơn

tuổi từ 29 tuổi trở lên. Tỷ lệ vitamin A sữa mẹ

(3,31 µmol/l) tại vùng Bắc Brazil ở bà mẹ ngay

thấp ở 3 nhóm tuổi (dưới 24, từ 24 - 28 tuổi và

sau sinh và các bà mẹ cùng thời điểm 1 tháng

trên 29 tuổi), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

sau sinh tại Brazil là1,93 µmol/l và Phú Thọ là


ở 3 nhóm.

1,53 µmol/l năm 2015, thấp hơn ở bà mẹ
Tanzania là 4,34 µmol/l [8; 7; 15; 16; 17].

Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa
yếu tố dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp,

Ở giai đoạn 1 tuần sau sinh, sữa mẹ ở giai

việc ăn uống bồi dưỡng, tình trạng vitamin A

đoạn sữa chuyển tiếp (thuộc 2 tuần đầu sau

và thiếu máu, cân nặng mẹ khi mang thai với

sinh) rất nhiều chất dinh dưỡng, chứa chất

tình trạng vitamin A sữa mẹ thấp ở thời kỳ sau

béo, vitamin tan trong nước, đường lactose và

sinh 1 tuần. Kết quả cho thấy, có liên quan

hàm lượng calo cao hơn so với sữa non. Tỷ lệ

giữa nhóm tuổi, điều kiện kinh tế, số con đối

vitamin A sữa mẹ thấp của đối tượng nghiên


với hàm lượng vitamin A trong sữa của bà mẹ

cứu tại Phú Bình là 5,6% ở mức nhẹ (tỷ lệ <

sau sinh 1 tuần. Đồng thời, phản ứng viêm

10%) có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo

cũng đóng vai trò nhất định trong ảnh hưởng

phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Tỷ lệ trên

đến tình trạng vitamin A sữa mẹ, mặc dù chưa

TCNCYH 106 (1) - 2017

175


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
có ý nghĩa thống kê. Phân tích hồi qui tuyến

năm 2011 - 2012, trong khuôn khổ hợp tác với

tính đa biến dự đoán các yếu tố điều kiện kinh

Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD -

tế, số con, cân nặng mẹ khi sinh, tình trạng


Institut de recherche pour le développement).

nhiễm trùng cấp và thiếu vitamin A tiền lâm

Chúng tôi cam kết không xung đột lợi ích từ

sàng khi mang thai với hàm lượng vitamin A

kết quả nghiên cứu.

sữa mẹ sau sinh 1 tuần cho thấy có yếu tố liên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

quan giữa số con đối với hàm lượng Vitamin
A trong sữa của bà mẹ sau sinh 1 tuần.

1. Penniston KL, Valentine AR, Tanumi-

Những bà mẹ có nhiều con, kiến thức tốt hơn

hardjo SA (2003). A theoretical increased in

trong thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (bú

infants hepatic vitamin A is realized using a

sớm, bú sữa non, chế độ ăn uống). Đồng thời,


supplemented lactating sow model. The Jour-

việc tiết sữa bà mẹ kèm các chất dinh dưỡng

nal of Nutrition, 133, 1139 – 1142.

phụ thuộc vào quá trình mẹ sản sinh ra sữa
(phản xạ prolactin), tiết sữa và đưa sữa ra
ngoài (phản xạ oxytocin). Kích thích bài tiết
prolactin được hình thành từ tuyến yên ở não

2. Rice AM, Stoltzfus RJ, Francisco AD
and et (2000). Evaluation of serum retinol, the
modified-relative-dose-response ratio, and

bà mẹ, với những bà mẹ có nhiều con, phản

breast-milk vitamin A as indicators of response
to postpartum maternal vitamin A supplemen-

xạ kích thích đã thường xuyên, sẽ dễ dàng

tation. Am J Clin Nutr, (71),799 – 806.

hơn tạo phản xạ này. Điều đó, giải thích về

3. Ettyang GA, Lichtenbelt WD, Oloo A,
Saris WH (2003). Serum retinol, iron status and
body composition of lactating women in Nandi,


việc số con liên quan đến hàm lượng vitamin
A sữa mẹ cao hơn.

V. KẾT LUẬN

Kenya. Ann Nutr Metab, 47(6), 276 – 283.
4. Dancheck B, Nussenblatt V, Ricks MO

Tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp ở bà mẹ sau

et al (2005). Breast Milk Retinol Concentra-

sinh 1 tuần là 5,6% ở ngưỡng nhẹ có ý nghĩa

tions Are Not Associated with Systemic Inflam-

sức khỏe cộng đồng. Giá trị trung bình vitamin

mation among Breast - Feeding Women in

A sữa mẹ là 3,91 mmol/L. Có sự khác biệt về

Malawia. The Journal of Nutrition, 135, 223 –

tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp và hàm lượng

226.

vitamin A trong sữa mẹ sau sinh 1 tuần, theo
nhóm tuổi.

Nồng độ vitamin A trong sữa mẹ sau sinh 1
tuần có tương quan tuyến tính đến số con của
bà mẹ. Những bà mẹ có từ 3 con trở lên có
hàm lượng vitamin A sữa mẹ cao hơn những
bà mẹ có từ 2 con trở xuống.

Lời cảm ơn
Nghiên cứu đã sử dụng kinh phí nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở của Viện Dinh dưỡng
176

Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn
(2007), Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu
vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam
trong những năm gần đây, một số khuyến
nghị mới về biện pháp phòng chống. Tình
hình Dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở
Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 39 – 48.
6. Viện Dinh Dưỡng (2015). Đánh giá tình
trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh
dưỡng ở phụ nữ và trẻ em năm 2014. Hội
nghị Công bố kết quả Tổng điều tra vi chất
dinh dưỡng.
TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
7. Nguyễn Thị Diệp Anh, Từ Ngữ, Janet

14. Wieringa FT, West CE, Northrop-


King và cộng sự (2015). Tình trạng vitamin A
trong sữa của bà mẹ sau sinh một tháng tại

Clewes CA, Muhilal (2002). Estimation of the

huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Tạp chí Y học Việt

tors of micronutrient status in Indonesian in-

Nam, 433, 139 – 144.

fants. Journal of Nutrition. 132, 3061 – 3066.

8. Idindili B, Masanja H, Urassa H,
Wilbert B et al (2007). Randomized controlled
safety and efficacy trial of 2 vitamin A supplementation schedules in Tanzanian infants. Am
J Clin Nutr, 85, 1312 - 1319.
for

postpartum

15. Basu S, Sengupta B, Paladhi PKR
(2003). Single megadose vitamin A supplementation of Indian mothers and morbidity in
breastfed young infants. Postgrad Med J, 79,
397 - 402.

9. Oliveira JM, East CE (2016). Vitamin A
supplementation


effect of the acute phase response on indica-

women.

Cochrane Database Syst Rev.
10. WHO, UNICEF, IVACG (1997). Task
Force, Vitamin A supplements. A guide to their
use in the treatment and prevention of vitamin
A deficiency and xerophthalmia.

16. Bezerra DS, Araújo KF, Azevêdo GM,
Dimenstein R (2009). Maternal supplementation with retinyl palmitate during immediate
postpartum period: potential consumption by
infant. Rev Saude Publica, 43(4), 572 - 579.
17. MartinsTM., Verraz IS, Daneluzzi JC

11. WHO (2011). Guideline: Vitamin A sup-

and et (2010). Impact of maternal vitamin A

plementation in postpartum women. World

supplementation on the mother–infant pair in

Health Organization.

Brazil. European Journal of Clinical Nutrition,

12. WHO (1996). Indicators for assessing
vitamin A deficiency and their application in

monitoring and evaluating intervention programmes.
13. Chappell JE, Francis T, Clandinin MT
(1985). Vitamin A and E content of human milk
at early stages of lactation. Early Hum Dev, 11
(2), 157 - 167.

64, 1302 - 1307.
18. StuetzW, Carrara VI, McGready R
and et (2012). Micronutrient status in lactating
mothers before and after introduction of fortified flour: cross-sectional surveys in Maela
refugee camp. European Journal of Clinical
Nutrition, (51), 425 - 434.

Summary
BREAST MILK RETINOL STATUS OF ONE WEEK POSTPARTUM
MOTHER AND RELATED FACTORS AT PHU BINH DISTRICT,
THAI NGUYEN
Breast milk retinol status of mothers in breastfeeding is an important indicator, especially
sensitive, reflecting the vitamin A status of mothers and infants are breastfed. Research conducted on 337 mothers after delivery, in order to determine retinol in breast milk status and some
factors of mother at 1 week after birth in 8 communes in Phu Binh, Thai Nguyen province from
2011 to 2012. The results showed that low vitamin A prevalence was 5.6% at a moderate level of
significance concern for the community health. The mean value of vitamin A content of breast milk

TCNCYH 106 (1) - 2017

177


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
was 3.91 μmol/L. There was a difference in the incidence of low vitamin A in breast milk (3.7

μmol/L in women under 30 and 4.6 μmol/L in mothers ≥ 30 years) of one week after birth, by the
group of age (p < 0.05). Vitamin A levels in mother's milk at 1 week after birth were linearly correlated with the number of children bearing mothers. Mothers has 3 or more children had higher
levels of vitamin A than those mothers who has less than 2 children (p < 0.05).
Keywords: breast milk retinol, vitamin A deficiency, related factors, mother postpartum

178

TCNCYH 106 (1) - 2017



×