Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và đánh giá tác dụng của cao chiết hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb.) kết hợp mè đen (sesamum indicum nigrum L.) trên chuột nhắt trắng bị suy giảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.23 KB, 8 trang )

ng tỏ
các mẫu cao thử đều có tác dụng phục hồi sự suy
giảm
số
lượng
tiểu
cầu
gây
bởi
cyclophosphamid. Silymarin không ảnh hưởng

273


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

trên sự suy giảm số lượng tiểu cầu gây bởi
cyclophosphamid.
Hàm lượng hemoglobin: hàm lượng
hemoglobin ở nhóm tiêm cyclophosphamid và
cho uống cao HTO hay cao HTO-MĐ tăng đạt ý
nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng,

chứng tỏ các mẫu cao thử đều có tác dụng phục
hồi sự suy giảm hàm lượng hemoglobin gây bởi
cyclophosphamid. Silymarin không ảnh hưởng
trên sự suy giảm hàm lượng hemoglobin gây bởi
cyclophosphamid.


Trọng lượng gan, lách, tuyến ức, tuyến thượng thận
Bảng 7: Trọng lượng gan và lách ở các lô.
Nhóm

CY (-)

CY (+)

#

Lô (N=10-12)
Chứng 1
Cao HTO 20g DL/kg
Cao HTO-MĐ 20g DL/kg
Cao HTO- MĐ 40g DL/kg
Silymarin 100mg/kg

Gan (g%)
6,26 ± 0,24
5,47 ± 0,26
5,23 ± 0,17
5,50 ± 0,36
5,62 ± 0,12

Lách (g%)
0,55 ± 0,07
0,52 ± 0,04
0,58 ± 0,04
0,58 ± 0,04
0,53 ± 0,04


Tuyến ức (g%) Tuyến thượng thận (g%)
0,26 ± 0,03
0,03 ± 0,0
0,25 ± 0,04
0,03 ± 0,0
0,26 ± 0,02
0,03 ± 0,0
0,27 ± 0,04
0,03 ± 0,0
0,29 ± 0,02
0,03 ± 0,0

Chứng 2

4,32 ± 0,42 #

0,48 ± 0,06

0,12 ± 0,02 #

0,03 ± 0,0

Cao HTO 20g DL/kg
Cao HTO-MĐ 20g DL/kg
Cao HTO-MĐ 40g DL/kg
Silymarin 100mg/kg

5,71 ± 0,34 *
5,69 ± 0,30 *

5,06 ± 0,25
5,83 ± 0,38 *

0,89 ± 0,05 *
0,86 ± 0,09 *
0,77 ± 0,09 *
0,76 ± 0,07 *

0,10 ± 0,01
0,15 ± 0,02
0,12 ± 0,02
0,16 ± 0,02

0,04 ± 0,0 *
0,03 ± 0,0
0,03 ± 0,0
0,04 ± 0,0 *

P< 0,05 so với lô chứng CY(-),*P< 0,05 so với lô chứng CY(+) tương ứng.

Nhận xét kết quả Bảng 7:
Trọng lượng gan: Lô tiêm cyclophosphamid
giảm đạt ý nghĩa thống kê so với nhóm bình
thường. Trọng lượng gan ở nhóm tiêm
cyclophosphamid và cho uống cao HTO hay cao
HTO-MĐ (20 g dược liệu/kg) hay silymarin tăng
đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng,
chứng tỏ các mẫu cao thử đều có tác dụng phục
hồi sự suy giảm trọng lượng gan gây bởi
cyclophosphamid.

Trọng lượng lách: Lô tiêm cyclophosphamid
không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so
với nhóm bình thường. Trọng lượng lách ở
nhóm tiêm cyclophosphamid và cho uống Cao
HTO, Cao HTO-MĐ hay silymarin đều tăng đạt
ý nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng.
Trọng
lượng
tuyến
ức:

tiêm
cyclophosphamid giảm đạt ý nghĩa thống kê so
với nhóm bình thường. Trọng lượng tuyến ức ở
nhóm tiêm cyclophosphamid và cho uống Cao
HTO hay Cao HTO-MĐ cũng như silymarin đều
chưa có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với
lô chứng tương ứng.

274

Trọng lượng tuyến thượng thận: Lô tiêm
cyclophosphamid không có sự khác biệt đạt ý
nghĩa thống kê so với nhóm bình thường. Trọng
lượng tuyến thượng thận ở nhóm tiêm
cyclophosphamid và cho uống Cao HTO hay
silymarin đều tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng tương ứng.
Kết quả này cần được kiểm tra lại khi nghiên
cứu tiếp tục.


Kết quả khảo sát hàm lượng MDA và GSH
trong gan sau khi gây suy giảm miễn dịch
Nhận xét và bàn luận kết quả
Trên chuột bình thường, không tiêm CY: Cao
HTO có tác dụng làm tăng hàm lượng MDA
trong gan, nhưng không có tác dụng trên hàm
lượng GSH. Các lô uống cao HTO-MĐ hay
silymarin có hàm lượng MDA và GSH không
thay đổi đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng,
chứng tỏ cao HTO-MĐ hay silymarin không có
tác dụng trên hàm lượng MDA hay GSH trong
gan của chuột bình thường.

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

Bảng 8: Kết quả khảo sát hàm lượng MDA và GSH trong gan.
Nhóm

CY (-)

CY (+)

#


Lô (N=10 – 12)
Chứng 1
Cao HTO 20g DL/ kg
Cao HTO-MĐ 20g DL/ kg
Cao HTO-MĐ 40g DL/ kg
Silymarin 100mg/kg
Chứng 2
Cao HTO 20g DL/ kg
Cao HTO-MĐ 20g DL/ kg
Cao HTO-MĐ 40g DL/ kg
Silymarin 100mg/kg

Hàm lượng MDA (nM/g protein)
108,58 ± 9,02
146,65 ± 6,77 *
137,60 ± 6,97
128,69 ± 6,71
113,23 ± 9,59
187,08 ± 9,40 #
166,14 ± 11,65
167,43 ± 9,38
159,48 ± 6,42 *
136,55 ± 9,39 *

Hàm lượng GSH (nM/g protein)
11564,4 ± 319,9
11797,7 ± 1022,2
11154,4 ± 771,8
11621,2 ± 879,4
11243,0 ± 857,5

8638,8 ± 425,4 #
9000,8 ± 579,8
9085,6 ± 388,8
10164,6 ± 492,3 *
12017,3 ± 1191,1 *

P< 0,05 so với lô chứng CY(-) *P< 0,05 so với lô chứng CY(+) tương ứng.

MDA gan là sản phẩm của quá trình peroxy
hóa lipid màng tế bào gan, hàm lượng MDA
trong gan càng cao chứng tỏ gan bị tổn thương
oxy hóa càng nặng. Lô chứng tiêm
cyclophosphamid và uống nước cất trong 8 ngày
có hàm lượng MDA trong gan tăng đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bình thường, chứng tỏ
cyclophosphamid gây tổn thương peroxy hóa tế
bào gan dẫn đến việc làm tăng hàm lượng MDA
trong gan. Kết quả bảng 4 cũng ghi nhận là có sự
giảm hàm lượng GSH ở lô chứng tiêm
cyclophosphamid so với lô chứng sinh lý CY (-).
Điều này cho thấy GSH và những nhóm chất có
chứa sulfhydryl (như cystein và N-acetylcystein)
với chức năng giải độc đã thông qua hệ thống
cytocrom P-450 tương tác với acrolein, chất
chuyển hóa của cyclophosphamid trong cơ thể.
Độc tính của cyclophosphamid tăng kéo theo sự
suy giảm GSH nội sinh trong gan, do đó gián
tiếp làm tăng quá trình peroxy hóa lipid dẫn đến
hàm lượng MDA tăng.
Hàm lượng MDA trong gan của các lô thử

tiêm cyclophosphamid và uống cao HTO có xu
hướng giảm, tuy nhiên kết quả này chưa có sự
khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng.
Hàm lượng MDA trong gan của các lô thử tiêm
cyclophosphamid và uống cao HTO-MĐ liều 40
g dược liệu/kg giảm đạt ý nghĩa thống kê so với
lô chứng, chứng tỏ cao HTO-MĐ liều 40 g dược
liệu/kg có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan
theo cơ chế chống oxy hóa thể hiện qua việc làm
giảm hàm lượng MDA trong gan gây bởi CY.

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền

Hàm lượng GSH trong gan của các lô thử
tiêm cyclophosphamid và uống cao HTO chưa
có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng. Hàm lượng GSH trong gan của các lô thử
tiêm cyclophosphamid và uống cao HTO-MĐ
liều 40g dược liệu/kg tăng đạt ý nghĩa thống kê
so với lô chứng, chứng tỏ cao HTO-MĐ liều 40 g
dược liệu/kg có tác dụng bảo vệ gan thông qua
việc làm phục hồi hàm lượng GSH trong gan bị
suy giảm do CY.
Kết quả bảng 8 còn cho thấy tác dụng của
cao HTO-MĐ liều 40g dược liệu/kg tương
đương với silymarin, một chất chống oxy hóa đã
được nghiên cứu rất nhiều, được sử dụng trong
thời gian dài và cho hiệu quả đáng tin cậy.

KẾT LUẬN

Cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen đã được xây dựng
một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm về cảm quan, tro
toàn phần (≤ 7%), mất khối lượng do làm khô
(≤20%), cắn không tan trong nước (≤ 3%), định
tính xác định Hà thủ ô đỏ và Mè đen (bằng phản
ứng hóa học và SKLM), chỉ số acid (> 2,5) và hàm
lượng polyphenol toàn phần (> 0,27%).
Cao Hà thủ ô đỏ – Mè đen và cao Hà thủ ô
đỏ đều có tác dụng phục hồi sự giảm số lượng
bạch cầu, tiểu cầu và sự suy giảm hàm lượng
hemoglobin
gây
bởi
độc
tính
của
cyclophosphamid. Ở liều 40 g dược liệu / kg, cao
Hà thủ ô đỏ - Mè đen đã làm giảm 14,75% hàm
lượng MDA và làm tăng 17,66% hàm lượng
GSH, tốt hơn cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (20 g

275


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

dược liệu/kg) và cao Hà thủ ô đỏ trong cùng
điều kiện thử nghiệm. Tác dụng chống oxy hóa,

bảo vệ gan của cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (40g
dược liệu/kg) tương đương với chất đối chiếu
silymarin (100mg, uống).
Những kết quả thu được góp phần cho việc
tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm chất lượng cao
chiết Hà thủ ô đỏ - Mè đen, làm cơ sở cho các
nghiên cứu triển khai tiếp theo. Kết quả thực
nghiệm dược lý có thể là cơ sở cho nghiên cứu
sử dụng cao Hà thủ ô – Mè đen cho các dạng bào
chế thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.
4.
5.

6.

Abraham P, Sugumar E (2008), “Increased glutathione levels
and activity of PON1 (phenyl acetate esterase) in the liver of rats
after a single dose of cyclophosphamid: a defense mechanism?”,
Exp. Toxicol. Pathol., 59(5), 301-306.
Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục Đào tạo (1998), Bài giảng dược liệu tập 1,
tr. 225-227, 247-249, 370.
Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, tr. 682, 756-757, 772-773,
PL-157, PL-182 -183, PL-239-240.
Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 833 - 836, 898-900.
Kumar RA, Sridevi K, Kumar NV, Nanduri S, Rajagopal S
(2004), “Anticancer and immunostimulatory compounds from
Andrographis paniculata”, J. Ethnopharmacol., 92(2-3), 291-295.
Lê Minh Triết, Dương Thị Công Minh, Nguyễn Thị Thu Hương,
Trần Công Luận (2008). “Tác dụng của Xuyên tâm liên

276

(Andrographis paniculata Burm. F. Nees, Acanthaceae) trên thực
nghiệm gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”. Y học
TP. Hồ Chí Minh, tập 12 (4), tr.142-147.
7. Ngô Quốc Hận, Nguyễn Thị Thu Hương (2011). “Nghiên cứu
tác dụng chống oxy hóa theo hướng bảo vệ gan của
polysaccharid chiết từ nấm linh chi vàng (Ganoderma colossum)”.
Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, Phụ bản của số 1, 50 - 55.
8. Nguyễn Phương Dung (2008). “Nghiên cứu ảnh hưởng của
phương pháp bào chế đối với tác dụng chống oxy hóa của dịch
chiết Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.) trên chuột
nhắt trắng”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(4), tr.75 - 79.
9. Nguyễn Phương Dung (2007). “Ảnh hưởng của phương pháp
bào chế đối với tác dụng bổ huyết của Hà thủ ô đỏ (Polygonum
multiflorum Thunb.) trên chuột nhắt trắng thiếu máu thực
nghiệm”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(2), tr.121 - 125.
10. Nguyễn Thị Thu Hương, Trịnh Văn Tấn (2011). “Nghiên cứu
tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm linh chi đỏ trên thực
nghiệm gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”. Tạp
chí Dược liệu, tập 16(1+2), tr. 69 - 74.
11. Sato M, Shiozawa K, Uesugi T, Hiromatsu R, Fukuda M, Kitaura
K, Minami T, Matsumoto S (2009). “Effects of 2- or 4- week

repeated to dose studies and fertility study of cyclophosphamid
in female rats”. The Journal of Toxicologycal Sciences, Vol 34,
Special Issue I, pp. SP83 – SP89

Ngày nhận bài báo

: 20/10/2013

Ngày phản biện nhận xét bài báo

: 24/10/2013

Ngày bài báo được đăng

: 02/01/2014

Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền



×