Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân lập một số hợp chất saponin từ cây đu đủ rừng (Trevesia palmata)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.4 KB, 9 trang )

T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016

PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT SAPONIN TỪ CÂY ĐU ĐỦ RỪNG
(Trevesia palmata)
Lê Thị Thanh Thảo*; Đỗ Quyên**; Nguyễn Thị Ngọc*
Lê Thanh Sơn*; Bùi Hữu Tài***; Phan Văn Kiệm***
TÓM TẮT
Mục tiêu: phân lập một số hợp chất saponin từ dịch chiết methanol của lá cây đu đủ rừng
(Trevesia palmata). Phương pháp: lá cây đu đủ rừng được sấy khô ở 40°C, nghiền nhỏ, chiết
siêu âm với methanol và cô đặc tới cặn chiết. Cặn chiết được tạo huyền phù với nước và
chiết lần lượt với các dung môi tăng dần độ phân cực (n-hexan, dicloromethan, ethyl acetat).
Tinh chế phân đoạn nước bằng phương pháp sắc ký (sắc ký bản mỏng, sắc ký cột) sử dụng
các chất hấp phụ silica gel, pha đảo (RP C-18), diaion (HP-20) để thu được hợp chất saponin.
Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất phân lập được trên thông số lý hóa của chúng như độ
quay cực, số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1 chiều và 2 chiều), phổ khối lượng và so sánh
với các số liệu đã công bố. Kết quả: từ phân đoạn nước của lá cây đu đủ rừng, ba hợp chất
saponin với dạng khung aglycon ursan (1, ilekudinosid C) và olean [2, hederagenin-3-O-β-Dglucopyranosyl-(1’3)-α-L-rhamnopyranosyl-(1’2)-α-L-arabinopyranosid và 3, davisianosid B] đã
được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Kết luận: kết quả bước đầu làm sáng tỏ thành
phần hóa học của lá cây đu đủ rừng bao gồm ba hợp chất saponin 1-3 có cấu trúc khung
aglycon dạng ursan và olean.
* Từ khóa: Đu đủ rừng; Ursan saponin; Olean saponin.

Isolation of Saponin Constituents from Trevesia palmata
Summary
Objectives: To isolate several saponin compounds from methanol extract of Trevesia palmata
leaves. Material and methods: Dried and powdered leaves of Trevesia palmata were ultrasonically
extracted with methanol and evaporated to get dry residue. The extract residue was partitioned
with n-hexane, dichloromethane, ethyl acetate to give corresponding fractions and water layer.
The water layer was purified using various chromatographic technique to obtain separate saponin
compounds. Chemical structures of the isolated compounds were determined based on their
physico-chemical properties such as optical rotation, NMR and MS data and were then compared


with those published data. Results: Three saponin compounds with ursane-type (1, ilekudinoside C)
and oleane-type [2, hederagenin-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1’3)-α-L-rhamnopyranosyl-(1’2)-αL-arabinopyranoside; and 3, davisianoside B] were isolated and identified. Conclusions:
Chemical constituents of the leaves of T. palmata were roughly clarified including three ursanetypes and oleane-type saponins (1-3).
* Key words: Trevesia palmata; Ursane-type saponin; Oleane-type saponin.
* Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
** Trường Đại học Dược Hà Nội
*** Viện Hóa sinh Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thị Thanh Thảo ()
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/08/2016
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2016

23


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây đu đủ rừng có tên khoa học Trevesia
palmata thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae).
Theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, ở một
số nơi, đu đủ rừng còn có tên gọi khác
là Thông thảo gai hay Thầu dầu núi [1].
Cây mọc ở chỗ ẩm, phân bố rộng khắp
các tỉnh ở nước ta như Sơn La, Lào Cai,
Hà Nội, Quảng Trị, Lâm Đồng. Người dân
thường sử dụng đu đủ rừng với tác dụng
giải nhiệt, mát gan, chữa phù thũng, đái dắt,
tê thấp, gãy xương [1]. Nghiên cứu trên
thế giới về loài T. palmata cho thấy sự có
mặt của nhiều hợp chất triterpen saponin.
Đây cũng là một lớp hợp chất chính mang

lại tác dụng sinh học của loài này [2].
Nhằm góp phần làm sáng tỏ thành phần
hóa học của cây đu đủ rừng, trong bài
báo này: Chúng tôi công bố kết quả phân
lập và xác định cấu trúc hóa học của 3
hợp chất saponin từ dịch chiết methanol
của lá cây đu đủ rừng.

* Thiết bị, dụng cụ:
- Sắc ký lớp mỏng (TLC): thực hiện
trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60
F254 (Merck 1,05715), RP18 F254S (Merck);
phát hiện vết chất bằng đèn tử ngoại ở
hai bước sóng 254 nm và 365 nm hoặc
dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%
được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi
hơ nóng từ từ đến khi hiện màu.
- Sắc ký cột (CC): tiến hành với chất hấp
phụ là silica gel, pha đảo, diaion (HP-20).
Silica gel có cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm (Đức)
và pha đảo RP C-18 cỡ hạt 150 µm
(Nhật Bản). Nhựa trao đổi ion loại HP-20
(Nhật Bản).
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR):
đo trên máy Bruker AM500 (Đức).
- Phổ khối lượng phân giải cao (HRESI-MS): đo trên máy Agilent 6550 iFunnel
Q-TOF LC/MS (Mỹ).
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Phân lập một số hợp chất saponin:


NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu.
* Nguyên liệu:
- Dược liệu: lá cây đu đủ rừng được
thu hái tại xã Thanh Thùy, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang, tên khoa học: Trevensia
palmata (Robx. ex Lindl.) Vis. Họ: Nhân sâm;
mẫu tiêu bản HNIP/18247/16. Mẫu sau
khi thu hái được sấy khô (40°C), xay nhỏ
và bảo quản ở phòng chứa dược liệu đến
khi nghiên cứu.
Dung môi: n-hexan, dicloromethan, ethyl
acetat, aceton và methanol là các dung
môi công nghiệp và được cất lại trước khi
sử dụng.
24

- Bột lá của loài T. palmata (5 kg) được
chiết siêu âm với methanol (3 lần x 8 lít
ở 50oC, mỗi lần 1 giờ). Gom lại dịch chiết,
lọc qua giấy lọc và cất loại dung môi dưới
áp suất giảm thu được 530 g cặn chiết
metanol. Lắc đều cặn chiết này với 3 lít
nước cất và chiết phân bố lần lượt với
n-hexan (3 x 3 lít), dicloromethan (3 x 3 lít)
và ethyl acetat (3 x 3 lít), sau đó cất loại
dung môi dưới áp suất giảm thu được
các phân đoạn n-hexan (TPH, 30 g),
dicloromethan (TPD, 70 g), ethyl acetat

(TPE, 60 g) và lớp nước (TPW, 370 g).
Phân đoạn nước TPW được đưa lên cột
diaion HP-20P để loại đường bằng nước,
sau đó rửa giải bằng methanol trong
nước có nồng độ tăng dần (25, 50, 75 và


T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
100%, v/v) thu được 4 phân đoạn, TPW1TPW4.
- Phân đoạn TPW3 và TPW4 có sắc đồ
TLC giống nhau được gộp lại và phân tách
thô trên cột sắc ký silica gel, rửa giải với
hệ dung môi gradient dicloromethan/methanol
(100/1 # 1/1, v/v) thu được 6 phân đoạn
TPW3A-TPW3F. Tiếp tục phân tách phân
đoạn TPW3D trên cột sắc ký silica gel
với hệ dung môi rửa giải dicloromethan/
aceton/nước (1/4/0,4, v/v/v) thu được

12 phân đoạn TPW3D1-TPW3D12. Tiếp
tục phân tách phân đoạn TPW3D2 trên
cột sắc ký pha đảo với hệ dung môi rửa
giải aceton/nước (1/1,5, v/v) thu được hợp
chất 1 (100,3 mg) và hợp chất 2 (90,0
mg). Phân đoạn TPW3D4 tiếp tục được
phân tách trên cột sắc ký cột pha đảo với
hệ dung môi rửa giải bằng aceton/nước
(1/1,4, v/v) và tinh chế thêm bằng cột silica
gel rửa giải với dicloromethan/aceton/nước
(1/4/0,4, v/v/v) thu được hợp chất 3 (140,0 mg).


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Hợp chất 1.

Hình 1: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1 - 3.

Hình 2: Các tương tác COSY và HMBC chính của hợp chất 1 và 2.
25


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
Bảng 1: Số liệu phổ 1H-, 13C-NMR phần aglycon của hợp chất 1 - 3 và các chất tham khảo.
1
STT

#,d

δC

a,b

δC

2
a,c

δH

%,d


δC

a,b

δC

(mult, J Hz)
1

47,3

47,3

0,84 (m)

66,9

68,0

3,78 (m)

a,c

δH

$,e

δC

a,b


δC

(mult, J Hz)
39,2

39,6

2,01 (m)
2

3

0,99 (m)

26,5

1,75 (m)

δH

(mult, J Hz)
38,7

39,7

1,63 (m)
26,5

a,c


0,99 (m)
1,62 (m)

25,8

26,6

1,90 (m)

1,77 (m)
1,89 (m)

3

88,4

88,3

3,44 (d, 9,5)

81,4

82,4

3,64 (m)

79,8

82,4


3,63 (m)

4

44,7

45,1

-

43,8

43,9

-

42,8

44,0

-

5

47,7

47,7

1,30 (m)


47,8

48,0

1,29 (m)

46,6

48,1

1,29 (m)

6

18,2

18,8

1,35 (m)

18,3

18,8

1,38 (m)

17,6

18,8


1,39 (m)

1,46 (m)
7

33,2

33,5

1,30 (m)

1,52(m)
33,0

33,4

1,62 (m)

1,29 (m)

1,50 (m)
32,7

33,4

1,64 (m)

1,28 (m)
1,64 (m)


8

40,8

40,9

-

39,9

40,4

-

39,2

40,5

-

9

48,2

48,7

1,60 (m)

48,4


48,9

1,65 (m)

47,8

49,2

1,66 (m)

10

37,8

38,5

-

37,1

37,6

-

36,5

37,6

-


11

23,9

24,5

1,96 (m)

24,0

24,5

1,91 (m)

23,4

24,5

1,92 (m)

12

126,2

126,9

5,24 (br s)

122,6


123,5

5,26 (br s)

120,2

123,5

5,26 (br s)f

13

138,4

139,2

-

145,3

145,2

-

146,2

145,0

-


14

42,6

43,3

-

42,4

42,9

-

42,2

43,0

-

15

28,7

29,2

1,08 (m)
1,93 (m)


28,6

28,8

1,10 (m)
1,80 (m)

28,1

28,9

1,10 (m)

16

24,7

25,2

1,74 (m)
2,06 (m)

24,0

24,0

1,61 (m)
2,02 (m)

22,5


24,1

1,65 (m)
2,00 (m)

17

48,4

49,3

-

46,9

47,6

-

47,4

47,3

-

18

53,4


54,1

2,22 (d, 11,5)

42,3

42,7

2,86 (br d,
10,5)

42,0

42,8

2,88 (br s)

19

39,2

40,3

1,38 (m)

46,8

47,2

1,16 (m)

1,71 (m)

46,0

47,3

1,14 (m)
1,71 (m)

20

39,4

40,2

0,98 (m)

31,1

31,6

-

31,2

31,6

-

21


30,8

31,7

1,32 (m)

34,4

34,9

1,22 (m)

33,5

35,0

1,22 (m)

1,50 (m)
22

36,8

37,4

1,62 (m)

1,40 (m)
30,1


33,8

1,73(m)
23

63,8

64,0

3,25 (d, 11,5)
3,68 (d, 11,5)

26

1,56 (m)

1,40 (m)
31,7

34,0

1,57 (m)

63,5

64,6

3,35 (d, 10,0)


1,77 (m)
64,3

64,5

3,35 (d, 11,5)
3,58 (d, 11,5)

3,57 (d, 10,0)


T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
24

14,7

14,5

0,73 (s)

14,3

13,7

0,72 (s)

13,5

13,7


0,72 (s)

25

17,4

17,9

1,04 (s)

16,3

16,4

0,99 (s)

16,0

16,4

0,99 (s)

26

17,6

17,9

0,82 (s)


17,7

17,8

0,83 (s)

17,9

17,8

0,85 (s)f

27

23,8

24,1

1,11 (s)

26,4

26,5

1,19 (s)

26,1

26,5


1,20 (s)

28

176,2

177,8

-

181,1

181,9

-

181,2

ND

-

29

17,8

17,7

0,88 (d, 6,5)


33,5

33,6

0,93 (s)

33,8

33,6

0,93 (s)

30

21,3

21,6

0,94*

24,0

24,0

0,96 (s)

24,2

24,0


0,96 (s)

(a)đo trong CD3OD, b)125 MHz, c)500 MHz, d)đo trong Pyridine-d5, e)đo trong DMSOd6, fpic tín hiệu có cường độ thấp chân rộng, NDtín hiệu không quan sát được do cường
độ yếu #ilekudinosid C [3], %Hợp chất 2a [6], $davisianosid B [5], mult: độ bội tín hiệu,
*)
tín hiệu bị chồng chập).
Bảng 2: Số liệu phổ 1H-,13C-NMR của phần đường của hợp chất 1 - 3 và các chất
tham khảo.
STT

1
#,d

δC

a,b

δC

a,c

2
δH (mult, J Hz)

Ara

%,d

δC


a,b

δC

a,c

3
δH (mult, J Hz)

Ara

$,e

δC

a,b

δC

a,c

δH (mult, J Hz)

Ara

1’

106,6

106,2


4,28 (d, 7,5)

104,8

104,9

4,52 (d,5,5)

103,7

105,0

4,51 (d,5,0)

2’

73,1

72,9

3,57 (dd, 7,5, 9,5)

75,6

76,9

3,67 (m)

74,5


76,8

3,68 (m)

3’

74,9

74,5

3,51 (dd, 3,0, 9,5)

74,8

73,9

3,68 (m)

73,6

74,0

3,68 (m)

4’

69,7

70,0


3,81 (m)

69,6

69,6

3,80 (m)

68,6

69,7

3,79 (br s)

5’

67,8

67,8

3,50 (br d, 11,0)

66,2

65,6

3,53 (dd, 3,5, 11,0)

65,4


65,7

3,52*

*

3,61
Glc

3,86*

3,86 (br d, 11,0)
Rham

Rham

1”

95,7

95,6

5,34 (d, 8,5)

101,4

101,7

5,18 (br s)


100,3

101,7

5,20 (br s)

2”

74,1

73,8

3,31 (m)

71,6

71,0

4,26 (br s)

69,8

71,1

4,25 (br s)

3”

78,9


78,1

3,40 (m)

82,8

82,7

3,90 (m)

81,9

82,9

3,90 (dd, 3,0, 9,5)

4”

71,4

71,7

3,34 (m)

72,8

72,5

3,59 (m)


71,2

72,5

3,59 (m)

5”

79,2

78,4

3,34 (m)

69,7

70,1

3,93 (m)

68,6

70,1

3,94 (m)

18,4

18,1


1,28 (d, 6,0)

18,3

18,1

1,28 (d, 6,0)

6”

62,5

62,4

*

3,78

*

3,66
Glc

Glc

Glc

1”’


106,5

105,7

4,54 (d, 7,5)

104,6

105,6

4,55 (d, 8,0)

2”’

75,6

75,3

3,33 (m)

68,3

75,5

3,37 (m)

3”’

78,4


77,7

3,41 (dd, 8,5, 9,0)

75,1

76,4

3,51 (m)

27


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
4”’

71,6

71,2

3,34 (m)

81,3

79,3

3,58 (m)

5”’


78,3

77,7

3,34 (m)

77,1

76,7

3,40 (m)

61,2

61,8

3,69*

6”’

62,5

62,4

*

3,89

3,85*


3,71 (dd, 4,5, 11,5)
Rham

Rham

1””

100,9

102,9

4,87 (br s)

2””

71,0

72,4

3,87 (br s)

3””

72,5

72,2

3,66 (m)

4””


71,1

73,7

3,43 (dd, 9,5, 9,5)

5””

68,6

70,7

3,99 (m)

6””

18,2

19,8

1,29 (d, 6,0)

(a)đo trong CD3OD, b)125 MHz, c)500 MHz, d)đo trong Pyridine-d5, e)đo trong DMSOd6,, NDtín hiệu không quan sát được do cường độ yếu #ilekudinosid C [3], %Hợp chất 2
đã công bố [4], $davisianosid B [5], mult: độ bội tín hiệu,*)tín hiệu bị chồng chập).
Hợp chất 1 phân lập được ở dạng chất
bột vô định hình màu trắng. Công thức
phân tử của 1 được xác định là C41H66O14,
dựa trên phân tích phổ khối lượng phân
giải cao (m/z 817,4161 [M+Cl]-, tính toán

lý thuyết cho anion [C41H66O14Cl]- là 817,4147)
và tín hiệu của 41 carbon trên phổ 13C-NMR.
Trên phổ 1H-NMR của hợp chất này cho
thấy tín hiệu proton của 6 nhóm methyl
[δH 0,73, 0,82, 1,04 và 1,11 (mỗi tín hiệu
3H, singlet); 0,88 (3H, d, J = 6,5 Hz) và
0,94 (3H, tín hiệu bị chồng lấp)]; một proton
olefin tại δH 5,24 (1H, br s); hai proton
anomer tại δH 4,28 (1H, d, J = 7,5 Hz) và
5,34 (1H, d, J = 8,5 Hz) gợi ý hợp chất
này có 2 đơn vị đường. Các tín hiệu proton
của phần đường, hình dạng tín hiệu proton
của 6 nhóm methyl và sự xuất hiện một
số lượng lớn các tín hiệu proton ở vùng
trường cao (δH 0,84 ~ 2,01) cho phép dự
đoán đây là một hợp chất saponin có cấu
trúc khung aglycon dạng ursan. Tiếp theo,
28

phân tích phổ 13C-NMR và DEPT của 1
nhận thấy xuất hiện tín hiệu cộng hưởng
của 41 nguyên tử carbon bao gồm: một
nhóm carboxyl (δC 177,8) và 6 carbon
khác không liên kết với hydro (C), 17 nhóm
methin (CH), 11 nhóm methylen (CH2) và
6 nhóm methyl (CH3). Trong đó, aglycon
khung ursan có chứa 30 carbon, tín hiệu
của 11 carbon còn lại cho thấy chất 1
có hợp phần đường gồm 1 đơn vị đường
hexose và 1 đơn vị đường pentose. Điều

này cũng phù hợp với sự có mặt của 2
proton anomer quan sát được trên phổ
proton như phân tích ở trên. Sự xuất hiện
tín hiệu của 1 proton olefin và 2 carbon
olefin (δC 126,9 và 139,2) trên phổ 1H- và
13
C-NMR của hợp chất 1 cho thấy sự có
mặt của một liên kết đôi C=C đã bị thế
ba proton trong cấu trúc của 1. Vị trí các
nhóm thế và quy kết chính xác các giá trị
phổ 1H- và 13C-NMR của hợp chất 1 được
thực hiện bằng phân tích phổ cộng hưởng


T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
từ hạt nhân hai chiều HSQC và HMBC.
Các tương tác xa H-C quan trọng nhận
được trên phổ HMBC của 1 được thể
hiện ở hình 2. Trong đó, tương tác HMBC
từ H-24 (δH 0,73) tới C-3 (δC 88,3)/C-4 δC
45,1)/C-5 (δC 47,7)/C-23 (δC 64,0) và giá
trị độ chuyển dịch hóa học của C-3 và
C-23 cho phép xác định một liên kết C-O
tại C-3 và một nhóm hydroxy tự do tại
C-23. Tương tác HMBC từ H-27 (δH 1,11)
tới C-8 (δ C 40,9)/C-13 (δ C 139,2)/C-14
(δC 43,3)/C-15 (δC 29,2) và tín hiệu carbon
không liên kết với hydro ở vùng Csp2 của
C-13 cho thấy vị trí liên kết đôi C=C tại
C-12/C-13. Tín hiệu proton dạng douplet

với hằng số J = 9,5 Hz của H-3 (δH 3,44)
và giá trị độ chuyển dịch hóa học của C-2
(δC 68.0) cũng gợi ý hai nhóm oxygen
thế tại C-2 và C-3 chiếm vị trí tương đối
trans-equatorial. Hai đơn vị đường trong
hợp chất 1 được xác định là glucopyranosyl
và arabinopyranosyl khi so sánh dữ liệu
phổ 13C-NMR (δC 95,6, 73,8, 78,1, 71,7,
78,4, 62,4; 106,2, 72,9, 74,5, 70,0, 67,8)
với số liệu phổ đã công bố [3]. Thêm vào
đó, phân tử đường arabinopyranosyl gắn
vào vị trí C-3 của aglycon được xác định
nhờ tương tác HMBC giữa H-1δ (δH 4,28)
với C-3 (δC 88,3) và giữa H-3 (δH 3,44) với
C-1’ (δC 106,2); vị trí của phân tử đường
glucopyranosyl còn lại được gắn vào vị
trí C-28 của aglycon bởi tương tác HMBC
giữa H-1” (δH 5,34) với C-28 (δC 177,8).
Như vậy, cấu trúc hóa học của hợp chất 1
đã được thiết lập, đây là một hợp chất đã
biết và có tên gọi là ilekudinosid C. Các
số liệu phổ NMR của 1 hoàn toàn phù
hợp với số liệu đã công bố [3]. Các sai

khác nhỏ giữa số liệu phổ của 1 và hợp
chất ilekudinosid C trong tài liệu tham
khảo có thể do sự khác nhau về dung môi
đo phổ NMR trong các nghiên cứu này.
2. Hợp chất 2.
Hợp chất 2 có công thức phân tử là

C47H76O17, được xác định bằng tín hiệu
của píc ion giả phân tử quan sát được
trên phổ khối lượng phân giải cao
(m/z 911,5011 [M-H]-, tính toán lý thuyết
cho anion [C47H75O17]- là 911,5010) cùng
với tín hiệu của 47 nguyên tử carbon khi
phân tích phổ 13C-NMR của 2. Giống như
hợp chất 1, các tín hiệu cộng hưởng trên
phổ 1H-NMR của 2 cũng cho thấy đây là
một hợp chất saponin. Tuy nhiên, sự xuất
hiện tín hiệu của 6 nhóm methyl đều có
dạng singlet (δH 0,72, 0,83, 0,93, 0,96,
0,99 và 1,19; mỗi tín hiệu 3H) gợi ý cho
thấy hợp chất 2 có aglycon thuộc dạng
khung olean. Sự xuất hiện tín hiệu của 3
proton anomer [δH 4,52 (1H, d, J = 5,5 Hz),
4,54 (1H, d, J = 7,5 Hz) và 5,18 (1H, br s)]
cho thấy ba đơn vị đường có mặt trong
cấu trúc của 2. Mặt khác, tín hiệu dạng
multiplet của H-3 (δH 3,64), tương tác
COSY giữa H-3 và H-2 (δH 1,75 và 1,90),
cùng với giá trị độ chuyển dịch hóa học
của C-2 (δC 26,5, xác định bằng phân tích
phổ HSQC) cho thấy hợp chất 2 không có
nhóm hydroxy thế tại C-2 như hợp chất 1.
Thêm vào đó, giá trị độ chuyển dịch hóa
học của carbon carboxyl (δC 181,9) và sự
thiếu vắng tương tác HMBC từ một trong
số các proton anomer tới carbon này cho
thấy hợp chất 2 mang nhóm COOH tự do.

29


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
Phân tích chi tiết các tương tác COSY và
HSQC tín hiệu thuộc hợp phần đường cho
phép gán các giá trị phổ 1H- và 13C-NMR
của hợp phần đường (bảng 2 và hình 2).
Đồng thời các số liệu phổ này cũng hoàn
toàn phù hợp với số liệu tương ứng của một
chuỗi trisaccharid (3-O-β-D-glucopyranosyl(1 3)-α-L-rhamnopyranosyl-(1 2)-α-Lrabinopyranosid) thường gặp trong các
hợp chất có trong cây đu đủ rừng [2]. Vị trí
của liên kết glycosid cũng lần lượt khẳng
định bằng tương tác HMBC, bao gồm
tương tác giữa glc H-1’”(δ H 4,54) với
rham C-3”(δC 82,7) và rham H-1”(δH 5,18)
và ara C-2’(δC76,9). Đồng thời tương tác
HMBC giữa proton anomer H-1’ (δH 4,52) và
C-3 (δC 82,4) cho phép xác định liên kết giữa
hợp phần đường và aglycon qua cầu nối
O-glycosid tại C-3. Do đó, hợp chất 2 được xác
định là hederagenin-3-O-â-D-glucopyranosyl(1δ3)-α-L-rhamnopyranosyl-(1δ2)-αL-arabinopyranosid, một olean saponin đã
được các nhà khoa học Nhật Bản phân
lập từ loài Aralia elata [4]. Mặc dù hợp
chất 2 được công bố phân lập từ nhiều loài
thực vật khác nhau, tuy nhiên theo tìm hiểu
của chúng tôi, dữ liệu phổ 13C-NMR của
hợp chất 2 chưa được công bố đầy đủ.
Trong các công trình trước, hầu hết chỉ
công bố số liệu 13C-NMR của hợp phần

đường. Do đó, trong công trình này,
chúng tôi thông báo một cách đầy đủ và
chính xác dữ liệu phổ 13C-NMR của hợp
chất 2. Các số liệu 13C-NMR từng hợp
phần (aglycon và đường) của 2 cũng
được so sánh và hoàn toàn phù hợp với
phần cấu trúc tương tự của các hợp chất
đã được công bố (bảng 1 và bảng 2).
30

3. Hợp chất 3.
Hợp chất 3 có dạng bột vô định hình
màu trắng, công thức phân tử của 3 được
xác định là C53H86O21, dựa trên píc ion giả
phân tử m/z 1057,5588 [M-H]-(tính toán lý
thuyết cho anion [C53H85O21]-, 1057,5589)
quan sát được trên phổ khối lượng phân
giải cao và phù hợp với phân tích phổ
13
C-NMR. Phân tích phổ 1H- và 13C-NMR
của hợp chất 3 nhận thấy các số liệu phổ
của 3 hoàn toàn tương tự với số liệu phổ
1
H và 13C-NMR của hợp chất 2 trong cùng
dung môi đo CD3OD, ngoại trừ có xuất
hiện thêm các tín hiệu của một đơn vị
đường rhamnose (bảng 1 và bảng 2).
Mặc dù trong điều kiện đo phổ 13C-NMR
của 3, tín hiệu của carbon carboxylic
không đủ cường độ để quan sát rõ ràng.

Tuy nhiên, sự phù hợp gần như hoàn
toàn về số liệu phổ cả 1 H và 13 C-NMR
của phần aglycon giữa 2 và 3 cho phép
khẳng định chúng giống nhau ở cấu trúc
aglycon, đồng thời điều này hoàn toàn
phù hợp với công thức phân tử của 3
(C53H86O21) đã được chứng minh bằng
phổ HRMS nêu trên và sự khác biệt một
đơn vị C6H10O4 (rhamnosyl) trong công
thức phân tử của 3 so với 2 (C47H76O17).
Sự dịch chuyển về vùng trường thấp
hơn tín hiệu C-4”’ (δC 79,3) ở 3 so với 2
(δC 71,2) và tương tác HMBC giữa rham
H-1””(δH 4,87) và glc C-4”’ (δC 79,3) cho
phép xác định liên kết glycosid của đơn vị
đường rhamnose cuối mạch là O-glycosid
(1””
4”’). Do đó, cấu trúc hóa học của 3
cũng được thiết lập, đây là một hợp chất
đã biết có tên là davisianosid B, được
phân lập trước đó từ loài Cephalaria
davisiana [5]. Sự khác biệt nhỏ về số liệu
phổ 13 C-NMR của 3 (đo trong CD3OD)


T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016
và davisianosid B ở tài liệu công bố (đo
trong DMSO-d6) có thể do khác biệt về
dung môi đo NMR giữa các nghiên cứu.
Một số tín hiệu 13C-NMR có sự sai khác

lớn (xảy ra do quy kết các giá trị phổ ở
những vị trí carbon không tương đồng
giữa hợp chất 3 và tài liệu công bố)
chẳng hạn tại vị trí C-3 và C-4”’, đã được
kiểm tra và khẳng định chính xác lại dựa
trên phân tích phổ hai chiều HMBC của
hợp chất 3.
KẾT LUẬN
Từ dịch chiết methanol của lá cây đu
đủ rừng, chúng tôi đã phân lập được 3
hợp chất saponin thuộc hai khung aglycon
khác nhau là ursan và olean. Cấu trúc hóa
học của các hợp chất được xác định là
ilekudinosid C (1) và hederagenin 3-O-â-Dglucopyranosyl-(1#3)-á-L-rhamnopyranosyl(1#2)-á-L-arabinopyranosid (2) và davisianosid B
(3). Nghiên cứu bước đầu làm sáng tỏ
thành phần hóa học của cây đu đủ rừng,
là cơ sở để đánh giá hoạt tính sinh học
nhằm làm rõ công dụng của cây đu đủ
rừng trong các bài thuốc cổ truyền dân
tộc, hướng tới phát triển các nguồn hợp

chất thiên nhiên có hoạt tính trong chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Chi. Đu đủ rừng. Từ điển Cây
thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
2012, tập 1, tr.970-971.
2. Nunziatina DT, Giuseppina A, Aurora B,
Aldo P, Cosimo P, Raffaella S, Pietro V.
Antiproliferative triterpene saponins from

Trevesia palmata. Journal of Natural Products.
2000, 63, pp.308-314.
3. Nishimura K, Miyase T, Noguchi H.
Triterpenoid saponins from Ilex kudincha.
Journal of Natural Products. 1999, 62,
pp.1128-1133.
4. Saito S, Sumita S, Tamura N,
Nagamura Y, Nishida K, Ito M, Ishiguro I.
Saponins from the leaves of Aralia elata SEEM:
Araliaceae. Chemical and Pharmaceutical
Bulletin. 1990, 38, pp. 411-414.
5. Peyker K, Nazli BS, Suheyla K. Two
novel saponins from Cephalaria davisiana
(Dipsacaceae). Phytochemistry Letters. 2014,
10, pp.324–329.
6. Bang SC, Kim Y, Lee JH, Ahn BZ.
Triterpenoid saponins from the roots of
Pulsatilla koreana. Journal of Natural Products.
2005, 68, pp.268-272.

31



×