BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NÔNG THỊ THẮM
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI KHOA NỘI TIẾT – HÔ HẤP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI
NGUYÊN
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NÔNG THỊ THẮM
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI KHOA NỘI TIẾT – HÔ HẤP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: CK.60.73.05
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Thị Kim Huyền
Nơi thực hiện đề tài: Trường đại học Dược Hà Nội và
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: Tháng 6/2012 đến tháng 10/2012
HÀ NỘI 2013
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
- GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền: Người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp
đỡ, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
- Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, bộ môn Dược lâm sàng và
toàn thể các thầy, cô các bộ môn của trường đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ
em vượt qua khó khăn để hoàn thành khóa học.
- Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện đa khoa trung
ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ động viện em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, năm 2013
Học viên. Nông Thị Thắm
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐTĐ: Đái tháo đường.
ADA: American Diabetes Association (Hiệp hội ĐTĐ Mỹ)
BMI: Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)
BN: Bệnh nhân.
HDL: High Density Lipoprotein.
IDF: International Diabetes Federation (Hiệp hội đái tháo đường quốc
tế)
JNC: Joint National Committee (Ủy ban liên quốc gia)
LDL: Low Density lipoprotein
RLLP: Rối loạn Lipid
THA: Tăng huyết áp
VLDL: Very Low Density Lipoprotein
WHO: World Health Organization (tổ chức Y tế thế giới)
YTNC: Yếu tố nguy cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt:
1. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố
nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr 3 - 60.
2. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường
và tăng Glucose máu, NXB Y học.
3. Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Hội đồng dược điển
việt Việt Nam, NXB Y học.
4. Bộ môn dược lâm sàng - trường đại học dược Hà Nội (2007), Dược
lâm sàng và điều trị, NXB Y học, tr 151 - 170.
5. Kong Chunny (2008), khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái
tháo đường typ2 tại khoa nội tiết và đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai,
Luận văn thạc sĩ dược học.
6. Hoàng Thị Đợi (2007), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường
tuy 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên,
Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa.
7. Bế Thu Hà (2009), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều
trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ y học.
8. Nông Phương Mai (2006), Nghiên cứu tình trạng quanh răng ở bệnh
nhân đái tháo đường tuy 2 khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương
Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học.
9. Trương Văn Sáu (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, 2007.
10. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2004), thuốc biệt dược và cách sử
dụng, NXB Y học.
11. Trần Đức Thọ (2000) "Bệnh ĐTĐ", Bài giảng bệnh học nội khoa,
tập 1, tái bản lần thứ 7, NXB Y học, tr274-286.
12. Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê (2003), Nội tiết học đại cương.
Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
13. Đồng Ngọc Khanh - BV đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn (2008), Thuốc
điều trị đái tháo đường, Hoanmysaigon.com
II. Tài liệu tiếng Anh.
14. American Association of Clinical Endocrinologist (2002), "Medical
Guideline for Management of Diabetes Mellitus, Endocrine Practice, Vol. 8
(supp. 1) page 16-32.
15. American Diabetes Association, Standards of Medical Care in
Diabetes (2005), Diabetes Care (Volume 28, Supplement 1), page 6-59.
MỤC LỤC
Mục Trang
Đặt vấn đề
1
Chương I: Tổng quan
3
1.1. Bệnh ĐTĐ 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ 6
1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ 7
1.1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ 8
1.2. Thuốc điều trị ĐTĐ 14
1.2.1. Insulin 14
1.2.2. Các thuốc điều trị ĐTĐ đường uống 15
1.3. Điều trị ĐTĐ 19
1.3.1. Mục tiêu điều trị 19
1.3.2. Phương pháp điều trị 20
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu 27
2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá 28
2.3. Xử lý số liệu 29
Chương III: Kết quả nghiên cứu
30
3.1. Một số đặc điểm của BN trong mẫu nghiên cứu 30
3.1.1. Phân bố đối đối tượng theo giới và nhóm tuổi bệnh nhân 30
3.1.2. Phân bố đối tượng theo typ ĐTĐ và tuổi BN 31
3.1.3. Phân bố đối tượng theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ 32
3.1.4. Một số biến chứng của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 33
3.2. Khảo sát sử dụng thuốc 34
3.2.1. Danh mục thuốc điều trị ĐTĐ 34
3.2.2. Lựa chọn sử dụng Insulin 36
3.2.3. Các phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 được sử dụng trong mẫu
nghiên cứu 38
3.2.4. Các thuốc điều trị THA và RLLP 39
3.2.5. Một số thuốc phối hợp trong điều trị biến chứng trên BN
ĐTĐ 40
3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ 41
3.3.1. Mức độ kiểm soát glucose máu 41
3.3.2. Mức độ kiểm soát huyết áp 42
3.3.3. Mức độ kiểm soát rối loạn lipid máu
42
3.3.4. Thời gian điều trị
43
3.3.5. Tính an toàn trong điều trị
43
Chương IV. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu
44
4.1. Về đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 44
4.2. Việc sử dụng thuốc trong điều trị ĐTĐ 46
4.2.1. Danh mục các thuốc kiểm soát glucose máu gặp trong mẫu
nghiên cứu 46
4.2.2. Insulin dùng trong mẫu nghiên cứu 46
4.2.3. Các phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu 47
4.2.4. Tình hình sử dụng thuốc điều trị biến chứng của bệnh ĐTĐ 47
4.3. Về hiệu quả điều trị 49
4.3.1. Về việc kiểm soát glucose máu 59
4.3.2. Về việc kiểm soát huyết áp 50
4.3.3. Về việc kiểm soát Lipid và Lipoprotein huyết tương 50
Kết luận và kiến nghị
52
1. Kết luận 52
1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái
Nguyên 52
1.2. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ĐTĐ tại khoa Nội
tiết – Hô hấp bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên 53
1.3. Hiệu quả điều trị 53
2. Kiến nghị 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo hiệp hội ĐTĐ quốc tế
(IDF) năm 2005 4
Bảng 1.2. Các loại Insulin phổ biến trên thị trường Việt Nam hiện
nay 14
Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số 20
Bảng 1.4. Biện pháp điều trị cho BN ĐTĐ typ 2 thừa cân 24
Bảng 1.5. Biện pháp điều trị cho BN ĐTĐ typ 2 cân nặng bình
thường 24
Bảng 2.1. Phân loại mức độ glucose máu theo tiêu chuẩn của IDF-
2005 28
Bảng 2.2. Phân loại mức độ huyết áp của BN ĐTĐ theo tiêu chuẩn
của IDF - 2005 28
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá Lipid máu 29
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo tuổi và giới 30
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo typ ĐTĐ và tuổi 31
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo thời gian mắc bệnh 32
Bảng 3.4. Tần số xuất hiện các biến chứng 33
Bảng 3.5: Một số biến chứng điển hình của bệnh ĐTĐ 33
Bảng 3.6. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ đã sử dụng 34
Bảng 3.7. Danh mục thuốc kiểm soát glucose máu trong mẫu
nghiên cứu 35
Bảng 3.8. Lựa chọn Insulin trong điều trị ĐTĐ 36
Bảng 3.9. Sử dụng Insulin trong điều trị ĐTĐ 37
Bảng 3.10. Các phác đồ trong điều trị ĐTĐ typ 2 của mẫu nghiên
cứu 38
Bảng 3.11. Các phác đồ điều trị THA và RLLP máu 39
Bảng 3.12. Các thuốc phối hợp trong điều trị biến chứng ĐTĐ 40
Bảng 3.13. Kết quả kiểm soát glucose máu khi ra viện 41
Bảng 3.14. Kết quả kiểm soát huyết áp khi ra viện 42
Bảng 3.15. Kết quả kiểm soát Lipid và lipoprotein máu khi ra viện 42
Bảng 3.16. Thời gian điều trị của bệnh nhân ĐTĐ 43
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố ĐTĐ theo typ 31
Biểu đồ 3.2: Mức độ tuân thủ trong điều trị trước khi vào viện 35
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ một số yếu tố liên quan tới biến chứng ĐTĐ typ 1 13
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ một số yếu tố liên quan tới biến chứng ĐTĐ typ 2 13
ĐẶT VẤN ĐỀ
"Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa",
dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm
90 của thế kỷ XX đã và đang
trở thành hiện thực.
Trong các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa, bệnh Đái tháo đường
(ĐTĐ) hiện nay là một trong những vấn đề đã và đang được quan tâm
của y
dược học thế giới cũng như trong nước. Người bệnh đái tháo đường nếu
không tuân thủ theo các chế độ điều trị, không được theo dõi, kiểm tra thường
xuyên đều có nguy cơ đẫn đến các biến chứng nặng nề đặc biệt là các biến
chứng tim mạch, mắt, thận, gây ảnh nhiều tới chất lượng cuộc sống của người
bệnh, đặc biệt là Đái tháo đường typ 2 đã và đang được xem
là những vấn đề
cấp thiết của thời đại. Theo công bố của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) thì
năm 2000 trên thế giới có khoảng 171 triệu người mắc bệnh đái tháo đường
và dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 300 triệu nguời, hiện nay có khoảng 5 -
6% người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ và tốc độ trẻ hóa ngày
càng nhanh (hiện người bệnh trẻ nhất mới 8,0 tuổi) [2
]. Theo ước tính hiện
nay Việt Nam có khoảng 2 triệu người bị ĐTĐ [2]. Hàng năm, nhân loại đã
phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ, đó là chưa kể
đến hàng ngàn tỷ USD khác cho nghiên cứu và phòng bệnh [2]
Trong vài thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các nghành
khoa học nói chung,
nghành Dược nói riêng, đã bào chế được nhiều thuốc
điều trị đái tháo đường mới có hiệu quả điều trị cao. Đây là thuận lợi lớn
trong điều trị nhưng cũng là thách thức không nhỏ trong vấn đề lựa chọn
thuốc. Người thầy thuốc lâm sàng không chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn cho
người bệnh biết sử dụng thuốc đúng, mà còn phải giúp người bệnh lựa chọn
thuốc phù hợp nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc an toàn
, hợp lý và hiệu
quả.
1
Từ thực tế nêu trên, chúng tôi t
iến hành đề tài: "Khảo sát tình hình sử
dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết – Hô hấp bệnh
viện đa khoa trung ương Thái Nguyên" với các mục tiêu:
1. Tìm hiểu các đặc điểm của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường
trong mẫu nghiên cứu;
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường trên
bệnh nhân nội trú;
3. Đánh gi
á hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường tại khoa Nội tiết - Hô
hấp bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 6/2011 đến tháng
11/2011.
2
Chương I
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh đái tháo đường.
1.1.1. Khái niệm:
Đái tháo đường "là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng
Glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn Insuli
n hoặc do có
liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của Insulin" [2].
1.1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ.
1.1.2.1. Chẩn đoán[2]:
- Chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn hiện nay.
Tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ, được Hiệp hội ĐTĐ Mỹ kiến nghị
vào năm 1997 và được nhóm các chuyên gia về bệnh ĐTĐ của WHO công
nhận vào năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, gồm 3 tiêu chí:
+ Có các triệu chứng của bệnh ĐTĐ (lâm sàng); mức Glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl);
+ Mức Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mm
ol/l (126 mg/dl);
+ Mức Glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống 75 gam đường (loại
khan) hoặc 82,5 đường (loại monohydrat).
- Chẩn đoán typ ĐTĐ.
3
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo hiệp hội ĐTĐ quốc
tế (IDF) năm 2005.
Đặc điểm ĐTĐ typ 1 ĐTĐ typ 2
Khởi phát Rầm rộ, đủ các triệu chứng
Chậm, thường không rõ
triệu chứng
Biểu hiện lâm
sàng
- Sụt cân nhanh chóng.
- Đái nhiều
- Uống nhiều
- Thể trạng béo.
- Tiền sử gia đình có
người mắc bệnh ĐTĐ
typ 2.
- Đặc tính dân tộc, có tỷ
lệ mắc bệnh cao.
- Chứng gai đen
(Acanthosis nigricans)
- Hội chứng buồng
Trứng đa nang.
Nhiễm ceton Dương tính Thường không có
C-peptid Thấp/mất Bình thường hoặc tăng
Kháng thể
ICA (+)
Anti GAD (+)
ICA (-)
Anti GAD (-)
Điều trị Bắt buộc Ínsulin
Thay đổi lối sống,
OAH* hoặc Insulin
* AOH: Các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống
1.1.2.2. Phân loại bệnh ĐTĐ [2], [4].
- ĐTĐ typ 1:
Là hậu quả của quá trình hủy hoại tế bào β của đảo tụy. Hậu quả là cần
phải dùng Insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm
toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong . Có thể có các dưới nhóm như sau:
+ ĐTĐ qua trung gian miễn dịch: Trước đây còn gọi là ĐTĐ phụ
thuộc Insulin, ĐTĐ typ 1, ĐTĐ tuổi vị thành niên…. thể loại này được đặc
trưng bởi sự có mặt của các kháng thể như ICA, anti-GAD, IA-2 hoặc kháng
thể kháng Insulin. Người ta thường gặp các bệnh tự miễn khác kết hợp như
4
Bas
edow, viêm tuyến giáp tự miễn dịch mạn tính Hashimoto, bệnh Addison.
Tỷ lệ tế bào β bị phá hủy ở nhóm này rất khác nhau, có thể mức độ phá huỷ
rất nhanh và rất cao ở trẻ nhỏ nhưng lại rất chậm ở người trưởng thành, thể
LADA.
+ ĐTĐ typ 1 không rõ nguyên nhân: Thể này thường gặp ở châu Phi và
châu Á.
- ĐTĐ typ 2: (ĐTĐ không phụ thuộc Insulin).
ĐTĐ typ 2 là tình trạng kháng Insulin kết hợp với suy giảm khả năng
bài tiết Insulin.
ĐTĐ typ 2 có các đặc điểm:
+ Kháng Insulin kết hợp với giảm bài tiết Insulin tương đối.
+ Tăng sản xuất Glucose nội sinh từ gan do hiện tượng kháng Insulin ở
tế bào gan.
+ Giảm sử dụng Glucose ở tổ chức ngoại vi: cơ vân …
+ Liên quan tới béo phì, tăng cân nhanh, béo bụng, tuổi, ít vận động thể
lực.
- ĐTĐ thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng không dung nạp carbohydrat được
phát hiện lần đầu khi mang thai.
- Các typ ĐTĐ đặc biệt khác:
+ Khiếm khuyết chức năng tế bào β do gen: Nhiễm sắc thể thứ 7,12,
13,20
+ Giảm hoạt tính của Insulin do khiếm khuyết gen: Kháng Insulin typ
A,
+ Bệnh lý của tụy ngoại tiết: Bệnh lý tụy do xơ - sỏi tụy, vi
êm tụy, u
tụy
5
+ Do các bệnh nội tiết khác: Hội chứng Cushing, to đầu chi, Cường
năng tuyến giáp, U tiết Glucagon….
+ Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác: Acid nicotinic,
Glucocorticoid…
+ Nguyên nhân do nhiễm trùng: Nhiễm Rubella bẩm sinh, ….
+ Hội chứng về gen khác: Mất điều vận có tính gia đình, loạn dưỡng cơ
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ.
1.1.3.1. ĐTĐ typ 1.
Trong đa số trường hợp ĐTĐ typ 1 xảy ra trên cơ địa nhạy cảm về di
truyền phối hợp với các yếu tố như nhiễm khuẩn, virus, môi trường và miễn
dịch. ĐTĐ typ 1 xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế
bào β đảo tụy - nơi sản xuất ra Insulin - qua các phản ứng tự miễn. Người ta
cho rằng tác nhân hóa học hoặc virus có thể là kháng nguyên gây ra quá trình
ấy, trên những người có gen nhạy cảm. Các kháng thể đặc hiệu này có t
hể lưu
hành trong máu vào thời gian này và quá trình phá hủy diễn ra trong vài năm
hoặc chỉ vài tháng. Tại thời điểm khởi phát bệnh khoảng 80% tế bào β của
đảo tụy đã bị phá hủy, khi đó những tế bào β còn lại vẫn tiết ra Insulin nhưng
không đủ để duy trì sự dung nạp glucose và BN cần được bổ sung Insulin từ
bên ngoài cơ thể. Sau giai đoạn khởi phát, có thể xuất hiện thời kỳ "trăng
mật" của bệnh - giai đoạn glucose máu được kiểm soá
t với nhu cầu rất nhỏ
hoặc thậm chí không cần Insulin ngoại sinh. Tuy nhiên giai đoạn này không
kéo dài do quá trình tự miễn tiếp tục phá hủy tất cả những tế bào β còn lại của
đảo tụy và hậu quả là người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào Insulin ngoại
sinh.
1.1.3.2. ĐTĐ typ 2.
ĐTĐ typ 2 được đặc trưng bởi 3 đặc điểm sinh lý bệnh là: Giảm
bài tiết
Insulin ở tuyến tụy, kháng Insulin ở mô ngoại vi và tăng sản xuất Glucose ở
gan, trong đó sự kháng Insulin và giảm bài tiết Insulin là 2 yếu tố chính.
6
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc kháng Insuli
n xảy ra trước khi có sự bất
thường trong bài tiết. Sự kháng Insulin liên quan chặt chẽ tới tình trạng béo
phì, đặc biệt là béo bụng - rất phổ biến trên BN ĐTĐ typ 2. Trong giai đoạn
sớm của bệnh việc dung nạp Glucose vẫn bình thường bởi vì mặc dù có kháng
Insulin nhưng bù lại tế bào β của đảo tụy lại sản xuất Insulin nhiều hơn mức
bình t
hường. Tuy nhiên những tế bào này không thể duy trì sự tăng tiết
Insulin quá mức trong trong suốt thời gian dài nên sau đó lượng Insulin tiết ra
sẽ giảm. Vì vậy, cùng với Gan tăng sản xuất Glucose, glucose máu sẽ tăng
cao và kéo theo các triệu chứng lâm sàng. Sau một số năm mắc bệnh tụy sẽ
giảm khả năng tiết Insulin và khi đó các BN ĐTĐ typ 2 cũng phải phụ thuộc
vào Insulin ngoại sinh.
1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ.
1.1.4.1. ĐTĐ typ 1.
ĐTĐ typ 1 thường khởi phát khi
còn trẻ tuổi nhưng cũng có thể ở
người trưởng thành. Những đối tượng mà trong gia đình có người (thế hệ cận
kề) mắc bệnh ĐTĐ typ 1 được xem là có nguy cơ cao.
1.1.4.2. ĐTĐ typ 2.
Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2003, các đối tượng sau được xem là
có nguy cơ cao:
- Người béo/quá cân so với tiêu chuẩn: Chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23,
kết hợp vòng eo nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm.
- Tuổi ≥ 45.
- Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ.
- Phụ nữ lứa tuổi vào giai đoạn quanh mãn kinh.
- Phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4000 gam (người Việt Nam ≥ 3600gam).
- Người có rối loạn dung nạp Glucose (IGT) hoặc rối loạn đường huyết
khi đói (IFG).
- Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ F1.
7
-
Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc châu Á, người da đen
- Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90mmHg).
- Rối loạn chuyển hóa Lipid (HDL< 0,9mmol/l hoặc Triglycerid ≥ 2,3
mmol/l).
1.1.4.3. ĐTĐ thai kỳ [2].
Các đối tượng sau được coi là có nguy cơ:
- Tuổi ≥ 25.
- Chỉ số BMI ≥ 23 trước khi có thai.
- Tiền sử ĐTĐ thai kỳ.
- Tiền sử đẻ con to ≥ 4000 gam (người Việt Nam ≥ 3600gam).
- Tiền sử sản khoa bất thường như xảy thai, thai chết lưu …
Tiền sử rối loạn dung nạp Glucose (IGT), hoặc suy giảm dung nạp
Glucose máu lúc đói (IFG).
1.1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ [2].
Biến chứng của bệnh ĐTĐ thường được chia ra theo thời gian xuất hiện
và mức độ của các biến chứng.
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính.
Biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn đoán
muộn, điều trị không thích hợp, hoặc nhiễm
khuẩn cấp tính. Biến chứng cấp
tính có thể đe dọa tính mạng người bệnh, thường hay gặp ở các quốc gia đang
phát triển. Để hạn chế những biến chứng này cần phải giáo dục cho người
bệnh và những người có liên quan, người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh
ĐTĐ cách
nhận biết những dấu hiệu báo động sớm, để có can thiệp điều trị
kịp thời.
(1) Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do ĐTĐ.
Là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nguyên nhân
là do thiếu Insulin đã gây ra những rối loạn nặng nề trong chuyển hóa Protein;
lipid và carbohydrat. Đây là một cấp cứu nội khoa cần phải được theo dõi tại
8
các khoa điều trị tích cực. Hôn mê nhiễm toan ceton là hậu quả của hai
yếu tố
kết hợp chặt chẽ, đó là: Thiếu Insulin và tăng tiết các hormon đối kháng với
Insulin của hệ thống hormon đối lập (Catecholamin, Glucagon, GH, Cortisol),
làm tăng Glucose máu.
(2) Hạ glucose máu.
Hạ glucose máu là biến chứng cấp tính thường gặp nhất ở BN ĐTĐ.
Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi lượng glucose máu còn
khoảng 2,8 - 3,1 mmol/l, tùy theo mức độ gl
ucose máu sẽ có những biểu hiện
lâm sàng tương ứng. Cần lưu ý là các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của hạ
glucose máu của người ĐTĐ sẽ luôn không đầy đủ như ở người bình thường.
Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá
trình cung cấp (ví dụ từ gan và dinh dưỡng hấp thu qua đường tiêu hóa) và
tiêu thụ Glucose (chủ yếu bởi cơ vân) trong tuần hoàn. Các nguyên nhân
thường gặp là:
-
Tăng bài tiết Insulin.
- Giảm tiếp nhận thức ăn.
- Tăng mức độ luyện tập.
(3) Hôn mê tăng Glucose máu không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp
lực thẩm thấu).
Đây là hội chứng thường gặp ở người ĐTĐ typ 2 trên 60 tuổi, nữ
thường gặp hơn nam. Bệnh có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao ngay cả khi
được cấp cứu ở những trung tâm có đầy đủ phương tiện và những chuyên gia
giỏi, nếu có qua khỏi cũng thường để lại di chứng.
Tăng Glucose m
áu không nhiễn toan ceton có thể gặp ở người chưa bao
giờ được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 và thường là nguyên nhân phải vào viện cấp
cứu ở những người bệnh ĐTĐ typ 2.
9
Đặc điểm
chính của bệnh khác với hôn mê nhiễm toan ceton là tăng
Glucose máu, mất nước và điện giải (lượng nước mất có thể chiếm tới 25%
trọng lượng cơ thể).
(4) Hôn mê nhiễm toan Lactic.
Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng (tỷ lệ tử vong lên tới
50%) ở các BN ĐTĐ typ 2, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh là tình trạng toa
n
chuyển hóa nặng do tăng acid lactic trong máu. Các thuốc nhóm Biguanid tạo
điều kiện thuận lợi cho nhiễm toan acid lactic thứ phát sau tình trạng giảm
Oxy mô rất nặng.
(5) Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Nhiễm trùng da: Rất hay gặp, có đặc điểm là tổn thương khởi phát rất
nhỏ và nhẹ, nhưng nếu không được điều trị đúng và sớm sẽ nhanh chóng dẫn
đến nhiễm trùng hoại tử lan rộng có tiên lượng xấu.
-
Viêm âm đạo, âm hộ: Thường gặp nhất là nhiễm nấm Candida.
Thường gặp ở phụ nữ ĐTĐ typ 2 thể béo, hay dùng kháng sinh.
- Viêm mô tế bào: Đơn độc hoặc kết hợp với loét do tổn thương mạch ở
đoạn xa phần thấp - chi dưới. Loại này phải đề phòng tổn thương xương, gây
hậu quả là cắt cụt chi.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Chiếm khoảng 20% người bệnh ĐTĐ,
thường là không có triệu chứng.
- Viêm tai: Hiếm gặp, nếu có thì thường ở người cao tuổi.
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính.
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng mạn tính trên hệ thống mạch máu
lớn (các bệnh về tim mạch), hệ thống mạch máu nhỏ (mắt, thận) và một số
biến chứng đặc hiệu khác như bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, bệnh lý bàn chân do
ĐTĐ, hay rất nhiều các nhiễm khuẩn thường gặp hay hiếm gặp khác.
(1) Bệnh lý tim mạch.
10
Bệnh lý về tim
mạch là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong của BN
ĐTĐ. Cả ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 đều có thể mắc các bệnh lý về tim mạch,
bao gồm:
- Tổn thương nội mạc sớm - Đặc điểm sinh học của ĐTĐ typ 2.
Đây là một thể loại tổn thương ngày càng hay gặp ở người ĐTĐ typ 2
trẻ tuổi. Đặc điểm của nó là sự tổn thương đồng thời của hệ thống mạch máu
lớn và nhỏ. Người ta rất khó phân tách nó thuộc nhóm
bệnh nào của tổn
thương mạch máu.
- Bệnh mạch vành.
Người bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng từ 2 - 3 lần
so với người bình thường. Bệnh lý mạch vành của những phụ nữ bị bệnh
ĐTĐ cũng tăng cao gần như tương đương với nam giới bị mắc bệnh ĐTĐ,
ngay cả ở trước tuổi mãn kinh.
- Tăng huyết áp
Tăng huyết áp vừa l
à yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ do làm tăng tình
trạng kháng Insulin ở tổ chức vừa là hậu quả của ĐTĐ, góp phần làm tăng các
biến chứng tim mạch ở BN ĐTĐ. Đây là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tạo
ra các biến chứng mạch máu n
hỏ (bệnh lý thận, võng mạc. . .) và biến chứng
mạch máu lớn (bệnh mạch vành tim và đột quỵ) ở BN ĐTĐ [15]. Vì vậy mục
tiêu điều trị THA của những BN ĐTĐ thậm chí cao hơn điều trị THA ở
những BN không có ĐTĐ [1].
- RLLP và lipoprotein huyết tương.
Bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt là typ 2 thường xuất hiện tình trạng tăng
Triglycerid, Cholesterol toàn phần, tăng LDL-cholesterol và giảm HD
L-
cholesterol. Nguy cơ bệnh lý mạch vành và các bệnh mạch máu khác ở người
bệnh ĐTĐ cao hơn 2-5 lần so với người không bị ĐTĐ và nguy cơ này tăng
lên song song với mức độ RLLP máu.
(2) Biến chứng trên mắt.
11
Các tổn thương trên mắt là nguyên nhân dẫn đến giảm t
hị lực và thậm
chí là mù ở những BN ĐTĐ trưởng thành. Có thể tới 74% số BN mắc bệnh
ĐTĐ sau 10 năm có biểu hiện tổn thương trên mắt. Các vi mạch tại mắt bị tổn
thương do tiếp xúc đường máu cao và áp lực thành mạch lớn, từ đó gây ra 2
dạng bệnh về mắt: Bệnh võng mạc ĐTĐ và bệnh đục thủy tinh thể trên BN
ĐTĐ là hậu quả của biến chứng mạch máu nhỏ.
(3) Bệnh thận do ĐTĐ.
Khoảng một phần ba số BN ĐTĐ có bệnh thận tiến triển và tới 20%
BN ĐTĐ typ 1 sẽ dẫn tới suy t
hận. Bệnh lý vi mạch của thận đặc trưng bởi sự
dày màng đáy mao mạch cầu thận, sự lắng đọng Glycoprot
ein ở trung mạc.
Bệnh lý thận có thể được phát hiện sớm qua xét nghiệm Microalbumin niệu
và điều trị tích cực ĐTĐ có thể cải thiện được tiến triển của bệnh.
(4) Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ
Bệnh lý bàn chân có thể gây ra loét và cắt cụt chi. Trong bệnh lý bàn
chân, vai trò của bệnh lý thần kinh ngoại vi; bệnh lý mạch máu ngoại vi và
nhiễm trùng luôn gắn bó với nhau mật thiết.
Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ ngày càng được nhiều người quan tâm
đến
do tính phổ biến của bệnh. Marton và cộng sự cho biết tổn thương bệnh lý
cẳng chân và/hoặc bàn chân có ở 14% người Mỹ gốc Bồ Đào Nha bị mắc
bệnh ĐTĐ, 9,0% ở người ĐTĐ da đen và 7,0% ở người ĐTĐ da trắng [2].
(5) Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ.
Bệnh lý về thần kinh ngoại vi là một biến chứng mạn tính quan trọng
của bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ bệnh ngày càng tăn
g theo thời gian mắc bệnh.
Ở người bệnh ĐTĐ typ 1 biến chứng thần kinh thường có sau 5 năm kể
từ khi được chẩn đoán. Người bệnh ĐTĐ typ 2 thường có biểu hiện tổn
thương thần kinh ngay tại thời điểm bệnh được chẩn đoán. Thực tế bệnh có
khi còn có trước đó nhiều năm.
(6) Suy giảm chức năng hoạt động tình dục [2]:
12