Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số yếu tố về thói quen ăn uống và dinh dưỡng liên quan đến nhạy cảm ngà răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.85 KB, 7 trang )

nghĩa
thống kê (p<0,001) (Bảng 6).

Bảng 6. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng xét theo tần suất sinh con ở nữ.
0
Tần suất sinh con
Nhạy cảm ngà

1 - 2 lần

> 2 lần (3-5)

Không nhạy
Không nhạy
Không nhạy
Nhạy cảm ngà
Nhạy cảm ngà
cảm
cảm
cảm

p

Nội thành

76,7%

23,3

93,2%


6,8%

91,3%

8,7%

<0,001

Ngoại thành

69,9%

30,1%

95,8%

4,2%

100%

0%

<0,001

Tp HCM

75%

25%


94,1%

5,9%

95,1%

4,9%

<0,001

Phân tích hồi quy logistic cho thấy tuổi là
yếu tố gây nhiễu trong mối liên quan giữa biến
số tần suất sinh con và tình trạng nhạy cảm ngà
ở nữ. Mức nguy cơ nhạy cảm ngà của đối tượng
nữ có sinh con, sau khi đã hiệu chỉnh khi xét yếu
tố tuổi, cao gấp 2,6 lần so với đối tượng nữ chưa
sinh con [KTC 95%: 1,8-5,8].
Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy
yếu tố có liên quan có ý nghĩa với tình trạng
nhạy cảm ngà răng là sử dụng thực phẩm nhiều
a-xít thường xuyên. Người thường xuyên sử
dụng thực phẩm nhiều a-xít có nguy cơ nhạy
cảm ngà cao gấp 3,4 lần so với người không
thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều a-xít
[KTC 95%: 1,8-6,5].

BÀN LUẬN
Các tổn thương mòn cổ răng thường là kết
quả của một quá trình tích lũy nhiều yếu tố tác
động phối hợp. Cơ chế mòn răng do cọ xát liên

quan đến chế độ ăn và thói quan vệ sinh răng
miệng. Tuy nhiên mòn răng không chỉ là kết quả
của quá trình mài mòn do tiếp xúc mà còn phụ
thuộc cường độ ăn mòn hóa học. Yếu tố này liên
quan đến chế độ ăn, chức năng nước bọt và sự
hiện diện của dịch có tính a-xít.

154

Tốc độ của quá trình mòn răng chịu ảnh
hưởng của các yếu tố làm trầm trọng và các yếu
tố bảo vệ. Khác với mặt nhai, mức độ mòn mặt
ngoài và mặt trong, đặc biệt ở một phần ba cổ
răng, không chịu ảnh hưởng của một yếu tố chủ
yếu. Mỗi cá thể có một ngưỡng ở đó hiện tượng
mòn răng khởi phát, phụ thuộc mức độ hoạt
động của các yếu tố điều hòa, bảo vệ hay yếu tố
nguy cơ.
Khi khảo sát một số thói quen và chế độ ăn uống
có thể liên quan đến tình trạng nhạy cảm ngà
răng, kết quả cho thấy tỷ lệ người có nhạy cảm
ngà răng cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê ở
nhóm thường xuyên sử dụng nước có ga và/hoặc
nước trái cây và/hoặc trái cây. Kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Tống Minh Sơn và
nhiều tác giả trên thế giới(1,5).
Có thể thấy các yếu tố tại chỗ tác động đến
môi trường miệng có ảnh hưởng rõ ràng đến
tình trạng nhạy cảm ngà răng. Môi trường
miệng có ảnh hưởng thường xuyên và lâu dài

đối với sức khỏe răng miệng. Cân bằng thành
phần khoáng của răng ở bề mặt tiếp xúc với môi
trường miệng có thể bị tác động khi có sự tiếp
xúc tái diễn với các chất có tính a-xít vượt quá

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
khả năng đệm của nước bọt và ngưỡng hồi phục
hoàn nguyên của mô răng. Nhiều tác giả dự
đoán rằng trong tương lai, tỷ lệ nhạy cảm ngà sẽ
tăng lên ở nhóm đối tượng trẻ tuổi hơn do việc
tăng sử dụng thực phẩm có nhiều a-xít, và tăng ý
thức và các biện pháp vệ sinh răng miệng(2,3).
Ngoài nguồn a-xít từ thực phẩm, một số
nguồn khác cũng có thể có tác động đến môi
trường miệng như sử dụng thuốc, nước, không
khí. Tuy nhiên, các yếu tố này thường thể hiện
trong những điều kiện đặc thù như đối tượng có
bệnh toàn thân, mãn tính, phơi nhiễm nghề
nghiệp, và do đó không nằm trong mục tiêu và
đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu.
Sử dụng sữa và bổ sung can-xi thường xuyên
cũng có thể là một yếu tố tác động có ý nghĩa với
vai trò cung cấp nguồn chất khoáng theo đường
toàn thân ở người trưởng thành đã qua giai đoạn
hình thành răng. Trong nghiên cứu này, khi xét
chế độ sử dụng sữa / sản phẩm từ sữa và bổ sung
can-xi theo đường toàn thân, kết quả cho thấy tỷ

lệ nhạy cảm ngà răng thấp hơn ở nhóm sử dụng
thương xuyên sữa và sản phẩm từ sữa (khác biệt
có ý nghĩa ở ngoại thành), và nhóm bổ sung can-xi
thường xuyên (khác biệt có ý nghĩa khi xét toàn
bộ mẫu nghiên cứu).
Khi xét theo yếu tố có và không hút thuốc lá,
trong nghiên cứu này, không ghi nhận được
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm
nhóm đối tượng có và không hút thuốc lá. Kết
quả nghiên cứu của Rees và cộng sự cũng ghi
nhận không có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ nhạy
cảm ngà giữa nhóm đối tượng không hút thuốc,
có hút thuốc và đã từng hút thuốc(4). Trong một
khảo sát lâm sàng kết hợp phỏng vấn 104 đối
tượng nghiên cứu, Yoshikazu cũng không ghi
nhận sự khác biệt có ý nghĩa khi xét yếu tố hút
thuốc lá(6).
Khi xét ở đối tượng phụ nữ, kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà răng thấp nhất

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

ở phụ nữ chưa sinh con, và tăng dần theo tần suất
sinh con, cao nhất ở nhóm đối tượng phụ nữ sinh
3 - 5 con; khác biệt có ý nghĩa thống kê. Phân tích
hồi quy logistic cho thấy mức nguy cơ nhạy cảm
ngà của đối tượng nữ có sinh con trong nghiên
cứu này, sau khi đã hiệu chỉnh khi xét yếu tố

tuổi, cao gấp 2,6 lần so với đối tượng nữ chưa
sinh con.
Trong giai đoạn thai nghén và sau khi sinh
con, sinh hoạt và thể trạng của người phụ nữ có
nhiều thay đổi, như các yếu tố về dinh dưỡng, vệ
sinh răng miệng, tình trạng răng và nha chu.
Một trong các yếu tố có thể kể đến là biểu hiện
buồn nôn và nôn. Nôn tự phát hoặc có nguyên
nhân, như tình trạng thai nghén, có thể tác động
đến quá trình ăn mòn răng. Trong đó, cường độ,
tần suất, và nhất là thời gian tích lũy tiếp xúc với
a-xít là những yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển
mòn răng. Bên cạnh đó, tuổi cũng có thể là một
yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhạy cảm ngà răng cao
ở phụ nữ sinh nhiều con.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu khảo sát trên 871 người trưởng
thành tại nội thành và ngoại thành thành phố Hồ
Chí Minh, từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm
2014. Trong khuôn khổ của đề tài, kết quả
nghiên cứu ghi nhận được một số yếu tố về thói
quen ăn uống và dinh dưỡng có ảnh hưởng đến
tình trạng nhạy cảm ngà răng. Người thường
xuyên sử dụng thực phẩm nhiều a-xít có nguy cơ
nhạy cảm ngà cao gấp 3,4 lần so với người
không thường xuyên sử dụng thực phẩm nhiều
a-xít [KTC95%: 1,8-6,5]. Mức nguy cơ nhạy cảm
ngà của đối tượng nữ có sinh con cao gấp 2,6 lần
so với đối tượng nữ chưa sinh con [KTC95%: 1,85,8]. Không thấy khác biệt về tỷ lệ nhạy cảm ngà

giữa các nhóm đối tượng có và không sử dụng
thường xuyên sữa / sản phẩm từ sữa, bổ sung
can-xi, hút thuốc lá.

155


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.

5.

Bartold PM et al. (2006), Dentinal hypersensitivity: a review.
Australian Dental Journal; 51:(3): 212-218.
Clayton DR et al. (2002), A study of the prevalence and
distribution of dentine sensitivity in a population of 17±58-yearold serving personnel on an RAF base in the Midlands. Journal of
Oral Rehabilitation (29): 14-23.
Chabanski MB et al. (1996), Prevalence of cervical dentine
sensitivity in a population of patients referred to a specialist
periodontology department. J Clin Periodontol; 23: 989-992.
Rees JS et al. (2004), A cross-sectional study of buccal cervical

sensitivity in UK general dental practice and a summary review
of prevalence studies. Int J Dent Hygiene; 2: 64-69.
Tống Minh Sơn (2013), Tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân
viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu
Y học, 85(5): 31-36.

156

6.

Yoshikazu F. et al. (2014), Association of gingival recession and
other factors with the presence of dentin hypersensitivity.
Odontology; 102: 42-49

Ngày nhận bài báo:

30/01/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

02/03/2015

Người phản biện:

TS Trần Thu Thủy

Ngày bài báo được đăng:

10/04/2015


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt



×