Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát hai chỉ số khuynh áp oxy phế nang động mạch và tỷ lệ áp suất oxy động mạch phế nang trong suy hô hấp sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.38 KB, 6 trang )

KHẢO SÁT HAI CHỈ SỐ KHUYNH ÁP OXY PHẾ NANG ĐỘNG MẠCH
VÀ TỶ LỆ ÁP SUẤT OXY ĐỘNG MẠCH PHẾ NANG
TRONG SUY HÔ HẤP SƠ SINH
Hoàng Trọng Kim*, Huỳnh Thò Duy Hương*, Trương Hồng Trang*

TÓM TẮT
Hiện nay, suy hô hấp vẫn là hội chứng thường gặp nhất trong thời kỳ sơ sinh. Ngoài PaO2, PaCO2...,
hai chỉ số AaDO2 và a/APO2 có giúp theo dõi diễn biến suy hô hấp, tiên lượng khả năng đặt nội khí quản
và tử vong hay không? Trong thời gian 11 tháng, chúng tôi đã khảo sát 130 trẻ suy hô hấp nhập khoa Hồi
sức sơ sinh BVNĐ I, trong đó 38% trẻ bò ngạt lúc sanh, 90% biểu hiện suy hô hấp trong vòng 48 giờ đầu
sau sanh, tỷ lệ Nam/Nữ là 2,25/1. Viêm phổi là nguyên nhân suy hô hấp hàng đầu (44%), bệnh màng
trong đứng thứ hai với tỷ lệ cao (28%). Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là phương tiện cung cấp oxy
quan trọng nhất tại khoa hồi sức sơ sinh. AaDO2 và a/APO2 sau 1 giờ điều trò oxy không thay đổi so với lúc
nhập khoa. Sau 1 giờ điều trò, AaDO2 ≥ 250mmHg có ý nghóa tiên lượng đặt nội khí quản; AaDO2 ≥
341mmHg hoặc a/APO2 ≤ 0,155 có ý nghóa tiên lượng nguy cơ tử vong. Tóm lại, thời điểm đầu tiên phù
hợp nhất để lấy khí máu động mạch trong suy hô hấp sơ sinh là sau cung cấp oxy 1 giờ. Ngoài ra cần
tăng cường sử dụng CPAP thuần thục ở tuyến trước để giảm tình trạng quá tải cho tuyến y tế cuối cùng.

SUMMARY
EVALUATION OF ALVEOLAR – ARTERIAL OXYGEN TENSION DIFFERENCE (AaDO2)
AND ARTERIAL – ALVEOLAR OXYGEN TENSION RATIO (a/APO2) IN NEONATAL
REPIRATORY DISTRESS
Hoang Trong Kim, Huynh Thi Duy Hương, Truong Hong Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 72 - 77

Nowadays, respiratory distress is still being the most common syndrome during neonatal period.
Besides PaO2, PaCO2..., do AaDO2 and a/APO2 have any effects in follwing the progress of respiratory
distress, pronogsticating risk of intubation or death? During 11 months, we evaluated 130 cases of
neonatal respratory distress in NICU of Children’s Hospital N°1. In this population, the rate of perinatal
asphyxia was 38%; Male:Female ratio was 2.25:1; 90% patients initiated respiratory distress in first 48
hours. The most common cause was pneumonia (44%), the second was respiratory disress syndrome


(RDS) with rather high percentage (28%). Continuous Positive Airway Pressure (CPAP) was the most
important method for treatment respiratory distress in NICU. There was no change of AaDO2 and a/APO2
between two point of time: admission and 1 hour after providing oxygen. At the second time, a patient
was at risk of intubation if AaDO2 ≥ 250mmHg; if AaDO2 ≥ 341mmHg or a/APO2 ≤ 0,155, a patient might
be died. In con clusion, the best time to take arterial blood gas for neonatal respiratopry distress was 1
hour after admision NICU. Furthermore, CPAP should be used in the primary hospitals in order to reduce
the excess of patients in tertiary medical center.
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM

72


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay suy hô hấp vẫn là hội chứng thường
gặp nhất trong thời kỳ sơ sinh. Chẩn đoán xác đònh
suy hô hấp, đánh giá chức năng phổi, độ nặng của
bệnh có thể dựa vào khí máu động mạch. Tại Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào về hai chỉ số khuynh áp
oxy phế nang động mạch (AaDO2) và tỷ lệ áp suất oxy
động mạch phế nang (a/APO2). Do đó, chúng tôi
khảo sát hai chỉ số này về các khía cạnh: theo
dõi điều trò, tiên lượng khả năng đặt nội khí quản
và nguy cơ tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác đònh sự thay đổi của AaDO2 và a/APO2 sau
1 giờ và khi kết thúc điều trò oxy ở trẻ sơ sinh suy hô

hấp.
2. Xác đònh mối tương quan của AaDO2 và a/APO2
với tiên lượng khả năng đặt nội khí quản và nguy cơ
tử vong.
3. Xác đònh tỷ lệ các đặc điểm dòch tễ học,
nguyên nhân, phương pháp cung cấp oxy, thời gian
điều trò và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh suy hô hấp.

TỔNG QUAN Y VĂN
Khuynh áp oxy phế nang động mạch
(AaDO2)
Là hiệu số áp suất phần oxy phế nang và áp suất
phần oxy động mạch, tính bằng mmHg(2,7,8).
AaDO2 = PA O2 – PaO2
PA O2 = PiO2 – PaCO2/R = FiO2(PB – 47) –
PaCO2/R
B

tiên gợi ý đònh lượng rối loạn trao đổi khí tại phế
nang. AaDO2 phụ thuộc FiO2. Khi so sánh AaDO2
trong nhiều mẫu máu, FiO2 của các mẫu máu phải
như nhau(5,6).
Tỷ lệ áp suất oxy động mạch phế nang
(a/APO2)
Là tỷ lệ sự vận chuyển thành công oxy từ phế
nang đến máu động mạch(6,8).
a/APO2 = PaO2/ PAO2

PaO2: áp suất phần oxy động mạch; PAO2 là áp
suất phần oxy phế nang

a/APO2 phụ thuộc FiO2 và phản ánh ổn đònh sự
trao đổi khí(1,4). Bình thường a/APO2 > 0,75. a/APO2
chính xác khi FiO2 >30% và PaO2 < 100 mmHg.
a/APO2 được sử dụng để đánh giá độ nặng của bệnh
lý phổi, đặc biệt là bệnh màng trong.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, và phân tích
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân suy hô hấp nhập khoa hồi sức sơ
sinh, bệnh viện Nhi Đồng I từ 04/2003 đến 02/2004.
Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả trẻ sơ sinh (≤ 28 ngày tuổi) nhập khoa có
biểu hiện lâm sàng suy hô hấp và gia đình đồng ý hợp
tác nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ

+ Thay đổi FiO2 trong vòng 1 giờ đầu nhập khoa.

Trong đó: PiO2 là áp suất oxy trong khí thở vào;
FiO2 là nồng độ oxy trong khí thở vào; PB =
760mmHg; R là thương số hô hấp (bình thường
người lớn R = 0,8; sơ sinh R = 1)

+ Không khảo sát a/APO2 khi PaO2 ≥ 100 mmHg
và hoặc FiO2 ≤ 30%


Bình thường: + FiO2 = 0,21: AaDO2 <
10mmHg ở người lớn.

Cỡ mẫu

AaDO2 < 30mmHg ở trẻ sơ sinh
+ FiO2 > 0,3 : AaDO2 < 50mmHg
+ FiO2 = 1 : AaDO2 = 30 - 60mmHg
AaDO2 tăng khi tổn thương tại phổi, là chỉ số đầu

+ Gia đình không hợp tác.
Áp dụng công thức n = Z1-α/2 2 σ2 / d2
Với Z = 1,96; d = 6; σ = 32,9 (7) Ỵ n = 115,5
hay cần nghiên cứu tối thiểu 116 bệnh nhân.
Mẫu được chọn theo phương pháp liên tiếp
(Consecutive) từ 04/2003 đến 02/2004.

73


Thu thập số liệu
Mỗi bệnh nhân được lấy 3 mẫu máu động mạch
quay:




Mẫu 1: Trong vòng 15 phút đầu nhập khoa,
đã cung cấp oxy.


Bảng 1: Các nguyên nhân tại phổi gây suy hô hấp sơ
sinh
Bệnh lý
Viêm phổi

Số ca

Tỷ lệ (%)

52

44,1

Bệnh màng trong

33

28

Hít nước ối phân su

13

11

Mẫu 2: Sau cung cấp oxy 1 giờ.

Cơn khó thở nhanh thoáng qua

1


0,8

Mẫu 3: Sau 1 giờ ngưng oxy hoặc trước khi tử
vong.

Thoát vò hoành

12

10,2

Teo thực quản và Viêm phổi

4

3,4

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Tim bẩm sinh không tím và Viêm phổi

3

2,5

Tổng số

118


100

Đặc điểm dân số nghiên cứu

Phương pháp cung cấp oxy

Trong 11 tháng khảo sát được 130 trường hợp đạt
các tiêu chí chọn bệnh, trong đó có 63 trẻ đạt tiêu
chuẩn khảo sát a/APO2.

Râu mũi (Cannula): Tỷ lệ sử dụng 46%, chứng
tỏ 54% còn lại suy hô hấp trung bình đến nặng, phù
hợp 50% dân số nghiên cứu là sanh non và 28% mắc
bệnh màng trong.

Giới tính

Tỷ lệ Nam/Nữ = 2,25/1
Đòa phương

68,5% bệnh nhân đến từ các tỉnh
Nơi sanh

74% sanh tại trung tâm y tế huyện và bệnh viện
tỉnh, 20% sanh tại bệnh viện tư
Ngày tuổi khởi bệnh

90% biểu hiện suy hô hấp trong vòng 48 giờ đầu
sau sanh.
Tuổi thai


Tỷ lệ trẻ non tháng và đủ tháng cùng chiếm
khoảng 50%.
Cân nặng lúc sanh

Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và không nhẹ cân cùng xấp xỉ
50%. Nhóm rất nhẹ cân (VLBW) chiếm đến 8,5%.
Tình trạng ngạt lúc sanh

Chiếm 38% trường hợp, chứng tỏ ngạt là một
nguyên nhân quan trọng gây suy hô hấp sơ sinh.
Nguyên nhân suy hô hấp

90,8% tại phổi và 9,2% ngoài phổi. Trong các
nguyên nhân tại phổi, viêm phổi là thường gặp nhất
(44%), tỷ lệ bệnh màng trong tăng gấp đôi so với năm
1997 (từ 14% lên 28%)(9).

74

Thở áp lực dương liên tục (CPAP): Tỷ lệ sử
dụng 86%, tăng so với năm 1997 (70%)(9) và được
dùng nhiều nhất. Như vậy CPAP ngày càng quan
trọng trong điều trò suy hô hấp sơ sinh.
Giúp thở (thở máy hoặc bóp bóng): Tỷ lệ sử
dụng 53%, năm 1997 chỉ có 20%(9), tuy nhiên vẫn
thấp hơn tỷ lệ dùng CPAP, chứng tỏ CPAP là
phương tiện cung cấp oxy quan trọng hàng đầu tại
khoa hồi sức sơ sinh. Ngoài ra tới 20% (14/69 bệnh
nhân) thở máy quá 2 tuần, đây là những trường

hợp nguy cơ cao mắc các biến chứng tổn thương
võng mạc, loạn sản phế quản phổi... mà chúng tôi
chưa có điều kiện theo dõi.
Bảng 2: Phân bố thời gian giúp thở
Thời gian

Số ca

Tỷ lệ (%)

< 1 ngày

11

8,5

1 - 7 ngày

32

24,6

8 - 14 ngày

12

9,2

15 - 28 ngày


10

7,7

> 28 ngày

4

3,1

Tổng số

69

53,1

Thời gian cung cấp FiO2 > 60%

50% bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc oxy vì sử
dụng FiO2 > 60% quá 24 giờ.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Nghiên cứu Y học

Bảng 3: Phân bố thời gian cung cấp FiO2 > 60%
Thời gian
≤ 1 ngày
> 1 – 3 ngày

> 3 – 7 ngày
> 7 – 14 ngày
> 14 ngày
Tổng số

Số ca
65
36
18
8
3
130

Tỷ lệ (%)
50,0
27,7
13,8
6,2
2,3
100

Tổng thời gian cung cấp oxy:

12,1 ± 12 ngày
Tổng thời gian điều trò tại khoa HSSS

15,3 ± 13 ngày.
Tỷ lệ tử vong

31,5%, không thay đổi so với năm 1997, nhưng tỷ

lệ bệnh nặng cao hơn(9), chứng tỏ việc điều trò có tiến
bộ. Tại Mỹ, tử vong sơ sinh do suy hô hấp tại tuyến
cuối chỉ chiếm 13,9%(3).
Sự thay đổi AaDO2 và a/APO2 sau điều
trò oxy
AaDO2
Bảng 4 : Tỷ lệ phân bố AaDO2 lúc nhập khoa
AaDO2 nhập khoa (mmHg)
< 60
60 - < 250
250 - 600
> 600
Tổng số

Số ca
13
59
50
8
130

Tỷ lệ (%)
10
45,4
38,5
6,1
100

90% trường hợp có AaDO2 > 60mmHg hay bất
thường trao đổi khí tại phế nang, trong đó 50%

AaDO2 > 250mmHg (tăng mức độ trung bình và
nặng), tương xứng với 50% bệnh nhân cần giúp thở,
50% trường hợp dùng FiO2 > 60% quá 24 giờ. Như
vậy có thể xem AaDO2 > 250 mmHg như 1 tiêu
chuẩn cận lâm sàng để đánh giá độ nặng suy hô hấp.
Lúc nhập khoa AaDO2 trung bình là 262,82 ±
172,94 mmHg. Sau 1 giờ điều trò oxy AaDO2 không
thay đổi có ý nghóa thống kê. Khi hồi phục (ngưng
oxy, lâm sàng không suy hô hấp) 100% trường hợp
AaDO2 < 60mmHg. Ngược lại trước tử vong, 100%
bệnh nhân có AaDO2 > 60mmHg. Như vậy suy hô
hấp dù do nguyên nhân gì cuối cùng cũng dẫn tới rối
loạn trao đổi khí tại phế nang.

a/APO2
Có 63 trường hợp thỏa điều kiện FiO2 > 30% và
PaO2 < 100mmHg.

Lúc nhập khoa, a/APO2 trung bình là 0,20 ± 0,1;
với 90% a/APO2 ≤ 0,35 (giảm trung bình đến nặng),
40% a/APO2 < 0,15 (rối loạn oxy hóa máu rất nặng),
có chỉ đònh đặt nội khí quản. Sau 1 giờ điều trò oxy
a/APO2 không thay đổi có ý nghóa thống kê. Trước tử
vong, 100% trường hợp a/APO2 < 0,75, tuy nhiên
trong 1/3 trường hợp hồi phục a/APO2 vẫn bất
thường. Phải chăng a/APO2 nhạy cảm hơn aADO2
trong đánh giá rối loạn oxy hóa máu?
Giá trò tiên lượng của AaDO2 và
a/APO2.
Tiên lượng khả năng đặt nội khí quản

AaDO2: AaDO2 lúc nhập khoa ≥ 240mmHg và
AaDO2 sau cung cấp oxy 1 giờ ≥ 221,3mmHg có ý
nghóa tiên lượng khả năng đặt nội khí quả
Bảng 5: Độ nhạy và độ đặc hiệu của AaDO2 lúc nhập
khoa với tiên lượng khả năng đặt nội khí quản
Ngưỡng AaDO2 lần
1 (mmHg)
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Chỉ số Younden

233 235 237 242 250 258 268
58 58 58 58 57 55 55
64 66 67 69 69 70 70
0,22 0,24 0,25 0,27 0,26 0,25 0,25

Bảng 6: Độ nhạy và độ đặc hiệu của AaDO2 sau 1 giờ
cung cấp oxy với tiên lượng khả năng đặt nội khí
quản
Ngưỡng AaDO2
lần 2 (mmHg)
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Chỉ số Younden

238

242

246


250

256

263

266

59
58
57
61
61
61
61
69
69
69
64
66
67
69
0,25 0,27 0,28 0,30 0,28 0,27 0,26

Chúng tôi chọn giá trò ngưỡng AaDO2 =
250mmHg sau 1 giờ cung cấp oxy. Khi đó, độ nhạy là
61%, độ đặc hiệu 69%, PV+ 69%, PV− 61%, LR+ 1,95,
LR− 0,56
a/APO2: a/APO2 không có ý nghóa tiên lượng khả

năng đặt nội khí quản.
Phân tích đa biến FiO2 và AaDO2 sau 1 giờ
cung cấp oxy:

75


AaDO2 vẫn có giá trò độc lập, không bò ảnh hưởng
bởi FiO2 trong tiên lượng khả năng đặt nội khí quản.
Tiên lượng nguy cơ tử vong

Bảng 10: Diện tích dưới đường cong ROC của AaDO2
và a/APO2

AaDO2: AaDO2 lúc nhập khoa ≥ 322,9mmHg và
AaDO2 sau cung cấp oxy 1 giờ ≥ 336,8mmHg đều có
ý nghóa tiên lượng nguy cơ tử vong.
Bảng 7: Độ nhạy và độ đặc hiệu của AaDO2 lúc nhập
khoa với tiên lượng nguy cơ tử vong
Ngưỡng AaDO2
315 317 321 324 326 327 328
lần 1(mmHg)
Độ nhạy (%)
81
81
81
75
75
69
81

Độ đặc hiệu (%) 68
70
72
74
77
77
75
Chỉ số Younden 0,49 0,51 0,53 0,56 0,49 0,52 0,46

Bảng 8: Độ nhạy và độ đặc hiệu của AaDO2 sau 1 giờ
cung cấp oxy với tiên lượng nguy cơ tử vong
Ngưỡng AaDO2
lần 2 (mmHg)
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Chỉ số Younden

337

339

340

341

345

349

352


67
67
67
60
60
53
68
80
82
84
89
91
91
87
0,47 0,49 0,51 0,55 0,49 0,51 0,44

Giá trò ngưỡng AaDO2 = 341mmHg sau cung cấp
oxy 1 giờ có ý nghóa tiên lượng nguy cơ tử vong. Khi
đó, độ nhạy là 68%, độ đặc hiệu 87%, PV+ 70%, PV−
86%, LR+ 5,07, LR− 0,37
a/APO2: Chỉ a/APO2 sau 1 giờ cung cấp oxy ≤
0,158 có ý nghóa tiên lượng nguy cơ tử vong.
Bảng 9: Độ nhạy và độ đặc hiệu của a/APO2 sau 1
giờ cung cấp oxy với tiên lượng nguy cơ tử vong
Ngưỡng
0,125 0,135 0,145 0,155 0,170 0.195 0,205
a/APO2
Độ nhạy (%) 50
56

56
68
75
75
69
Độ đặc hiệu 81
77
72
68
55
51
70
(%)
Chỉ số
0,31 0,33 0,28 0,39 0,36 0,30 0,26
Younden

Giá trò ngưỡng a/APO2 = 0,155 sau cung cấp oxy
1 giờ có ý nghóa tiên lượng nguy cơ tử vong với độ
nhạy 69%, độ đặc hiệu 70%, PV+ 44%, PV− 87%, LR+
2,31, LR− 0,45.
Phân tích đa biến FiO2, AaDO2, a/APO2 ; so sánh
bằng đường ROC giá trò tiên lượng của AaDO2 và
a/APO2: AaDO2 không phụ thuộc FiO2 và giá trò hơn
a/APO2 trong tiên lượng nguy cơ tử vong.

76

AaDO2
a/APO2


Diện tích dưới đường cong
ROC
0,788
0,739

Độ lệch chuẩn
0,068
0,067

KẾT LUẬN
Suy hô hấp sơ sinh khởi bệnh rất sớm, 90% trong
vòng 48 giờ đầu sau sanh, tỷ lệ Nam/Nữ là 2,25/1, hơn
1/3 trường hợp bò ngạt lúcsanh. Viêm phổi vẫn là
nguyên nhân hàng đầu gây suy hô hấp, bệnh màng
trong đứng thứ hai, nhưng tỷ lệ tăng cao (28%). Thở
áp lực dương liên tục (CPAP) là phương tiện quan
trọng nhất trong điều trò suy hô hấp sơ sinh. Do đó,
nếu CPAP được phổ biến và áp dụng tốt ở y tế tuyến
trườc thì có thể giảm bớt tình trạng quá tải ở tuyến y
tế cuối cùng.
AaDO2 và a/APO2 sau 1 giờ điều trò oxy không
thay đổi có ý nghóa thống kê so với lúc nhập khoa.
Hơn nữa sau 1 giờ, AaDO2 ≥ 250mmHg có ý nghóa
tiên lượng đặt nội khí quản; AaDO2 ≥ 341mmHg
hoặc a/APO2 ≤ 0,155 có ý nghóa tiên lượng nguy cơ
tử vong. Vì vậy thời điểm lấy khí máu động mạch
lần đầu tiên phù hợp nhất trên trẻ sơ sinh suy hô
hấp là sau khi cung cấp oxy 1 giờ, vừa đánh giá
tình trạng hô hấp, hiệu quả điều trò, vừa tiên lượng

sớm khả năng đặt nội khí quản và nguy cơ tử vong.
Tóm lại, ngoài những chỉ số thông thường (PaO2,
PaCO2...), cần quan tâm đến các chỉ số thể hiện sự
trao đổi khí như AaDO2, a/APO2 nhằm phát hiện
sớm trường hợp nặng, theo dõi sát hơn diển biến
suy hô hấp sơ sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

Coetzee A, Swanevelder J, Van Der Spuy G, Jansen J
(1995), “Gas exchange indices – how valid are they?”,
South African Medical Journal, 85(11): 1227-1232.
Dean R.H, Robert M.K (1996), “Indices of oxygenation
and ventilation”, Essentials of Mechanical Ventilation,
McGraw- Hill, 155-158.
Derek C.A, Walter T.L, Gilles C, Martin F.G, Reese
H.C (2001), “Epidemiology of neonatal respiratory
failure in the United States”, American Journal of
Respiratory Critical Care Medicine, 164(7): 1154-1160.


Nghiên cứu Y học
4.

5.


6.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005

Gabriel G.H, J Julio P.F (1998), “Respiratory failure”,
Nelson’s Textbook of Pediatrics, W.B.Sauders, 15th ed,
1177-1780.
Hugh M.O, Gabriel G.H (1998), “The functional basis
of the respiratory pathology and disease”, Kendig’s
Disorders of the Respiratory Tract in Children,
W.B.Sauders, 6th ed, 27-73. (40)
Thomas R.H, Brian R.W (1996), “Physiologic
principles”, Assisted Ventilation of the Neonate,
W.B.Sauders, 3rd ed, 21-65.

7.

8.

9.

Nguyễn Đình Hải (2001), Khảo sát rối loạn trao đổi
khí máu động mạch trong suy hô hấp cấp do một số
bệnh phổi ở trẻ em, Đại học Y Dược TPHCM.
Lê Thò Tuyết Lan, Các chỉ số oxy trong máu, ý nghóa
lâm sàng, Bộ môn Sinh lý Học, Đại học Y Dược
TPHCM.
Phạm Thò Thanh Tâm (1998), Khảo sát rối loạn trao
đổi khí trong máu trong suy hô hấp sơ sinh, Bộ môn

Nhi, Đại học Y Dược TPHCM.

77



×