Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng sau ghép thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.65 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
GÂY NHIỄM TRÙNG SAU GHÉP THẬN
Bùi Văn Mạnh*; Đỗ Quyết**; Bùi Thanh Tiến*
TÓM TẮT
Nghiên cứu trên 180 bệnh nhân (BN) ghép thận điều trị tại Bệnh viÖn 103 trong năm đầu sau
ghép (116 BN ghép thận từ người hiến thận sống, 64 BN ghép thận từ người hiến thận chết não).
Kết quả cho thấy: tỷ lệ BN bị nhiễm trùng trong năm đầu sau ghép khá cao (51,6%). Nhiễm trùng
thường gặp sau ghép thận gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu (15,6%), viêm gan virut B và C (8,3%).
Bệnh do CMV gặp với tỷ lệ thấp hơn (6,7%) nhưng diễn biến rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. 5/8 BN
(62,5%) tử vong có liên quan đến nhiễm trùng. Nhóm BN có thải ghép cấp nguy cơ nhiễm trùng cao
hơn nhóm không bị thải ghép cấp. Nhóm BN bị thải ghép cấp đã điều trị chống thải ghép, nguy cơ
mắc bệnh do CMV cao so với nhóm không bị thải ghép cấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về
nguy cơ nhiễm trùng giữa nhóm BN dùng tacrolimus và cyclosporin A.
* Từ khóa: Ghép thận; Nhiễm trùng sau ghép; Yếu tố nguy cơ.

CLINICAL CHARACTERISTICS AND RISK FACTORS OF INFECTION
IN KIDNEY TRANSPLANT RECIPIENTS
SUMMARY
We have conducted the study on 180 kidney transplant recipients, followed-up in the first year
post-transplantation in 103 Hospital, the results showed: the infection rate in the first year was
51.6%. The common infections were: UTI (15.6%), HBV and HCV (8.3%). The rate of CMV disease
was lower, however the condition was more severe with high mortality rate. There were 62.5% of
died patients regarded to infections. There were higher risk for infection in the group of patients who
experienced acute rejection episodes in comparision with group without acute rejection. Similarly, the
group of patients who experienced acute rejection there was higher rick suffered from CMV disease.
There was no significant difference between groups using of cyclosporin A or tacrolimus in term of
infection risks.
* Key words: Kidney transplant; Post-transplant infection; Risk factors.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là biện pháp tối ưu để điều trị
BN suy thận mạn giai đoạn cuối. Nhiễm
trùng sau ghép thận thường do nhiều yếu
tố: phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ nhiễm
trùng trong và sau phẫu thuật, sử dụng
thuốc ức chế miễn dịch liều cao và kéo dài…
Do vậy, nhiễm trùng sau ghép thận có
những đặc điểm riêng về yếu tố nguy cơ,

tiến triển, tiên lượng… đòi hỏi có sự hiểu
biết và can thiệp phù hợp mới có thể cứu
được BN, đồng thời bảo toàn được chức
năng thận ghép. Trong nhiều thập kỷ trước,
nhiễm trùng luôn là nguyên nhân quan
trọng gây tử vong ở BN sau ghép thận.

* Bệnh viện 103
** Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Bùi Văn Mạnh ()
Ngày nhận bài: 6/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 12/12/2013

79


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
Tuy vậy, những năm gần đây, tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong của BN ghép thận đã
giảm đáng kể do tiến bộ trong quản lý, dự

phòng, chẩn đoán và điều trị BN sau ghép.
Việc đánh giá đặc điểm lâm sàng cũng như
yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng góp phần
n©ng cao hiệu quả điều trị BN suy thận
m¹n. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm:
- Khảo sát đặc điểm, thời gian mắc một
số loại nhiễm trùng thường gặp trong năm
đầu ở BN sau ghép thận.
- Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên
quan đến nhiễm trùng sau ghép.

- BN ghép thận từ người hiến sống được
điều trị dự phòng nhiễm PCP bằng TMPSMZ 480 mg/cách ngày trong 3 tháng.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng,
thời gian mắc đợt nhiễm trùng sau ghép:
viêm phổi, viêm gan virut B, C, zona, bệnh
do CMV, thủy đậu, lao, nhiễm trùng tiết
niệu, nhiễm trùng vết mổ, áp xe não, áp xe
vùng mổ…

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
180 BN ghép thận, được theo dõi và
điều trị sau ghép tại Bệnh viện 103 (116 BN
ghép thận từ người sống và 64 BN ghép
thận từ người chết não).

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Thu thập số liệu từ các nguồn: bệnh án
trước ghép, tóm tắt chuyển cơ sở điều trị,
bệnh án điều trị nội trú và ngoại trú sau
ghép thận.
* Tiêu chuẩn chọn, loại trừ BN:
- Tiêu chuẩn chọn:
+ Được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện
103.
+ Có đủ các dữ liệu phục vụ nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN bỏ theo dõi,
không thu thập đủ thông tin theo yêu cầu
nghiên cứu.
* Phương pháp điều trị BN sau ghép:
- BN được sử dụng thuốc chống thải
ghép theo phác đồ: cyclosporin A/prograf +
cellcept/imural + corticoid.
- Tất cả BN không được điều trị dự
phòng chống virut CMV.

- Khi có đợt thải ghép cấp, điều trị bằng
corticoid liều cao theo phác đồ của Bộ Y tế.
- BN nhận thận từ người sống không
cùng huyết thống và chết não tại Bệnh viện
103 được dùng basiliximab 20 mg/ngày vào
ngày mổ và ngày thứ 4 sau mổ.
* Các thông số nghiên cứu:
- Tuổi, giới, quan hệ người nhận - người
hiến thận.


- Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm
trùng: nguồn thận ghép, nguyên nhân gây
suy thận, loại thuốc ức chế miễn dịch, đợt
thải ghép cấp…
- Tử vong có liên quan đến nhiễm trùng.
* Các tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá.
- Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu:
hội chứng bàng quang (+); sốt; cấy khuẩn
nước tiểu dương tính; nitrite nước tiểu (+);
nước tiểu có tế bào mủ hoặc cặn Addis số
lượng bạch cầu > 5.000 tế bào/phút. Có thể
nhiễm trùng đường tiết niệu không triệu
chứng: cấy khuẩn (+) nhưng không có triệu
chứng lâm sàng.
- Chẩn đoán đã nhiễm CMV/EBV: chỉ có
CMV-IgG (+); CMV-IgM (-); không có triệu
chứng lâm sàng của bệnh do CMV.

81


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
- Chẩn đoán bệnh do CMV: sốt/sốt kéo
dài; CMV-IgG (+) và/hoặc CMV-IgM (+);
ADN-PCR máu, nước tiểu, dịch rửa phế
quản (+); có triệu chứng lâm sàng tương
ứng do CMV gây ra tại các cơ quan; sinh
thiết có thể vùi trong tế bào của tổ chức sinh
thiết; điều trị kháng virut (val/galciclovir) có
đáp ứng.

- Chẩn đoán viêm phổi: sốt, ho và khạc
đờm, ran ẩm, ran nổ (+); X quang phổi có
hình ảnh tổn thương viêm nhu mô.
- Lao hạch: tổn thương hạch bạch huyết,
hạch to dần; có thể không đau hoặc có
sưng, nóng, đỏ, đau ở giai đoạn sau;
thường sốt về chiều; tổn thương dạng bã
đậu, có tế bào Langhans; AFB có thể (+),
BK (+) hoặc PCR lao (+); MGIT, Batek (+),
điều trị thuốc chống lao có hiệu quả; hình
ảnh X quang có tổn thương gợi ý.

- Chẩn đoán áp xe não: chẩn đoán bằng
lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính
- Chẩn đoán HBV cấp sau ghép: HBsAg
(+) và/hoặc anti-HBc-IgM (+) sau ghép; tăng
enzym gan  2 lần giới hạn bình thường.
Chẩn đoán HBV mạn: HBsAg (+) quá 6
tháng; không có triệu chứng lâm sàng;
enzym gan bình thường.
- Chẩn đoán HCV cấp sau ghép: antiHCV (+) và/hoặc HCV-ARN (+) sau ghép;
tăng enzym gan  2 lần giới hạn bình
thường. Chẩn đoán HCV mạn: anti-HCV (+)
quá 6 tháng; không có triệu chứng lâm
sàng; enzym gan bình thường.
- Chẩn đoán herpes, zona theo tổn
thương kinh điển trên da, niêm mạc.
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống
kê y học.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tuổi, giới tại thời điểm nghiên cứu.
GIỚI

TUỔI (n¨m)
NHÓM

Thấp nhất

Cao nhất

X  SD

Nam (%)

Nữ (%)

Ghép từ người chết não

20

60

33,9  10,9

*

40 (62,5)

24 (37,5)


Ghép từ người sống

14

65

36,7  11,3

*

83 (71,6)

33 (28,4)

(*p > 0,05)
Độ tuổi trung bình của người nhận còn khá trẻ, nam nhiều hơn nữ ở cả 2 nhóm.
* Thuốc ức chế miễn dịch sử dụng trong năm đầu sau ghép:
Cyclosporin A: 150/180 BN (83,33%); prograf: 30/180 BN (16,67%); cellcept: 170/180
BN (94,44%); azathioprine: 10/180 BN (05,56%); corticoid, 180/180 BN (100%);
basiliximab: 47/180 BN (26,11%).
Bảng 2: Các loại nhiễm trùng gặp sau ghép trong năm đầu.

LOẠI NHIỄM TRÙNG SAU
GHÉP

TỔNG (%)

Nhiễm trùng tiết niệu
Viêm gan virut B, C


GHÉP TỪ NGƯỜI
SỐNG (n = 116)

GHÉP TỪ NGƯỜI
CHẾT NÃO (n = 64)

p

n

Tỷ lệ (%)

n

Tỷ lệ (%)

28 (15,6)

13

11,2

15

23,4

< 0,05

15 (8,3)


3

2,6

12

18,8

< 0,001

82


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)


Bệnh do CMV

12 (6,7)

7

6,0

5

7,8

> 0,05

Lao cơ quan

8 (4,4)

5

4,3

3

4,7

> 0,05

Viêm phổi-phế quản


10 (5,6)

4

3,5

6

9,4

> 0,05

Zona thần kinh liên sườn

10 (5,6)

4

3,5

6

9,4

> 0,05

Thủy đậu nặng

4 (2,2)


2

1,7

2

3,1

-

Nhiễm trùng da lâu liền

3 (1,7)

1

0,9

2

3,1

-

Áp xe tiểu não

2 (1,1)

1


0,9

1

0,2

-

Nhiễm nấm đa cơ quan

1 (0,6)

0

0

1

0,2

-

93 (51,6)

40

34,6

53


80,1

< 0,05

Tổng số

Nhiễm trùng gặp nhiều nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm gan virut (B, C),
bệnh CMV và lao các cơ quan (phổi, màng phổi, thanh quản, hạch lympho). Tỷ lệ BN bị
nhiễm trùng ở nhóm ghép từ người chết não cao hơn (p < 0,05).
Bảng 3: Thời gian mắc nhiễm trùng trong năm đầu sau ghép.
LOẠI NHIỄM TRÙNG

THÁNG ĐẦU

1 - 6 THÁNG

> 6 THÁNG

TỔNG SỐ

Nhiễm trùng đường tiết niệu

13

9

6

28


Viêm gan virut (HBV, HCV)

1

9

3

15

Bệnh do CMV

0

8

4

12

Lao các cơ quan

0

2

6

8


Viêm phổi-phế quản

3

3

4

10

Zona thần kinh liên sườn

2

7

1

10

Thủy đậu nặng

0

3

1

4


Nhiễm trùng da lâu liền

1

0

2

3

Áp xe tiểu não

0

1

0

2

Nhiễm nấm đa cơ quan

0

0

1

1


Tổng số BN

93

Nhiễm trùng gặp rải rác ở các thời điểm sau ghép, nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu,
nhiễm trùng vết mổ chủ yếu gặp ở tháng đầu, viêm gan virut thường xảy ra muộn hơn sau
6 tháng.
83


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
Bảng 4: Liên quan giữa đợt thải ghép cấp với các đợt nhiễm trùng.
NHIỄM TRÙNG



KHÔNG

p

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Có (n = 21)


21

100

0

0

Không (n = 159)

72

45,3

87

54,7

THẢI GHÉP CẤP

p < 0,001
RR = 2,21
(1,86 - 2,61)

BN có thải ghép cấp nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với nhóm không bị thải ghép cấp
(RR = 2,21; p < 0,001).
Bảng 5: Liên quan giữa đợt thải ghép cấp với nhiễm CMV.
THẢI GHÉP CẤP




n

MẮC CMV

KHÔNG

Tỷ lệ %

n

p

Tỷ lệ %

p < 0,01
RR = 5,82

Có (n = 7)

4

57,1

3

42,9

Không (n = 173)


17

9,8

156

90,2

(2,67 - 12,74)

BN thải ghép cấp có nguy cơ nhiễm trùng CMV sau đợt điều trị thải ghép cấp cao hơn
rõ rệt so với nhóm không bị thải ghép cấp (RR = 5,82; p < 0,01).
Bảng 6: Liên quan giữa loại thuốc chống thải ghép với nhiễm trùng.
THẢI GHÉP CẤP



Tacrolimus (n = 30)

p

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

79


52,7

71

47,3

LOẠI THUỐC

Cyclosporin A (n = 150)

KHÔNG

14

46,7

16

53,3

p > 0,05
OR = 1,27
(0,58 - 2,78)

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng prograf
so với cyclosporin A (OR = 1,17; p > 0,05).
Bảng 7: Phân bố BN tử vong theo tình trạng nhiễm trùng (n = 13).
BN


Số BN tử vong

LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM TRÙNG

KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM TRÙNG

(n = 93)

(n = 87)

5 (5,4%)

8 (9,2%)

BÀN LUẬN
Nhiễm trùng là biến chứng hay gặp sau
ghép thận, đặc biệt ở 6 tháng đầu, liên
quan đến giảm sức đề kháng chống lại các
tác nhân gây nhiễm trùng do dùng thuốc
chống thải ghép kéo dài [3, 9]. Tác nhân
gây nhiễm trùng có thể là vi khuẩn, virut,

p
> 0,05

nấm… Có nhiều lý do khiến nhiễm trùng
sau ghép vẫn đang là thách thức rất lớn đối
với các thầy thuốc hiện nay như: triệu
chứng nhiễm trùng bị che lấp do việc sử
dụng kéo dài thuốc ức chế miễn dịch. Vì

vậy, có thể dẫn đến quá trình chẩn đoán và
điều trị nhiễm trùng bị chậm trễ, phổ nhiễm

84


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
trùng ở BN ghép thận rộng hơn so với quần
thể chung, những thuốc ức chế miễn dịch
mới làm cho biến chứng nhiễm khuẩn ở BN
ghép tạng thay đổi, ở BN ghép thận, các
loại nhiễm trùng có thể xảy ra đồng thời
hoặc liên tiếp… [3, 4].
Trong năm đầu sau ghép, 34,6% BN
ghép thận từ người hiến thận sống và
80,1% BN ghép thận từ người chết não bị
các loại nhiễm trùng khác nhau, chiếm
51,7% tổng số BN nghiên cứu (bảng 2).
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là loại nhiễm
trùng gặp với tû lệ cao nhất (15,6% tổng số
BN). Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gặp
nhiều hơn ở tháng đầu sau ghép, sau đó
giảm dần (bảng 3). Các đợt nhiễm khuẩn
đường tiết niệu thường khỏi nhanh với việc
sö dụng kháng sinh nhóm quinolone hoặc
cephalosporin đường uống. Kết quả này
phù hợp với một số nghiên cứu đã công bố
[3, 4]. Tỷ lệ BN bị nhiễm trùng tiết niệu và
viêm gan (B, C) ở nhóm ghép từ người chết
não cao hơn so với nhóm ghép từ người

hiến sống, có thể do việc chuẩn bị trước
ghép ở nhóm ghép từ người chết não chưa
tốt, điều kiện gấp gáp, mặt khác, chính
nguồn thận từ người chết não có thể có
nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn so với thận
của người sống.
Ở giai đoạn muộn hơn thường bị nhiễm
virut họ herpesviridae như thủy đậu, zona;
từ tháng thứ 3 đến hết năm đầu sau ghép
(bảng 3). Những nhiễm trùng loại này có
thể cao gấp 10 lần so với quần thể chung
[8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 2
BN bị thủy đậu nặng có tổn thương nặng
ngoài da, bội nhiễm tụ cầu vàng, tổn
thương gan, thận. BN phải sử dụng
acyclovir truyền tĩnh mạch, điều trị chống
nhiễm khuẩn và nuôi dưỡng tích cực, chăm
sóc toàn diện nên không có BN nào tử vong.

Theo nhiều nghiên cứu, nhiễm khuẩn
phổi-phế quản cũng khá phổ biến, có khi
chiếm tới 70% các loại nhiễm khuẩn ở BN
sau ghép thận [6, 7]. Viêm phổi ở BN ghép
thận thường rất nặng và tỷ lệ tử vong cao.
Những BN này có đặc điểm diễn biến bệnh
rất nhanh, suy hô hấp trong vòng vài ngày.
Triệu chứng lâm sàng như tím tái, đau
ngực, khó thở thể hiện rất rõ ràng trong khi
biểu hiện ho, sốt, khạc đờm đôi khi không
rõ. BN bị viêm phổi do CMV hoặc PCP

thường bị suy hô hấp cấp tiến triển nặng
(Acute Respiratory Distress SyndromeARDS), ưu thán nặng, X quang có hình ảnh
thâm nhiễm hoặc viêm phổi kẽ (90% thâm
nhiễm 2 phổi và tiến triển rất nhanh, 10% có
viêm phổi thùy) [5]. Nghiên cứu của chúng
tôi, 12 BN bị viêm phổi có liên quan đến
CMV, trong đó 9 BN viêm phổi nặng tiến
triển thành ARDS phải thở máy, điều trị đặc
hiệu với galciclovir truyền tĩnh mạch, hồi
sức tích cực. Một nghiên cứu trên 118 BN
ghép thận từ người sống và người chết não
theo dõi tại Bệnh viện 103 trong nhiều năm
cho thấy 8/118 BN (6,8%) bị ARDS và 5/8
BN (62,5%) đã tử vong trong vòng 2 tuần
[1]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
một số nghiên cứu khác [2, 5]. Nhiều
nghiên cứu cho thấy viêm phổi thường gặp
trong 6 tháng đầu và sau các đợt điều trị
chống thải ghép cấp, 60% không rõ nguyên
nhân, một số do vi khuẩn, virut, nấm và hay
gặp nhất là do CMV [3, 5, 7]. Tuy vậy, hiện
nay vấn đề chẩn đoán viêm phổi do PCP ở
trong nước còn gặp nhiều khó khăn, theo
kinh nghiệm của chúng tôi, kể cả khi BN đã
được chẩn đoán viêm phổi do CMV vẫn

85


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

nên cho dùng TMP-SMZ với liều 6 - 8 viên
(viên 480 mg) để không tránh bỏ sót viêm
phổi do PCP. Trên thực tế, một số BN đã
điều trị CMV bằng galciclovir đúng và đủ
liều, CMV-PCR đã âm tính nhưng BN vẫn
sốt và viêm phổi khi có chỉ định dùng TMPSMZ thấy có hiệu quả rõ rệt. Chúng tôi gặp
5 BN tử vong liên quan đến nhiễm trùng,
hầu hết là có bằng chứng nhiễm bệnh do
CMV.
Viêm gan sau ghép thận là một biến
chứng hay gặp, thường do virut viêm gan B
(20 - 45%), virut viêm gan C (7 - 60%) và có
thể làm giảm thời gian sống thêm của BN
và thận ghép [2, 4]. Chúng tôi gặp 15 BN
(8,3%) bị viêm gan B sau ghép thận từ 1
tháng - 1 năm sau ghép. Đáng chú ý là,
5/15 BN bị viêm gan B, các xét nghiệm
marker viêm gan B trước ghép đều âm tính
nhưng sau ghép vẫn có 1 BN viêm gan cấp
nặng ngay từ tháng thứ 3 sau ghép, sau đó
tử vong do suy gan cấp, 1 BN sau 4 tháng
và 3 BN sau 6 tháng. Vì các trường hợp
trên bùng phát viêm gan cấp xảy ra rất sớm
sau ghép nên để tránh âm tính giả, việc
sàng lọc viêm gan trước ghép có thể phải
làm vài lần và phải thực hiện bằng phương
pháp tin cậy (ELISA) để tránh bỏ sót các
trường hợp ở giai đoạn cửa sổ. Nghiên cứu
của nhóm tác giả tại Bệnh viện Chợ Rẫy
cho thấy tỷ lệ viêm gan B sau ghép là

5,55% [1], tương đương với kết quả của
chúng tôi.
Tìm hiểu mối liên quan giữa các đợt thải
ghép cấp với nhiễm trùng chúng tôi thấy
thải ghép cấp là yếu tố nguy cơ cao dẫn
đến nhiễm trùng. Sau các đợt điều trị thải

ghép cấp bằng ATG, corticoid liều cao BN
có thể bị nhiễm trùng, có khi rất nặng. Ở
nhóm BN có thải ghép cấp, nguy cơ nhiễm
trùng cao hơn rõ rệt so với nhóm không bị
thải ghép cấp (RR = 2,21; p < 0,001).
Tương tự, sau đợt điều trị thải ghép cấp,
nguy cơ mắc bệnh do CMV cũng rất cao so
với nhóm không bị thải ghép cấp (RR =
5,82; p < 0,01). Vì vậy, khi có đợt thải ghép
cấp, việc điều trị chống thải ghép cần được
cân nhắc kỹ càng về loại thuốc, liều lượng
và chuẩn bị tình trạng chung của BN. Điều
này phù hợp với một số nghiên cứu đã
công bố [4, 5, 9]. Chúng tôi không thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ
gây nhiễm trùng nhóm BN sử dụng
tacrolimus so với cyclosporin A (OR = 1,17;
[0,58 - 2,78]; p > 0,05).
KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ BN bị nhiễm trùng trong năm
đầu sau ghép khá cao (51,6%). Nhiễm
trùng thường gặp sau ghép thận: nhiễm
trùng đường tiết niệu (15,6%), viêm gan

virut B và C (8,3%). Bệnh do CMV gặp với
tỷ lệ thấp hơn (6,7%), nhưng diễn biến rất
nặng, tỷ lệ tử vong cao. BN tử vong có liên
quan đến nhiễm trùng chiếm 5/8 BN tử
vong (62,5%).
2. Nhóm BN bị thải ghép cấp có nguy cơ
nhiễm trùng cao hơn rõ rệt so với nhóm
không bị thải ghép cấp (RR = 2,21 [1,86 2,61]; p < 0,001). Ở nhóm BN bị thải ghép
cấp được điều trị chống thải ghép, nguy cơ
mắc bệnh do CMV cao so với nhóm không
bị thải ghép cấp (RR = 5,82 [2,67 - 12,74];
p < 0,01). Không có sự khác biệt có ý nghĩa

86


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014
thống kê về nguy cơ nhiễm trùng giữa nhóm
BN sử dụng tacrolimus so với cyclosporin A
(OR = 1,17; [0,58 - 2,78]; p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Trường, Trần Ngọc Sinh. Viêm
gan siêu vi B trên BN ghép thận tại Bệnh viện
Chợ Rẫy. Y học Việt Nam. 2009, tập 375, tr.568-576.

2. Breitenfeldt MK, Rasenack J, Berthold H et
al. Impact of hepatitis B and C on graft loss and
mortality of patients after kidney transplantation.
Clin Transplant. 2002, 16, pp.130-136.
3. Charfeddine K, Zaghden S. Infectious

complications in kidney transplant recipients: a
single-center experience. Transplant Proc. 2005,
Jul-Aug, 37 (6), pp.2823-2825.

4. Charfeddine K, Kharrat M, Yaich S. Infection
in kidney transplant recipients in Tunisia. Saudi J
Kidney Dis Transpl. 2002, Apr-Jun, 13 (2), pp.195-198.
5. Gabriel Danovitch et al. Handbook of
kidney transplantation, Third edition, Lippincott
Williams & Wilkins. 2001.
6. Hark Rim, Yeon Soon Jung. Pneumonia in
kidney transplant recipients, Abstract Book, 10th
Congress of Asean Society of Organ Transplantation.
2001, p.258.
7. Vincent Emery. Facing the facts: The indirect
effects of cytomegalovirus. Transplantation. 2007,
84 (6), pp.S7-10.
8. Vivekanand Jha, Suman Chugh. Infection
in hemodialysis and transplant patient in tropical
countries. Kidney International. 2003, 57 (74),
pp.S.85-93.

87


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014

88




×