Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bài giảng Kháng sinh lincosamid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.95 KB, 14 trang )

KHÁNG SINH LINCOSAMID

PGS. TS. TRẦN THÀNH ĐẠO


LINCOSAMID
Mục tiêu
•Nhận diện được cấu trúc căn bản các KS thuộc nhóm
•Biết được sự liên quan giữa cấu trúc và tính chất dược 
động, tác động kháng khuẩn
•Trình bày được phổ kháng khuẩn, cơ chế tác động 
•Vận dụng được những kiến thức về phổ tác dụng, tác 
dụng phụ của các kháng sinh thuộc họ lincosamid trong 
thực hành sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả và an toàn.


LINCOSAMID
Đặc điểm chung
• Là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chủ yếu gram 
dương yếm khí. 
• Dẫn chất amid của acid amin vòng (propyl 4­prolin) và 
phân tử đường amino chứa lưu huỳnh (amino­6­methyl­
thio­1­dideoxy­6,8­D­erythro­ ­D­galacto­octapyranosid). 
• Nhóm này có 2 thuốc đang sử dụng:
 Lincomycin: phân lập từ S. linconensis
 Clindamycin: bán tổng hợp từ lincomycin


LINCOSAMID

Clindamycin


7S

Lincomycin
7R

Cấu trúc của lincosamid


LINCOSAMID
Nhóm kháng sinh này bao gồm lincomycin và clindamycin
•Lincomycin ly trích vào năm 1962 từ S. lincolnensis 
•Clindamycin được bán tổng hợp từ lincomycin

Sơ đồ bán tổng hợp clindamycin


LINCOSAMID
Tác dụng in vitro đối với các vi khuẩn sau đây:
•Cầu khuẩn Gram+ ái khí: S. aureus, S. epidermidis, Streptococcus (trừ 
S. faecalis), Pneumococcus.
•Trực khuẩn Gram+ kỵ khí không sinh bào tử: Propionibacterium, 
•Cầu khuẩn Gram+ kỵ khí: Peptococcus và Peptostreptococcus spp., 
•Clostridium perfringens (trừ C. sporogenes , C. difficile và C. tertium).
•Các vi khuẩn, KST khác: Chlamydia trachomatis, Toxoplasma gondii, 
Plasmodium falciparum, Pneumocystis carinii, Gardnerella vaginalis, 
Mycoplasma brominn. 
Các loại vi khuẩn sau đây thường kháng lincosamid: 
•Trực khuẩn Gram âm ái khí; Streptococcus faecalis; Neisseria 
meningitidis; MRSA; H. Influenza; C. difficile…



LINCOSAMID
Liên quan cấu trúc và tác động
•Các đồng phân C7 là những tạp chất có hoạt tính, nhưng độc.
•Nhóm thế Cl tại C7 tăng tính thân dầu so với OH (lincomycin)
•Phần alkyl­prolinamid [6R] cần thiết 
•Nhóm thioglycolic ở vị trí 1,2 quan trọng


LINCOSAMID
Dược động học 
•Hấp thu: 
– Lincomycin được hấp thu một phần ở ống tiêu hóa, thức ăn làm 
ảnh hưởng đến sự hấp thu. 
– Clindamycin hấp thu qua màng nhày ruột tốt hơn và nhanh hơn, sự 
hấp thu không bị ảnh hưởng bỡi thức ăn. 

•Phân phối: tốt trong các mô nhất là mô xương. Các chất nầy 
không vào được dịch não tủy.
•Chuyển hóa: chuyển hóa (N­demethyl)  norclindamycin 
còn hoạt tính trong khi dạng sulfoxid kém hoạt tính.
•Thải trừ chủ yếu qua phân, phần nhỏ qua đường tiểu.


LINCOSAMID
Cơ chế tác động
Ức chế sinh tổng hợp protein (gắn kết vào 50s ribosom)
• Tác động gần giống tác động của macrolid, phenicol 

VK Đề kháng: thay đổi đích tác động hoặc làm bất hoạt thuốc (hiếm)



LINCOSAMID
Chỉ định
•Lincosamid thường được sử dụng trong nhiễm trùng VK 
gram dương yếm khí (ruột hay sinh dục). 
•Kết hợp với aminosid để mở rộng hoạt phổ sang trực 
khuẩn gram âm.
•Trị liệu thay thế để điều trị nhiễm trùng da hay xương do 
cầu khuẩn gram dương ở những BN dị ứng PNC
•Clindamycin được chỉ định điều trị sốt rét khi KST đề 
kháng cloroquin (không dùng sốt rét dạng cấp trừ khi kết 
hợp với quinin).


LINCOSAMID
Tác dụng phụ
•Các lincosamid dung nạp tốt, hầu như chỉ gây những rối 
loạn tiêu hóa nhẹ hoặc vài biểu hiện dị ứng. 
•Trường hợp viêm ruột màng giả nặng ở những người điều 
trị với lincosamid 0,01­10% 
•Loạt tai biến nầy do độc tố của Clostridium dificile, VK 
này không nhạy cảm và phát triển mạnh do sự mất cân 
bằng của hệ tạp khuẩn ruột. 
•Không sử dụng kháng sinh này trong dự phòng phẫu 
thuật ruột­trực tràng.


LINCOSAMID
Chống chỉ định 

Chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với lincosamid
Đang trong tình trạng tiêu chảy. 
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Thận trọng 
Người có bệnh về đường tiêu hóa (tiền sử viêm đại tràng); 
Người cao tuổi, người bị dị ứng, suy gan, suy thận nặng. 
Điều trị lâu dài và dùng điều trị cho trẻ nhỏ phải theo dõi 
chức năng gan, huyết học. 
Phụ nữ có thai và cho con bú. 


LINCOSAMID
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
•Đại học Y Dược TPHCM, Bộ môn Hóa Dược, Hóa Dược 1 (2009), nhà xuất 
bản Giáo dục.
•Đại Học Dược Hà nội,  Hóa Dược (1998), nhà xuất bản Y Học.
Tài liệu tiếng nước ngoài
•Alfred Burger, D.J. Abraham, Burger's Medicinal Chemistry and Drug 
Discovery, John Wiley & Sons Inc, (2003)
•Applied Therapeutics ­The Clinical Use of Drugs, 4th Ed. (1990) 
•Burke A. Cunha, Antibiotic essentials, 7 th edition, Physicians’ Press (2008)
•Goodman & Gilman. The Textbook of Therapeutic Basic (2009)
•Graham L. Patrick, An introduction to medicinal chemistry, Oxford University 
Press – (2005)





×