Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh, huyết học và miễn dịch của bệnh nhân tai mũi họng có HIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.15 KB, 6 trang )

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009

Y – Dược học

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH, HUYẾT HỌC VÀ MIỄN DỊCH
CỦA BỆNH NHÂN TAI MŨI HỌNG CÓ HIV
Vũ Minh Thục - Vũ Công Cường (Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương),
Huỳnh Bá Tân (Bệnh viện Đà Nẵng) - Lương Thị Hồng Vân (Khoa Khoa học TN&XH - Đại học Thái Nguyên)

1. Đặt vấn đề
Nhiễm HIV/AIDS ngày càng phát triển trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Theo nghiên cứu của UNAIDS về dịch tễ học của HIV trên thế giới thì số người nhiễm HIV (cả
người lớn và trẻ em) tính đến cuối năm 2003 là 40 triệu; Số người chết do HIV/AIDS trong năm
2003 là 3 triệu (2,5 - 3,5 triệu) [6].
Tại Việt Nam HIV/AIDS đã phát triển ở tất cả 64 tỉnh/thành phố của nước ta với sự phân bố
không đồng đều. Theo báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS của Ban phòng chống AIDS Bộ Y tế tính
đến tháng 9/2004 cả nước đã có 83.431 người nhiễm HIV, trong đó 13.000 người đã chuyển sang
giai đoạn AIDS và 7.455 người đã tử vong. Những tỉnh, thành phố có tỉ lệ người nhiễm HIV (AIDS)
cao là Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, An Giang, Hà Nội, Cần Thơ [7].
Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, trong số những bệnh nhân đến khám và điều trị
với các bệnh Tai Mũi Họng, thấy tỉ lệ HIV dương tính (+) tăng rõ rệt. Năm 2001 là 15/7613 (tỉ lệ
0,20%); năm 2002 là: 24/9622 (0,25%) và năm 2003 là: 34/9542 (tỉ lệ 0,36%) và trong 8 tháng
năm 2004 là 21/8076 (tỉ lệ 0,26%). Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu
một số chỉ số hóa sinh, huyết học và miễn dịch của bệnh nhân tai mũi họng có HIV, với mục
đích tìm hiểu đặc điểm nhiễm HIV ở bệnh nhân tai mũi họng và sự biến đổi một số chỉ số xét
nghiệm ở những bệnh nhân này.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân đến khám chuyên khoa tai mũi họng (104 bệnh nhân) có xét nghiệm
HIV dương tính (+) trong thời gian từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 8/2004. Những bệnh tai
mũi họng của 104 bệnh nhân này bao gồm: bệnh tai - xương chũm, viêm họng - viêm amydan


mạn tính, viêm họng kéo dài, bệnh mũi xoang, bệnh lý thanh quản, chấn thương tai mũi họng,
viêm loét họng, hạch cổ, apxe hạch, zona tai, nấm họng, sốt cao chưa rõ nguyên nhân, kiểm tra
sức khoẻ…
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu.
- Xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính (bằng Test Determine HIV1/HIV2 Abbott (USA)
tại Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Tai Mũi Họng TW),
- Xét nghiệm khẳng định bằng test Serodia, Elisa Genscreen Ag/Ab, Murex Ag/Ab,
Uniform II Ag/Ab.
- Xét nghiệm sinh hóa: Urê huyết, đường huyết, GOT, GPT, protein toàn phần huyết
thanh, albumin, globulin, A/G được thực hiện trên máy sinh hóa bán tự động H2000
Photometer 4010 (Khoa xét nghiệm Bệnh viện TMH TW) và máy sinh hóa tự động HITACHI
(Khoa Hóa sinh Bệnh viện Bạch Mai).
- Xét nghiệm huyết học: Công thức máu (trên máy Cell Dyn 1400), nhóm máu (A, B,
AB, O) tại Khoa xét nghiệm Bệnh viện TMH TW.

1


Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009

Y – Dược học

- Xét nghiệm miễn dịch CD4, CD8 thực hiện tại Labo Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt
đới Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện TW QĐ 108, Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội.
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Đặc điểm xã hội học của bệnh nhân HIV
* Đặc điểm về giới
Bả ng 1. Đặ c đ iể m về giới củ a đ ố i tượng nghiên cứu
Chẩn đoán

Giới
Nam
Nữ
Tổng số

Bệnh nhân HIV
n
%
89
85,55
15
14,45
104
100

Kết quả bảng 1 cho thấy, nam chiếm tỉ lệ cao hơn nữ nhiều ở nhóm HIV, kết quả này
cũng tương tự kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác [4].
Bảng 2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu
Chẩn đoán
Phân lớp theo tuổi
< 1 tuổi - 15 tuổi
16 tuổi - 30 tuổi
31 tuổi - 40 tuổi
41 tuổi - 50 tuổi
> 50 tuổi
Tổng số

Bệnh nhân HIV
n
5

72
20
6
1
104

%
4,81
69,23
19,23
5,77
0,96
100

Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân HIV (+) là 27,52 5,28 tuổi.
So sánh với tuổi trung bình của các đối tượng HIV (+) ở các công trình nghiên cứu khác
cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự (27,7 6,8) [4].
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân lứa tuổi 16 - 30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
69,23%, sau đó là lứa tuổi 31- 40 chiếm tỉ lệ 19,23%.
Bảng 3. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Cán bộ - giáo viên
Công nhân
Làm ruộng
Ở nhà - làm nghề tự do
Học sinh, sinh viên
Lái xe
Thợ xây
Tổng số


Bệnh nhân HIV
n
3
14
9
25
4
1
2
58

%
5,17
24,12
15,51
43,10
6,89
1,72
3,49
100,00

Kết quả bảng 3 cho thấy, đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp đa dạng từ cán bộ, học
sinh, sinh viên, công nhân đến người làm ruộng. Đặc biệt là những người ở nhà làm nghề tự do
(43,10%) sau đó là công nhân (24,12%) và người làm ruộng (15,51%) chiếm tỉ lệ cao.
Kết quả bảng 4 cho thấy, số bệnh nhân HIV khám chuyên khoa tại Bệnh viện TMH TW
đến rải rác từ 20 tỉnh thành phố trực thuộc miền Bắc, trong đó Hà Nội và Quảng Ninh có số bệnh
nhân HIV(+) nhiều nhất 17,25% và 13,80%. Quảng Ninh là tỉnh có tỉ lệ HIV cao nhất cả nước
nên số bệnh nhân HIV (+) đến khám tại Bệnh viện với tỉ lệ cao như trên là phù hợp.

2



Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009

Y – Dược học

Bảng 4. Đặc điểm về nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu
TT

Nơi cư trú

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Hà Nội
Quảng Ninh
Cao Bằng
Hải Dương
Nam Định
Bắc Ninh
Lạng Sơn
Bắc Giang

Ninh Bình
Hải Phòng

n
15
12
6
6
6
6
5
4
4
3

Bệnh nhân HIV
%
17,25
13,80
6,90
6,90
6,90
6,90
5,75
4,60
4,60
3,45

TT
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20

Bệnh nhân HIV
n
%
3
3,45
3
3,45
2
2,30
2
2,30
3
3,45
2
2,30
2
2,30
1
1,15
1

1,15
1
1,15
100
87

Nơi cư trú
Yên Bái
Hà Tây
Thái Nguyên
Hoà Bình
Nghệ An
Hưng Yên
Bắc Cạn
Hà Giang
Sơn La
Tuyên Quang
Tổng số

Bảng 5. Đặc điểm về hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân HIV

Tiền sử

n
64
4
9
3
1

81

Tiêm chích ma túy
Quan hệ với gái mại dâm
Chồng tiêm chích
Mẹ truyền sang con
Không rõ nguyên nhân
Tổng số

%
79,04
4,93
11,10
3,70
1,23
100

Biểu đồ 4. Đặc điểm về hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu

Kết quả bảng 5 cho thấy các đối tượng có tiền sử tiêm chích ma tuý chiếm tỉ lệ cao nhất
79,04%, quan hệ với gái mại dâm chiếm 4,93%. Có 9 bệnh nhân nhiễm HIV do lây truyền từ
chồng sang chiếm tỉ lệ 11,1%. Nhóm “Không rõ nguyên nhân” có cháu Trần Thúy Quỳnh, 9
tuổi, viêm Amydan quá phát.
Bảng 6. Bệnh Tai Mũi Họng của đối tượng nghiên cứu
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10

Nhóm

I

II

Bệnh Tai Mũi Họng
Bệnh tai – xương chũm
Viêm họng, viêm amidan
Bệnh mũi xoang
Bệnh lí thanh quản
Chấn thương tai mũi họng
Viêm loét họng
Hạch cổ, Ap xe hạch
Zona tai
Nấm họng
Không rõ nguyên nhân
Tổng số

n
15
14
8
4

4
27
17
1
4
3
97

Bệnh nhân HIV
%
15,46
14,43
8,25
46,40%
4,13
4,13
27,83
17,52
1,039
53,60%
4,13
3,10
100

Chú thích:
Nhóm I: Nhóm BN khám và điều trị chuyên khoa TMH, phải làm xét nghiệm HIV như các xét
nghiệm thường quy khác mà tình cờ chúng tôi phát hiện HI dương tính (+).
Nhóm II: Nhóm BN có hạch cổ, viêm loét họng, ap xe hạch, zona tai, nấm họng, trong đó HIV là
một nguyên nhân.


Kết quả bảng 6 cho thấy: Bệnh tai mũi họng rất đa dạng, trong đó bệnh thuộc nhóm I
chiếm 46,40%; nhóm II chiếm 53,60%; bệnh nhân viêm loét họng, hạch cổ, ap xe hạch, bệnh tai
– xương chũm chiếm tỉ lệ cao nhất.

3


Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009

Y – Dược học

3.2. Một số chỉ số hóa sinh, huyết học và miễn dịch của đối tượng nghiên cứu
Bảng 7. Chỉ số hóa sinh của đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân HIV
n
(X
)
32
4,78 1,39
32
5,46 1,47
31
34,95 18,51
31
31,23 14,32
30
78,61 9,22
30
33,71 6,67
30

46,3 9,57
30
0,82 0,29

Bình thường
(X
)
5,10 1,25
5,15 0,63
37
40
73,5 4,25
42,50 3,75
31,0 3,50
1,55 0,125

Chỉ số hóa sinh
Urê (mmol/l)
Đường (mmol/l)
GOT (U/l - 370C)
GPT (U/l - 370C)
Protein toàn phần (g/l)
Albumin (g/l)
Globulin (g/l)
A/G

p
p > 0,05
p >0,05


p <0,05
p <0,05
p <0,05
p <0,05

Kết quả bảng 7 cho thấy. Xét nghiệm Urê, đường, GOT, GPT, protein là những xét nghiệm
sinh hóa cần thiết cho người bệnh. Khi so sánh các giá trị khảo sát với các giá trị tham chiếu các
chỉ số Urê, đường, GOT, GPT không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Các chỉ số: Albumim, A/G thấp hơn giá trị tham chiếu ( p < 0,05). Protein toàn phần,
globulin cao hơn giá trị tham chiếu (p < 0,05).
Bảng 8. Số lượng bạch cầu của đối tượng nghiên cứu (Giga/lit)
Số lượng bạch cầu
Giới
Nam (n = 54)
Nữ (N = 12)

< 4G/l

4 - 10G/l

> 10G/l

Tổng số

7,4%
0%

81,5%
91,7%


11,1%
8,3%

100%
100%

(số lượng bạch cầu được chia làm 3 mức: (< 4G/l; 4 - 10G/l; > 10G/l).

Như vậy, có 7,4% bệnh nhân là nam giới có biểu hiện giảm bạch cầu. Có 1 bệnh nhân số
lượng bạch cầu giảm chỉ còn 1,6G/l và thường những bệnh nhân này có kèm theo thiếu máu và
giảm tiểu cầu.
Bảng 9. Các chỉ số của hồng cầu (gam/lÝt)
Hemoglobin
Giới
Nam (n = 54)
Nữ (n = 12)

< 60g/l

60g/l - 90g/l

90g - 110g/l

> 110g/l

0%
0%

3,7%
8,3%


16,7%
25,0%

79,6%
66,7%

Như vậy có 3,7 % bệnh nhân nam và 8,30% bệnh nhân nữ thiếu máu trung bình, 16,7%
bệnh nhân nam và 25,0% bệnh nhân nữ thiếu máu nhẹ. Không gặp bệnh nhân thiếu máu nặng.
Bảng 10. Tỉ lệ nhóm máu A,B, AB, O của đối tượng nghiên cứu
Nhóm máu
Đối tượng
Người bình thường
Bệnh nhân HIV (n=92)

A

B

AB

O

16,4%
22,8%

27,94%
39,0%

4,24%

4,34%

48,35%
33,86%

4


Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009

Y – Dược học

Biểu đồ 6. Tỉ lệ nhóm máu A, B, AB, O của đối tượng nghiên cứu
Bảng 11. Chỉ số miễn dịch của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số miễn dịch

868

3

CD8 (tế bào /mm )

529

CD4 /CD8

1,8

CD4 (tế bào/mm )


Bệnh nhân HIV (n = 24)

p

206

264

89,57

< 0,05

135,5

1435

442,85

< 0,05

0,18

0,054

< 0,05

Giá trị bình thường

3


0,2

Từ kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy 3 chỉ số: Số lượng tế bào CD 4 và tỉ lệ CD4/CD8
giảm và số lượng tế bào CD8 tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân HIV. Kết quả thu được
cũng phù hợp với một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước [2] và nhận xét của
tác giả này là: Ở giai đoạn sớm (mới nhiễm HIV), số lượng tế bào CD 4 giảm nhưng CD8 tăng
cao, nhưng khi tình trạng của người bệnh nặng dần lên thì sự giảm sút cả hai quần thể tế bào
lympho T xảy ra song song với nhau.
4. Kết luận
Từ nghiên cứu 104 bệnh nhân có xét nghiệm HIV dương tính đến khám và chữa bệnh tại
Bệnh viện T-M-H Trung ương, chúng tôi thấy:
- Hầu hết đối tượng nghiên cứu là nam giới (85,55%); có độ tuổi trung bình là 27,52
5,28; lứa tuổi 16 đến 30 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (69,23%).
- Các đối tượng nghiên cứu đa dạng về nghề nghiệp; nhóm người ở nhà lao động tự do,
công nhân và làm ruộng chiếm tỉ lệ cao hơn cả.
- Các đối tượng nghiên cứu đến từ 20 tỉnh thành của miền Bắc trong đó Hà Nội và Quảng
Ninh là 2 nơi có tỉ lệ bệnh nhân HIV khám chuyên khoa tại Bệnh viện TMH TW nhiều nhất.
- Tiêm chích ma tuý là hành vi nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất (79,04%). Bệnh nhân có
bệnh lý tai mũi họng như viêm loét họng, hạch cổ, áp xe hạch chiếm tỉ lệ hàng đầu.
- Sự thay đổi về chỉ số hóa sinh ở người nhiễm HIV có đặc điểm: albumin huyết thanh
giảm, globulin tăng, tỉ lệ A/G cũng giảm.
- Sự thay đổi về chỉ số huyết học: có 3 bệnh nhân có tình trạng giảm cả 3 dòng hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu trong máu ngoại vi. Và 22,7% bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu vừa và nhẹ;
6% bệnh nhân có giảm bạch cầu, cá biệt có 1 trường hợp bạch cầu chỉ còn 1,6G/l.
- Sự thay đổi về chỉ số miễn dịch ở người nhiễm HIV có đặc điểm: số lượng tế bào CD 4
giảm, CD8 tăng và tỉ lệ CD4/CD8 giảm.
- Các xét nghiệm: công thức máu, albumin, globulin, tỉ lệA/G, số lượng tế bào CD4, CD8, tỉ lệ
CD4/CD8 là những xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh nhân HIV
Summary


5


Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009

Y – Dược học

The HIV infection state on E.N.T. patients Some biochemical,
hematological, immunological parameters of HIV patients
104 patients with HIV (+) admitted to National Hospital of Otorhinolaryngology were
examined specialy in E.N.T. and investigated to determine the changes in some biochemical and
immunohematological parameters in blood (urea, glucose, total protein, albumin, globulin, A/G,
GOT, GPT, RBC – amount WBC-amount, platelet amount, haemoglobin, blood group, CD 4 and
CD8, T-lymphocyte, CD4/CD8 ratio).
The results have shown that in the study group:
- Albumin level, A/G ratio severely decreased, globulin level increased.
- RBC-amount, WBC amount, Platelet amount decreased in 3 HIV-patients.
22,7% of the patients have suffered from average and light anaemia.
6% of the patients have shown that their WBC – amount decreased.
- CD4 cell amount, CD4/CD8 ratio decreased and CD8 cell amount increased in 6 HIV
patients. Biochemical tests (such as albumin, globulin, A/G) and hematological tests (such as
blood formula) and immunological tests (such as CD4, CD8, CD4/CD8) are necessary to diagnose
and observe the process of HIV patient’s treatment.

Tài liệu tham khảo
[1]. “Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS của Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế”, ngày 31/3/2003.
[2]. Bùi Thị An (2000) "Một vài nhận xét về các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện từ 1996
đến 1999 tại Viện Da liễu", Công trình nghiên cứu khoa học 1999-2000, Nhà xuất bản Y học.
[3]. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Chí Phi, Nguyễn Ngọc Lanh, Đào Văn Phan, Lê Ngọc Yến
(1995) "Nhiễm HIV/AIDS – Y học cơ sở, Lâm sàng và phòng chống", Nhà xuất bản Y học.

[4]. Đào Huyền Quyên, Hà Thị Trúc, Nguyễn Chí Phi, Lê Đăng Hà (2004) "Một số đặc điểm hóa
sinh và miễn dịch của người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai",
Hội nghị khoa học Hóa Sinh Y Dược năm 2004, Hà Nội tháng 8/2004.
[5]. Vũ Đình Vinh (1996), Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm hóa sinh, NXB Y học.

6



×