Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.95 KB, 5 trang )

Ytcc so 26.qxp

12/4/2012

9:55 PM

Page 18

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Thực trạng loãng xương và một số yếu tố
liên quan ở người cao tuổi xã Tam Thanh,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Đònh
Đỗ Minh Sinh (*), Nguyễn Thò Minh Thủy (**)

Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây loãng xương (LX ) được xem là một vấn đề sức khỏe y tế công
cộng toàn cầu có ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là người cao tuổi. Do
vậy việc tìm hiểu thực trạng về vấn đề này là rất cần thiết. Mục tiêu: (i) Xác đònh tình trạng loãng
xương và (ii) Xác đònh một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng xương. Phương pháp: Nghiên
cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ngẫu nhiên trên 250 đối tượng là người cao tuổi tại xã Tam Thanh,
một xã thuần nông huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Đònh. Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ LX là 52,8% và
thiểu sản xương là 31,2%. Chỉ có 16% người cao tuổi tham gia nghiên cứu có mật độ xương bình
thường. Phân tích đa biến tìm thấy hai yếu tố liên quan đến tình trạng LX . Những người # 70 tuổi có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,9 lần so với những người dưới 70 tuổi. Những người không có thói quen
sử dụng thực phẩm giàu calci có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 13,9 lần so với những người còn lại.
Khuyến nghò: Người cao tuổi cần được phòng loãng xương trước 70 tuổi và được tư vấn sử dụng
những loại thực phẩm giàu calci có sẵn tại đòa phương.
Từ khóa: loãng xương, calci, người cao tuổi, T-score, hút thuốc

Prevalence of osteoporosis and related factors
among elderly people in Tam Thanh commune,


Vu Ban district, Nam Dinh province
Do Minh Sinh (*); Nguyen Thi Minh Thuy (**)

Introduction: In recent years, osteoporosis has been seen as a global public health problem that
affected millions of people worldwide, especially among elderly people. Therefore, understanding
the current status of this problem is much needed. Objectives: (i) to determine the prevalence of
osteoporosis and (ii) to explore the related factors. Methods: Cross-sectional descriptive study was
conducted with 250 elderly subjects (=>60 years old) selected at random in Tam Thanh commune,
an agricultural commune, Vu Ban district, Nam Dinh province. Result: The results showed that the
prevalence of osteoporosis is 52.8% among the elderly population in that commune. Multivariate
analysis found two factors related to the status of osteoporosis. Those who were # 70 years of age

18

Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)


Ytcc so 26.qxp

12/4/2012

9:55 PM

Page 19

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

were at risk of osteoporosis 2.9 times higher than those who were under 70 years of age. Those who
did not have the habit of using calcium-rich foods were at risk of osteoporosis 13.9 times higher than
the remaining members. Recommendation: Elderly people should be prevented from osteoporosis

before 70 years of age and consulted to take the calcium-rich foods available locally for their daily
meals.
Keyword: osteoporosis, calcium, elderly, T-score, smoking.

Tác giả:
(*)

Ths. Đỗ Minh Sinh - Giảng viên bộ môn Y tế Cộng đồng, trường Đại học Điều dưỡng Nam Đònh.
Email:

(**)

PGS.TS. Nguyễn Thò Minh Thủy - Trưởng bộ môn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
- Trường Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ, Hà Nội.

1. Đặt vấn đề
LX là bệnh lý được đặc trưng bởi sự giảm mật
độ xương và chất lượng xương làm xương trở lên
giòn và dễ gãy thậm chí gãy xương xảy ra chỉ với
một sang chấn nhẹ. Đối tượng chòu tác động mạnh
nhất bởi bệnh LX là người cao tuổi. Ở độ tuổi 50 chỉ
có khoảng 5% người cao tuổi mắc bệnh tuy nhiên
con số này đã tăng vọt lên 60% ở những người thọ
trên 80 tuổi [6].
Với mức độ nguy hiểm như vậy, trong những
năm gần đây LX được xem là một vấn đề sức khỏe
y tế công cộng toàn cầu có ảnh hưởng đến hàng
triệu người trên toàn thế giới. Năm 2008 ước tính có
khoảng 75 triệu người ở khắp châu Âu, Mỹ và Nhật
Bản bò tác động bởi loãng xương. Tại châu Á, ước

tính tỷ lệ gãy xương đùi có liên quan đến LX sẽ tăng
lên từ 2-3 lần trong vòng 30 năm tới [5], [6].
Tại Việt Nam, năm 2008 theo ước tính có
khoảng 2,8 triệu người bò tác động bởi loãng xương,
tuy nhiên con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Cho đến nay đã có một số báo cáo về thực trạng LX
và các yếu tố liên quan tại Việt Nam, tuy nhiên các
nghiên cứu mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn,
đòa bàn nông thôn hiện nay vẫn còn đang bò bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó các yếu tố có liên quan đến LX cũng
chưa được đề cập đầy đủ [5].
Tam Thanh là một xã thuần nông điển hình
thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Đònh nên kết quả
nghiên cứu tại đây có thể ngoại suy cho toàn bộ dân
số nông thôn Nam Đònh. Cho đến nay trên đòa bàn
xã chưa có một đánh giá nào về thực trạng bệnh LX

ở người cao tuổi. Với mục đích cung cấp thông tin
cho ngành y tế tỉnh trong việc triển khai các chương
trình phòng chống bệnh LX cho người cao tuổi trong
cộng đồng, nghiên cứu đã được tiến hành với 2 mục
tiêu cụ thể.
- Xác đònh tỷ lệ LX của người cao tuổi tại xã
Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Đònh.
- Xác đònh một số yếu tố liên quan đến bệnh LX
của người cao tuổi tại xã Tam Thanh, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Đònh.

2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân

tích được thực hiện tại xã Tam Thanh, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Đònh từ 01/2012-06/2012 với đối
tượng là 250 người cao tuổi bao gồm cả nam và nữ,
được lựa chọn ngẫu nhiên từ quần thể nghiên cứu,
có khả năng giao tiếp và không mắc các bệnh có
liên quan đến chuyển hóa xương.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp với bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập các
thông tin về nhân khẩu học và hành vi, lối sống. Sử
dụng cân và thước đo để thu thập các thông tin về
nhân trắc học. Sử dụng phương pháp "Hấp thụ siêu
âm dải rộng" (BUA) để đo mật độ xương của đối
tượng nghiên cứu.
Tình trạng LX của đối tượng nghiên cứu được
căn cứ theo tiêu chuẩn chẩn đoán LX của WHO dựa
vào chỉ số T-score. Theo đó một người được chẩn
đoán mắc LX nếu có giá trò T-score < -2,5; T-score
từ -2,5 đến -1 là thiểu sản xương và T-score > -1 là
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)

19


Ytcc so 26.qxp

12/4/2012

9:55 PM

Page 20


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

bình thường [8].
Các biến số chính trong nghiên cứu bao gồm:
tình trạng loãng xương, tuổi, giới, tiền sử sản phụ
khoa, thói quen bổ sung calci bằng thuốc hoặc thực
phẩm chức năng, thói quen uống sữa, uống chè, uống
rượu, uống café, hút thuốc và thói quen tập thể dục.

hành các thói quen có hại cho hệ xương không cao
(dưới 29%). Chỉ có 25,2% số đối tượng có thói quen
thường xuyên uống rượu; con số này ở những người
hay hút thuốc lá/lào là 28,8%; những người hay uống
café chỉ chiếm 8,4% tổng số đối tượng nghiên cứu.

3.2. Thực trạng loãng xương

Các số liệu được nhập bằng phần mềm EPI
DATA và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0. Sử
dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh
của sự kết hợp. Mô hình hồi quy logistic được sử
dụng để phân tích mối liên quan đa biến và kiểm
soát yếu tố nhiễu.

3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các đặc điểm chung đối tượng nghiên
cứu
Đặc điểm nhân khẩu học
Mẫu nghiên cứu bao gồm 250 người cao tuổi với

tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 72,3 ±
8,35 tuổi. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nam giới
chiếm 41,6% thấp hơn nữ giới chiếm 58,4%. Nhìn
chung trình độ học vấn của đối tượng là chưa cao khi
chỉ có 28,8% đối tượng có trình độ từ trung học
chuyên nghiệp trở lên. Do có trình độ học vấn chưa
cao kết hợp với sinh sống tại đòa bàn nông thôn nên
đa số đối tượng phải làm việc chân tay chiếm tới
73,6% khi ở độ tuổi lao động (≤60).
Hành vi, lối sống hàng ngày của đối tượng
Những thói quen tốt cho hệ xương thường được
đối tượng thực hiện bao gồm thói quen ăn thực phẩm
giàu calci; thói quen uống trà/chè và thói quen tập
thể dục. Thói quen bổ sung calci bằng thuốc hay
thực phẩm chức năng và uống sữa chỉ có dưới 12%
đối tượng nghiên cứu thường xuyên thực hiện.
Nhìn chung tỷ lệ đối tượng thường xuyên thực

Biểu đồ 1. Phân bố các thói quen có lợi cho hệ
xương của đối tượng

20

Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)

Biểu đồ 2. Phân bố mật độ xương đối tượng nghiên cứu

Kết quả trên cho thấy mật độ xương trung bình
của các đối tượng trong nghiên cứu là -2,4 ± 1,4 Tscore, người có chỉ số T-score thấp nhất là -4,9 và
cao nhất là 2,6.

Bảng 1. Phân bố tình trạng LX đối tượng nghiên cứu

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương của
WHO, tỷ lệ loãng xương của đối tượng nghiên cứu
là 52,8%; chỉ có 16% đối tượng có mật độ xương
bình thường.

3.3. Kết quả phân tích mối liên quan
Để kiểm soát các yếu tố nhiễu tiềm tàng trong
việc xác đònh mối liên quan đến thực trạng loãng
xương, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic
trong đó các biến được đưa vào mô hình dựa trên kết
quả phân tích đơn biến và phân tích yếu tố nhiễu.
Với giả đònh không có tính khuynh hướng cho
các biến phân loại, mô hình sử dụng kiểm đònh


Ytcc so 26.qxp

12/4/2012

9:55 PM

Page 21

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

Hosmer và Lemeshow để đánh giá tính phù hợp của
mô hình. Các biến số được đưa vào mô hình để tìm
mối liên quan với thực trạng về bệnh loãng xương

của người cao tuổi trong nghiên cứu gồm 17 biến số
bao gồm 4 biến số về đặc điểm sinh học và xã hội
(tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn), 3 biến về tình
trạng dinh dưỡng (chiều cao, cân nặng, BMI), 9 biến
về thói quen ăn uống và hành vi lối sống (ăn/uống
thực phẩm giàu can xi, tập thể dục và sử dụng các
chất kích thích như rượu, cafe, thuốc lá...) và 2 biến
kiến thức và thực hành. Kiểm đònh Hosmer và
Lemeshow của mô hình cuối cùng có giá trò p = 0,17
cho thấy mô hình là hoàn toàn phù hợp. Kết quả mô
hình hồi quy rút gọn cho thấy có 2 yếu tố liên quan
đến tình trạng loãng xương đó là tuổi và thói quen
sử dụng thực phẩm giàu calci trong bữa ăn.
Bảng 2. Mô hình hồi quy logistic kiểm soát các yếu
tố nhiễu (rút gọn)

4. Bàn luận
4.1. Thực trạng loãng xương đối tượng
nghiên cứu
Loãng xương là kết quả của một quá trình tác
động bởi một loạt các yếu tố như: tuổi, giới, tình trạng
dinh dưỡng, chế độ ăn uống và luyện tập… Vì vậy
việc tìm hiểu vai trò của các yếu tố tác động đến
loãng xương là một điều rất cần thiết cho việc đề xuất
các giải pháp thích hợp giúp cộng đồng kiểm soát
được vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhiều nguy cơ này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ LX của đối
tượng nghiên cứu là 52,8%. Kết quả này cao hơn kết
quả nghiên cứu của Thái Phương Oanh [4] (32,5%)
và cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu được tiến

hành trên các đối tượng trẻ hơn, như của: Lê Thò
Bích Hằng [1] (tỷ lệ LX ở nam giới từ 50-75 tuổi là
11,1%); Nguyễn Thò Kim Dung [2] (tỷ lệ LX ở nữ
giới từ 40-60 tuổi là 7,7%); Phạm Thò Hương [3] (tỷ
lệ LX ở phụ nữ trưởng thành từ 20 tuổi trở lên là
9%); Chan và cộng sự [9] (tỷ lệ LX của người từ 1789 tuổi là 25,5%) và của Kanis [7] (tỷ lệ LX của nữ

giới từ 50-80 tuổi là 21,2%; nam giới là 6,3%). Sự
khác biệt về tỷ lệ này có thể được giải thích thông
qua một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất độ tuổi trung bình của các đối tượng
trong nghiên cứu này cao hơn các nghiên cứu đã đề
cập ở trên. Thứ hai là sự khác biệt về tình trạng dinh
dưỡng của các đối tượng trong mỗi nghiên cứu.
Theo kết quả phân tích, trong nghiên cứu này tỷ lệ
đối tượng có tình trạng dinh dưỡng nhẹ cân là
24,4%. Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên
cứu Lê Thò Bích Hằng (chỉ là 17,4%) và của
Nguyễn Thò Kim Dung (chỉ có 12,3%). Thứ ba là sự
khác biệt về thực hành các thói quen có lợi cho hệ
xương của các đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên
cứu này chỉ có 4,8% số đối tượng có thói quen bổ
sung calci thông qua thuốc hoặc thực phẩm chức
năng; con số này ở thói quen uống sữa cũng chỉ là
11,6%. Những tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với
nghiên cứu của Dương Thò Hải Ngọc (23,6% và
78,8%) và của Lê Thò Bích Hằng (tỷ lệ đối tượng có
uống sữa là 26,7%). Thứ tư là sự khác biệt trong
phương pháp chẩn đoán LX của mỗi nghiên cứu.
Trong khi nghiên cứu này sử dụng phương pháp

"Hấp thụ siêu âm dải rộng" để chẩn đoán loãng
xương. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu của các
tác giả quốc tế lại sử dụng phương pháp "Đo hấp thụ
tia X năng lượng kép" để chẩn đoán LX.

4.2. Các yếu tố liên quan đến loãng xương
Sau khi phân tích đa biến kiểm soát các yếu tố
nhiễu, nghiên cứu này chỉ tìm thấy 2 yếu tố có liên
quan đến tình trạng LX của đối tượng nghiên cứu đó
là tuổi của đối tượng nghiên cứu và thói quen sử
dụng thực phẩm giàu calci. Tuổi có mối quan hệ
thuận chiều với tình trạng loãng xương, tức là tỷ lệ
LX tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên thói quen sử dụng
thực phẩm giàu calci lại có mối quan hệ ngược
chiều với tình trạng loãng xương, những người có
thói quen thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu
calci có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn những người
hiếm sử dụng thực phẩm giàu calci.
Do cách đánh giá khác nhau nên mặc dù cùng
tìm thấy mối liên quan giữa thói quen sử dụng thực
phẩm giàu calci với tình trạng loãng xương, tuy
nhiên kết quả trong nghiên cứu này có một số điểm
khác biệt so với một số kết quả đã được công bố.
Kết quả trong nghiên cứu này chỉ kết luận những
người không có thói quen ăn thực phẩm giàu calci
có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 13,9 lần so với
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)

21



Ytcc so 26.qxp

12/4/2012

9:55 PM

Page 22

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

những người có thói quen hay ăn thực phẩm giàu
calci. Trong khi đó hai tác giả Nguyễn Thò Kim
Dung [2] kết luận rằng những người chỉ có thói quen
ăn rau muống hàng tháng có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn gấp 27 lần so với những người có thói quen ăn
rau muống hàng ngày; những người có thói quen chỉ
ăn đậu phụ từ 1- 4 lần/tháng có nguy cơ mắc bệnh
cao hơn gấp 76 lần so với những người ăn hàng
ngày. Bên cạnh đó Lê Thò Bích Hằng [1] cũng chỉ
ra rằng những người có thói quen hiếm ăn tôm/tép
có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 1,2 lần so với
những người hay ăn loại thực phẩm này.

là tương đối cao khi có đến 52,8% số đối tượng đã
bò loãng xương. Mật độ xương trung bình của các
đối tượng đạt -2,42 T-score; chỉ số thấp nhất là - 4,9
T-score và cao nhất đạt 2,6 T-score. Chỉ số T-score
tập trung nhiều nhất trong khoảng từ -3 T-score đến
-2 T-score.


Một điều hiển nhiên là không chỉ có một loại
thực phẩm duy nhất giàu calci, bên cạnh đó mỗi loại
thực phẩm sẽ chỉ có theo mùa. Việc lựa chọn thực
phẩm nào trong khẩu phần ăn hàng ngày còn tùy
thuộc vào sở thích và khẩu vò của từng người. Vì vậy
nghiên cứu này không tìm hiểu mối liên quan giữa
tình trạng LX với từng loại thực phẩm cụ thể. Tuy
vậy, bằng chứng về mối liên quan giữa việc ăn uống
các thực phẩm giàu calci với LX cũng đã được
chứng minh.

Chúng tôi khuyến khích cần tăng cường công
tác phòng chống LX cho người cao tuổi, đặc biệt
cần tiến hành công tác này cho người dưới 70 tuổi.
Nội dung phòng chống có thể là tư vấn cho người
cao tuổi và gia đình họ về những loại thực phẩm
giàu calci có sẵn tại đòa phương với giá cả hợp lý.
Chế biến và khuyến khích người cao tuổi sử dụng
thực phẩm giàu calci trong bữa ăn hàng ngày. Hỗ trợ
người cao tuổi thực hành, duy trì các thói quen có
lợi cho hệ xương và từ bỏ các thói quen có hại cho
hệ xương.

Tóm lại, tỷ lệ LX trong cộng đồng nghiên cứu

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Lê Thò Bích Hằng (2007), Thực trạng LX và một số yếu

tố liên quan ở nam giới 50-75 tuổi tại phường Phương Liên,
quận Đống Đa năm 2007, Luận văn Thạc só Y tế Công cộng,
Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
2. Nguyễn Thò Kim Dung (2005), Thực trạng và một số yếu
tố liên quan tình trạng LX ở phụ nữ 40-60 tuổi huyện Gia
Lâm, Hà Hội năm 2005, Luận văn thạc só y tế công cộng,
Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
3. Phạm Thò Hương (2003), Khảo sát bệnh LX ở phụ nữ
trưởng thành Hà nội năm 2003 truy cập từ,
ngày 21/2/2012.
4. Thái Phương Oanh (2011), Thực trạng LX và một số yếu
tố liên quan ở người cao tuổi tại phường Láng Hạ, quận
Đống Đa, Hà Nội năm 2011, Luận văn Thạc só Y tế Công
cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

22

Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26)

Những người ở độ tuổi trên 70 có nguy cơ mắc
bệnh LX cao gấp 2,9 lần so với những người dưới
70 tuổi. Những người không có thói quen sử dụng
các thực phẩm giàu calci có nguy cơ mắc bệnh LX
gấp 13,9 lần so với những người có thói quen hay
ăn các thực phẩm giàu cacli.

Tiếng Anh
5. International Osteoporosis Foundation (2009), The
Asian audit epidemiology, costs and burden of
osteoporosis in Asia 2009, avalaible at

/>anager/publications/pdf/Asian-audit-09/2009Asian_Audit.pdf accessed by 16/2/2012.
6. International Osteoporosis Foundation (2008), Invest in
your bones: stand tall, speak out, avalaible at
/>nager/publications/pdf/stand-tall-thematic-report-08english.pdf accessed by 16/22012.
7. J. A. Kanis et al (2008), "European guidance for the
diagnosis and management of osteoporosis in
postmenopausal women".
8. World Health Organization (2003), Prevention and
management
of
osteoporosis,
chủ
biên,
/>download
21/2/2012.
9. W.P Chan, J.F Liu & W.L Chi (2004), "Evaluation of
bone mineral density of the lumbar spine and proximal
femur in population-based routine health examinations of
healthy asians", Acta Radiol(45), pp. 59-64.



×