Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng bột cao khô hà thủ ô đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.3 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
BỘT CAO KHÔ HÀ THỦ Ô ĐỎ
Nguyễn Văn Liệu*; Nguyễn Văn Bạch*
Nguyễn Thị Thu Hoài*; Hoàng Việt Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của bột cao khô Hà thủ ô đỏ được điều chế bằng
phương pháp phun sấy. Phương pháp: đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng đối với nguyên liệu
dạng bột cao khô, từ đó đưa ra mức giới hạn chất lượng. Kết quả: đã đánh giá và đưa ra mức
giới hạn chất lượng của bột cao khô Hà thủ ô đỏ ở một số chỉ tiêu gồm: tính chất, mất khối
lượng do làm khô, độ mịn, định tính, định lượng, tro toàn phần, kim loại nặng và giới hạn nhiễm
khuẩn. Kết luận: đã xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng bột cao khô Hà thủ ô đỏ.
* Từ khóa: Hà thủ ô đỏ; Bột cao khô; Tiêu chuẩn chất lượng.

Study on Establishing the Quality Standard of Dry Extract of Radix
Fallopiae Multiflorae
Summary
Objectives: Establishing the quality standard of dry extract of Radix Fallopiae multiflorae.
Methods: Determining some quality criteria of dry extract of Radix Fallopiae multiflorae to create
the quality level. Results: Determining and creating the quality level of dry extract of Radix
Fallopiae multiflorae with some criteria including: property, loss on drying, identification,
quantification, total ash, heavy metal, limit of microbial infection. Conclusion: The quality
standard of dry extract of Radix Fallopiae multiflorae was established.
* Key words: Radix Fallopiae multiflorae; Dry extract; Quality standard.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)
là dược liệu được dùng khá phổ biến để
điều trị một số bệnh như: suy nhược cơ
thể, thiếu máu, tóc bạc sớm… [2, 3]. Hiện


nay, Hà thủ ô đỏ có trong vào một số
dạng bào chế như: thuốc bột, viên nang
để tạo thuận lợi trong sử dụng. Quá trình
nghiên cứu, nhóm tác giả đã bào chế
được nguyên liệu bột cao khô Hà thủ ô đỏ

bằng phương pháp phun sấy, từ đó bào
chế các chế phẩm hoàn thiện. Tuy nhiên,
để chế phẩm cuối cùng đạt được hiệu
quả tác dụng tốt thì chất lượng của
nguyên liệu bột cao khô đầu vào rất quan
trọng. Trong nội dung bài báo này, chúng
tôi thông báo về kết quả: Đánh giá chất
lượng bột cao khô Hà thủ ô đỏ bào chế
được, từ đó xây dựng tiêu chuẩn chất
lượng cho nguyên liệu này.

* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Việt Dũng ()
Ngày nhận bài: 04/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/09/2016
Ngày bài báo được đăng: 16/09/2016

14


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nguyên vật liệu và thiết bị.
- Nguyên liệu: 3 mẫu bột cao khô Hà

thủ ô đỏ (ký hiệu lần lượt là lô HTO1, lô
HTO2 và lô HTO3) lấy từ 3 lô sản xuất
khác nhau, được bào chế trong tháng 03
- 2016, do Trung tâm Đào tạo - Nghiên
cứu Dược, Học viện Quân y cung cấp.
- Hóa chất, dung môi: chất chuẩn
2,3,5,4’-tetrahydroxystilben-2-O-β-Dglucosid (THSG) (97,3%, Hãng Sigma);
acetonitril, axít formic: đạt tiêu chuẩn
HPLC (Merck); ethanol, ether ethylic, HCl
đậm đặc: đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân
tích (Trung Quốc)…
- Thiết bị, dụng cụ: hệ thống HPLC
Waters 2695D (Mỹ); bếp cách thủy
memmert (Đức); cân phân tích Mettler, độ
chính xác 0,1 mg (Thụy Sỹ)…
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Tính chất: thử bằng cảm quan.
* Mất khối lượng do làm khô: thử theo
phương pháp xác định mất khối lượng do
làm khô (Phụ lục 9.6, DĐVN IV).
* Độ mịn: xác định độ mịn của bột theo
Phụ lục 3.5, DĐVN IV. Lấy 20 g chế phẩm
để thử.
* Định tính:
- Phản ứng hóa học:
+ A: lấy 0,2 g bột cao khô cho vào ống
nghiệm, đun nóng với 10 ml nước trong 3
phút, để nguội, lọc. Thêm 3 - 4 giọt dung
dịch natri hydroxyd (TT) sẽ có màu đỏ
sẫm.

+ B: lấy 0,1 g bột cao khô, thêm 10 ml
dung dịch natri hydroxyd 10% (TT) đun

trong cách thủy trong 5 phút, để nguội,
lọc. Dịch lọc được axít hóa bằng dung
dịch axít hydrocloric 10% (TT) đến môi
trường axít (thử bằng giấy quỳ). Sau đó,
lắc với 20 ml ether ethylic (TT), lớp ether
ethylic có màu vàng cam. Gạn lấy 5 ml
ether, thêm 5 ml dung dịch amoniac đậm
đặc (TT), lớp amoniac sẽ có màu đỏ.
- Sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4, DĐVN
IV):
+ Bản mỏng silica gel 60 F254.
+ Dung môi khai triển: n-Hexan:aceton
(5:1).
+ Dung dịch thử: đun nóng 0,4 g bột
cao khô Hà thủ ô đỏ với 10 ml ethanol
70% (TT) trong 3 phút, để nguội, lọc. Dịch
lọc được cô cách thủy đến cắn. Thêm 10 ml
nước và 1 ml dung dịch axít hydrocloric
10% (TT) vào cắn. Sau đó, đun trong
cách thủy 30 phút, để nguội, lắc với 10 ml
ether ethylic (TT) 2 lần. Dịch ether bay
hơi còn khoảng 1 ml dùng làm dung dịch
thử.
+ Dung dịch đối chiếu: đun hồi lưu 2 g
bột Hà thủ ô đỏ (mẫu dược liệu chuẩn)
với 20 ml ethanol 70% (TT) trong 30 phút,
để nguội, lọc. Dịch lọc được cô cách thủy

đến cắn. Thêm 10 ml nước và 1 ml dung
dịch axít hydrocloric 10% (TT) vào cắn.
Sau đó, đun trong cách thủy 30 phút, để
nguội, lắc với 10 ml ether ethylic (TT) 2 lần.
Dịch ether được bay hơi còn khoảng 1 ml
dùng làm dung dịch đối chiếu.
+ Cách tiến hành: chấm riêng biệt lên
bản mỏng 10 µl dung dịch thử và dung
dịch đối chiếu. Sau khi khai triển, để khô
bản mỏng ngoài không khí ở nhiệt độ
phòng và hiện màu bằng hơi amoniac
đậm đặc (TT).
15


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
+ Đánh giá kết quả: so sánh về màu
sắc và giá trị Rf của các vết xuất hiện trên
sắc ký đồ của dung dịch thử với vết xuất
hiện trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu.

- Cách tiến hành: tiêm lần lượt dung
dịch thử và dung dịch chuẩn vào hệ thống
sắc ký. Tiến hành sắc ký theo điều kiện
đã nêu, ghi thời gian lưu và diện tích của
píc THSG của từng dung dịch.

* Định lượng: phương pháp HPLC
(Phụ lục 5.3, DĐVN IV).


- Tính kết quả: hàm lượng THSG
(mg/g) trong bột cao khô Hà thủ ô đỏ khô
kiệt được tính theo công thức:

- Điều kiện sắc ký: cột Sunfire Waters
RP-18 (250 x 4,6 mm, 5 µm, 100 A0) hoặc
cột tương đương; bước sóng 320 nm; tốc
độ dòng 1,0 ml/phút; thể tích tiêm 10 µl;
nhiệt độ cột: 280C; pha động: chương trình
gradient của pha động như ở bảng 1.
Bảng 1: Chương trình gradient của
pha động.
Thời gian
(phút)

Tỷ lệ acetonitril
(%)

Tỷ lệ axít formic
0,1% (%)

0

23

77

8


23

77

10

100

0

18

100

0

20

23

77

30

23

77

- Chuẩn bị mẫu thử và mẫu chuẩn:
+ Chuẩn bị mẫu thử: cân chính xác

20 mg bột cao khô Hà thủ ô đỏ cho vào
bình định mức 25 ml, thêm methanol vào,
lắc siêu âm 10 phút, thêm dung môi vừa
đủ đến vạch, lắc đều. Lọc dịch trong bình
định mức qua màng 0,45 µm và phân tích
HPLC.
+ Chuẩn bị mẫu chuẩn: hòa tan và
pha loãng một lượng chính xác chất
chuẩn THSG trong dung môi methanol để
được dung dịch chuẩn làm việc có nồng
độ khoảng 10,0 µg/ml.
16

HL (mg/g) =

Cch x Sth x 25 x 10-3 x 100
Sch x mc x (100-h)

Trong đó: Sth, Sch: diện tích píc THSG
trong dung dịch thử và dung dịch chuẩn
(µV*s); Cch: nồng độ của dung dịch THSG
chuẩn (µg/ml); mc: khối lượng mẫu thử
(g); h: độ ẩm của bột cao khô (%).
* Tro toàn phần: tiến hành thử theo
phương pháp xác định tro toàn phần
(phương pháp 1, Phụ lục 9.8, DĐVN IV).
* Kim loại nặng: lấy 1,0 g chế phẩm,
tiến hành theo phương pháp 3, phụ lục
9.4.8, DĐVN IV. Dùng 2,0 ml dung dịch
chì mẫu 10 phần triệu (TT) để chuẩn bị

mẫu đối chiếu.
* Giới hạn nhiễm khuẩn: thử theo
phương pháp thử giới hạn nhiễm khuẩn
(phương pháp đĩa thạch, Phụ lục 13.6,
DĐVN IV).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Tính chất.
Qua quan sát và mô tả, đề nghị đưa ra
đặc điểm nhận dạng của bột cao khô Hà
thủ ô đỏ gồm: dạng bột khô tơi, màu nâu
đỏ, đồng nhất, dễ hút ẩm ngoài không
khí, có mùi thơm đặc trưng của dược liệu,
không có mùi nấm mốc, vị hơi đắng.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
2. Mất khối lượng do làm khô.
Bảng 2: Kết quả xác định tỷ lệ mất khối lượng do làm khô của bột cao khô Hà thủ ô đỏ.
Lô HTO1

Lô HTO2

Lô HTO3

Mẫu

Khối lượng
trước sấy (g)


Độ ẩm (%)

Khối lượng
trước sấy (g)

Độ ẩm (%)

Khối lượng
trước sấy (g)

Độ ẩm (%)

1

3,0024

2,35

3,0012

1,65

3,0121

2,41

2

3,0176


2,52

3,0071

1,67

3,0005

2,61

3

3,0156

2,49

3,0201

1,87

3,0082

2,79

4

3,0098

2,73


3,0123

1,66

3,0093

2,54

5

3,0187

2,51

3,0042

1,69

3,0179

2,58

6

3,0028

2,47

3,0002


1,71

3,0142

2,56

X

± SD
(%)

RSD (%)

2,51 ± 0,12

1,71 ± 0,08

2,58 ± 0,12

4,91

4,80

4,77

Độ ẩm của 3 lô bột cao khô Hà thủ ô đỏ khoảng 1,71 - 2,58%. Dựa trên kết quả
kiểm nghiệm và tham khảo tài liệu DĐVN IV [1], đề nghị đưa ra mức giới hạn độ ẩm
của bột cao khô Hà thủ ô đỏ không quá 5,0%.
3. Độ mịn.
Bảng 3: Kết quả đánh giá độ mịn của bột cao khô Hà thủ ô đỏ.

Lô HTO1

Lô HTO2

Khối
lượng bột
cân (g)

1

20,04

99,21

32,58

20,16

99,93

30,92

20,01

97,80

35,15

2


20,15

98,14

34,13

20,03

96,41

33,47

20,06

98,91

34,18

3

19,99

99,42

31,09

20,12

98,02


31,38

20,03

97,91

32,42

4

20,42

99,34

32,82

20,86

98,80

32,65

20,13

95,94

32,07

5


20,02

96,53

32,07

20,09

95,42

33,19

20,03

99,71

33,78

6

20,72

96,01

33,56

20,13

97,25


30,72

20,15

97,24

31,69

98,42 ±
1,46

32,71 ±
1,08

97,64 ±
1,63

32,06 ±
1,20

97,92 ±
1,31

33,22 ±
1,36

1,47

3,29


1,67

3,74

1,36

4,10

X
RSD (%)

Khối
lượng bột
cân (g)

Tỷ lệ bột
Tỷ lệ bột
qua rây số qua rây số
350 (%)
180 (%)

Khối
lượng bột
cân (g)

Tỷ lệ
Tỷ lệ bột
bột qua
qua rây số
rây số

350 (%)
180 (%)

Mẫu

± SD (%)

Tỷ lệ bột
Tỷ lệ bột
qua rây số qua rây số
350 (%)
180 (%)

Lô HTO3

Ở cả 3 mẫu bột cao khô đem thử, tỷ lệ % bột qua được rây số 350 > 95% và tỷ lệ %
bột qua rây số 180 < 40%, chứng tỏ bột cao khô Hà thủ ô đỏ là bột nửa mịn.
17


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
4. Định tính.
- Phản ứng hóa học:
Bảng 4: Phản ứng hóa học định tính bột cao khô Hà thủ ô đỏ.
Thứ tự

Thuốc thử/phản ứng

Kết quả


1

Dung dịch NaOH

Xuất hiện màu đỏ sẫm

2

Phản ứng Boertraeger

Lớp amoniac xuất hiện màu đỏ

Trong bột cao khô Hà thủ ô đỏ có
chứa nhóm hợp chất anthranoid và có thể
sử dụng 2 phản ứng trong bảng này để
định tính thành phần hóa học trong bột
cao khô Hà thủ ô đỏ.
- Sắc ký lớp mỏng: sau khi khai triển
sắc ký và hiện màu bằng hơi amoniac
đậm đặc, trên bản mỏng sắc ký của 3 mẫu

A

dịch chiết bột cao khô và trên bản mỏng
sắc ký của mẫu dược liệu Hà thủ ô chuẩn
đều xuất hiện 02 vết màu vàng cam có Rf
lần lượt là 0,18 - 0,19 và 0,66 - 0,67. Như
vậy, có thể sử dụng phương pháp sắc ký
lớp mỏng với những điều kiện đã nêu ở
mục 2 để định tính bột cao khô Hà thủ ô

đỏ.

B

Hình 1: Ảnh sắc ký lớp mỏng mẫu dịch chiết bột cao khô Hà thủ ô đỏ (A) và mẫu dịch
chiết Hà thủ ô đỏ (B).
18


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
5. Định lượng.
Bảng 5: Kết quả định lượng THSG trong bột cao khô Hà thủ ô đỏ.
Mẫu

X

Lô HTO1

Lô HTO2

Lô HTO3

Khối
lượng
bột (mg)

Diện tích
píc
(µV*s)


HL
(mg/g)

Khối
lượng
bột (mg)

Diện tích
píc (µV*s)

HL
(mg/g)

Khối
lượng
bột (mg)

Diện tích
píc (µV*s)

HL
(mg/g)

1

20,1

332299

12,31


20,6

340905

12,65

20,8

321668

11,89

2

20,6

315846

11,66

20,5

337362

12,51

20,6

318883


11,78

3

21,2

315339

11,64

20,7

350271

13,02

21,1

332299

12,31

4

20,8

327236

12,11


20,5

339134

12,58

20,3

315339

11,64

5

20,4

323946

11,98

19,8

326730

12,09

20,7

321161


11,87

6

20,1

327996

12,14

20,3

338374

12,55

19,9

313821

11,58

± SD
(%)

RSD (%)

11,97
± 0,27


12,57 ±
0,30

11,85
± 0,26

2,27

2,37

2,19

Hàm lượng THSG trong 3 mẫu bột cao khô Hà thủ ô đỏ khoảng từ 11,85 - 12,57
mg/g tính theo bột cao khô kiệt. Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, đề nghị đưa ra mức
giới hạn hàm lượng THSG trong mẫu bột cao khô Hà thủ ô đỏ không dưới 8 mg/g.
6. Tro toàn phần.
Bảng 6: Kết quả xác định tro toàn phần của bột cao khô Hà thủ ô đỏ.
Mẫu

X

Tro toàn phần (%)
Lô HTO1

Lô HTO2

Lô HTO3

1


6,92

7,04

6,85

2

6,88

6,68

7,23

3

6,53

6,91

6,89

4

6,85

6,76

6,78


5

7,42

6,32

6,83

6

7,11

6,45

6,23

6,95 ± 0,30

6,69 ± 0,27

6,80 ± 0,32

4,26

4,07

4,75

± SD (%)


RSD (%)

Tỷ lệ tro toàn phần trong 3 mẫu bột cao khô Hà thủ ô đỏ trong khoảng 6,69 - 6,95%.
Dựa trên kết quả kiểm nghiệm và tham khảo tài liệu DĐVN IV, đề nghị đưa ra mức giới
hạn tỷ lệ tro toàn phần của bột cao khô Hà thủ ô đỏ không quá 9,0%.
19


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016
7. Kim loại nặng.
Kết quả xác định hàm lượng kim loại
nặng của 3 mẫu bột cao khô Hà thủ ô đỏ
bằng phương pháp so màu cho thấy màu
của các ống dung dịch thử đều nhạt hơn
màu của ống dung dịch đối chiếu có nồng
độ chì 20 ppm. Dựa trên kết quả kiểm
nghiệm, đề nghị đưa ra giới hạn kim loại
nặng của bột cao khô Hà thủ ô đỏ không
quá 20 ppm.
8. Giới hạn nhiễm khuẩn.
Kết quả xác định chỉ tiêu vi sinh vật
cho thấy cả 3 mẫu bột cao khô Hà thủ ô
đỏ đều có giới hạn nhiễm khuẩn đạt mức
4 (Phụ lục 13.6, DĐVN IV). Cụ thể, tổng
số vi khuẩn hiếu khí < 104, tổng số nấm
men và nấm mốc < 100, tổng số vi khuẩn
Enterobacteria < 500, không có 4 vi
khuẩn chỉ điểm vệ sinh là E. coli, P.
aeruginosa, S. aureus và Salmonella.

Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, đề nghị
đưa ra mức giới hạn nhiễm khuẩn của bột
cao khô Hà thủ ô đỏ là mức 4 (Phụ lục
13.6, DĐVN IV).
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên,
đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của
bột cao khô Hà thủ ô đỏ gồm những chỉ
tiêu và yêu cầu sau:
- Tính chất: khối bột khô tơi, màu nâu
đỏ, dễ hút ẩm, có mùi thơm đặc trưng của
dược liệu, không có mùi nấm mốc, vị hơi
đắng.
- Mất khối lượng do làm khô: không
quá 5%.
- Độ mịn: bột nửa mịn (355/180).
- Tro toàn phần: không quá 9,0%.
- Kim loại nặng: không quá 20 ppm.

20

- Định tính: chế phẩm phải thể hiện
phép thử định tính của dược liệu Hà thủ ô
đỏ.
- Định lượng: hàm lượng THSG trong
bột cao khô hà thủ ô đỏ không được nhỏ
hơn 8,0 mg/g tính theo bột cao khô kiệt.
- Giới hạn nhiễm khuẩn: đạt mức 4,
Phụ lục 13.6 - DĐVN IV.
KẾT LUẬN
Đã xây dựng được tiêu chuẩn chất

lượng của bột cao khô Hà thủ ô đỏ với
một số chỉ tiêu gồm: tính chất, mất khối
lượng do làm khô, độ mịn, định tính, định
lượng, tro toàn phần, kim loại nặng và
giới hạn nhiễm khuẩn. Tiêu chuẩn này có
thể áp dụng để kiểm tra và đánh giá chất
lượng của những mẫu bột cao khô Hà thủ
ô đỏ được bào chế bằng phương pháp
phun sấy.
LỜI CẢM ƠN
Kết quả nghiên cứu này là một phần
nội dung của đề tài mã số KHCNTB.04C/13-18 được tài trợ bởi Chương
trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ
phát triển bền vững vùng Tây Bắc” mã số
KHCN-TB/13-18 do Đại học Quốc gia Hà
Nội là cơ quan chủ trì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. NXB Y
học. 2009.
2. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam. NXB Y học. 2001, tr.355.
3. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ
thuật. 2006, tập 1, tr.884-888.



×