Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng nhiễm giun, sán ở một số cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.69 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 

THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN, SÁN Ở MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 
KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA NĂM 2012 
Lê Thành Đồng*, Dương Công Thịnh*, Trịnh Ngọc Hải*, Phùng Đức Thuận* 

TÓM TẮT 
Đặt  vấn  đề:  Bệnh  giun,  sán  là  bệnh  ký  sinh  trùng  gây  ảnh  hưởng  lớn  đến  sức  khỏe  con  người,  nhiều 
trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bệnh giun, sán cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm những bệnh “bị lãng 
quên”. Việc xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun, sán một cách cụ thể cho từng đối tượng, từng vùng địa lý khác 
nhau, mức độ ô nhiễm trứng giun, sán ở ngoại cảnh là vô cùng quan trọng, từ đó quyết định các biện pháp can 
thiệp khác nhau về mức độ và quy mô. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun, sán và mô tả tình trạng ô nhiễm trứng, ấu trùng 
giun, sán trong phân và rau xanh tại các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại các cộng đồng dân cư sinh sống 
tập trung dọc biên giới Việt Nam – Campuchia ở 6 tỉnhAn Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh 
và Bình Phước. Đối tượng nghiên cứu là tất cả người lớn và trẻ em ở các hộ được chọn, có thời gian sinh sống ít 
nhất là một năm tại địa bàn nghiên cứu, chấp thuận đưa mẫu phân để xét nghiệm và các mẫu rau ăn sống bày 
bán ở các chợ tại địa bàn nghiên cứu. Các phương pháp và kỹ thuật xét nghiệm chuyên môn được sử dụng. 
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm chung các loại giun truyền qua đất của cộng đồng dân cư dọc biên giới Việt Nam – 
Campuchia (giun đũa, giun tóc, giun móc) là 7,4%. Tỷ lệ nhiễm chung đối với giun móc chiếm 5,6%, giun đũa 
chiếm  1,4%,  giun  tóc  chiếm  0,3%.  Tỷ  lệ  nhiễm  giun  chung  của  cộng  đồng  dân  cư  dọc  biên  giới  Việt  Nam  – 
Campuchia tại Tây Ninh chiếm 16,2%, tại An Giang chiếm 11,4%, tại Đồng Tháp chiếm 8,3%, tại Bình Phước 
chiếm 4,9%, tạiLong An chiếm 3,7%, tại Kiên Giang chiếm 3,2% và không có trường hợp nào nhiễm sán; 100% 
trường hợp nhiễm giun ở cường độ nhiễm nhẹ. Trong tổng số các mẫu rau được xét nghiệm có tỷ lệ dương tính 
ký sinh trùng đơn bào cao nhất (72,8%), thấp nhất là giun đũa (0,2%). 
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm chung ký sinh trùng giun sán của người dân tại cộng đồng dọc biên giới Việt Nam – 


Campuchia  qua  phân  tích  mẫu  phân  chiếm  7,4%  và  100%  những  trường  hợp  nhiễm  giun  truyền  qua  đất  ở 
cường độ nhiễm nhẹ. Trong tổng số các mẫu rau được xét nghiệm có tỷ lệ dương tính ký sinh trùng đơn bào cao 
nhất (72,8%), thấp nhất là giun đũa (0,2%). 
Từ khóa: Bệnh giun, sán; bệnh ký sinh trùng, biên giới ViệtNam – Campuchia. 

ABSTRACT 
REALITY OF HELMINTH INFECTIONS IN A NUMBER OF REGIONAL COMMUNITIES  
IN THE AREA OF VIETNAM – CAMBODIA BORDER IN 2012 
LeThanh Dong, Duong Cong Thinh, Trinh Ngoc Hai, Phung Duc Thuan  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 315 – 320 
Background: Helminth diseases are caused by parasites with great impacts on human health, more severe 
cases can be fatal. Helminthhitherto has been placed in the group of ʺforgottenʺ diseases. The determination of the 
ratio of intensity of helminthinfection in a specific way for each subject and each different geographic area as well 
as  the  pollution  levels  ofhelmintheggs  in  the  external  environment  is  extremely  important,  from  which  the 
decision on different intervention measuresin terms of level and scale is made. 
* Viện Sốt rét ‐ Ký sinh trùng – côn trùng TP.Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGs. Ts. Lê Thành Đồng 
ĐT:  0839239946 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Email:  

315


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014


 
Objectives:  To  determine  the  prevalence  andintensity  of  helminth  infection  and  to  describe  the 
contamination caused by parasites’ eggs, larvae in fertilizers and vegetables available in the communities at the 
border areas of Vietnam ‐ Cambodia. 
Methods: A cross‐sectional descriptive study wasconductedin the communities populated along the Vietnam 
‐  Cambodia  borderin  6  provinces:  An  Giang,  Dong  Thap,  Kien  Giang,  Long  An,  Tay  Ninh  and  Binh  Phuoc. 
Subjects  of  the  study  are  adults  and  all  children  in  the  selectedhouseholds,  living  for  at  least  one  year  in  the 
studied area, approving of providingsamples and test specimens from fresh vegetables on sales in the markets in 
the studied area. Specialized methods and techniques were used. 
Result:  The  overall  rate  of  soil‐transmitted  helminth  (Ascaris,  Trichuris,  hookworm)in  the  communities 
along  the  border  of  Vietnam‐Cambodia  is  7.4%.  The  overall  prevalenceof  hookworm  is  at  5.6%,  Ascaris1.4%, 
Trichuris 0.3%. The prevalence of common worms in the communities along the border of Vietnam‐Cambodia in 
Tay Ninh is at 16.2%,An Giang11.4%, Dong Thap 8.3%, Binh Phuoc9%, LongAn 3.7%, Kien Giang 3.2% and 
no cases of tapeworm infection are spotted; 100% of the cases infected with worms are in light intensity. The total 
number of samples tested positive rate of protozoan parasites highest (72.8%), roundworm lowest (0.2%). 
Conclusion: The overall prevalence of helminth parasites in people from the communities along the border of 
Vietnam‐Cambodia through fecal analysis accounted for 7.4% and 100% of the cases of infection transmitted by 
means  of  contaminated  soil  atlow  intensity.  Out  of  the  total  number  of  samples  tested,  the  positive  rate  of 
protozoan parasites is the highest (72.8 %) while that of roundworm is the lowest (0.2 %). 
Keywords: Helminth diseases, parasitology diseases,borders Vietnam – Cambodia. 

ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh giun, sán là bệnh ký sinh trùng gây ảnh 
hưởng  lớn  đến  sức  khỏe  con  người,  nhiều 
trường  hợp  nặng  có  thể  gây  tử  vong.  Nhiễm 
giun  truyền  qua  đất  ảnh  hưởng  đến  sự  phát 
triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ con người. 
Bệnh  giun,  sán  cho  đến  nay  vẫn  bị  xếp  vào 
nhóm những bệnh “bị lãng quên”. Điều kiện khí 
hậu,  độ  ẩm  tại  các  nước  đang  phát  triển  thuận 

lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng, cùng với 
sự kém vệ sinh về nguồn nước sinh hoạt, nguồn 
nước  uống,  tập  quán  ăn  uống,  canh  tác  đã  tạo 
điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm và lan truyền 
bệnh.  Theo  báo  cáo  của  UNICEF  năm  2002  tại 
cộng  đồng  dân  cư  ở  các  tỉnh  biên  giới 
Campuchia  ‐  Việt  Nam,  tỷ  lệ  nhiễm  giun  đũa 
dao  động  từ  4,59%  đến  29,86%;  giun  tóc  dao 
động từ 3,32% đến 12,09%(8). Tại tỉnh Kratie, điều 
tra  trên  1500  người  vào  năm  2010  cho  thấy  với 
chương trình phòng chống sán máng qua nhiều 
năm, tỷ lệ nhiễm giảm xuống còn <5% nhưng tỷ 
lệ  nhiễm  các  loại  giun  truyền  qua  đất  (nhất  là 
giun móc) vẫn còn cao (<40%)(1), tỷ lệ nhiễm sán 

316

lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini ở tỉnh Takeo và 
Kampong  Cham  thuộc  khu  vực  biên  giới  Việt 
Nam ‐ Campuchia vào khoảng 40%. Ngoài ra tại 
tỉnh  Kampong  Cham  còn  giun  có  sự  hiện  diện 
của  sán  Echinostoma  spp với  tỷ  lệ 15,7%(1).  Tỷ  lệ 
nhiễm  sán  lá  gan  nhỏ  Clonorchis  sinensisở  xã 
Thuận  Hạnh,  tỉnh  Dăk  Nông,  một  xã  giáp  biên 
giới Việt Nam ‐ Campuchia là 10,75% (76/707 đối 
tượng)(3). 
Khảo sát của Van der Hock và cs (2003) ước 
tính là trong dân số 80 triệu người của cả nước 
Việt  Nam,  có  33,9  triệu  người  mắc  giun  đũa 
(44,4%), 17,6 triệu người mắc giun tóc (23,1%) và 

21,8 triệu người nhiễm giun móc (28,6%). Sán lá 
gan lớn Fasciola gigantica cũng có mặt tại 36 tỉnh 
thành trong cả nước, với khoảng 5000 bệnh nhân 
cần  được  điều  trị  mỗi  năm.  Sán  lá  lớn  ở  ruột 
Fasciolopsis  buski,  sán  lá  ở  phổi  (Paragonimus 
heterotremus  và  Paragonimus westermani),  sán  dải 
(Teania spp.) cũng có mặt tại Việt Nam tuy nhiên 
tỷ lệ mắc chưa được điều tra rộng rãi(9). 
Các bệnh do giun, sán là một vấn đề y tế cần 
phải giải quyết nếu muốn cải thiện sức khoẻ của 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
người dân, cũng như sự phát triển thể lực và trí 
lực  của  trẻ  em  trong  lứa  tuổi  học  đường  nói 
riêng. Việc xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun, 
sán  một  cách  cụ  thể  cho  từng  đối  tượng,  từng 
vùng  địa  lý  khác  nhau,  mức  độ  ô  nhiễm  trứng 
giun, sán ở ngoại cảnh là vô cùng quan trọng từ 
đó  quyết  định  các  biện  pháp  can  thiệp  khác 
nhau về mức độ và quy mô. 

Mục tiêu nghiên cứu 
Xác  định  tỷ  lệ  và  cường  độ  nhiễm  các  loại 

giun, sán tại các cộng đồng dân cư khu vực biên 
giới Việt Nam ‐ Campuchia. 
Mô tả tình trạng ô nhiễm trứng và ấu trùng 
giun,  sán  trong  mẫu  phân  và  rau  xanh  tại  các 
cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam ‐ 
Campuchia. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Điều  tra  thực  trạng  nhiễm  giun,  sán:  tất  cả 
người lớn và trẻ em ở các hộ được chọn, có thời 
gian  sinh  sống  ít  nhất  là  một  năm  tại  địa  bàn 
nghiên cứu, chấp thuận đưa mẫu phân. Các mẫu 
rau ăn sống bày bán ở các chợ tại địa bàn nghiên 
cứu. 

Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư,tỉnh Bình Phước; 
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; Khu kinh tế cửa 
khẩu  quốc  tế  Bình  Hiệp,  tỉnh  Long  An;  Thị  xã 
Hồng  Ngự,  tỉnh  Đồng  Tháp;  Huyện  Tịnh  Biên 
của tỉnh An Giang; Thị xã Hà Tiên của tỉnh Kiên 
Giang. 

Cỡ mẫu 
Theo  công  thức  tính  cỡ  mẫu  cho  việc  ước 
tính một tỷ lệ trong quần thể: 
 

p (1‐p) 
n = z21 –α/2 ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ 


   

 

δ2 

Trong đó: 
‐ z1‐α/2: độ tin cậy 95% (z1‐α/2 = 1,96) 
‐ p: ước lượng tỷ lệ nhiễm là 1% (p = 0,01) 
‐  δ:  độ  chính  xác  mong  muốn  là  0,3%  (d  = 
0,003) 
Áp dụng công thức trên tính được cỡ mẫu là 
4226, cỡ mẫu được nhân 2 lần để hạn chế sai số 
chọn  mẫu,  do  đó  cỡ  mẫu  là  8452  cho  quần  thể 
nghiên cứu. 

Chọn mẫu 
Chọn mẫu chùm, đơn vị chùm là xã. 

Kỹ  thuật  xét  nghiệm  sử  dụng  và  phương 
pháp thu thập số liệu 

Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang mô tả. 

Thời gian nghiên cứu 
Từ tháng 04/2012 đến tháng 04/2013. 


Địa điểm nghiên cứu 
Các  cộng  đồng  dân  cư  sinh  sống  tập  trung 
dọc biên giới Việt Nam ‐ Campuchia, bao gồm: 

Kỹ thuật định lượng KATO‐KATZ, kỹ thuật 
làm  phết  dày  KATO‐KATZ,  phương  pháp  lắng 
đọng  +  ly  tâm,  phương  pháp  Kobayashi  1980  – 
Kagei  1983,  phương  pháp  Baerman,  phương 
pháp  xét  nghiệm  rau  tìm  trứng  giun,  sán; 
phương pháp Romanenko. 

KẾT QUẢ  
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun ở mẫu phân tại các cộng đồng dân cư sinh sống tập trung dọc biên 
giới Việt Nam ‐ Campuchia ở 6 tỉnh (n=8.453) 
Địa điểm

n

Tây Ninh
An Giang
Đồng Tháp
Bình Phước

1127
1127
1691
1409

Giun đũa
Tần số (%)

16 (1,4)
50 (4,4)
42 (2,5)
02 (0,1)

Giun tóc
Tần số (%)
3 (0,3)
5 (0,4)
1 (0,1)
04 (0,3)

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

Giun móc
Tần số (%)
163 (14,5)
74 (6,6)
97 (5,7)
61 (4,3)

Phối hợp
Tần số (%)
1 (0,1)
0 (0)
0 (0)
2 (0,1)

Nhiễm chung
Tần số (%)

183 (16,2)
129 (11,4)
140 (8,3)
69 (4,9)

Cường độ
nhiễm
100% những
trường hợp
nhiễm giun ở
cường độ nhẹ

317


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Địa điểm

n

Long An
Kiên Giang

1690
1409


Giun đũa
Tần số (%)
05 (0,3)
05 (0,4)

Giun tóc
Tần số (%)
9 (0,5)
4 (0,3)

Giun móc
Tần số (%)
46 (2,7)
35 (2,5)

Phối hợp
Tần số (%)
2 (0,1)
1 (0,1)

Nhiễm chung
Tần số (%)
62 (3,7)
45 (3,2)

Cường độ
nhiễm

Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm chung giun ở mẫu phân tại các cộng đồng dân cư sinh sống tập trung dọc biên giới Việt 
Nam ‐ Campuchia ở 6 tỉnh (n=8.453) 

Tổng
8453

Giun đũa
Tần số (%)
120 (1,4)

Giun tóc
Tần số (%)
26 (0,3)

Giun móc
Tần số (%)
476 (5,6)

Phối hợp
Tần số (%)
6 (0,1)

Nhiễm chung
Tần số (%)
640 (7,4)

Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm giun ở mẫu rau tại các cộng đồng dân cư sinh sống tập trung dọc biên giới Việt Nam ‐ 
Campuchia ở 6 tỉnh (n=600) 
Địa điểm

n

Bình Phước

Kiên Giang
Long An
Đồng Tháp
An Giang
Tây Ninh
Tổng

100
100
120
120
80
80
600

Giun đũa
Tần số (%)
0 (0)
1 (1,0)
0 (0)
0 (0)
0 (0)
0 (0)
1 (0,2)

Giun móc
Tần số (%)
0 (0)
0 (0)
0 (0)

0 (0)
0 (0)
3 (3,8)
3 (0,5)

BÀN LUẬN 
Tỷ lệ nhiễm giun, sán 
Tỷ lệ nhiễm giun sán của người dân tại cộng 
đồng dọc biên giới Việt Nam – Campuchia của 6 
tỉnh  An  Giang,  Đồng  Tháp,  Kiên  Giang,  Long 
An, Tây Ninh và Bình Phước qua phân tích mẫu 
phân, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng giun sán chung 
(giun đũa, giun tóc, giun móc, phối hợp) của các 
tỉnh chiếm 7,4%. Riêng Tây Ninh có tỷ lệ nhiễm 
chung  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  16,2%,  với  tỷ  lệ 
nhiễm giun móc chiếm tỷ lệ cao nhất 14,5%, thấp 
nhất  giun  tóc  0,3%.  Phân  tích  tình  hình  nhiễm 
chung  tại  từng  tỉnh  nghiên  cứu  cho  thấy,  tỷ  lệ 
nhiễm  giun,  sán  chung  tại  An  Giang  là  11,4% 
trong  đó  giun  móc  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  6,6%, 
thấp  nhất  giun  tóc  0,4%,  giun  đũa  4,4%;  tỷ  lệ 
nhiễm giun, sán chung tại Đồng Tháp 8,3% giun 
móc  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  5,7%,  thấp  nhất  giun 
tóc  0,1%,  giun  đũa  2,5%.  Tại  Bình  Phước,  tỷ  lệ 
nhiễm giun, sán chung 4,9% trong đó giun móc 
chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  4,3%,  thấp  nhất  giun  đũa 
0,1%, giun tóc 0,3%. Tỷ lệ nhiễm giun, sán chung 
tại Long An 3,7% trong đó giun móc chiếm tỷ lệ 
cao nhất 2,7%, thấp nhất giun đũa 0,3%, giun tóc 


318

Mẫu rau dương tính KST
Đơn bào
Phối hợp
Tần số (%)
Tần số (%)
91 (91,0)
4 (4,0)
88 (88,0)
4 (4,0)
101 (84,2)
7 (5,8)
69 (57,5)
23 (19,2)
39(48,8)
15 (18,8)
45 (56,3)
1 (1,3)
437 (72,8)
54 (9,0)

Nhiễm chung
Tần số (%)
95 (95,0)
93 (93,0)
108 (90,0)
92 (76,7)
54 (67,5)
49 (61,3)

(81,8)

0,5%.  Tỷ  lệ  nhiễm  giun,  sán  chung  tại  Kiên 
Giang  3,2%  trong  đó  giun  móc  chiếm  tỷ  lệ  cao 
nhất  2,5%,  thấp  nhất  giun  tóc  0,3%,  giun  đũa 
0,4%.  Kết  quả  của  nghiên  cứu  này  thấp  hơn  so 
với  các  nghiên  cứu  trước  đây  của  Nguyễn  Văn 
Khá  điều  tra  tại  Gia  Lai,  Kon  Tum,  Đắk  Lăk, 
nghiên  cứu  Nguyễn  Văn  Sơn  tại  Sơn  La  và 
nghiên cứu của Lương Văn Định tại Thừa Thiên 
Huế với tỷ lệ ký sinh trùng giun móc chiếm tỷ lệ 
dao động từ 18,9% đến 46,1%, giun đũa chiếm tỷ 
lệ dao động từ 4,9% đến 85,8%, giun tóc chiếm tỷ 
lệ dao động từ 0,6% đến ‐24,5%(3,5)6).Qua kết quả 
nghiên cứu này, đòi hỏi toàn thể người dân, cơ 
quan  chuyên  trách,  và  cả  chính  quyền  không 
nên  chủ  quan  và  cần  có  biện  pháp  dự  phòng 
thích hợp để không gia tăng tỷ lệ nhiễm giun sán 
trong cộng đồng, đặc biệt tăng cường dự phòng 
hơn  ở  khu  vực  địa  bàn  cộng  đồng  dân  cư  sinh 
sống  tập  trung  dọc  biên  giới  Việt  Nam  – 
Campuchia,nơi có những điều kiện về địa lý tự 
nhiên khác biệt. 
Cường  độ  nhiễm  giun  100%  những  trường 
hợp xét nghiệm dương tính có cường độ nhiễm 
nhẹ, điều này có thể vì hằng năm học sinh tiểu 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
học,  trẻ  em  24‐60  tháng  tuổi,  phụ  nữ  lứa  tuổi 
sinh sản đều được uống thuốc tẩy giun mỗi năm 
từ 1‐ 2 lần.  

Nhiễm ký sinh trùng trên mẫu rau  
Tỷ lệ dương tính ký sinh trùng đơn bào cao 
nhất (72,8%), thấp nhất là giun đũa (0,2%), giun 
móc chiếm 0,5% trong tổng số các mẫu rau được 
xét nghiệm. Tỷ lệ nhiễm chung tại 6 tỉnh các loại 
giun  (giun  đũa,  móc,  đơn  bào)  chiếm  tỷ  lệ  cao 
(81,8%). Tỷ lệ nhiễm chung các loại ký sinh trùng 
trên  mẫu  rau  của  nghiên  cứu  này  thấp  hơn 
nghiên  cứu  của  Trần  Thị  Hồng,  điều  tra  tại 
Thành  phố  Hồ  Chí  Minh  với  tỷ  lệ  này  chiếm 
94,4%(7). Phân tích tỷ lệ nhiễm chung các loại ký 
sinh  trùng  (giun  đũa,  móc,  đơn  bào,  phối  hợp) 
trên  mẫu  rau  từng  tỉnh  cho  thấy  Bình  Phước 
chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (95,0%),  thấp  nhất  tại  Tây 
Ninh  (61,3%)  và  tại  Kiên  Giang  chiếm  93,0%, 
Long An chiếm 90,0%, Đồng Tháp chiếm 76,7%, 
An  Giang  chiếm  67,5%.Tỷ  lệ  mẫu  rau  nhiễm 
giun  đũa  tại  Kiên  Giang  (1,0%)  các  tỉnh  còn  lại 
chưa phát hiện mẫu rau bị nhiễm ký sinh trùng 
giun  đũa,  kết  quả  này  thấp  hơn  so  với  nghiên 
cứu  tại  Quảng  Nam  của  Nguyễn  Văn  Đề  điều 

tra rau xanh tại cộng đồng với tỷ lệ nhiễm giun 
đũa là 2,0%(4). Tỷ lệ mẫu rau nhiễm ký sinh trùng 
giun móc tại Tây Ninh chiếm 3,8%, các tỉnh còn 
lại  chưa  phát  hiện  mẫu  rau  bị  nhiễm  ký  sinh 
trùng  này.  Kết  quả  này  cao  hơn  so  với  nghiên 
cứu  tại  Quảng  Nam  của  Nguyễn  Văn  Đề  và  cs 
năm 2010 điều tra rau xanh tại cộng đồng tỷ lệ 
nhiễm giun móc (1,0%) (4). 

KHUYẾN NGHỊ 
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục 
sức  khỏe  trong  cộng  đồng  học  sinh  tại  các 
trường  học  nói  riêng.  Cần  đưa  chương  trình 
tuyên  truyền  giáo  dục  sức  khỏe  về  vệ  sinh  cá 
nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh lao động, những 
tác hại của giun sán trong các buổi tuyên truyền 
tại cộng đồng, lồng ghép với các chương trình y 
tế  khác.  Phối  hợp  với  ngành  giáo  dục  đưa  nội 
dung  phòng  chống  giun  sán  vào  chương  trình 
học  của  học  sinh.  Xã  hội  hóa  công  tác  phòng 
chống  giun  sán,  kêu  gọi  mọi  người  cùng  tham 
gia.  Cần  đưa  chương  trình  phòng  chống  giun 
sán  vào  Chương  trình  mục  tiêu  quốc  gia  nhằm 
duy trì, củng cố kết quả đã đạt được có tính bền 
vững. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

Jiangsu Institute of Parasitic Diseases, China (2010). Proceedings 

of  the  10th  meeting  of  the  regional  network  on  asian 
schistosomiasis and other helminth zoonoses.www.rnas.org.cn. 
Accessed on July 24th, 2012. 

2.

Lương  Quang  Định,  Trương  Quang  Ánh,  Nguyễn  Văn  Hinh 
(2007).  Nghiên  cứu  tình  hình  nhiễm  giun  truyền  qua  đất  và 
đánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng Mebendazole ở trẻ em 
xã  Hồng  Vân,  huyện  A  Lưới,  tỉnh  Thừa  Thiên  Huế.  Y  học 
Thành Phố Hồ Chí Minh. 11 (2) 24‐30. 

3.

Nguyễn  Văn  Chương,  Bùi  Văn  Tuấn  (2010).  Nghiên  cứu  thực 
trạng nhiễm và loài sán lá gan nhỏ tại xã Thuận Hạnh, huyện 
Dăk Song, tỉnh Dăk Nông. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa 
học Viện SR ‐ KST ‐ CT TP. Hồ Chí Minh 2012. 50‐55. 

4.

Nguyễn  Văn  Đề,  Phan  Thị  Hương  Liên,  Motohito  S  (2013). 
Nhiễm  giun  sán  ở  người,  cá  nước  ngọt  và  rau  xanh  tại  cộng 
đồng  huyện  Đại  Lộc,  tỉnh  Quãng  Nam.  Y  học  Thành  Phố  Hồ 
Chí Minh. 17(3) 95‐98. 

5.

Nguyễn Văn Khá, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Chương, 
Bùi  Văn  Tuấn  và  cs  (2006).  Nghiên  cứu  đặc  điểm  dịch  tễ  học 

nhiễm giun sán đường ruột ở ba tỉnh Tây Nguyên, thử nghiệm 
giải pháp can thiệp ở một số địa bàn. Kỷ yếu Hội nghị khoa học 
toàn  quốc  chuyên  ngành  sốt  rét,  ký  sinh  trùng,  côn  trùng  giai 
đoạn 2001‐2005. Tr. 155‐161. 

6.

Nguyễn  Văn  Sơn,  Phạm  Thị  Chiến  (2013),  Tình  hình  nhiễm 
giun  truyền  qua  đất  tỉnh  Sơn  La,  Y  học  Thành  Phố  Hồ  Chí 
Minh. 17(6) 139‐143. 

7.

Trần Thị Hồng (2007). Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán 
tại  các  siêu  thị  trên  địa  bàn  Thành  Phố  Hồ  Chí  Minh.  Y  học 
Thành Phố Hồ Chí Minh. 11(2). 82‐86. 

8.

UNICEF (2002), Human helminth infections in Greater Mekong 
Region, 

9.

World  Health  Organization  (2008).  Review  on  the 
Epidemiological  Profile  of  Helminthiases  and  their  Control  in 
the Western Pacific Region, 1997‐2008, MVP/WPRO. Pp. 23‐87. 

KẾT LUẬN 
Tỷ  lệ  nhiễm  chung  ký  sinh  trùng  giun  sán 

của người dân tại cộng đồng dọc biên giới Việt 
Nam  –  Campuchia  qua  phân  tích  mẫu  phân 
chiếm  7,4%  và  100%  những  trường  hợp  nhiễm 
giun  truyền  qua  đất  ở  cường  độ  nhiễm  nhẹ. 
Trong tổng số các mẫu rau được xét nghiệm có 
tỷ lệ dương tính ký sinh trùng đơn bào cao nhất 
(72,8%), thấp nhất là giun đũa (0,2%). 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

319


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
10. www.docjax.com/document/view.shtml?id=1318197&title=Hu
man%20helminth%20infections%20in%20GreaterUnicef, 
accessed on April 24th, 2012. Accessed on 2 June 2010. 

 

Ngày nhận bài báo:  

 

 


17/5/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

19/6/2014 

Ngày bài báo được đăng:  

14/11/2014 

 

 

320

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 



×