Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả điều trị loạn động muộn trên bệnh nhân tâm thần phân liệt sử dụng an thần kinh cổ điển bằng Clozapine và Vitamin E

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.61 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOẠN ĐỘNG MUỘN
TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT SỬ DỤNG
AN THẦN KINH CỔ ĐIỂN BẰNG CLOZAPINE VÀ VITAMIN E
Đoàn Hồng Quang*; Nguyễn Văn Ngân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị loạn động muộn (LĐM) trên bệnh nhân (BN) tâm thần
phân liệt (TTPL) sử dụng an thần kinh cổ điển bằng clozapine và vitamin E. Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu mù đôi LĐM trên BN TTPL tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng từ
tháng 7 - 2012 đến 3 - 2014, chia BN làm 2 nhóm: nhóm 1: 30 BN điều trị bằng clozapine kết
hợp với vitamin E; nhóm 2: 33 BN điều trị đơn thuần bằng clozapine. Sử dụng tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh TTPL theo ICD-10 (1992): từ F20 - F29 và tiêu chuẩn chẩn đoán LĐM theo DSM-IV
(1994) (mục 333.82). Theo dõi kết quả điều trị LĐM bằng thang AIMS và DISCUS. Kết quả và
kết luận: nhóm 1: liều lượng clozapine cố định 100 mg/ngày kết hợp với liều vitamin E trung
bình 973,33 ± 326,88 UI/ngày. Nhóm 2: liều lượng clozapine đơn thuần trung bình 115,15 ±
36,41 mg/ngày, trong đó 84,85% sử dụng liều clozapine 100 mg/ngày.
+ Điểm số trung bình của thang DISCUS và thang AIMS đều thuyên giảm rõ rệt từ T 0 đến T4
ở hai nhóm:
+ Thang DISCUS: nhóm 1: tại thời điểm T0 là 21,57 điểm, đến T4 còn 11,13 điểm; nhóm 2 tại
thời điểm T0 là 12,9 điểm, đến T4 là 8,48 điểm.
+ Thang AIMS: nhóm 1: tại thời điểm T 0 là 21,57 điểm, đến T4 còn 11,13 điểm; nhóm 2: tại
thời điểm T0 là 12,9 điểm, đến T4 là 8,48 điểm.
* Từ khoá: Loạn động muộn; Tâm thần phân liệt; An thần kinh cổ điển.

Assessing Treatment Outcomes of Tardive Dyskinesia in Patients
with Schizophrenia Using Classical Neuroleptics by clozapine and
vitamins E
Summary
Objectives: To assess treatment outcomes of tardive dyskinesia in schizophrenia patients
using classical neuroleptics by clozapine and vitamin E. Subjects and methods: A double-blind


study of tardive dyskinesia in schizophrenic patients in Haiphong Psychiatric Hospital from July,
2012 to March, 2014, including 2 groups: group 1: 30 patients were treated with clozapine and
vitamin E; group 2: 33 patients were treated with clozapine only. Using the diagnostic criteria for
schizophrenia according to ICD-10 (1992): F20-F29 and the diagnostic criteria for tardive
dyskinesia according to DSM-IV (1994): Section 333.82. The treatment outcome of tardive
dyskinesia was monitored by AIMS and DISCUS.
* Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Đoàn Hồng Quang ()
Ngày nhận bài: 29/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 22/01/2016

112


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016
Results and conclusions:
- Group 1: Clozapine fixed dose of 100 mg/day combined with vitamin E average dose of
973.33 ± 326.88 UI/day. Group 2: clozapine average single dose was 115.15 ± 36.41 mg/day; of
which 84.85% using clozapine dose 100 mg/day.
- The average score of the DISCUS and AIMS were decreased from T 0 to T4 markedly in two
groups: With DISCUS: group 1 was 21.57 points at T0 and 11.13 points at T4; group 2: from T0
to T4 was 12.9 points and 8.48 points. With AIMS: group 1 was 21.57 points at T 0 and 11.13
points at T4, group 2: from T0 to T4 was 12.9 points and 8.48 points.
* Key words: Tardive dyskinesia; Schizophrenia; Classical neuroleptics.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loạn động muộn rất hay gặp ở BN tâm
thần nói chung, TTPL nói riêng sử dụng
an thần kinh cổ điển kéo dài. LĐM được

mô tả có những vận động, động tác bất
thường, không tự chủ có xu hướng lặp đi
lặp lại các cơ vùng mặt, mắt, lưỡi, thân
mình, các chi... xảy ra khi dùng thuốc an
thần kinh cổ điển kéo dài (≥ 3 tháng). Tất
cả an thần kinh cổ điển đều có thể gây ra
LĐM [3, 4].
Thuốc an thần kinh mới có thể kiểm
soát được rối loạn tâm thần và làm giảm
nguy cơ LĐM. Đặc biệt, clozapine được
khuyến cáo là thuốc điều trị cho BN có
triệu chứng LĐM, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu của thuốc chống loạn thần.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy
vitamin E có tác dụng tốt với LĐM trên
thực nghiệm và lâm sàng [1, 2].
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về
LĐM, nhưng chưa có nghiên cứu nào
thực sự tỉ mỉ, có hệ thống, đi sâu xem xét,
đánh giá hiệu quả điều trị LĐM. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm:
Đánh giá hiệu quả điều trị LĐM trên BN
TTPL sử dụng an thần kinh cổ điển bằng
clozapine và vitamin E.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
63 BN TTPL được chẩn đoán xác định
LĐM, điều trị bằng thuốc an thần kinh cổ

điển kéo dài theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của DSM-IV (1994) tại Bệnh viện Tâm thần
Thành phố Hải Phòng từ tháng 7 - 2012
đến 3 - 2014.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN nghiên cứu:
BN nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh TTPL theo ICD-10 (1992): từ
F20 - F29 và tiêu chuẩn chẩn đoán LĐM
theo DSM-IV (1994): mục 333.82.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp mù đôi, BN
LĐM được chia làm 2 nhóm: nhóm 1:
30 BN điều trị bằng clozapine 100 mg kết
hợp với vitamin E trong hai tháng, nhóm 2:
33 BN điều trị đơn thuần bằng clozapine
trong hai tháng.
- Sử dụng thang đánh giá DISCUS và
AIMS để theo dõi thuyên giảm triệu
chứng LĐM trên lâm sàng: thời gian bắt
đầu nghiên cứu (T0); 2 tuần (T1); 4 tuần
(T2); 6 tuần (T3) và 8 tuần (T4).
* Phương pháp xử lý số liệu và đánh
giá kết quả:
Số liệu được xử lý và phân tích bằng
chương trình SPSS 15.0, Epi. Info 6.0 và
113


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016


sử dụng thuật toán thống kê ứng dụng
trong y học như cỡ mẫu nghiên cứu,
Fisher’s exact test, test 2 .
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Liều lƣợng clozapine và vitamin E
sử dụng điều trị LĐM ở BN TTPL.
Bảng 1: Liều lượng clozapine đơn
thuần sử dụng trong nhóm 2.
Chỉ số thống kê

Nhóm 2
(n = 33)

Tỷ lệ
%

100 mg/ngày

28

84,85

200 mg/ngày

5

15,15

Liều lƣợng


Liều trung bình

p

< 0,001

Bảng 2: Liều lượng vitamin E kết hợp
với liều cố định clozapine 100 mg/ngày
điều trị LĐM ở BN TTPL.
Nhóm 1
(n = 30)

Tỷ lệ
%

p

800 UI/ngày

23

76,67

p1-2 < 0,001

1.200 UI/ngày

1


3,33

p2-3 < 0,05

6

20,00

p1-3 < 0,001

Liều lƣợng

1.600 UI/ngày
Liều trung bình

114

2. Kết quả điều trị LĐM trên BN
TTPL theo điểm số trung bình thang
DISCUS.

115,15 ± 36,41
mg/ngày

Liều lượng clozapine đơn thuần trong
điều trị LĐM với liều 100 mg/ngày là
84,85%, liều 200 mg/ngày là 15,15%.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt (p <
0,001) (2 = 32,06 và p = 0,000). Bassitt
DP, Louza-Neto MR (2005) nghiên cứu

đánh giá hiệu quả của clozapine trong 6
tháng với liều trung bình 392,86 mg/ngày
ở 7 BN TTPL có LĐM nghiêm trọng. Mức
giảm điểm trung bình thang AIMS là 52%
cho LĐM, thang ESRS: 50% cho loạn
trương lực và thang PANSS: 27% cho
các triệu chứng loạn thần [2].

Chỉ số
thống kê

Liều lượng clozapine cố định 100
mg/ngày kết hợp với liều vitamin E trung
bình 973,33 ± 326,88 UI/ngày (vitamin E
800 UI/ngày: 76,67%; vitamin E 1.200
UI/ngày: 20% và vitamin E 1.600 UI/ngày:
3,33%). So sánh thấy khác biệt rõ rệt
(p < 0,001) (Fisher’s exact = 0,000). Barak
Y và CS (2004) nghiên cứu mù đôi 223
BN TTPL có LĐM điều trị bằng vitamin E
(400 - 1.600 IU/ngày) thấy 28,3% được
cải thiện LĐM [1].

973,33 ± 326,88
UI/ngày

Biểu đồ 1: Kết quả điều trị LĐM của
2 nhóm BN theo điểm trung bình thang
DISCUS.
Điểm số thang DISCUS ở cả 2 nhóm

đều giảm dần theo thời gian từ T0 đến T4.
Khác biệt giữa 2 nhóm ở những thời điểm
khác nhau đều có ý nghĩa thống kê
(p < 0,001) (F = 24,61 - 92,88 và
p = 0,0000). So sánh 2 nhóm đối tượng
tại từng thời điểm T0, T1, T2, T3 và T4 theo
điểm số thang DISCUS thấy có khác biệt
rõ rệt với p < 0,001 (F = 113,15 và
p = 0,0000).
Strange P và CS (2001) nhận thấy BN
LĐM có điểm số trung bình theo thang


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016

DISCUS thuyên giảm là 4,1  3,5 điểm sau
điều trị an thần kinh mới và vitamin E [6].

điều trị LĐM trong 6 tháng thấy mức giảm
điểm trung bình thang AIMS là 52% [2].

3. Kết quả điều trị LĐM trên BN TTPL
theo điểm số trung bình thang AIMS.

KẾT LUẬN

Biểu đồ 2: Kết quả điều trị LĐM của 2 nhóm
BN theo điểm trung bình thang AIMS.
Điểm số thang AIMS ở cả 2 nhóm đều
giảm dần theo thời gian từ T0 đến T4.

Khác biệt giữa 2 nhóm ở thời điểm khác
nhau đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)
(F = 13,96 - 164,75 và p = 0,0000). So
sánh 2 nhóm đối tượng tại từng thời điểm
T0, T1, T2, T3 và T4 theo điểm số thang
DISCUS thấy có khác biệt rõ rệt với
p < 0,001 (F = 156,61 và p = 0,0000).
Kết quả của chúng tôi khá đa dạng với
kết quả của các tác giả khác: Lenard A
(1999) nghiên cứu mù đôi trên 158 BN
LĐM: nhóm 1 gồm 73 BN điều trị kết hợp
với vitamin E, nhóm 2 (nhóm chứng) 85 BN,
đánh giá theo thang AIMS ở thời điểm T0
của nhóm 1 là 10,08 ± 4,2 điểm, nhóm 2
là 29,8 ± 3,2 điểm. Sau 36 tuần điều trị,
điểm số theo thang AIMS ở nhóm 1 là
9,5  4,6 điểm, nhóm 2 là 9,8  3,2 điểm [6].
Bassitt DP, Louza-Neto MR (2005)
nghiên cứu đánh giá hiệu quả của clozapine

Qua nghiên cứu 63 BN TTPL có LĐM
do thuốc an thần kinh cổ điển được điều
trị bằng clozapine và vitamin E, chúng tôi
rút ra kết luận:
- Nhóm 1: liều lượng clozapine cố định
100 mg/ngày kết hợp với liều vitamin E
trung bình 973,33 ± 326,88 UI/ngày, trong
đó vitamin E 800 UI/ngày (76,67%);
vitamin E 1.200 UI/ngày (20%) và vitamin
E 1.600 UI/ngày (3,33%).

- Nhóm 2: liều lượng clozapine đơn
thuần trung bình 115,15 ± 36,41 mg/ngày,
trong đó 84,85% sử dụng liều clozapine
100 mg/ngày và 15,15% sử dụng liều
clozapine 200 mg/ngày.
- Điểm số trung bình của thang
DISCUS và thang AIMS đều thuyên giảm
rõ rệt từ T0 đến T4 ở hai nhóm:
+ Thang DISCUS: nhóm 1 tại thời
điểm T0 là 21,57 điểm, T4 còn 11,13 điểm;
nhóm 2 tại thời điểm T0 là 12,9 điểm, T4 là
8,48 điểm.
+ Thang AIMS: nhóm 1 tại thời điểm T0
là 21,57 điểm, T4 còn 11,13 điểm; nhóm 2
tại thời điểm T0 là 12,9 điểm, T4 là 8,48 điểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barak Y, Swartz M, Shamir E et al.
Vitamin E (alpha-tocopherol) in the treatment
of tardive dyskinesia: a statistical metaanalysis. Ann Clin Psychiatry. 2004, Sep, 10
(3), pp.101-105.

115


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2016
2. Bassitt DP, Louza-Neto MR. Clozapine
efficacy in tardive dyskinesia in schizophrenic
patients..Eur Arch Psychiatry Clin Neurosci. 2005,
248 (4), pp.209-211.


Neurology. Movement and Neurodegenerative
Diseases. 2008, selection 1-12.
5. Lenard AA, Rotrosen J. Vitamin E

3. Egan MF, Apud J, Wyatt RJ. Treatment

treatment for tardive diskinsesia. Arch Gen
Pyschiatry. 1999, Vol 56, pp.836-841.

of tardive dyskinesia. Schizophr Bull. 1998, 23

6. Strange P. Antipsychotic drugs: Importance

(4), pp.583-609.

of dopamine receptors for mechanisms of

4. James Robert Brasic, Brian Bronson.
Tardive dyskinesia. Medicine Specialties.

therapeutic actions and side effects.
Pharmacological Review. 2001, 53, pp.119-134.

116



×