Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyen de tnxh 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ
DẠY TỐT MÔN TNXH LỚP 3
A-PHẦN I: MỞ ĐẦU
1-Vị trí và tầm quan trọng của môn TNXH nói chung và TNXH lớp 3
nói riêng:
-Môn TNXH là 1 môn học thể hiện sự tích hợp của hai môn tự nhiên
xã hội và sức khỏe.
-Nội dung của môn học này phát triển đồng tâm và mở rộng dần theo
nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, nội dung kiến thức được
nâng dần lên theo mỗi lớp học.
-Môn TNXH gần gũi với cuộc sống xung quanh các em, giúp các em
nắm được những kiến thức sơ giản về con người, về mối quan hệ xã hội về
tự nhiên như cây cối, động vật cũng như các hiện tượng tự nhiên được thể
hiện rõ qua từng bài học.
-Môn TNXH không chỉ đơn thuần cung cấp cho HS một khối lượng tri
thức cần thiết, mà còn tập cho HS làm quen với cách tư duy khoa học rèn
luyện kỹ năng liên hệ kiến thức với thực tế.
-Với những ý nghĩa trên, cùng với thời lượng ở tiểu học, môn TNXH
là một trong ba môn quan trọng trong chương trình tiểu học cùng với môn
Tiếng Việt và môn Toán.
2/ Lý do chọn đề tài:
-Từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy và học môn TNXH lớp 3, từ
thực tế giảng dạy, đúc kết kinh nghiệm trong nhiều năm qua nên tổ khối 3
chúng tôi đã chọn viết đề tài “Dạy tốt môn TNXH lớp 3 trường TH Phú Túc”
-Đề tài gồm 3 phần:
1-Mở đầu:
2-Nội dung:
3-Kết luận:
B-PHẦN II: Nội dung:
1/ Mục tiêu chương trình môn TN&XH lớp 3:
Sau khi học xong môn TNXH lớp 3, học sinh sẽ:


-Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết nước tiểu và thần kinh.
- Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô
hấp, tuần hòan, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
-Biết mối quan hệ họ hàng, Nội, Ngoại.
-Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.
1
-Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi
ở trường. Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số
hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh
( thành phố) nơi HS ở.
- Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp.
- Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh
môi trường.
-Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chứa
chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối
với con người; ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con
người.
- Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị
trí và sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; sự chuyển động của
Mặt Trăng quanh Trái Đất; hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất.
- Biết ngày đêm năm tháng.
2/ Nội dung chương trình TNXH Lớp 3.
+Chủ đề con người và sức khỏe
-Nội dung chương trình môn TNXH gồm có 3 chủ đề:
Gồm 70 bài phân bố như sau:
Chủ đề 1: Con người và sức khỏe
Gồm có 18 bài
Chủ đề 2: Xã hội
Gồm có 21 bài

Chủ đề 3: Tự nhiên
Gồm có 31 bài
3/ Các phương pháp dạy học chủ yếu:
- Sử dụng phương pháp môn TN-XH theo tinh thần tích cực hóa hoạt
động học tập của HS.
- Môn học TN-XH bậc tiểu học nói chung (lớp 3 nói riêng) được xây
dựng theo tư tưởng thích hợp. Môn học đã hình thành từ các kiến thức về
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
- Kiến thức bộ môn gần gũi và quen thuộc với học sinh. Do đó, nhiệm
vụ của giáo viên là giúp học sinh khai thác phát triển, hệ thống những hiểu
biết đó thành những tri thức khoa học.
- Vì vậy những phương pháp truyền thống quan sát-hỏi đáp-thí
nghiệm, kể chuyện, kiểm tra đều có thể vận dụng để dạy môn học này nhưng
phải theo tinh thần mới tức là phát triển, kích thích và phát huy vai trò chủ
động, tích cực nhận thức của học sinh.
- Để có tác dụng tích cực đến việc phát huy tính chủ động nhận thức
của học sinh, giáo viên nên kết hợp các hình thức dạy học như thảo luận,
đóng vai, trò chơi… Đây là các hình thức dạy học yêu cầu học sinh phải hoạt
động tích cực với các nguồn tri thức (Vật thật, tranh ảnh, bảng hình, dụng cụ
2
thí nghiệm, bảng đồ, biểu bảng…) đồng thời vận dụng vốn tri thức, kinh
nghiệm có sẵn của mình để phát hiện tri thức.
a) Phương pháp quan sát:
a.1/ Khái niệm: Phương pháp quan sát là cách tổ chức hướng dẫn
cho Hs sử dụng thị giác phối hợp với các giác quan khác (mắt thấy, tai nghe,
tay sờ) xem xét các sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, để thu nhập thông tin về sự vật, hiện tượng.
a.2/ Tình huống sử dụng: GV nên sử dụng phương pháp quan sát để
dạy các bài học mà học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức từ các sự vật, hiện
tượng diễn ra trong tự nhiên và xã hội chung quanh hoặc từ mẫu vật, tranh

ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, lược đồ…
a.3/ Yêu cầu: Tùy theo nội dung học tập, GV lựa chọn đối tượng
quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương sau đó sẽ tổ
chức hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng đó một cách có mục đích, có kế
hoạch để các em rút ra những kết luận khách quan, khoa học
a.3.1/ Lựa chọn đối tượng quan sát:
Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng đang diễn ra trong môi
trường tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, vật thật hay tranh ảnh, hình, sơ
đồ, bản đồ… khi lựa chọn đối tượng quan sát cần tận dụng vật thật. Khi
không có điều kiện cho học sinh tiếp xúc với vật thật thì nên cho các em
quan sát tranh, ảnh, mô hình. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải có sự kết
hợp cho các em quan sát cả vật lẫn tranh ảnh, mô hình…
a.3.2/ Xác định mục đích quan sát: trong mỗi bài học không phải mọi
kiếm thức cần cung cấp cho HS đều được rút ra từ quan sát. Do đó khi đã
chuẩn bị đối tượng cho HS quan sát thì GV cần xác định việc quan sát đạt
được những mục đích nào.
a.3.3/ Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát: có thể cho HS quan sát: cá
nhân, nhóm, cả lớp. Các nhóm có thể cùng nhau quan sát một đối tượng
riêng giải quyết những nhiệm vụ riêng. Khi quan sát HS phải sử dụng nhiều
giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) để phán đoán, cảm nhận sự vật và hiện
tượng. Phải quan sát từ tổng thể rồi mới đi đến bộ phận; từ bên ngoài rồi mới
đi vào bên trong. Như thế mới nhận xét cụ thể về sự vật và hiện tượng đã
biết để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau, đi đến kết luận chung.
Ví dụ: Bài lợn (heo) – lớp 3
- Đối tượng quan sát: tranh ảnh con lợn (heo)
- Mục đích quan sát:
+ Chỉ nêu tên, phân biệt các bộ phận chính của con lợn.
+ Nêu một số đặc điểm chung của con lợn.
- Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát theo nhóm, giao cho mỗi nhóm
một phiếu giao việc quan sát hình 84 với nhiệm vụ:

+ Quan sát tổng thể: Con lợn chia làm mấy phần? Đó là những phần
nào?
+ Quan sát chi tiết: Chỉ ra đâu là đầu, mình, chân của con lợn. Nêu đặc
điểm của mắt, tai, mũi – mõm.
3
- Rút ra kết luận:
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát của nhóm mình, giáo
viên cho các nhóm khác nhận xét – GV nhận xét
+ Dựa vào kết quả quan sát vừa thu được của HS, GV cho HS (hình
thức đồng loạt cả lớp) so sánh sự giống và khác nhau giữa các bộ phận con
lợn.
b/ Phương pháp hỏi đáp:
b.1/ Khái niệm: Phương pháp hỏi đáp là hình thức đối thoại giữa GV
và HS nhằm khêu gợi dẫn dắt HS tự rút ra kết luận khoa học hoặc vận dụng
những hiểu biết của mình để giải các bài tập, những vấn đề của tự nhiên, xã
hội và trong cuộc sống thông qua các hoạt động tư duy, chính HS luôn cảm
thấy “tự mình tìm ra” những kiến thức mới.
b.2 Tác dụng:
- PP hỏi-đáp được xem là một công cụ tốt nhất để dẫn dắt HS đi tới
nhu cầu nhận thức, tham gia giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra.
- PP hỏi - đáp thường được phối hợp sử dụng với hầu hết các PP dạy
học khác.
- PP hỏi - đáp chẳng những có tác dụng đến việc thu nhận kiến thức
của HS mà còn có tác dụng đánh giá kết quả thu nhận kiến thức của HS, nhờ
đó GV điều chỉnh nội dung và PPDH của mình.
- Để tạo cho hiệu quả của việc sử dụng PP hỏi - đáp GV cần phải tổ
chức đối thoại theo nhiều chiều.
+ GV HS: GV nêu câu hỏi
+ HS HS: HS sửa chữa bổ sung cho nhau
+ HS GV: HS nêu thắc mắc với GV

- Khi HS có những ý kiến cần tranh luận với GV, người GV cần phải
tôn trọng những ý kiến trái ngược nhau với GV, từ đó bình tĩnh giải quyết
thấu đáo những vấn đề HS đặt ra “tại sao”, “vì sao” một cách thuyết phục
nhất để tạo cho HS có được niềm tin và sự học của họ.
- Có thể những vấn đề HS nêu ra không đúng, GV có thể chuyển thành
một tình huống có vấn đề đó thông qua PP – hỏi đáp, dẫn dắt gợi mở để
những HS khác được tham gia giải quyết vấn đề đó, tiết học trở nên sinh
động.
b.3/ Những yêu cầu cơ bản khi sử dung PP – hỏi đáp:
- Để việc sử dụng PP hỏi đáp đạt chất lượng trước hết người giáo viên
phải chuẩn bị cho mình một hệ thống câu hỏi mang tính nghệ thuật cao cụ
thể: các câu hỏi phải được sắp xếp theo một trình tự logic, dẫn dắt vấn đề
theo trình tự bài học, mỗi câu hỏi là một bước để dần dần giải quyết được
những vấn đề do bài học đặt ra. Có thể nói việc soạn thảo câu hỏi có một ý
nghiã vô cùng quan trọng.
- Câu hỏi nêu ra phải kích thích được suy nghĩ của HS và trả lời được
trên những tri thức đã có, qua thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua quan sát
sự vật, hiện tượng bằng những thí nghiệm trong học tập để giúp các em nêu
4
ra được những khái niệm những kết luận khoa học hoặc vận dụng kiến thức
vào thực tế từ đó làm phong phú thêm nhận thức của HS.
- Nên sử dụng nhiều hình thức hỏi: hỏi bằng lời, hỏi bằng tranh, hỏi
bằng câu đố: Câu hỏi phải có mục đích dứt khoát rõ ràng để có thể giải
quyết một nhiệm vụ có thể, tránh những câu hỏi chung chung, không xoáy
vào trọng tâm bài học và HS trả lời thế nào cũng được.
- Bằng sự khéo léo dẫn dắt của giáo viên, tạo cho học sinh cảm giác
chính các em đã tìm ra kiến thức mới từ đó kích thích hứng thú học tập, ham
mê tìm tòi, khám phá, người ta gọi là phương pháp tìm tòi.
- Các câu hỏi do giáo viên nêu ra phải góp phần nâng cao trình độ tư
duy, kích thích sự tư duy của học sinh, loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh

ngoài việc trình bày các sự kiện, phải đưa ra những ý kiến chứng minh, vạch
rõ các mối liên hệ, xác lập mối quan hệ tương đồng khác biệt.
- GV cần tập cho HS cách nêu câu hỏi, đây là một việc làm cần thiết
và rất quan trọng vì muốn nêu được câu hỏi, HS phải tích cực suy nghĩ độc
lập, qua nội dung câu hỏi GV có thể nắm được mức độ kiến thức của HS như
thế nào và đây cũng là biểu hiện bên ngoài của thái độ tri giác của học sinh
đối với việc học tập.
- Câu hỏi phải có sự tiếp nối giữa các nội dung trong một bài sao cho
câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau. Mỗi câu hỏi là một bước có tác dụng
mở rộng sự vật và hiện tượng và di chuyển kiến thức.
- Tùy theo nội dung kiến thức của bên học mà chuẩn bị sọan thảo một
văn bản một hệ thống câu hỏi phù hợp, nhưng thông thường mỗi bên học GV
cần phải chuẩn bị từ 5 -> 10 câu hỏi cơ bản trọng tâm.
b.4/. Thí dụ minh họa:
Bài: Mặt trời là nguồn sáng và nguồn nhiệt (lớp 3)
Hệ thống câu hỏi cho bài này
* Câu hỏi vào bài:
1/ Chúng ta thử tưởng tượng nếu không có Mặt trời thì cuộc sống của
con người trên hành tinh này gặp những khó khăn gì ?
* Câu hỏi phát triển:
2/ Mặt trăng cho con người cái gì ? Nhất là đêm trăng rằm.
Mặt Trăng cho ta ánh sáng. Mặt Trăng được gọi là nguồn sáng.
3/ Bàn là cung cấp cho ta cái gì ?
Bàn là cung cấp cho ta nhiệt. Bàn là được gọi là nguồn nhiệt.
4/ Thế nào là nguồn sáng ?
Nguồn sáng là những vật phát ra ánh sáng, chiếu sáng đến các vật
khác.
5/ Thế nào là nguồn nhiệt ?
Nguồn nhiệt là những vật tỏa nhiệt, làm nóng các vật khác.
6/ Có vật nào vừa là nguồn sáng vừa là nguồn nhiệt không ?

7/ Mặt trời thuộc loại nào ?
* Một số điểm lưu ý :
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×