TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC
Hồ THị THU VÂN
TìM HIểU MộT Số NHậN THứC Về TRIệU CHứNG
khàn tiếng Và các MốI LIÊN QUAN CủA KHàN TIếNG
ở ng-ời lớn ph-ờng phú hội-thành phố huế
NM, 2009
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giọng nói rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Giọng nói là
công cụ tốt nhất giúp chúng ta giao tiếp. Một số ngành nghề dùng giọng nói
nhiều như: ca sĩ, giáo viên, bán hàng, luật sư Nếu không biết tự bảo vệ giọng
nói của mình, để khàn tiếng thường xuyên xảy ra có khi phải đổi nghề mà
không thể tiếp tục hành nghề với giọng khàn được[32].
Giọng nói được tạo ra nhờ sự phối hợp của nhiều cơ quan như: não, phổi,
thanh quản mà đặc biệt là 2 dây thanh âm, thanh quản đóng vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành lời nói. Lời nói được tạo ra khi có luồng không khí
từ phổi đi lên; sự rung động của dây thanh tác động lên cột không khí này, tạo
nên âm thanh. Khi phát âm, dây thanh đóng kín, hình dạng dây thanh có thể
biến đổi lúc dày, lúc mỏng, khi căng ít, khi căng nhiều tùy theo nhu cầu phát
âm. Khi chúng ta bị bệnh, các bộ phận này bị tổn thương sẽ làm giọng nói thay
đổi như nói khàn, mất tiếng, giọng đôi, vỡ tiếng, tiếng cứng, tiếng nói giọng
hoạn thi, nói lắp, nói ngọng [30]
Các rối loạn về giọng nói xuất hiện do sự biến đổi nhất thời hoặc lâu dài
của chức năng phát âm. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng do sự
rung động của dây thanh không đều, hoặc khép không kín khi phát âm. Những
tổn thương tại chỗ như viêm mạn tính (làm dây thanh dày và cứng, rung động
kém), hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh Các biểu hiện
khàn, mất tiếng cũng có thể do rối loạn chức năng giọng thanh quản ở tuổi dậy
thì, hoặc do nhược cơ dây thanh, bệnh thần kinh, ngộ độc [30]
Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho biết
những nguyên nhân, triệu chứng khàn tiếng. Tuy nhiên, sự nhận thức và hiểu
biết trong cộng đồng nhân dân còn nhiều hạn chế về bệnh Tai Mũi Họng nói
chung và triệu chứng khàn tiếng nói riêng. Vì vậy, để tìm hiểu, nhận thức tác
hại của triệu chứng khàn tiếng nhằm phòng tránh bệnh tật cho người dân, rút ra
2
những bài học kinh nghiệm, góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng ngày
một tốt hơn.
Chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng
khàn tiếng và các mối liên quan của khàn tiếng ở người lớn phường Phú
Hội thành phố Huế”.
Với mục tiêu:
- Tìm hiểu một số nhận thức về triệu chứng khàn tiếng của người lớn ở
phường Phú Hội, thành phố Huế.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến triệu chứng khàn tiếng ở người
lớn Phường Phú Hội - Thành phố Huế.
3
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ KHÀN TIẾNG
2.1.1. Theo y học hiện đại
Khàn tiếng xảy ra khi bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến chức năng
phát âm của thanh quản: ảnh hưởng đến kích thước khe thanh môn, độ sắc của
bờ thanh đai, tần số rung thanh đai và độ căng của chúng Tiếng nói mất âm
sắc, rè rè, không rõ ràng.
Khàn tiếng cũng là triệu chứng của bệnh thanh quản [29], là triệu chứng
quan trọng thường gặp và đôi khi là triệu chứng sớm duy nhất. Đó là sự rối
loạn về cao độ âm thanh bình thường mà cao độ này có thể được đánh giá bằng
phương pháp nghe sử dụng thang R.B.H (R: Roughness - tiếng chói tai, B:
Breathness - tiếng phều phào, H: Hoarseness- khàn tiếng) [26].
2.1.2. Theo y học cổ truyền
Mất tiếng hay khan tiếng, là loại bệnh lí của thanh quản mà triệu chứng
là phát ra tiếng nói không rõ, âm thanh khàn, thậm chí không thể phát âm được.
Theo Đông y, trong triệu chứng này, phổi và thận có quan hệ mật thiết nhau.
Trên lâm sàng chia ra 4 loại hình:[33]
Loại hình phong hàn: triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng
nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, ho không ra tiếng, lạnh run phát sốt.
Loại hình phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh
không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.
Loại hình phế nóng: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng
khô họng nóng, ho khan không đờm.
4
Loại hình phế thận âm hư: triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ
từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm,
tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.
2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TRIỆU CHỨNG KHÀN TIẾNG
2.2.1. Nƣớc ngoài
- Năm 1600, Hieronimus và Acquapendente đã mô tả lần đầu tiên về
những rối loạn phát âm ở những người thuyết giáo.[34]
- Năm 1855, nhà phẫu thuật người Pháp, Jean Desormeaux đã sáng chể
ra dụng cụ nội soi, cho phép quan sát bằng mắt thường các cơ quan rỗng, trong
đó có thanh quản.
- Rubin H.J. (1961) đã báo cáo ở hội nghị Tai Mũi Họng tại California về
các đặc điểm của hạt xơ dây thanh và đưa ra nhận xét về quan điểm điều trị:
phẫu thuật, nghỉ nói và luyện giọng hoặc phối hợp .
- Hogikyan (1999) ở các ca sĩ bị hạt xơ dây thanh đã chứng minh rằng sử
dụng giọng không đúng cách là nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh .
- Năm 1886, Frankel B. cắt u thanh quản qua soi gián tiếp.
- Năm 1912 - 1930, Killian G. và Lynch R. đã sử dụng nội soi treo thanh
quản để cắt u trong lòng thanh quản
- Năm 1960, Scaldo A.N. đã sử dụng kính hiển vi vào vi phẫu thuật
thanh quản đã tăng độ chính xác trong khi phẫu thuật và cho kết quả tốt hơn.
Từ đầu thế kỷ 20, vi phẫu thuật thanh quản đã có tiến bộ quan trọng khi
Kleinsasser O. đưa vào sử dụng những dụng cụ vi phẫu và có công trình nghiên
cứu về kỹ thuật phẫu thuật các tổn thương lành tính dựa trên những thành tựu
cấu trúc vi thể của dây thanh.
Những năm đầu của thập kỷ 70 Jako G.J và Strong M.N. đã báo cáo kết
quả vi phẫu thuật cắt u thanh quản bằng cách sử dụng Laser CO
2
.
Zeitels S. (1996), Benninger M.S. (2000), Abitbol J. (2000) đã báo cáo
so sánh những ưu khuyết điểm phẫu thuật các thương tổn lành tính dây thanh
5
bằng dụng cụ vi phẫu thông thường và bằng laser CO
2
. Các tác giả đều nhận
xét kết quả của hai kỹ thuật là như nhau.
- Hiện nay, Weinstein Louis một nhà khoa học Mỹ đã phân loại được 50
nguyên nhân khàn tiếng.
2.2.2. Trong nƣớc
Năm 1991, Lê Sĩ Nhơn, Phạm Thị Ngọc đã nghiên cứu về dịch tễ và kết
quả điều trị 252 trường hợp rối loạn giọng. [18]
Trước đó, từ năm 1966 Phạm Kim và Nguyễn Thị Liên đã báo cáo nhận
xét 89 trường hợp hạt xơ dây thanh gặp tại khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Bạch
Mai trong 2 năm từ 1963 - 1965. Nghiên cứu đã kết quả hạt xơ dây thanh là
nguyên nhân phổ biến gây khàn giọng và điều trị bằng phẫu thuật đem lại kết
quả tốt [12].
Năm 1994, Võ Tấn, Phạm Kim đã giới thiệu một số nguyên nhân gây
khàn tiếng thường gặp [20].
Năm 1996, Nguyễn Hữu Khôi đã báo cáo kết quả điều trị hạt xơ dây
thanh bằng phẫu thuật cho 42 trường hợp và kết quả điều trị cho những trường
hợp khàn giọng kéo dài trên 3 tháng bằng phẫu thuật có kết quả cao (88%) [9].
Từ năm 1997, Nguyễn Văn Lý và cộng sự cũng đã bắt đầu áp dụng điều
trị các tổn thương lành tính thanh quản bằng Laser CO
2
tại khoa Tai Mũi Họng
bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 [17].
Năm 1999, Lê Văn Lợi xuất bản sách thanh học đề cập đến nguyên nhân
gây nên các bệnh về giọng nói và đưa ra các khái niệm khàn giọng [14].
Năm 2005, Trần Công Hoà, Nguyễn Tuyết Xương nghiên cứu 50 trường
hợp u lành tính dây thanh và kết luận phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu
quả để phục hồi chức năng phát âm [5].
2.3. SƠ LƢỢC GIẢI PHẪU THANH QUẢN
Thanh quản là đoạn đầu của đường hô hấp dưới, nằm trong vùng cổ
trước các đốt sống cổ C3, C4, C5. Lòng thanh quản là một ống hẹp về chiều
6
ngang, rộng theo chiều trước sau, ở phần tư dưới của ống thanh quản có một
chỗ hẹp tạo ra bởi hai dây thanh ở hai bên. Thanh quản được cấu tạo bởi một
khung gồm các sụn liên kết với nhau bằng các khớp, cơ, các màng và các dây
chằng, bên trong được che phủ bãi biểu mô trụ có lông chuyển, riêng biểu mô
lát tầng che phủ ở bờ tự do của hai dây thanh [1].
Dây thanh còn gọi là dây thanh thật hoặc thanh đai hay thanh đới là một
nẹp gồm có niêm mạc và cơ, đi từ cực trước (góc sụn giáp) ra cực sau thanh
quản (sụn phễu). Dây thanh là một bộ phận di động, có thể rung động, khép
hoặc mở. Dây thanh có màu trắng ngà, nhẵn bóng. Kích thước của dây thanh
[1],[2], [21].
- Trẻ em: 6 - 8mm
- Người lớn: 12,5-17mm ở nữ
17-23mm ở nam
Khoảng cách hình tam giác
giữa hai dây thanh gọi là thanh môn.
Phía trên hai dây thanh là tầng
thượng thanh môn, có hai nẹp nhỏ
hơn nằm song song với dây thanh
mang tên băng thanh thất hay dây
thanh giả. Khoảng rỗng ảo giữa dây
thanh và băng thanh thất được gọi là buồng thanh thất Morgagni. Thanh môn là
chỗ hẹp nhất của thanh quản. Từ thanh môn trở xuống là hạ thanh môn nối liền
với khí quản.
2.3.1. Thần kinh [1], [2], [21]
Chi phối cảm giác và vận động cho thanh quản là do dây thần kinh thanh
quản trên và dây thần kinh quặt ngược đều bắt nguồn từ dây thần kinh số X.
Dây thần kinh thanh quản trên: chia hai nhánh, nhánh trong là dây cảm
giác niêm mạc tầng trên thanh môn, nhánh ngoài vận động cơ nhẫn giáp.
- Dây thần kinh thanh quản quặt ngược: Dây thần kinh quặt ngược chi
phối vận động cho tất cả các cơ thanh quản trừ cơ nhẫn giáp, chi phối cảm giác
cho niêm mạc thanh quản dưới thanh môn.
Hình 2. 2. Hình ảnh thanh quản
Nắp thanh môn
Khí quản
Đáy lƣỡi
Thanh thiệt
Dây thanh
Sụn phễu
7
2.3.2. Mạch máu
- Động mạch cung cấp máu cho thanh quản từ hai nguồn:
+ Vùng thanh môn và thượng thanh môn do động mạch thanh quản trên
xuất phát từ động mạch giáp trên, là nhánh của động mạch cảnh ngoài
+ Vùng hạ thanh môn do động mạch thanh quản dưới xuất phát tù động
mạch dưới đòn.
- Hệ thống lĩnh mạch đổ về tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp dưới.
- Hệ thống bạch mạch của thanh quản đổ về dãy hạch cảnh, ngang tầm
thân giáp lưỡi mặt và hạch trước thanh quản.
2.4. SINH LÝ THANH QUẢN
Dây thanh tham gia vào hai chức năng chính của thanh quản là chức
năng hô hấp và chức năng phát âm [ 1], [13],[21]
2.4.1. Chức năng hô hấp
Chức năng hô hấp của thanh quản bao gồm hai chức năng:
- Dẫn không khí từ họng vào khí quản hoặc từ khí quản lên họng.
- Bảo vệ đường thở nhờ phản xạ đóng của hai dây thanh và ho khi có di vật.
2.4.2. Chức năng phát âm
Sinh lý phát âm nhìn chung là kết quả của ba quá trình cơ bản:
- Quá trình tạo một luồng hơi từ ngực, bụng thở ra gọi là luồng thở phát âm.
- Quá trình rung động của hai dây thanh để tạo ra âm thanh quản do
luồng không khí đi qua khe thanh môn.
- Tiếng nói thanh quản được điều tiết bới các bộ phận mũi xoang, họng,
miệng, môi, lười mới có những âm sắc đặc hiệu cho từng cá nhân.
- Các quá trình trên đều được sự chỉ huy, điều chỉnh của thần kinh trung
ương và thính giác.
8
* Luồng thở phát âm
Khác với luồng thở ra trong sinh lý hô hấp là hiện tượng tự động và thụ
động, luồng thở ra trong sinh lý phát âm là hiện tượng chủ động:
- Chủ động vì có sự huy động thêm cơ hoành, cơ ngực, cơ bụng. Hiện
tượng này rất rõ khi phải nói to, nói mạnh.
- Chủ động cả về thời gian thở ra: ngắn hay dài tuỳ thuộc khi phát âm
ngắn hay kéo dài.
- Chủ động về khối lượng hơi thở ra tuỳ thuộc vào yêu cầu của động tác
phát âm mạnh hay yếu.
Luồng hơi thở ra là động lực cần thiết để duy trì các rung động của dây
thanh. Trên thực tiễn lâm sàng đã chứng minh bệnh nhân đã mở khí quản
không có khả năng phát âm mặc dù dây thanh và hệ thần kinh còn nguyên vẹn.
* Sự rung động của dây thanh
Âm cơ bản phát ra ở thanh quản do sự rung của hai dây thanh đồng thời
với luồng hơi đi qua. Hai dây thanh từ tư thế thở sẽ chuyển sang tư thế phát âm.
Trước tiên, hai dây thanh khép lại do cơ trên phễu và cơ nhẫn phễu bên, cùng lúc
hai dây thanh căng lên do cơ giáp nhẫn và cơ giáp phễu, hai cơ này làm cho hình
dạng dây thanh có thể biến đổi từ dày, mỏng, căng ít, căng nhiều tuỳ theo yêu
cầu của phát âm. Khi dây thanh ở tư thế phát âm luồng hơi thở đi qua sẽ xuất
hiện sự rung dây thanh.
Có nhiều giả thuyết về hiện tượng rung của dây thanh bổ sung cho nhau
để cùng giải thích hoàn chỉnh cơ chế phát âm của dây thanh.
- Thuyết đàn hồi cơ của Ewald (1898)
Sự rung động của dây thanh tạo nên do sự mất thăng bằng giữa trương
lực của dây thanh khi khép do mức độ căng gây ra) và áp lực không khí ở hạ
thanh môn. Khi nói dây thanh khép lại, không khí bị nén ở hạ thanh môn đè vào
hai dây thanh và làm hé mở thanh môn, một ít không khí thoát lên nhưng dây
thanh khép trữ lại do sự giảm áp lực và do sự đàn hồi của dây thanh, thực chất
9
là sự thay đổi độ căng của cơ giáp phễu. Áp lực tăng lên trở lại, thanh môn lại
mở hé ra và chu kỳ cứ thế tiếp diễn. Tiếng nói sẽ lớn hay nhỏ tuỳ theo biên độ
rung động của dây thanh tức tuỳ theo áp lực không khí ở hạ thanh môn. Giọng
nói cao hay thấp tuỳ theo mức độ căng dây thanh tức là mức độ căng của cơ
giáp phễu. Như vậy, âm thanh phát ra phụ thuộc vào không khí ở hạ thanh môn,
độ căng của cơ giáp phễu và độ khít của hai dây thanh khi phát âm. Trên lâm
sàng, giọng nói sẽ bị ảnh hưởng khi có khối u trên dây thanh, đặc biệt ở bờ tự
do làm hai dây thanh khép không kín. Tuy nhiên, thuyết này không giải thích
được hiện tượng bệnh nhân vẫn phát âm được khi cơ dây thanh bị mất đàn hồi.
- Thuyết thần kinh của Husson (1950)
Theo Husson, sự khép thanh môn và sự rung động dây thanh là hai động
tác sinh lý khác nhau, dây thanh có thể rung một cách độc lập không cần phải
có sự khép thanh môn. Nhờ máy do điện thế trên dây thần kinh quặt ngược, ông
đã chứng minh rằng những luồng thần kinh liên tiếp từ não xuống tác động vào
cơ giáp phễu làm cơ này co theo nhịp kích thích của các xung động thần kinh
quặt ngược. Vậy hoạt động điện của dây thần kinh quặt ngược đồng thời với
hoạt động phát âm của dây thanh. Giả thuyết này có giá trị xác định vai trò chỉ
huy thần kinh của trung ương nhưng không đầy đủ và gặp một trở ngại lớn là
vấn đề thời trị. Những nhà thực nghiệm thấy rằng dây thần kinh quặt ngược chỉ
chuyển tải được những luồng thần kinh có nhịp độ dưới 500 Hz/giây (âm trầm)
nhưng với những luồng điện kích thích có nhịp độ trên 1000 Hz/giây (âm cao)
dây thần kinh bị co cứng, trơ ỳ không hoạt động được, trong khi dây thanh có
thể rung trên 3000 Hz/giây. Đồng thời thuyết này cũng chưa giải thích hết được
sự phát âm không thành tiếng nhưng dây thanh vẫn rung động ở bệnh nhân đã
mở khí quản.
Thuyết Husson cho thấy tầm quan trọng của thần kinh trong phát âm, khi
xung động thần kinh bình thường muốn phát âm tốt thì dây thanh phải tốt nên
khi phẫu thuật phải hết sức cẩn thận, tôn trọng sự toàn vẹn của dây thanh.
10
- Thuyết sóng rung niêm mạc của Perello - Smith
Perello - Smith đã phát hiện những sự thay đổi trên niêm mạc dây thanh
khi phát âm. Sức hút của luồng không khí thoát qua thanh môn tạo ra những làn
sóng trượt của niêm mạc ở trên lớp đệm dọc theo bờ tự do của hai dây thanh đi
từ phía dưới lên trên qua thanh môn. Theo Hiarno, sóng niêm mạc kết hợp với sự
rung động của dây thanh tạo thành một phức hợp sóng rung để làm rung dây
thanh. Thuyết sóng rung niêm mạc nói lên vai trò quan trọng của niêm mạc trong
sinh lý phát âm, có thể giải thích được một số tổn thương niêm mạc trên lâm
sàng gây ảnh hưởng đến giọng nói như: niêm mạc viêm cấp phù nề, niêm mạc
khô, viêm mạn tính hoặc những tổn thương lớp dưới niêm mạc như chảy máu,
hạt xơ, polyp, ung thư dây thanh.
- Thuyết của Louis Sylvestre và Mc.Leod
Theo tác giả, cơ dây thanh thuộc loại cơ không phối hợp nhịp, khác hẳn
với những cơ vân thông thường có thể co bóp mỗi nhịp theo từng luồng thần
kinh chỉ huy. Cơ dây thanh hoạt động theo kiểu dao động con lắc hay âm thoa
khi duy trì một biến thiên điện thế trên màng điện cơ. Các biến thiên điện thế sẽ
do dây thần kinh quặt ngược mang tới không chuyển nhịp dao động mà chuyển
nhịp điện thế và gây rung động cho cơ dây thanh. Tần số rung động này không
phụ thuộc vào tần số kích thích của dây quặt ngược mà phụ thuộc vào khối
lượng và tính chất đàn hồi của dây thanh nên có thể rung động tới những tần số
cao. Lúc phát âm tần số trầm, toàn bộ dây thanh rung động và có độ căng vừa
phải, trong khi phát âm tần số cao, chỉ một phần dây thanh phía trước rung
động, độ căng dây thanh rất lớn.
- Thuyết cơ đàn hồi - khí động học (Myoelastic aerodinamic theory)
Ngày nay thuyết này được thừa nhận rộng rãi, người ta cho rằng âm
thanh được tạo ra do sự tương tác giữa áp lực khí động học và các đặc tính cơ
học của thanh quản. Quá trình phát âm ở thì thở ra, cơ trên phễu làm hai sụn
phễu sát lại gần nhau, còn cơ nhẫn phễu bên làm mấu thanh của sụn phễu quay
vào trong, thanh môn khép lại ở tư thế phát âm. Luồng hơi từ phổi ra gặp vật
11
cản làm tăng dần áp lực không khí hạ thanh môn cho đến khi thanh môn mở ra,
ngay lập tức áp lực không khí hạ thanh môn giảm. Hai dây thanh trở về đường
giữa do áp lực không khí hạ thanh môn giảm, sự đàn hồi của dây thanh và do
hiệu ứng Bemoulli của luồng hơi. Khi hai dây thanh trở về tư thế phát âm, áp
lực không khí hạ thanh môn tăng lên và chu kỳ lặp lại.
Có năm yếu tố đảm bảo sự tạo âm thanh bình thường:
- Luồng hơi đầy đủ.
- Hoạt động khép của dây thanh: dây thanh phải khép đầy đủ để luồng không
khí đi qua tạo nên rung động, thanh môn khép không kín sẽ tạo nên tiếng ồn.
- Đặc tính của rung dây thanh: dây thanh di động theo chiều ngang, chiều
dọc và chuyển động sóng rung niêm mạc. Theo thuyết thân vỏ, phần vỏ và
phần thân dây thanh rung động không đồng thời với nhau, phần vỏ chuyển
động nhịp nhàng trên phần thân như sóng lướt trên ruộng mạ. Phần vỏ vận
động thụ động còn phần thân vừa vận động thụ động vừa vận động chủ động.
- Hình dáng của dây thanh.
- Sự điều chỉnh độ dài và độ căng của dây thanh.
Hình dáng, chiều dài và độ căng của dây thanh khác nhau tuỳ thuộc vào
tạo ra âm trầm hay âm cao. Khi tạo âm trầm, cơ giáp phễu co làm toàn bộ dây
thanh co lại thành một khối ngắn hơn và dày hơn, dây thanh chùng hơn. Khi
tạo âm cao, cơ nhẫn giáp hoạt động làm dây thanh dãn ra, dài hơn và mỏng
hơn, dây thanh căng hơn.
2.4.3. Chẩn đoán mức độ khàn giọng
Bằng phương pháp chủ quan cảm thụ: Đây là phương pháp đơn giản
nhưng quan trọng nhằm đánh giá sự thay đổi giọng về mặt cảm thụ của người
nghe, đặc biệt quan trọng khi chưa có máy phân tích thanh điệu và chất thanh
khách quan.
Có ba mức độ:
- Khàn nhẹ: giọng nói hơi khàn (mất độ trong sáng).
12
- Khàn vừa: giọng nói trở nên thô và rè.
- Khàn nặng: giọng nói khàn đặc, không phát âm được rõ các âm.
2.4.4. Khàn tiếng dấu hiệu của nhiều loại bệnh
2.4.4.1.Viêm thanh quản cấp
Hai dây thanh bị sưng, phù nề khiến các mép của chúng không còn khả
năng linh hoạt để rung nữa, gây ra khàn tiếng, thậm chí mất tiếng trong vài ba
ngày. Sau đó, nếu hai dây thanh phục hồi đồng đều, hiện tượng khàn tiếng đỡ
dần; nếu không đồng đều, sẽ xuất hiện rè tiếng. [35]
2.4.4.2. Hạt xơ dây thanh
Hạt dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung thanh, gây rè tiếng. Nó lại
không cho 2 mép của các dây thanh khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn,
làm cho một lượng lớn hơi bị thoát mất, làm khàn tiếng.[35]
2.4.4.3. Ung thư dây thanh
Thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm.
Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng; dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán chính là
khàn tiếng kéo dài.[35]
2.4.4.4. Liệt nửa thanh quản
Thường liên quan đến một chấn thương cụ thể, như sau phẫu thuật tuyến
giáp.Tóm lại, nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có
cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại vì đó chỉ là biểu
hiện viêm thanh quản cấp [35].
13
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Chọn ngẫu nhiên 219 người trong phường Phú Hội - thành phố Huế để
trả lời phiếu thăm dò.
- Có hộ khẩu thường trú tại phường
- Người điều tra ≥ 18 tuổi không phân biệt giới tính, trình độ văn hoá,
nghề nghiệp
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian từ 20/5/2008 đến 10/6/2009 tại Phường Phú Hội, thành phố Huế.
2.2.3. Giới thiệu vài nét về địa điểm nghiên cứu
Phường Phú Hội là phường mới được thành lập từ phường Vĩnh Lợi (cũ)
tách thành 2 phường: Phú Hội và Phú Nhuận.
Vị trí: Nằm phía Đông Nam trung tâm thành phố Huế:
- Phía Đông giáp phường Xuân Phú
- Phía Tây giáp phường Phú Nhuận
- Phía Nam giáp phường An Cựu
- Phía Bắc giáp phường Vỹ Dạ
Diện tích: 2,2 km
2
Dân số: 2.200 hộ với 11.816 nhân khẩu
Dân tộc: Kinh
Mật độ dân số tương đối cao bình quân 5.315 người/m
2
.
14
Ngành nghề chủ yếu: Tiểu thủ công nghiệp (mộc mỹ nghệ, cơ khí sửa
chữa ô tô, làm cửa hoa, lan can, inox, ), thương mại, dịch vụ du lịch và kinh
doanh các mặt hàng: áo quần, giày dép,
Về văn hóa giáo dục: Trên địa bàn phường có 1 trường Trung học cơ sở,
1 trường Tiểu học. Trình độ văn hóa của nhân dân đa số được phổ cập từatrung
học cơ sở trở lên.
Về y tế: Phường có 1 Trạm Y tế với 4 cán bộ và có hơn 20 cở sở y tế tư
nhân được phép hành nghề.
2.3. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN
2.3.1. Phƣơng pháp tiến hành
Lập “phiếu thăm dò” để phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nằm trong độ
tuổi ≥ 18 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá. Tiến
hành thăm dò, điều tra 219 người ở phường Phú Hội, nhận thức về triệu chứng
khàn tiếng và các mối liên quan triệu chứng khán tiếng.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua phiếu thăm dò, chúng tối phân tích,
xử lý theo các mục sau:
- Tuổi:
Phân thành các nhóm tuổi
+ ≥18 –29 tuổi
+ 30 – 39 tuổi
+ 40 – 49 tuổi
+ 50 – 59 tuổi
+ > 60 tuổi
- Giới:
+ Nam
+ Nữ
15
- Trình độ học vấn
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông
+ Cao đẳng - Đại học
- Nghề nghiệp
+ Cán bộ công nhân viên
+ Buôn bán
+ Lao động chân tay
+ Hưu trí, già
+ Nội trợ
- Kinh tế gia đình
Kết hợp phỏng vấn, quan sát nhà ở và các phương tiện sinh hoạt
gia đình, sau đó đánh giá và phân ra các mức sau:
+ Khá
+Trung bình
+ Nghèo
- Câu hỏi về nhận thức về triệu chứng khàn tiếng và mối liên quan
với các triệu chứng khàn tiếng
Anh (chị) có nhận biết được triệu chứng khàn tiếng không ?
Có Không
Bản thân anh ( chị) đã bị khàn tiếng lần nào chưa ?
Có Không
Anh ( chị) có khi nào khám vì bị khàn tiếng chưa ?
Có Không
Trong gia đình anh (chị) có ai bị khàn tiếng kéo dài không ?
Có Không
16
Theo anh (chị) khàn tiếng thường gặp ở lứa tuổi nào ?
Trẻ em Thanh niên Mọi lứa tuổi
Người già Trung niên
Anh (chị) có biết khàn tiếng là dấu hiệu của bệnh cần khám và điều trị
không ?
Có Không
Khi bị khàn tiếng anh (chị) làm gì ?
Đến cơ sở y tế khám Tự mua thuốc uống
Chữa bằng thuốc nam Không cần chữa trị gì
Theo anh (chị) khàn tiếng có phòng và điều trị được không ?
Có Không
Anh (chị) có hút thuốc lá thường xuyên không ? (>5 điếu/ngày)
Có Không
Anh (chị) có uống rượu thường xuyên không ? (> 200ml/ngày)
Có Không
Theo anh (chị) khàn tiếng liên quan đến nhiều nhất yếu tố nào sau đây:
+ Viêm họng và thanh quản cấp, mãn tính
+ Tiếp xúc với chất độc hại, dị ứng
+ Bệnh khối u lành tính, ác tính
+ Dùng giọng nhiều, hát nhiều
+ Nghiện rượu
+ Nghiện thuốc lá
+ Vệ sinh răng miệng
+ Sau phẫu thuật vùng cổ
+ Nguyên nhân khác
17
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
học thông thường bằng phần mềm Excell 2007 và SPSS 15.0
Để tính trung bình cộng tuổi trung bình các đối tượng được phỏng vấn
chúng tôi tính theo công thức
- Độ lệch chuẩn tuổi tính theo công thức
- So sánh sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ % của 2 mẫu nghiên cứu:
Dựa vào công thức
PA tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nA
PB tỷ lệ % của mẫu nghiên cứu nB
Trong đó p và q là 2 tỷ lệ của mẫu nghiên cứu được ước lượng dựa trên 2
mẫu như sau:
* p > 0,05 : Khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* 0,01 < p < 0,05 : Khác biệt có ý nghĩa thống kê
* p < 0,01 : Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê
xi
nn
XXX
X
n
i
n
1
21
1
2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i
nB
pq
nA
pq
PP
t
BA
BA
BA
nn
XX
p
18
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA
3.1.1. Phân bố theo giới
Bảng 3.1. Số liệu điều tra theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
p
Nam
124
56,6
2
= 7,68
p < 0,05
Nữ
95
43,4
Tổng
219
100,0
56.6%
43.4%
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Có 124 đối tượng là nam giới chiếm tỷ lệ 56,6%, nữ chiếm 43,4%. Nam
nhiều hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)
19
3.1.2. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi
n
Tỷ lệ %
≥ 18-29
28
12,8
30-39
46
21,0
40-49
61
27,9
50-59
50
22,8
> 60
34
15,5
Tổng
219
100,0
12.8
21.0
27.9
22.8
15.5
0
5
10
15
20
25
30
20-29 30-39 40-49 50-59 >60
Nhóm
tuổi
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi
Trong 219 đối tượng được phỏng vấn về nhận thức và thực hành về triệu
chứng khàn tiếng có 61 đối tượng nhóm 40-59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 27,9%.
Tuổi trung bình 46,5 ± 13,0; tuổi lớn nhất 81 tuổi, nhỏ nhất 18 tuổi.
≥ 18
20
3.1.3. Phân bố theo trình độ văn hoá
Bảng 3.3. Số liệu điều tra theo trình độ văn hoá
Trình độ văn hoá
n
Tỷ lệ %
Tiểu học
9
4,1
THCS
51
23,3
THPT
78
35,6
CĐ-ĐH
81
37,0
Tổng
219
100,0
4.1
23.3
25.6
37.0
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tiểu học THCS THPT CĐ-ĐH
TĐVH
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.3. Điều tra theo trình độ văn hoá
Nhận xét: Tỷ lệ các đối tượng được phỏng vấn tăng dần theo trình độ học
vấn, trong đó Cao đẳng - Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 37,0%.
21
3.1.4. Điều tra kinh tế gia đình
Bảng 3.4. Số liệu thăm dò kinh tế gia đình
Kinh tế gia đình
n
Tỷ lệ %
Khá (780.000 đ/người/tháng)
87
39,7
Trung bình (520.000 đ/người/tháng)
130
59,4
Nghèo (260.000 đ/người/tháng)
2
0,9
Tổng
219
100,0
Đa số các đối tượng điều tra có mức sống kinh tế trung bình chiếm
59,4%. Chỉ có 2 hộ nghèo chiếm 0,9%.
3.1.5. Thăm dò tình trạng hút thuốc, uống rƣợu
Bảng 3.5. Thăm dò tình trạng hút thuốc, uống rượu ( n = 219)
Thăm dò tình trạng hút thuốc, uống rƣợu
n
%
Hút thuốc lá (≥ 5 điếu ngày)
69
31,5
Uống rượu (≥ 200ml/ngày)
32
14,6
31.5
14.6
0
5
10
15
20
25
30
35
Hút thuốc lá Uống rượu
Tỷ lệ
%
Biểu đồ 3.4. Thăm dò tình trạng hút thuốc, uống rượu
Trong 219 đối tượng được điều tra, có 69 đối tượng có hút thuốc lá ≥ 5
điếu ngày chiếm 31,5%, và 32 đối tượng uống rượu ≥ 200 ml/ngày chiếm 14,6%.
22
3.2. NHẬN THỨC VỀ TRIỆU CHỨNG KHÀN TIẾNG
3.2.1. Thăm dò nhận thức dấu hiệu khàn tiếng
Bảng 3.6. Thăm dò nhận thức dấu hiệu khàn tiếng (n=219)
Thăm dò nhận thức dấu hiệu khàn tiếng
n
%
Nhận thức được dấu hiệu khàn tiếng
156
71,2
Bản thân đã từng bị khàn tiếng
64
29,2
Bản thân đã đi khám vì khàn tiếng
37
16,9
Gia đình có người bị khàn tiếng kéo dài
11
5,0
Có 156 đối tượng nhận biết triệu chứng khàn tiếng chiếm 71,2%.
Trong 219 đối tượng điều tra, có 64 trường hợp bản thân đã từng bị khàn
tiếng chiếm 29,2% và đi khám vì khàn tiếng chiếm 16,9%. Trong gia đình có
11 trường hợp người nhà bị khàn tiếng kéo dài chiếm 5,0%.
3.2.2. Nhận thức lứa tuổi thƣờng gặp khàn tiếng
Bảng 3.7. Lứa tuổi thường gặp khàn tiếng
Lứa tuổi thƣờng gặp
khàn tiếng
n
Tỷ lệ %
Trẻ em
4
1,8
Thanh niên
13
5,9
Trung niên
18
8,2
Người già
35
16,0
Bất kỳ lứa tuổi nào
149
68,0
Tổng số
219
100,0
Đa số các đối tượng đều cho rằng bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị khàn
tiếng, chiếm tỷ lệ 68%.
23
3.2.3. Nhận thức về khám và điều trị khi có dấu hiệu khàn tiếng
Bảng 3.8. Nhận thức về khám và điều trị khi có dấu hiệu khàn tiếng
Thái độ khám và điều trị
n
Tỷ lệ %
Cần thiết khám và điều trị
163
74,4
Không cần khám và điều trị
56
25,6
Tổng số
219
100,0
Có 163 đối tượng cho rằng khàn tiếng là dấu hiệu của bệnh cần khám và
điều trị chiếm 74,4%.
3.2.4. Thăm dò nơi đến khám khi bị khàn tiếng
Bảng 3.9. Thăm dò nơi đến khám khi bị khàn tiếng
Điều trị khàn tiếng
n
Tỷ lệ %
Đến cơ sở y tế
157
71,7
Tự mua thuốc uống
32
14,6
Chữa bằng thuốc nam
20
9,1
Không cần chữa trị gì
10
4,6
Tổng số
219
100,0
71,7%
14,6%
9,1%
4,6%
Đến cơ sở y tế
Tự mua thuốc uống
Chữa bằng thuốc nam
Không cần chữa trị
Biểu đồ 3.5. Thăm dò nơi đến khám khi khàn tiếng
Có 157 đối tượng điều tra nhận thức rằng điều trị bệnh khan tiếng cần
đến cơ sở y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 71,7%. Không cần chữa trị gì chiếm tỷ lệ
thấp nhất (4,6%).
24
3.2.5. Điều tra hiểu biết về dự phòng và điều trị khàn tiếng
Bảng 3.10. Điều tra hiểu biết về dự phòng và điều trị khàn tiếng
Hiểu biết về dự phòng và điều trị
n
Tỷ lệ %
Phòng và điều trị được
163
74,4
Không thể phòng và điều trị được
56
25,6
Tổng cộng
219
100
Có 163 đối tượng điều tra cho rằng khan tiếng có thể phòng và điều trị
được chiếm tỷ lệ cao nhất (74,4%).
3.2.6. Thăm dò sự hiểu biết các yếu tố liên quan đến khàn tiếng
Bảng 3.11. Tỷ lệ thăm dò hiểu biết yếu tố liên quan đến khàn tiếng (n = 219)
Những yếu tố liên quan
đến khàn tiếng
n
%
Viêm họng và thanh quản cấp
140
63,9
Dùng giọng hát, nói nhiều, nói to
68
31,1
Bệnh khối u lành tính, ác tính của thanh quản
28
12,8
Sau phẫu thuật vùng cổ (tuyến giáp)
23
10,5
Tiếp xúc với chất độc hại, dị ứng
19
8,7
Nghiện thuốc lá
15
6,8
Nghiện rượu
9
4,1
Vệ sinh răng miệng kém
2
0,9
Nguyên nhân khác
2
0,9