Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xác định mức độ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus ở 3 Bệnh viện miền Bắc Việt Nam năm 2012-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.13 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017

XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA
STAPHYLOCOCCUS AUREUS Ở 3 BỆNH VIỆN
MIỀN BẮC VIỆT NAM NĂM 2012 - 2014
Hà Thị Nguyệt Minh*; Nguyễn Thái Sơn**; Vũ Thị Thu Hường***
Vũ Thị Kim Liên***; Trần Thị Hải Âu***
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định mức độ đề kháng của S. aureus ở 3 bệnh viện miền Bắc - Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả trên 258 chủng S. aureus phân lập từ 3 bệnh
viện ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả: tỷ lệ S. aureus kháng methicillin (MRSA) tại 3 bệnh viện là
64,3%. Tỷ lệ kháng thuốc được xác định bằng phương pháp vi pha loãng các chủng S. aureus
phân lập tại 3 bệnh viện với penicillin là 97,7%; erythromycin 76%; cefoxitin 64,3%; tetracyclin
49,2%; chloramphenicol 40,7%; cefuroxim 39,5%; gentamycin 34,5%; ciprofloxacin 32,6%;
cefepim 27,1%; cefotaxim 25,2%; meropenem 20,9%; doxycyclin 5%, rifampicin 3,1%.
Vancomycin vẫn là kháng sinh nhạy cảm với S. aureus. Kết luận: vancomycin là kháng sinh
nhạy cảm với S. aureus.
* Từ khóa: Staphylococcus aureus; Kháng methicillin; Nồng độ ức chế tối thiểu.

Determime Extent of Antibiotic Resitant of Staphylococus Aureus
in Three Hospitals in North of Vietnam, 2012 - 2014
Summary
Objective: To determine extent of antibiotic resistant of Staphylococcus aureus in three
hospitals in North of Vietnam. Materials and methods: Descriptive study was carried out on 258
strains of S. aureus isolated from 3 hospitals. Results: The rate of methicillin resistant S. aureus
(MRSA) in three hospitals was 64.3%. Extent of antibiotic resistant was determined by broth
microdilution testing to penicillin was 97.7%; erythromycin 76%; cefoxitin 64.3%; tetracyclin
49.2%; chloramphenicol 40.7%; cefuroxim 39.5%; gentamycin 34.5%; ciprofloxacin 32.6%;
cefepim 27.1%; cefotaxim 25.2%; meropenem 20.9%; doxycyclin 5%, rifampicin 3.1%.
Conclusion: Vancomycin is an antibiotics still susceptible with S. aureus.
* Key words: Staphylococcus aureus; Methicillin resistant Staphylococcus aureus; Minimum


inhibitory concentration.
* Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội
** Bệnh viện Quân y 103
*** Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Người phản hồi (Corresponding): Hà Thị Minh Nguyệt ()
Ngày nhận bài: 13/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/04/2017
Ngày bài báo được đăng: 17/05/2017

135


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề đang
được quan tâm đặc biệt ở các phát triển
và đang phát triển. S. aureus (tụ cầu
vàng) là một trong những tác nhân quan
trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc
biệt là tụ cầu vàng kháng methicillin
(methicillin
resistant
Staphylococcus
aureus: MRSA). Nghiên cứu gần đây trên
thế giới cho thấy các chủng MRSA còn là
căn nguyên thường gặp tại bệnh viện và
cộng đồng, đặc biệt ở những bệnh viện
tuyến cuối, nơi tập trung nhiều bệnh
nhân, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và
thường là các bệnh nặng, điều trị khó
khăn. Do vậy, việc phân lập S. aureus,

nhất là các chủng MRSA đóng vai trò
quan trọng trong điều trị và kiểm soát
nhiễm trùng do loài vi khuẩn này gây ra.
Mặc dù hiện có rất nhiều loại thuốc
kháng sinh điều trị S. aureus, như kháng
sinh nhóm β-lactam ức chế β-lactamase
(methicillin, oxacillin…), nhưng nhiều
chủng S. aureus đã kháng lại những
kháng sinh này. Tỷ lệ kháng với nhóm
kháng sinh này rất khác nhau tại nhiều cơ
sở y tế. Cơ chế S. aureus kháng
methicillin chủ yếu là do chúng mang gen
mecA, đây là gen mã hóa cho protein gắn
penecillin 2a, gen này không có trong vật
liệu di truyền của S. aureus nhạy cảm với
methicillin. Khi S. aureus mang gen
mecA, chúng không những kháng với
kháng sinh nhóm β-lactam, mà còn kháng
lại các nhóm kháng sinh khác, dẫn đến
hiện tượng đa kháng kháng sinh.
Chúng tôi nghiên cứu 258 chủng S.
aureus phân lập được tại 3 bệnh viện
miền Bắc Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai,
Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện
Quân y 103) từ 9 - 2012 đến 4 - 2014 với
mục tiêu:
136

- Xác định tỷ lệ MRSA tại 3 bệnh viện
ở miền Bắc, Việt Nam.

- Xác định mức độ đề kháng của S.
aureus với 14 loại kháng sinh thường
dùng bằng phương pháp vi pha loãng.
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
258 chủng S. aureus phân lập tại 3
bệnh viện miền Bắc Việt Nam (Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương và
Bệnh viện Quân y 103).
* Địa điểm nghiên cứu:
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Học
viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103.
* Vật liệu, phương tiện nghiên cứu:
- Môi trường, sinh phẩm để nuôi cấy,
định danh S. aureus (Bio Merieux).
+ Thạch máu (Blood agar).
+ Thạch MH (Muller - Hinton).
+ Thuốc thử catalase.
+ Huyết tương thỏ tươi vô khuẩn.
+ Bộ thử Masta Staphy.
- 14 loại kháng sinh bột gồm cefoxitin
(methicillin, do bột methicillin dễ bị mất
tác dụng bởi các yếu tố môi trường nên
thay thế bằng bột cefoxitin); vancomycin;
penicillin; cefuroxim; cefotaxim; cefepime;
meropenem;
tetracyclin;
doxycyclin;

erythromycin; gentamycin; ciprofloxacin;
chloramphenicol, rifampicin do Viện Kiểm
nghiệm Thuốc Trung ương cung cấp.
- Chủng chuẩn S. aureus ATCC 29213
do Bộ môn - Khoa Vi sinh Y học, Học viện
Quân y cung cấp.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
- Một số thiết bị dụng cụ phòng thí
nghiệm và dụng cụ tiêu hao.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp
phân tích labo trên chủng vi khuẩn S.
aureus gây bệnh tại miền Bắc, Việt Nam
bằng các kỹ thuật vi sinh vật học.

* Kỹ thuật nghiên cứu:
- Kỹ thuật định danh các chủng nghiên
cứu:
Các chủng vi khuẩn được định danh
với tiêu chuẩn chẩn đoán xác định S.
aureus như sau [2]:
+ Tan máu hoàn toàn.
+ Nhuộm Gram thấy cầu khuẩn Gram
(+).

* Thiết kế nghiên cứu:
- Cỡ mẫu và chọn mẫu:


+ Catalase (+).

+ Cỡ mẫu:

+ Coagulase (+) hoặc Masta Staphy
(+).

n = Z2(1 – α/2) x p (1- p)
d2
Trong đó: n là cỡ mẫu cần nghiên cứu;
p là tỷ lệ ước tính, p = 0,66 [3]; d là sai số
tuyệt đối; thay số: n = 239.
Thực tế số mẫu trong nghiên cứu thu
thập được 258 mẫu.
- Chọn mẫu: lấy toàn bộ các mẫu nuôi
cấy từ bệnh phẩm người bệnh, phân lập
được S. aureus từ 3 bệnh viện ở miền
Bắc từ tháng 9 - 2012 đến 4 - 2014.

* Kỹ thuật xác định mức độ kháng
kháng sinh của S. aureus:
+ Thử nghiệm tính nhạy cảm của vi
khuẩn với 14 kháng sinh theo CLSI [6].
+ Tiêu chuẩn xác định MRSA: theo
CLSI, đánh giá S. aureus kháng
methicillin theo phương pháp xác định
MIC của cefoxitin [6].
* Xử lý số liệu: theo test thống kê, tỷ
lệ % và phầm mềm SPSS 20.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tỷ lệ MRSA tại 3 bệnh viện ở miền Bắc, Việt Nam.
Bảng 1: Tỷ lệ MRSA tại 3 bệnh viện ở miền Bắc, Việt Nam.
Bệnh viện Bạch Mai
Số thứ tự

Bệnh viện Nhi
Trung ương

Bệnh viện Quân y
103

MRSA chung

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %


MRSA

65

50,8

89

80,9

12

60

166

64,3

MSSA

63

49,2

21

19,1

8


40

92

35,7

Tổng số

128

100

110

100

20

100

258

100

Tỷ lệ MRSA tại Bệnh viện Nhi Trung ương cao nhất (80,9%). Tỷ lệ MRSA chung
cho 3 bệnh viện là 64,3%.
137


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017

2. Xác định mức độ đề kháng của S. aureus với 14 loại kháng sinh.
Bảng 2: Phân bố giá trị MIC penicillin ở 258 chủng S. aureus.
Giá trị MIC (µg/ml)

Kháng sinh penicillin
n

%

> 128

7

2,7

128

4

1,6

64

33

12,8

32

25


9,7

16

35

13,6

8

35

13,6

4

39

15,1

2

32

12,4

1

17


6,6

0,5

10

3,9

0,25

15

5,8

0,125

1

0,4

0,063

5

1,9

Tổng

258


100

Mức độ đề kháng

R = 97,7%

S = 2,3%

97,7% S. aureus kháng với penicillin; MIC của đa số các chủng S. aureus đều
> 2 µg/ml.
Bảng 3: Phân bố giá trị MIC cefoxitin trên 258 chủng S. aureus.
Giá trị MIC (µg/ml)

Kháng sinh cefoxitin
n

%

> 128

47

18,2

128

6

2,3


64

4

1,6

32

18

7,0

16

53

20,5

8

38

14,7

4

45

17,45


2

45

17,45

1

2

0,8

Tổng

258

100

Mức độ nhạy cảm

R = 64,3%

S = 35,7%

Theo khuyến cáo của CLSI (2015), sử dụng MIC của cefoxitin làm tiêu chuẩn chẩn
đoán MRSA. Vì vậy, có 64,3% số chủng S. aureus đã kháng methicillin. Các chủng
nhạy cảm đều có MIC chủ yếu là 2 µg/ml và 4 µg/ml.
138



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Bảng 4: Phân bố giá trị MIC vacomycin ở 258 chủng S. aureus.
Giá trị MIC (µg/ml)

Kháng sinh vancomycin
n

%

2

70

27,1

1

160

62,0

0,5

25

9,7

0,25


2

0,8

0,063

1

0,4

Tổng

258

100

Mức độ nhạy cảm

S = 100%

100% chủng S. aureus còn nhạy cảm với vancomycin, giá trị MIC chủ yếu 1 µg/ml
và 2 µg/ml.
Bảng 5: MIC và tỷ lệ kháng kháng sinh của 258 chủng S. aureus.
MIC tìm được
(µg/ml)
Số thứ
tự

Các giá trị tham chiếu
của 258 chủng

S. aureus (µg/ml)

Tỷ lệ kháng
(%)

Nhỏ
nhất

Lớn
nhất

MIC

MIC5
(B)
0

MIC9
(C)
0

n

%R

(A)

MIC của
S. aureus
29213

(µg/ml)

Kháng sinh

1

Penicillin

0,063

> 128

≥ 0,25

8

64

252

97,7

0,25

2

Cefoxitin

1


> 128

≥8

8

> 128

166

64,3

2

3

Cefuroxim

0,25

> 128

≥ 32

8

> 128

102


39,5

0,5

4

Cefotaxim

0,25

> 128

≥ 64

4

> 128

65

25,2

2

5

Cefepime

1


> 128

≥ 32

4

> 128

70

27,1

2

6

Meropenem

0,062

128

≥ 16

0,5

32

54


20,9

0,05

7

Doxycyclin

0,062

> 128

≥ 16

1

8

13

5,0

0,12

8

Tetracyclin

0,062


128

≥ 16

8

32

127

49,2

0,5

9

Erythromycin

0,063

> 128

≥8

128

> 129

196


76,0

0,25

10

Gentamycin

0,063

> 128

≥ 16

4

129

89

34,5

0,5

11

Chloramphenicol

1


> 128

≥ 32

4

64

105

40,7

4

12

Ciprofloxacin

0,062

> 128

≥4

0,25

32

84


32,6

0,5

13

Rifampicin

0,062

> 128

≥4

0,062

0,25

8

3,1

0,01

14

Vancomycin

0,063


2

≥ 16

1

2

0

0

1

(A: Nồng độ ức chế tối thiểu của S. aureus kháng kháng sinh; B: Nồng độ ức chế tối
thiểu của 50% số chủng S. aureus kháng kháng sinh; C: Nồng độ ức chế tối thiểu của
90% số chủng S. aureus kháng kháng sinh).
139


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Mức độ nhạy cảm, trung gian và đề
kháng với 14 loại kháng sinh của 258
chủng S. aureus được phân bố từ nồng
độ 0,063 µg/ml đến > 128 µg/ml.
Trong đó: cefoxitin; erythromycin;
penicillin có MIC50 nằm trong giới hạn
kháng. 11 kháng sinh vancomycin;
cefuroxim;
cefotaxim;

cefepime;
meropenem;
tetracyclin;
doxycyclin;
gentamycin; chloramphenicol, rifampicin;
ciprofloxacin có MIC 50 nằm dưới
ngưỡng kháng.
Với MIC90 vancomycin, rifampicin,
doxycyclin nằm trong giới hạn nhạy cảm
và trung gian, các kháng sinh còn lại đều
có MIC90 nằm trong giới hạn kháng.
Kiểm tra chất lượng bằng xác định giá
trị MIC của S. aureus 29213 với 14 loại
kháng sinh thử nghiệm đều nằm trong
khoảng giá trị khuyến cáo của CLSI 2015
[6].
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
MRSA tương đương với nghiên cứu của
các tác giả trong nước. Nguyễn Thái Sơn
nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y 103
trong giai đoạn 2007 - 2010, tỷ lệ MRSA
năm 2007 là 50%, năm 2008 là 64%, năm
2009 là 66,67% [3]. Nghiên cứu của Vũ
Thị Kim Liên tại Bệnh viện Trung ương
Huế (2013 - 2014) có tỷ lệ MRSA 64% [1].
Phạm Hùng Vân nghiên cứu tại 7 bệnh
viện ở miền Trung và miền Nam cho kết
quả MRSA (2005) 47% [4].
Các chủng MRSA là một tác nhân gây

nhiễm khuẩn nặng trong bệnh viện và cả
cộng đồng, điều trị nhiễm khuẩn do
MRSA gặp nhiều khó khăn, do chúng
140

kháng lại với nhiều kháng sinh thường
dùng. Nghiên cứu đã tiến hành xác định
MIC 14 loại kháng sinh bằng phương
pháp vi pha loãng theo hướng dẫn của
CLSI (2015) [6].
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
kháng thuốc của các chủng S. aureus với
penicillin là 97,7%; erythromycin 76%;
cefoxitin 64,3%; tetracyclin 49,2%;
chloramphenicol 40,7%; cefuroxim 39,5%;
gentamycin 34,5%; ciprofloxacin 32,6%;
cefepim
27,1%;
cefotaxim
25,2%;
meropenem 20,9%; doxycyclin 5%,
rifampicin 3,1%. Vancomycin vẫn là
kháng sinh nhạy cảm với S. aureus. Kết
quả của chúng tôi cũng phù hợp với tác
giả trong và ngoài nước. Theo Phạm
Hùng Vân, 42% kháng gentamycin,
63% kháng erythromycin, 39% kháng
ciprofloxacin, 34% kháng cefepim [4].
Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Liên tại Bệnh
viện Trung ương Huế (2013 - 2014) có tỷ

lệ kháng penicillin 99%; erythromycin
78%; cefoxitin 64,8%; tetracyclin 49%;
chloramphenicol 41,4%; cefuroxim 46%;
gentamycin 48%; ciprofloxacin 49% [1].
Nghiên cứu của Adebayo O (2011): tỷ lệ
S. aureus kháng với penicillin là 88,2%;
tetracycllin 55,9%; ciprofloxacin 29,4%
[5].
Các chủng MRSA kháng chéo với
nhóm kháng sinh khác như quinolon,
aminoglycosid, phenicol. Nghiên cứu này,
doxycyclin, rifampicin còn nhạy cảm cao
với S. aureus, có lẽ do 2 kháng sinh này ít
được sử dụng.
Vancomycin được coi là kháng sinh
cuối cùng để điều trị MRSA. Mặc dù chưa
có chủng S. aureus kháng với vancomycin,


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
nhưng MIC vacomycin chủ yếu ở nồng độ
1 - 2 µg/ml. Một số nghiên cứu đã chỉ ra
giá trị MIC cao có liên quan đến thất bại
trong quá trình điều trị; theo Sakoulas, kết
quả điều trị nhiễm khuẩn huyết do MRSA
khi MIC ≤ 0,5 µg/ml, tỷ lệ thành công
55,6%; MIC ≥ 1 µg/ml, tỷ lệ này là 9,5%
[9, 10]. Nhóm có MIC ≥ 1,5 µg/ml gặp tỷ
lệ điều trị thất bại cao gấp 2,4 lần so với
nhóm có MIC ≤ 1 µg/ml. Ngoài ra, tỷ lệ tử

vong cũng tăng khi MIC tăng, không xảy
ra tử vong với MIC = 0,5 µg/ml, nhưng tỷ
lệ này tăng lên 80% khi MIC = 2 µg/ml [7,
8, 11]. Do vậy, mặc dù các chủng
S. aureus trong nghiên cứu của chúng tôi
vẫn nhạy cảm với vancomycin, nhưng giá
trị MIC đều ở nồng độ 1 - 2 µg/ml, điều
này cảnh báo về khó khăn khi điều trị
những trường hợp nhiễm khuẩn do
S. aureus.

đó, 3 kháng sinh có MIC50 nằm trong giới
hạn kháng như: cefoxitin; erythromycin;
penicillin. Còn 11 kháng sinh có MIC50
nằm dưới ngưỡng kháng: vancomycin;
cefuroxim; cefotaxim; cefepime; meropenem;
tetracyclin; doxycyclin; gentamycin;
chloramphenicol, rifampicin; ciprofloxacin.

KẾT LUẬN

3. Nguyễn Thái Sơn và CS. Nghiên cứu tỷ
lệ và mức độ kháng thuốc kháng sinh của các
vi khuẩn gây bệnh tại Bệnh viện Quân y 103,
giai đoạn 2007 - 2009. Tạp chí Y học Việt
Nam. 2010, tr.245-251.

Các chủng S. aureus kháng methicillin
ở 3 bệnh viện (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh
viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Quân y

103) là 64,8%.
Tỷ lệ đề kháng các chủng S. aureus
với penicillin 97,7%; erythromycin 76%;
cefoxitin 64,3%; tetracyclin 49,2%;
chloramphenicol 40,7%; cefuroxim 39,5%;
gentamycin 34,5%; ciprofloxacin 32,6%;
cefepim
27,1%;
cefotaxim
25,2%;
meropenem 20,9%; doxycyclin 5%,
rifampicin 3,1%. 100% số chủng
S. aureus vẫn nhạy cảm với vancomycin.
Mức độ nhạy cảm, trung gian và đề
kháng với 14 loại kháng sinh của 258
chủng S. aureus được phân bố từ nồng
độ 0,063 µg/ml đến > 128 µg/ml. Trong

Với MIC90 có vancomycin, rifampicin,
doxycyclin nằm trong giới hạn nhạy cảm
và trung gian, các kháng sinh còn lại đều
có MIC90 nằm trong giới hạn kháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Kim Liên và CS. Tỷ lệ và mức độ
kháng kháng sinh của chủng Staphylococcus
aureus tại Bệnh viện Trung ương Huế giai
đoạn 2013 - 2014. Tạp chí Y học dự phòng.
Tổng hội Y học Việt Nam. 2013-2014, tr.42.
2. Lê Văn Phủng. Staphylococci. Sách
đào tạo bác sỹ và học viên sau đại học, Nhà

xuất bản Giáo dục, Việt Nam. 2009, tr.45-62.

4. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình. Tình
hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Staphylococcus aureus kết quả nghiên cứu
đa trung tâm thực hiện trên 235 chủng vi
khuẩn. Tạp chí Y học thực hành. Bộ Y tế.
2005,
5. Adebayo O.S, Kenneth O, Solayide A,
Omotayo O, Wolfgang W. Antibiotic resistant
and molecular epidermiology of Staphylococcus
aureus in Nigeria, BMC Microbiology. 2011,
11, pp.92-100.
6. CLSI. Performance standards for
antimicrobial supceptibility testing. Nineteenth
Informational Supplement. 2015, pp.64-70.

141


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
7. Hiramatsu K, Hanaki H, Ino T, Yabuta K,
Oguri T, Tenover F.C. Methicillin-resistant
Staphylococcus aureus clinical strain with
reduced vancomycin susceptibility. J
Antimicrob Chemother. 1997, 40 (1), pp.135-136.
8. Lodise T.P, Graves J, Evan A,
Graffunder E, Helmecke M. Relationship
between vancomycin MIC and failure
among patients with methicillin resistant

Staphylococcus aureus bacteremia treated
with vancomycin. Antimicrobial Agents and
Chemotherapy. 2008, 52 (9), pp.3315-3320.
9. Sakoulas G, Moellering R.C. Increasing
antibiotic resistance among methicillin resistant Staphylococcus aureus strains.

142

Clinical Infectiuos Diseases. 2008, 46, pp.
360-367.
10. Sakoulas G, Moise-Broder P.A,
Schentag J, Forrest A, Moellering R.C.
Relationship of MIC and bactericidal activity to
efficacy of vancomycin for treatment of
methicillin resistant Staphylococcus aureus
bacteremia. Journal of Clinical Microbiology.
2004, 42 (6), pp.2398-2402.
11. Soriano A, F. Marco, J.A. Martinez, E.
Pisos, M. Almela, V.P. Dimova infuence of
vancomycin minimun inhibitory concentration
on the treatment of methicillin resistant
Staphylococcus aureus bacteremia. Clinical
Infectiuos Diseases. 2008, 46, pp.193-200.



×