Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại khoa nội tiết Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.97 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT VỀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Nguyễn Thị Anh Đào*, Tạ Thị Hòa*, Nguyễn Thị Bảo Châu*, Nguyễn Thị Mây Hồng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ tại khoa Nội Tiết bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013 chúng tôi tiến hành khảo sát 189 bệnh nhân ĐTĐ nhằm đánh
giá về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Kết quả cho thấy rằng 52% bệnh nhân có máy thử đường huyết và tự
theo dõi đường huyết tại nhà. 31,2% bệnh nhân không vận động thể lực thường xuyên, 76,2% chưa được giáo
dục và tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên có đến 72% bệnh nhân cho rằng họ tuân thủ chế độ dinh
dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ và 80% bệnh nhân cho rằng họ tuân thủ chế độ dùng thuốc.
Kết luận: Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng cần phải tăng cường giáo dục về vận động thể lực,
chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân ĐTĐ nhiều hơn nữa.
Từ khoá: sự tuân thủ điều trị, đái tháo đường

ABSTRACT
SURVEYING ON THE ADHERENCE IN TREATMENT OF DIABETIC PATIENTS
Nguyen Thi Anh Dao, Ta Thi Hoa, Nguyen Thi Bao Chau, Nguyen Thi May Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 81-84
Objectives: To observe the adherence of treatment for diabetic patients.
Methods: Descriptive cross-sectional study.
Results: From July to October 2013, we surveyed 189 diabetic patients. The result shows that 52% of
patient had blood glucose meter and blood glucose self-monitoring at home. 31.2% of them did not do
regular physical exercises, and 76.2% was not educated and counseled proper nutrition. However 72% of
patients said that they adhered the dietary requirements, and 80% of patients reported that they took


medication given by their doctors.
Conclusion:According to the result, we have concluded that all patients need to be educated on physical
exercises, and following proper nutrition guide.
Keywords: adherence of treatment, diabetes

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay là một
vấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng. Tỉ lệ
bệnh ngày càng gia tăng tại Việt Nam cũng như
những quốc gia trong khu vực. ĐTĐ là bệnh
mãn tính tăng theo tuổi với nhiều biến chứng
ảnh hưởng chức năng của nhiều cơ quan trong

cơ thể, và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các nghiên cứu lớn đa trung tâm đã chứng minh
điều trị bệnh ĐTĐ cần tác động đến nhiều yếu tố
nguy cơ. Kiểm soát đường huyết chặt chẽ làm
giảm các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch
máu lớn(4). Để kiểm soát đường huyết và đạt
được mục tiêu điều trị cho từng cá thể, việc tuân

* Khoa Nội tiết Bệnh viện Thống Nhất Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ĐD Nguyễn Thị Anh Đào ĐT: 0988883452

Email:

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

81



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
thủ điều trị là đặc biệt quan trọng(1,2,3). Tại bệnh
viện Thống Nhất do đặc điểm bệnh nhân lớn
tuổi với nhiều bệnh lý phối hợp, trong khi đó
khoa Nội Tiết là khoa mới được thành lập vào
giữa năm 2013, chúng tôi thấy cần có cái nhìn sơ
bộ ban đầu về tính chất bệnh. Chính vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát về sự tuân
thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ tại khoa Nội
Tiết bệnh viện Thống Nhất” nhằm quản lý bệnh
nhân ĐTĐ một cách hiệu quả, nâng cao chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Mục tiêu
1. Khảo sát sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân
ĐTĐ tại khoa Nội Tiết bệnh viện Thống Nhất.
2. Đánh giá sơ bộ về tình trạng sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tất cả các bệnh
nhân ĐTĐ đến khám bệnh tại phòng khám Nội
Tiết hoặc nằm viện tại khoa Nội Tiết bệnh viện
Thống Nhât. Bệnh nhân sau khi đồng ý tham gia
nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp, trả lời
theo bảng câu hỏi đã được định sẳn về sự tuân
thủ điều trị, về chế độ dinh dưỡng, vận động thể

lực, tuân thủ dùng thuốc, tự theo dõi và kiểm
soát đường huyết tại nhà. Sau đó bệnh nhân tự
đánh giá về mức độ tuân thủ điều trị của mình,
tình trạng sức khỏe và trạng thái tinh thần vui
hay buồn hiện tại.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2013, chúng tôi
tiến hành khảo sát 189 trường hợp bệnh nhân
ĐTĐ theo bảng câu hỏi về sự tuân tủ điều trị và
chất lượng cuộc sống hiện tại. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi như sau.

Các đặc điểm cơ bản của bệnh nhân trong
nghiên cứu
Giới tính
Bảng 1: Giới tính của bệnh nhân
Giới tính
N = 189 (%)

82

Nam
102 (54%)

Nữ
87 (46%)

Nhận xét: Tỉ lệ nữ > nam, nữ chiếm 54%,
nam 46% các trường hợp


Tuổi
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 70 đến 79 tuổi chiếm
tỉ lệ cao nhất là 33,3%, sau đó là nhóm tuổi từ 60
đến 69 tuổi chiếm tỉ lệ 30,6%. Điều này cho thấy
đối tượng bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của
chúng tôi là người cao tuổi.
Bảng 2: Phân tầng độ tuổi của bệnh nhân
Phân tầng độ tuổi
< 40 tuổi
40 - 49 tuổi
50 - 59 tuổi
60 - 69 tuổi
70 - 79 tuổi
≥ 80 tuổi

N= 189 (%)
7 (3,7%)
11 (6,5%)
32 (16,9%)
58 (30,6%)
63 (33,3%)
17 (9,0%)

Các đặc điểm khác của bệnh nhân trong
nghiên cứu
Bảng 3: Các đặc điểm khác của bệnh nhân.
ĐẶC ĐIỂM

N = 189 (%)

KHU VỰC

TPHCM
Khác

160 (84,6%)
29 (15,3%)
NGHỀ NGHIỆP

Nghỉ hưu
110 (58,2%)
Khác
79 (41,7%)
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Thấp
35 (18,5%)
Trung bình
38 (20,1%)
Cao
81 (42,8%)
Đại học - Cao đẳng
35 (18,5%)
THỜI GIAN BỆNH ĐTĐ
< 1 năm
20 (10,5%)
1 - 5 năm
64 (33,8%)
5 - 10 năm
44 (23,2)
≥ 10 năm

61 (32,2)
GIÁO DỤC VỀ DINH DƯỠNG

45 (23,8%)
Không
144 (76,2%)

Nhận xét: Đa số bệnh nhân là cán bộ hưu trí
sống tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Trình
độ học vấn cao và đại học – cao đẳng chiếm tỉ lệ
42,8% và 18,5% lần lượt. Thời gian bệnh nhiều
năm, thời gian bệnh ≥ 10 năm là 32,2% là do
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đa số
là người cao tuổi. 76,2% bệnh nhân chưa được

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
giáo dục và tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý
cho bệnh nhân ĐTĐ.

Đánh giá về mức độ tuân thủ điều trị của
bệnh nhân
Kết quả khảo sát về mức độ tuân thủ điều trị
của bệnh nhân
Bảng 4: Khảo sát mức độ tuân thủ điều trị


Kết quả

N, %
91 (48 %)

Không

98 (52 %)

Tiêu chuẩn đánh giá
Máy thử đường huyết
và theo dõi đường
huyết tại nhà

Không thường xuyên
Thường xuyên
Rất thường xuyên

Sự tuân thủ chế độ dinh
Thỉnh thoảng
dưỡng
Không

Sự tuân thủ về thuốc
Không
Mức độ vận động thể
lực

59 (31,3%)
51 (26,9%)
79 (41,8%)
136 (72%)

38 (20%)
15 (8%)
151 (80%)
38 (20%)

Nhận xét: 52% bệnh nhân có máy thử đường
huyết và theo dõi đường huyết tại nhà. Bệnh
nhân không vận động thể lực thường xuyên
chiếm tỉ lệ 31,2%. Trong nghiên cứu của chúng
tôi đa phần là người cao tuổi nên có nhiều bệnh
lý phối hợp vì vậy vấn đề vận động thể lực còn
nhiều hạn chế. 72% bệnh nhân cho rằng họ tuân
thủ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ.
Trong khi đó 80% bệnh nhân cho rằng họ đã
tuân thủ chế độ dùng thuốc, không tự ý bỏ thuốc
hay tự tăng hay giảm liều thuốc điều trị.

Bệnh nhân tự đánh giá về mức độ tuân thủ điều
trị
Bảng 5: Mức độ tuân thủ điều trị
Thang điểm
(0 - 100 điểm)
N = 189 (%)

< 60 điểm

60-80 điểm

80 điểm


12 (6,4%)

128 (67,7%)

49 (25,9%)

Nhận xét: Đa số bệnh nhân cho rằng họ tuân
thủ điều trị ở mức độ khá chiếm tỉ lệ 67,7% và
25,9% cho rằng mình tuân thủ điều trị bệnh tốt.
Điều trị bệnh ĐTĐ là điều trị phối hợp đa
phương thức đó là sử dụng thuốc, chế độ dinh
dưỡng hợp lý và vận động thể lực(1,2,3). Chính vì
vậy vai trò của người bệnh nhân ĐTĐ gần như
là trung tâm trong chiến lược điều trị. Để đạt

Nghiên cứu Y học
được mục tiêu kiểm soát đường huyết, cần có sự
phối hợp tích cực giữa bác sĩ và bệnh nhân. Sự
khác biệt về tuổi tác, nghề nhiệp, kiến thức hiểu
biết của bệnh nhân cũng liên quan khá chặt chẽ
đến việc tuân thủ điều trị, ngoài ra những vấn đề
đi kèm như trầm cảm, lo lắng quá nhiều về bệnh
tật, giảm nhận thức ở người cao tuổi cũng làm
cho việc tuân thủ điều trị bị hạn chế. Tuân thủ
điều trị là cần thiết trong chiến lược điều trị
ĐTĐ(1,2,3). Bác sĩ, điều dưỡng cần giúp họ hiểu
được những khía cạnh tích cực của việc tuân thủ
nghiêm ngặt của việc dùng thuốc, theo dõi
đường huyết, dinh dưỡng hợp lý và vận động
thể lực để thu được kết quả tốt nhất về mục tiêu

kiểm soát và cả sự lạc quan, nâng cao chất lượng
cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nhân tự đánh giá về tình trạng sức khỏe
và chất lượng cuộc sống hiện tại
Bảng 6: Tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống
hiện tại của bệnh nhân.
TÌNH TRẠNG
N = 189 (%)
Hôm nay bệnh nhân thấy khỏe hay không khỏe?

26 (13,7%)
Bình thường
150 (79,3%)
Không
13 (6,8%)
Hôm nay bệnh nhân thấy vui hay không vui?
Vui
14 (7,4%)
Bình thường
148 (78,3%)
Không vui
27 (14,3%)

Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhận thấy rằng
họ đang trong tình trạng sức khỏe và chất lượng
cuộc sống bình thường hoặc tốt.
Khi biết bệnh ĐTĐ, bệnh nhân thường có các
trạng thái tâm lý như lo lắng, sợ sệt, sợ biến
chứng, sợ tàn tật, chán nản và thường có mặc

cảm với bệnh lý của mình. Yếu tố tâm lý đóng
vai trò rất quan trọng trong điều trị và kiểm soát
bệnh. Bệnh ĐTĐ cho đến hiện nay vẫn chưa
điều trị khỏi hẳn, nhưng có thể kiểm soát được
bệnh nếu bệnh nhân tuân thủ các khuyến cáo
của bác sĩ. Để có chất lượng sống tốt, bệnh nhân
ĐTĐ cần có cách nhìn đúng về bệnh, từ đó điều
chỉnh việc ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí phù hợp. Từ đó tạo một
tâm lý thoải mái, hội nhập cộng đồng, nâng cao

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014

83


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014

Nghiên cứu Y học
chất lượng cuộc sống của bản thân bệnh nhân,
gia đình và xã hội(1,2,3).

1. Có 52% bệnh nhân có máy thử đường
huyết và tự theo dõi đường huyết tại nhà.

Đề ra hướng quản lý, tư vấn chăm sóc sức
khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân ĐTĐ:

2. Có 31,2% bệnh nhân không vận động thể

lực thường xuyên, 76,2% chưa được giáo dục và
tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh
nhân ĐTĐ. Tuy nhiên có đến 72% bệnh nhân tự
cho rằng họ đã tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho
bệnh nhân ĐTĐ và 80% bệnh nhân tuân thủ chế
độ dùng thuốc.

Qua nghiên cứu đánh giá sơ bộ, chúng tôi
nhận thấy rằng cần phải tăng cường giáo dục
về vận động thể lực và chế độ dinh dưỡng
hợp lý cho bệnh nhân ĐTĐ nhiều hơn nữa. Đa
số bệnh nhân tự cho rằng mình đã tuân thủ
chế độ dinh dưỡng nhưng chỉ có một số ít
bệnh nhân là được tư vấn thực sự về chế độ
dinh dưỡng bởi chuyên gia dinh dưỡng mà
thôi. Vì vậy có thể chế độ dinh dưỡng của
bệnh nhân là không hợp lý.
Nghiên cứu này chỉ là tiền đề cho chúng tôi
để có một hướng tiếp cận hiệu quả về điều trị
bệnh nhân ĐTĐ qua nhiều phương thức. Về vấn
đề giáo dục và chăm sóc hiệu quả bệnh nhân
ĐTĐ, chúng ta cần thông qua các chương trình
tư vấn về sức khỏe, câu lạc bộ bệnh nhân ĐT Đ
nhằm đáp ứng những yêu cầu điều trị toàn diện,
can thiệp đa yếu tố để đạt được mục tiêu điều trị
không những về đường huyết mà cả huyết áp và
các yếu tố nguy cơ khác.

KẾT LUẬN
Với mục tiêu chính là khảo sát về sự tuân thủ

điều trị của bệnh nhân ĐTĐ, qua phỏng vấn 189
bệnh nhân chúng tôi nhận thấy:

84

3. Có 67,7% bệnh nhân cho rằng họ tuân thủ
điều trị ở mức độ khá và 25,9% cho rằng họ tuân
thủ điều trị ở mức độ tốt.
4. Đa số bệnh nhân cảm thấy trong tình trạng
sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở mức bình
thường hoặc tốt.
5. Cần phải tăng cường giáo dục về vận động
thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh
nhân ĐTĐ nhiều hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Jade Training Workshop Handbook. 2013. P.1 – 100.
Joint Asia Diabetes Evaluation (JADE) Program Reference
Library.2012.p.45-59.
Joint Asia Diabetes Evaluation (JADE) Program. Reference
Library. ASIA Diabetes Foundation.2012. p1-100.
Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê. (2007). “ Nội Tiết Học Đại
Cương, Nxb Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr 467-536 ”

Ngày nhận bài báo:


03-04-2014

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

11-04-2014

Ngày bài báo được đăng:

20 – 05 - 2014

Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014



×