Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá tác dụng của thuốc xịt thông xoang nam dược trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân viêm mũi xoang cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.67 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THUỐC XỊT
THÔNG XOANG NAM DƯỢC TRONG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG CẤP
Nguyễn Thị Thanh Vân1, Đỗ Thị Phương1, Mai Thị Đào2
1

Trường Đại học Y Hà Nội, 2Trường Đại học Y Thái Bình

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi xoang cấp của thuốc xịt Thông xoang
Nam dược và khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc xịt trên lâm sàng và cận lâm sàng. Sau 10
ngày điều trị, các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh viêm mũi xoang cấp đều được cải thiện rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tốt đạt 40%, khá đạt 20%, trung bình đạt 33,33%, kém đạt 6,67%, mức cải
thiện tương đương với nhóm chứng. Chưa phát hiện thấy các tác dụng không muốn trên cận lâm sàng trong
10 ngày điều trị, ghi nhận duy nhất 1 trường hợp bị kích ứng sau khi xịt thuốc, nhưng triệu chứng này hết
sau khi ngừng thuốc.
Từ khóa: Thuốc xịt Thông xoang Nam dược, Viêm mũi xoang cấp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
[4; 5]. Theo Y học cổ truyền, viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang cấp là tình trạng viêm
niêm mạc xoang lần đầu mà trước đó niêm
mạc xoang vẫn hoàn toàn bình thường. Tuy
không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng
viêm mũi xoang cấp là một vấn đề sức khoẻ

cấp thuộc chứng Tỵ uyên, với nhiều phương
pháp điều trị khác nhau đã mang lại những
hiệu quả nhất định: như phương pháp dùng
thuốc cũng như phương pháp không dùng


thuốc [6; 7].

cộng đồng lớn ở nhiều khía cạnh khác nhau,
bệnh gây giảm chất lượng cuộc sống, giảm
năng suất lao động và giảm khả năng học tập.
Không điều trị tốt viêm mũi xoang cấp có thể
tiến triển thành viêm xoang mạn. Hơn nữa,
viêm mũi xoang cấp có thể là khởi nguồn của

Đặc biệt, ngày nay với sự kết hợp điều trị
giữa Y học hiện đại với Y học cổ truyền đã
mang lại những bước tiến triển mới về hiệu
quả điều trị. Mặt khác khoa học ngày càng
phát triển nên nhiều vị thuốc cũng như bài

nhiều chứng bệnh trầm trọng khác do biến

thuốc đã được sản xuất thành dạng sử dụng

chứng như viêm phổi, viêm phế quản cấp

tiện lợi hơn mà vẫn giữ nguyên được tác

viêm tai giữa cấp, viêm kết mạc, áp xe ổ mắt,

dụng, đem lại những hiệu quả mới trong điều

thậm chí viêm màng não, áp xe não [1; 2; 3].

trị nhiều bệnh đặc biệt là bệnh viêm mũi


Theo nghiên cứu năm 2001, ở Pháp có 7%

xoang cấp.

lượng kháng sinh được kê đơn để điều trị

Chế phẩm thuốc xịt Thông xoang Nam

viêm mũi xoang cấp có nhiễm khuẩn; ở Anh

dược của Công ty Nam dược được sản xuất

chi 10 tỷ bảng cho điều trị viêm mũi xoang cấp

từ các vị thuốc Tân di, Bạc hà, Khương hoàng
và Long não. Theo Y học cổ truyền, bài thuốc

Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Vân – Khoa Y học cổ
truyền – Trường Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 28/7/2016
Ngày được chấp thuận: 08/10/2016

TCNCYH 103 (5) - 2016

có tác dụng khu phong, thanh nhiệt, tuyên
phế, thông tỵ [8; 9]. Hơn nữa, bài thuốc đã
được chứng minh trên thực nghiệm về độc
tính cấp, độc tính bán trường diễn, phản ứng


71


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn

kích ứng niêm mạc cho thấy thuốc có tính an
toàn cao. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng
chống viêm cấp tính, mạn tính và đã được
thăm dò trên số nhỏ bệnh nhân viêm mũi

của thuốc xịt trên lâm sàng, cận lâm sàng.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

xoang cấp và hiệu quả điều trị. Vì vậy, nghiên

1. Chất liệu nghiên cứu

cứu này được tiến hành với mục tiêu:

- Thuốc xịt Thông xoang Nam dược do

1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của

Công ty cổ phần Nam Dược sản xuất, thuốc

thuốc xịt Thông xoang Nam dược trên bệnh


đạt tiêu chuẩn cơ sở. Thuốc gồm các thành

nhân viêm mũi xoang cấp.

phần sau [8; 9]:

Vị thuốc

Tác dụng

Tân di

Bạc hà

Khương hoàng

Long não
Cả bài thuốc

Y học cổ truyền
Thông tỵ khiếu, tuyên tán phong
hàn, chữa đau đầu
Phát tán phong nhiệt, làm mọc
ban chẩn

Hành huyết khứ ứ, hành khí giải
uất, thông kinh lạc

Hạ sốt, chống viêm


Thông mật, sát trùng, diệt
nấm, tính kháng sinh, sinh
cơ, giảm phù nề, cầm máu,
Sát trùng

Khu phong, thanh nhiệt, tuyên phế

Chống viêm, giảm phù nề, co

thông tỵ

mạch tại chỗ, sát trùng

- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
+ Y học hiện đại: bệnh nhân được chẩn
đoán xác định là viêm mũi xoang cấp theo y
học hiện đại: Triệu chứng cơ năng: đau nhức
vùng mặt, chảy nước mũi, ngạt tắc mũi, giảm
ngửi; Triệu chứng thực thể: sưng nề vùng má,
ấn có điểm đau trên mặt tương ứng xoang
viêm, nội soi: niêm mạc mũi sung huyết đỏ,
mủ ở khe giữa, khe trên.
+ Theo y học cổ truyền: chứng Tỵ uyên thể

72

Chống viêm, co mạch tại chỗ

Thông khiếu, sát trùng


2. Đối tượng

Phong hàn và Phong nhiệt.

Y học hiện đại

+ Tự nguyện tham gia nghiên cứu và tuân
thủ đúng liệu trình điều trị, không dùng
phương pháp điều trị nào khác trong quá trình
nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: bệnh
nhân < 16 tuổi, không tuân thủ quy trình điều
trị; Bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần
nào của thuốc; Bệnh nhân mắc một số bệnh
mạn tính khác: tăng huyết áp, tim mạch, đái
tháo đường, bệnh gan, bệnh thận; Bệnh
nhân bị viêm mũi xoang cấp có biến chứng
viêm tai giữa, polip mũi xoang, viêm mũi
xoang cấp do răng.
TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3. Phương pháp
- Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm
sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, có đối
chứng.
- Cỡ mẫu: 60 bệnh nhân được chia làm 2
nhóm theo phương pháp chọn mẫu có chủ
đích, cho đến khi mỗi nhóm được 30 bệnh

nhân.
+ Nhóm chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng
kháng sinh, giảm phù nề, co mạch tại chỗ.

+ Liệu trình điều trị liên tục 10 ngày cho cả
2 nhóm.
+ Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và tác
dụng không mong muốn trước và sau điều trị.
+ Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa
2 nhóm.
- Chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu theo dõi trên lâm sàng
- Các triệu chứng cơ năng: đau vùng
xoang tương ứng, ngạt mũi, chảy nước mũi;

+ Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị

Các triệu chứng thực thể: Tình trạng niêm

bằng kháng sinh, giảm phù nề, Thuốc xịt

mạc mũi, tình trạng cuốn mũi, dịch tiết. Các chỉ

Thông xoang Nam dược.

tiêu lâm sàng được theo dõi và đánh giá tại 2 thời

- Tiến hành nghiên cứu

điểm D0 và D10.


+ Bệnh nhân được sắp xếp vào 2 nhóm

- Các tác dụng không mong muốn: rối loạn

nghiên cứu và nhóm chứng theo phương

tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, khô họng, nổi ban,

pháp ghép cặp, đảm bảo đảm bảo sự tương

kích ứng, ngứa được theo dõi hàng ngày và

đồng về tuổi, thời gian mắc bệnh và mức độ

ghi chép cụ thể thời gian xuất hiện, mức độ và

bệnh.

diễn biến.

+ Áp dụng phương pháp điều trị với từng
nhóm.
* Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân:
Cephalexin 500 mg, ngày uống 4 viên chia 2
lần; Alphachymotrypsin 4200 đơn vị USP,
ngày uống 4 viên chia 2 lần; thuốc xịt Thông
xoang Nam dược, xịt mỗi bên mũi 1 nhát/lần,
ngày 3 lần.


Các chỉ tiêu theo dõi trên cận lâm sàng
- Công thức máu, máu lắng, sinh hóa máu:
enzym gan (ALT, AST), chức năng thận (ure,
creatinin).
- Nội soi tai mũi họng
Các xét nghiệm được làm ở 2 thời điểm
trước điều trị (D0) và sau điều trị 10 ngày
(D10).

* Nhóm chứng: 30 bệnh nhân, dùng:
Cephalexin 500mg, ngày uống 4 viên chia 2

4. Đánh giá kết quả

lần; Alphachymotrypsin 4200 đơn vị USP,

- Loại tốt: các triệu chứng lâm sàng hết;

ngày uống 4 viên chia 2 lần; Loratadine 10mg

Nội soi: niêm mạc hồng, cuốn mũi không phù

ngày uống 2 viên chia 2 lần; Otrivin 10ml x 1lọ

nề, khe và sàn mũi sạch

xịt mỗi bên mũi 1 nhát/lần x 3 lần/ ngày.

- Loại khá: các triệu chứng lâm sàng giảm


Điều trị viêm mũi xoang cấp theo phác đồ

từ 70% trở lên; nội soi: niêm mạc và cuốn mũi

được thống nhất giữa Bệnh viện Đại học Y

phù nề. Cuốn dưới phù nề, vẫn nhìn thấy

Thái Bình và Bệnh viện Đa khoa Y học cổ

cuốn giữa, khe và sàn mũi có ít dịch xuất tiết

truyền Hà Nội.

nhầy trắng.

TCNCYH 103 (5) - 2016

73


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Loại trung bình: triệu chứng lâm sàng
giảm từ 30% - 70%; nội soi: niêm mạc và cuốn

6. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS
16.0.

dưới mũi phù nề, không nhìn thấy cuốn giữa,
khe và sàn mũi có dịch nhầy tích tụ.

- Loại kém: triệu chứng lâm sàng giảm
dưới 30%; nội soi: niêm mạc và cuốn dưới,

7. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng khoa học của
Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

cuốn giữa phù nề che lấp khe mũi giữa,

thông qua vào ngày 14/10/12014 theo quyết
định số 552/QĐ-BVĐKYHCT. Tất cả bệnh

các khe mũi, khe khứu và sàn mũi đều có

nhân đều được giải thích rõ về mục đích

nhiều dịch.

nghiên cứu và tự nguyện tham gia.

III. KẾT QUẢ

5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà

1. Hiệu quả về lâm sàng

Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, từ tháng
10 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.


1.1. Triệu chứng chảy nước mũi sau
điều trị

Bảng 1. Sự thay đổi triệu chứng chảy nước mũi trước – sau điều trị
Nhóm nghiên cứu (n = 30)
Mức độ

D0

Nhóm chứng (n = 30)

D10

D0

D10

pNC-C (D10)

n

%

n

%

n

%


n

%

Nặng

9

30

1

3,33

5

16,67

0

0

> 0,05

Trung bình

18

60


4

13,33

24

80

2

6,67

< 0,05

Nhẹ

3

10

11

36,67

1

3,33

13


43,33

> 0,05

Không

0

0

14

46,67

0

0

15

50

> 0,05

Tổng

30

100


30

100

30

100

30

100

p

< 0,05

< 0,05

Sau 10 ngày điều trị triệu chứng chảy mũi được cải thiện rõ ràng, số bệnh nhân có triệu chứng
ở mức độ nhẹ và không còn triệu chứng này chiếm chủ yếu, nhóm nghiên cứu 83,34% và nhóm
chứng 93,33%, sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
1.2. Triệu chứng ngạt mũi sau điều trị
Sau điều trị 10 ngày, triệu chứng ngạt mũi được cải thiện rõ rệt ở cả hai nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng. Sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 (bảng 2).

74

TCNCYH 103 (5) - 2016



TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Sự thay đổi triệu chứng ngạt mũi trước – sau điều trị

Nhóm

Nhóm nghiên cứu (n = 30)
D0

Nhóm chứng (n = 30)

D10

D0

D10

pNC-C

Mức độ
n

%

n

%

n


%

n

%

Nặng

8

26,67

1

3,33

7

23,33

0

0

Trung bình

20

66,67


4

13,33

18

60

4

13,33

Nhẹ

2

6,67

11

36,67

4

13,33

9

30


Không

0

0

14

46,67

1

3,33

17

56,67

Tổng

30

100

30

100

30


100

30

100

> 0,05

p

< 0,05

< 0,05

1.3. Triệu chứng đau vùng xoang sau điều trị
Bảng 3. Sự thay đổi triệu chứng đau vùng xoang trước – sau điều trị

Nhóm

Nhóm nghiên cứu (n = 30)
D0

Mức độ

Nhóm chứng (n = 30)

D10

D0


D10

pNC-C

n

%

n

%

n

%

n

%

Nặng

4

13,33

1

3,33


1

3,33

0

0

Trung bình

22

73,34

1

3,33

13

43,34

1

3,33

Nhẹ

1


3,33

8

26,67

13

43,33

3

10

Không

3

10

20

66,67

3

10

26


86,67

Tổng

30

100

30

100

30

100

30

100

> 0,05

p

< 0,05

< 0,05

Sau 10 ngày điều trị, triệu chứng đau vùng xoang đã giảm rõ rệt, chủ yếu bệnh nhân ở mức
độ nhẹ và không còn triệu chứng ở nhóm nghiên cứu là 93,34% và nhóm chứng là 96,67%. Sự

khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
1.4. Hình thái niêm mạc mũi sau điều trị
Tỷ lệ bệnh nhân có niêm mạc mũi trở về bình thường sau 10 ngày điều trị tăng lên 43,33% ở
nhóm nghiên cứu và 53,34% ở nhóm chứng. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có nghĩa thống kê,
p > 0,05 (bảng 4).

TCNCYH 103 (5) - 2016

75


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Sự thay đổi hình thái niêm mạc mũi trước sau điều trị
Nhóm

Nhóm nghiên cứu (n = 30)
D0

Mức độ

Nhóm chứng (n = 30)

D10

D0

pNC-C

D10


n

%

n

%

n

%

n

%

Phù nề nhiều

17

56,67

2

6,67

20

66,67


1

3,33

Phù nề nhẹ

13

43,33

15

50

10

33,33

13

43,33

Bình thường

0

0

13


43,33

0

0

16

53,34

Tổng

30

100

30

100

30

100

30

100

> 0,05


2. Hiệu quả điều trị chung
2.1. Hiệu quả điều trị chung
Bảng 5. Kết quả điều trị chung
Nhóm

Nhóm nghiên cứu (n = 30)

Nhóm chứng (n = 30)
p

Mức độ

n

%

n

%

Tốt

12

40

12

40


Khá

6

20

7

23,33

Trung bình

10

33,33

10

33,33

Kém

2

6,67

1

3,34


Tổng

30

100

30

100

> 0,05

Ở cả hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, tỷ lệ bệnh nhân các mức độ có sự tương đồng,
tổng 2 mức độ tốt và khá chiếm tỷ lệ là 60% ở nhóm nghiên cứu và 63,33% ở nhóm chứng. Hiệu
quả điều trị chung giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
2.2. Kết quả điều trị chung theo theo thể bệnh y học cổ truyền
Bảng 6. Kết quả điều trị theo thể bệnh
Nhóm nghiên cứu (n = 30)
Nhóm
Mức độ

Phong hàn
(n = 13)

Phong nhiệt
(n = 17)

Nhóm chứng (n = 30)
Phong hàn
(n = 15)


Phong nhiệt
(n = 15)

n

%

n

%

n

%

n

%

Tốt

8

61,54

4

23,53


9

60

3

20

Khá

3

23,08

3

17,65

4

26,67

3

20

Trung bình

2


15,38

8

47,06

2

13,33

8

53,33

Kém

0

0

2

11,76

0

0

1


6,67

pNC-C

> 0,05

76

TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Cả hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, hiệu quả điều trị tốt ở thể phong hàn (nhóm nghiên
cứu là 61,54% và nhóm chứng là 60%) cao hơn thể phong nhiệt (nhóm nghiên cứu là 23,53% và
nhóm chứng là 20%). Sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
3. Tác dụng không mong muốn
3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Bảng 7. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Nhóm

Nhóm nghiên cứu (n = 30)

Nhóm chứng (n = 30)

Mức độ

n

%


n

%

Khô họng

0

0

11

36,67

Ban chẩn

0

0

1

3,34

Ngứa

0

0


2

6,67

Buồn nôn, nôn

0

0

0

0

Kích ứng

1

3,33

0

0

Khô họng là triệu chứng thường gặp ở nhóm chứng chiếm 36,67%, trong khi đó nhóm nghiên
cứu lại không có triệu chứng này. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Các
tác dụng phụ khác như ban chẩn, ngứa, buồn nôn, nôn và kích ứng rất ít gặp ở cả hai nhóm. Sự
khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.

3.2. Tác dụng không mong muốn trên

cận lâm sàng

nghiên cứu chiếm 60%, nhóm chứng là
63,33%. Có được kết quả này là vì trong

Sự khác biệt giữa chức năng thận, chỉ số

thành phần của thuốc xịt có những vị thuốc có

enzym gan, số lượng bạch cầu, máu lắng

tác dụng khu phong, tuyên phế thông tỵ, thông

trước và sau điều trị ở cả nhóm nghiên cứu

kinh hoạt lạc qua đó có tác dụng chống viêm,

và nhóm chứng không có ý nghĩa thống kê,

sát trùng, co mạch, giảm phù nề có hiệu quả

p > 0,05.

tương đương với kháng histamin (Loratadin)
kết hợp co mạch (Otrivin).

IV. BÀN LUẬN

Theo y học cổ truyền, ở nhóm nghiên cứu


Bệnh viêm mũi xoang cấp với triệu chứng

và nhóm chứng, thể Phong hàn có kết quả

hay gặp nhất là chảy nước mũi, ngạt mũi và

khả quan hơn thể Phong nhiệt. Điều này là do

đau vùng xoang, sau điều trị các triệu chứng

bài thuốc Thông xoang Nam dược có 4 vị thuốc

này đều cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, trên hình

thì trong đó có tới 3 vị thuốc là Tân di, Khương

ảnh nội soi mũi họng cũng cho thấy hình thái

hoàng, Long não đều có vị cay, tính ấm có tác

niêm mạc mũi đạt kết quả khả quan. Kết quả

dụng phát tán phong hàn nên hiệu quả điều trị

chung sau khi điều trị, tỷ lệ tốt và khá ở nhóm

thể Phong hàn tốt hơn thể Phong nhiệt.

TCNCYH 103 (5) - 2016


77


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Trong 30 bệnh nhân điều trị ở nhóm

- Trên lâm sàng chỉ có 1 trường hợp duy

nghiên cứu, chỉ có duy nhất 1 trường hợp sau

nhất ở nhóm nghiên cứu có biểu hiện kích ứng

5 ngày sử dụng thuốc thấy hiện tượng kích

sau khi dùng Thông xoang Nam dược, nhưng

ứng, biểu hiện chảy mũi, ngạt mũi, đau vùng

triệu chứng này hết sau khi ngừng thuốc. Trên

xoang tiến triển nặng hơn, nhưng sau khi

cận lâm sàng, thuốc xịt không làm thay đổi

ngừng sử dụng thuốc thì các triệu chứng kích

công thức máu, máu lắng, chức năng thận,

ứng giảm nhanh chóng và hết hoàn toàn sau


enzym gan của bệnh nhân.

1 ngày ngừng thuốc. Theo chúng tôi, có thể

Lời cảm ơn

đó là do bệnh nhân bị kích ứng với một thành
phần nào đó của thuốc xịt. Còn ở nhóm

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh

chứng, các triệu chứng không mong muốn

viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội - Bệnh

xuất hiện khá cao, tới 36,67% bệnh nhân bị

viện Đại học Y Thái Bình đã giúp đỡ chúng tôi

khô họng, 6,67% bệnh nhân bị ngứa và 3,34%

trong quá trìn nghiên cứu.

có ban chẩn. Các triệu chứng này là do thuốc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Loratadin và Otrivin gây nên. Điều này khiến
người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất
lượng điều trị.

Vậy, sử dụng thuốc Thông xoang Nam
dược có độ an toàn hơn mà hiệu quả lại
tương đương với kháng histamin (Loratadin)
kết hợp với co mạch (Otrivin). Sự khác biệt
giữa chức năng thận, chỉ số men gan, công
thức máu, máu lắng trước và sau điều trị ở cả

1. Bộ Y tế (2012). Tai mũi họng. Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam, 64 - 72.
2. Ngô Ngọc Liễn (2016). Bệnh học Tai
mũi họng. Nhà xuất bản Y học, 207 - 208.
3. Aring AM, Chan MM (2016). Current
Concepts in Adult Acute Rhinosinusitis. Am
Fam Physician, 94(2), 97 - 105.

nhóm nghiên cứu và nhóm chứng không có ý

4. Groupe d’Edute des Sinisites Imfec-

nghĩa thống kê. Vậy Thông xoang Nam dược

tieuses. Rhiol Suppl (2001). Current approa-

không làm ảnh hưởng đến chức năng thận,
enzym gan, công thức máu, máu lắng. Việc
sử dụng thuốc xịt thông xoang Nam dược là
an toàn với sức khỏe người bệnh.

ches to communnity – acquiredn acute maxillary rhinosinusitis or sinusitis in France and
literature review, 17, 1 - 38.

5. Osguthorpe JD, Hadley JA. Med clin
North Am (1999). Rhinosinustis, Current con-

V. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu thu được cho phép
đưa ra một số kết luận sau:
- Thuốc xịt Thông xoang Nam dược kết
hợp với kháng sinh (Cefalexin), giảm phù nề

cepts in evaluation and management. 83(1),
27 - 41.
6. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại
học Y Hà Nội (2009). Bài giảng ngũ quan.
Nhà xuất bản Y học, 75.

(Alphachymotrypsin) có tác dụng tốt trong điều

7. Trần Văn Bản (2013). Bệnh học ngũ

trị bệnh nhân viêm mũi xoang cấp: Các triệu

quan Đông y, Trung ương hội Đông y Việt

chứng cơ năng và thực thể đều được cải thiện

Nam, 105 - 124.

rõ rệt.
78


8. Bộ Y tế (2009). Dược học cổ truyền.
TCNCYH 103 (5) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Nhà xuất bản Y học, 39 - 40, 42, 106 - 107,
244.

9. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Thời đại,
242, 527, 612.

Summary
THE EFFECT OF THONG XOANG NAM DUOC SPRAY IN SUPPORTIVE
TREATMENT OF ACUTE RHINOSINUSITIS
This research was conducted to evaluate the supportive effects in treating acute rhinosinusitis
of ’Thong xoang Nam Duoc’ spray and monitor the adverse side effects of the spray in clinical
practice and laboratory tests. After 10 days of treatment, the signs and symptoms of acute rhinosinusitis both improved remarkably. The results indicated that 40% of the patients had good results,
20% m.oderate, 33.33% average, 6.67% bad; similar to control group. No adverse side effects in
laboratory tests were observed in 10 days of treatment; only one case had skin allergic reaction
but this stopped immediately after not using the drug.
Keywords: Thong xoang Nam Duoc spray, acute rhinosinusitis

TCNCYH 103 (5) - 2016

79




×