Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn và buồn nôn của dexamethason sau phẫu thuật cắt tuyến giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.07 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÕNG NÔN VÀ BUỒN NÔN CỦA DEXAMETHASON
SAU PHẪU THUẬT CẮT TUYẾN GIÁP
Nguyễn Minh Lý*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả dự phòng nôn sau mổ cắt tuyến giáp (TG) của dexamethason.
Phương pháp: 100 bệnh nhân (BN) tuổi từ 18 - 70, ASA I, II được mổ cắt TG dưới gây mê nội
khí quản (NKQ) bằng propofol với kỹ thuật TCI nồng độ đích 3,8 - 4,0 µg/kg/ml. Chia BN làm 2
nhóm, mỗi nhóm 50 BN. Nhóm dexamethason (nhóm D) được tiêm dexamethason 8 mg trước
khi khởi mê, nhóm chứng không được tiêm dexamethason. Kết quả: nhóm D giảm tỷ lệ nôn và
buồn nôn sau mổ xuống còn 8% so với nhóm chứng 30%. Nhóm D nôn và buồn nôn chủ yếu
trong 6 giờ đầu và số lần nôn ít hơn, nhóm không dùng dexamethason nôn kéo dài với số lần
nôn nhiều, cần dùng nhiều thuốc điều trị hơn. Kết luận: dùng dexamethason 8 mg dự phòng có
tác dụng giảm tỷ lệ nôn và buồn nôn sau phẫu thuật TG.
* Từ khoá: Cắt tuyến giáp; Dexamethason; Nôn, buồn nôn; Gây mê.

Evaluate the Effectiveness of Dexamethasone for Prevention of
Post-operative Nausea and Vomiting in Patients Undergoing
Thyroidectomy
Summary
The aim of study was to evaluate the effectiveness of dexamethasone for prevention of postoperative nausea and vomiting (PONV) after thyroidectomy. Method: 100 patients ranging from
16 to 75 years old, ASA I, II (American Society of Anesthesiologist) received propofol targetcontrolled infusion anaesthesia method (TCI) with concentration plasma (Cp) 3.8 - 4.0 /ml.
These patients were randomly divided into two groups: group D received dexamethasone 8 mg
IV mg before induction and the control group did not receive dexamethasone IV. Results: PONV
decreased by 8% in group D compared to 30% in the control group. In the meantime, PONV in
group D was found within 2 - 6 hours, whereas this state stayed longer in the control group
Conclusion: Dexamethasone 8 mg significantly reduced the incidence of PONV in patients
undergoing thyroidectomy.
* Key words: Thyroidectomy; Dexamethasone; Vomiting; Nausea; Anesthesia.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau phẫu thuật cắt TG, biến chứng
nôn và buồn nôn thường chiếm tỷ lệ cao,
khoảng 60 - 80% nếu không có các
biện pháp dự phòng kịp thời. Nguyên

nhân có thể do thủ thuật này gây kích
thích dây thần kinh phế vị và kích thích
vào vùng hầu họng hoặc do tác dụng
phụ của thuốc mê và giảm đau [3, 4, 5, 7].

* Bệnh viện TWQĐ 108
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Lý ()
Ngày nhận bài: 04/11/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/12/2014
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2015

124


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật ảnh
hưởng nặng đến tâm sinh lý, làm BN hồi
phục chậm sau phẫu thuật, kéo dài thời
gian điều trị, ngoài ra có thể gây ra một số
biến chứng nguy hiểm như bục vết mổ,
mất nước và điện giải, gây nguy cơ viêm
phổi do BN hít phải dịch dạ dày (Hội
chứng Mendelson). Nhiều nghiên cứu
gần đây đã tập trung vào tìm nguyên

nhân và các biện pháp phòng ngừa giảm
nôn sau phẫu thuật TG [3, 4, 5, 7, 9].
Dexamethason là một loại corticoid được
cho là có tác dụng dự phòng nôn rất tốt
sau phẫu thuật [1, 4, 6, 8]. Tuy nhiên,
nghiên cứu về tác dụng này trên nhóm
BN mổ cắt TG còn chưa nhiều. Chính vì
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này
nhằm: Đánh giá hiệu quả dự phòng nôn
và buồn nôn của dexamethason trong
phẫu thuật cắt TG.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
100 BN mổ phiên, chia ngẫu nhiên làm
hai nhóm, mỗi nhóm 50 BN, tuổi từ 18 70, ASA I, II theo phân loại của Hiệp hội
Gây mê Hoa Kỳ (American Society of
Anesthesiologist) có chỉ định cắt gần
hoàn toàn hoặc hoàn toàn TG được gây
mê NKQ và rút NKQ ngay sau mổ.
Loại trừ những BN chống chỉ định gây
mê hoặc BN có biến chứng về gây mê
hay phẫu thuật.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, so
sánh ngẫu nhiên.
125

* Phương pháp tiến hành:
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ:

+ Máy gây mê Omedha kèm monitor
cung cấp đầy đủ và chuẩn định (Calibration)
các thông số về hô hấp. Monitor đa thông
số Phillipe.
+ Bơm tiêm kiểm soát nồng độ đích
(TCI), ống NKQ, đèn các cỡ.
+ Thuốc propofol, dexamethason,
ondansetron và thuốc men phương tiện
gây mê hồi sức khác.
- Chuẩn bị BN:
+ BN được thăm khám 1 ngày trước
mổ, kiểm tra các xét nghiệm cận lâm
sàng, đo cân nặng chiều cao, tiên lượng
đặt NKQ.
+ Khai thác tiền sử say tàu xe, rối loạn
tiền đình, có tiền sử nôn - buồn nôn sau
mổ, tính điểm yếu tố nguy cơ.
+ Tại phòng mổ, BN đều được đặt một
đường truyền tĩnh mạch ngoại vi với kim
20 G. Lắp đặt monitor theo dõi các thông
số, thở oxy 2 - 3 l/phút.
- Khởi mê và duy trì mê:
+ Nhóm dexamethason (nhóm D): tiêm
chậm các thuốc theo thứ tự sau: fentanyl
3 mcg/ml, tracium 0,5 mg/kg, propofol
được dùng với bơm tiêm TCI với nồng độ
đích trong huyết tương dao động từ 3,5 4,0 µg/ml. Sau khi đặt NKQ, tiêm chậm
dexamethason 8 mg tĩnh mạch.
+ Nhóm chứng (chứng): sử dụng thuốc
như nhóm D, chỉ khác là sau khi đặt NKQ

không được tiêm dexamethason.
- Kết thúc phẫu thuật:
+ Trước khi kết thúc phẫu thuật 30 phút,
truyền perfalgan 1 g/tĩnh mạch, ketogesic


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

30 mg. Khi BN tỉnh và hồi phục các phản
xạ, rút ống NKQ, thở oxy 2 - 3 l/phút.
+ Nếu BN nôn được dùng thêm
ondansetron 8 mg tĩnh mạch chậm, BN
nôn kéo dài nhắc lại thuốc sau 4 giờ.
* Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
- Đặc điểm của BN: tuổi, giới, chiều cao
và cân nặng.
- Yếu tố nguy cơ tính theo thang điểm
Apfel gồm 4 điểm: tiền sử say tàu xe hoặc
nôn sau mổ (1 điểm); giới nữ (1 điểm);
không hút thuốc lá (1 điểm); dùng morphin
sau mổ (1 điểm) [9].

- Thời gian phẫu thuật tính từ khi rạch
da đến mũi khâu cuối cùng.
- Thời gian gây mê tính từ khi BN mất
ý thức đến khi tỉnh táo hoàn toàn.
- Lượng propofol và fentanyl dùng
trong mổ.
- Mức độ và số lần buồn nôn, nôn theo
dõi trong 24 giờ đầu sau mổ.

- Số lần nôn phân loại theo 3 mức:
nhẹ: BN buồn nôn hoặc nôn < 2 lần/24
giờ, trung bình: 2 - 6 lần/24 giờ; nặng:
> 6 lần/24 giờ.
- Số lần phải tiêm thuốc điều trị chống
nôn ondansetron.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm của nhóm BN nghiên cứu.
nhãm BN
p

®Æc ®iÓm BN

Nhóm D (n = 50)

Nhóm chứng (n = 50)

Nam n (%)

18 (36)

16 (32)

> 0,05

Nữ n (%)

32 (64)


34 (68)

> 0,05

Tuổi (năm) X  SD

46,9  11,2

48,5  13,2

> 0,05

Chiều cao (cm) X  SD

155,2  8,2

157,6  7,8

> 0,05

Cân nặng (kg) X  SD

52,7  8,4

51,6  8,1

> 0,05

Yếu tố nguy cơ X  SD


1,9  1,2

2,0  1,3

> 0,05

Giới

Hai nhóm nghiên cứu có độ tuổi, chiều cao cân nặng, giới và yếu tố nguy cơ nôn và
buồn nôn khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 2: Thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê.
Nhãm bn

p

Thêi gian

Nhóm D (n = 50)

Nhóm chứng (n = 50)

Thời gian phẫu thuật (phút) X  SD

88,2  15,5

86,8  12,4

> 0,05

Thời gian gây mê (phút) X  SD


95 ,7  18

95, 4 ± 13,2

> 0,05

Thời gian phẫu thuật và thời gian gây mê giữa hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
126


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

Bảng 3: Lượng thuốc mê và giảm đau dùng trong mổ.
Nhãm BN

p

Thuèc dïng

Nhóm D (n = 50)

Nhóm chứng (n = 50)

Propofol (mg) X  SD

623  57,5

618  50,8


> 0,05

Fentanyl (g) X  SD

235  27,3

240  25,8

> 0,05

Lượng thuốc mê và giảm đau dùng trong mổ giữa 2 nhóm khác nhau không có
ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: Mức độ nôn và buồn nôn sau mổ.
Nhãm BN
p

Møc ®é n«n vµ buån n«n

Nhóm D (n = 50)

Nhóm chứng (n = 50)

Mức độ nhẹ (n, %)

3 (6)

11 (22)

< 0,001


Mức độ trung bình (n, %)

1 (2)

3 (6)

< 0,001

0

1 (2)

< 0,001

4 (8)

15 (30)

< 0,001

Mức độ nặng (n, %)
Tổng

BN bị nôn và buồn nôn ở nhóm chứng cao hơn nhóm dùng dexamethason trong tất
cả các thời điểm sau mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nhóm dùng dexamethason
không gặp BN nào bị nôn nặng > 6 lần/24 giờ.
Bảng 5: Số lần cần tiêm thuốc chống nôn.
Nhãm BN
p


Tiªm thuèc chèng n«n

Nhóm D (n = 50)

Nhóm chứng (n = 50)

Tiêm thuốc 1 lần

4 (8,0)

11 (22,0)

< 0,001

Tiêm thuốc 2 lần

0

4 (8,0)

< 0,001

Tiêm thuốc 3 lần

0

1 (2%)

< 0,001


Nhóm dùng dexamethason cần tiêm thuốc điều trị chống nôn ít hơn nhóm chứng có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
BÀN LUẬN
Đặc điểm của hai nhóm nghiên cứu
tương đương nhau với tỷ lệ nữ giới phải
can thiệp mổ cắt TG cao hơn nam. Thời
gian mổ, thời gian gây mê, lượng thuốc
mê và giảm đau dùng trong hai nhóm
cũng như yếu tố nguy cơ tính theo thang
điểm Apfel của hai nhóm khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (bảng 2, 3).
127

Theo Hiệp hội Gây mê Hoa Kỳ, tỷ lệ
nôn và buồn nôn sau phẫu thuật nói
chung khoảng 20 - 30%, tỷ lệ này lên đến
70 - 80% ở BN có nguy cơ cao [6]. Trong
phẫu thuật TG, tỷ lệ nôn và buồn nôn
thường rất cao. Theo Aybars Tavlan và
CS, nguy cơ nôn và buồn nôn lên đến
63 - 84% [3], của Gunn Hee Kim là 53,3%
[7], Christine F là 64% [5]. Nguyên nhân


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

của tình trạng này hiện chưa rõ. Nhiều tác
giả cho rằng do tính chất phẫu thuật kích
thích vào dây thần kinh phế vị và vùng

hầu họng, ngoài ra thuốc mê và thuốc
giảm đau cũng có tác dụng kích thích vào
thụ thể hoá học ở trung khu nôn. Do đó,
rất nhiều tác giả đã nghiên cứu tìm
nguyên nhân cũng như các phương pháp
đề phòng, điều trị giảm nôn sau phẫu
thuật TG [3, 4, 5, 7].

hơn, 11 BN (22%) phải dùng thuốc điều
trị so với 4 BN (8%) ở nhóm dùng
dexamethason và 4 BN phải tiêm nhắc lại
thuốc chống nôn lần 2; 1 BN nhắc lại lần
3 (bảng 5). Như vậy, việc phối hợp dùng
thêm dexamethason khi khởi mê góp
phần làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ nôn và
buồn nôn sau mổ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh
dexamethason có hiệu quả cao trong
phòng tránh nôn và buồn nôn sau mổ.
Chen CC và CS dùng 8 - 10 mg
dexamethason làm giảm tác dụng phụ
nôn và buồn nôn [4]. Nguyễn Văn Chừng
và CS [1] khi dùng ondansetron 4 mg phối
hợp với dexamethason 4 mg, làm giảm tỷ
lệ nôn và buồn nôn còn 8,75% so với
nhóm chứng là 47,17%. So sánh với các
loại thuốc phòng tránh nôn sau mổ,
nghiên cứu của Ho CM, Wu HL và CS
thấy dexamethason có tác dụng phòng

tránh nôn sau mổ với hiệu quả cao, giá
thành rẻ, tuy nhiên các tác giả cũng cho
rằng việc phối hợp nhiều loại thuốc sẽ
cho hiệu quả cao hơn dùng dexamethason
đơn thuần [8]. Theo hướng dẫn kiểm soát
nôn và buồn nôn sau mổ của Hiệp hội
Gây mê châu Âu [9] và Hiệp hộị Gây mê
Sản phụ khoa Canada [6], dexamethason
liều 8 - 10 mg có tác dụng phòng tránh
nôn do nó có khả năng làm tăng giải
phóng nồng độ endorphins và kích thích
ăn ngon miệng.

Hồ Văn Tuấn và CS trong một khảo
sát thấy tỷ lệ nôn và buồn nôn ở BN gây
mê NKQ là 39,3%, đặc biệt BN nữ có
nguy cơ nôn và buồn nôn cao gấp 7,2 lần
so với nam, BN có tiền sử say tàu xe có
tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ cao gấp
5,76 lần, sử dụng morphin cao gấp 3,62
lần, có tiền sử hút thuốc lá lại giảm tỷ lệ
nôn và buồn nôn sau mổ [2]. Tỷ lệ BN n÷
mổ TG cao hơn nam cũng là yếu tố góp
phần làm tăng tỷ lệ BN nôn sau mổ BN có
biểu hiện nôn hay buồn nôn trong nhóm
nghiên cứu được điều trị bằng ondansetron
8 mg tĩnh mạch chậm cho kết quả tốt. Một
số BN có biểu hiện nôn kéo dài được tiêm
nhắc lại 1 ống sau 4 giờ, tăng truyền dịch
bồi phụ nước điện giải đều hết nôn sau

24 giờ sau mổ.
KẾT LUẬN
Gây mê kết hợp với dexamethason 8
mg tiêm tĩnh mạch trước mổ làm giảm
tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ TG còn
8% so với nhóm chứng 30% khi gây mê
không dùng dexamethason. Nhóm dùng
dexamethason có nôn và buồn nôn chủ
yếu trong 6 giờ đầu và mức độ nhẹ,
nhóm không dùng dexamethason có số
lần nôn nhiều và kéo dài hơn. Như vậy,
dexamethason 8 mg có tác dụng làm giảm
đáng kể tỷ lệ nôn và buồn nôn sau phẫu
thuật TG.

Kết quả nghiên cứu bảng 4 cho thấy
tác dụng phụ nôn và buồn nôn ở nhóm
chứng gặp nhiều hơn so với nhóm được
tiêm dexamethason. Nôn và buồn nôn ở
nhóm chứng kéo dài với số lần nôn nhiều
128


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chừng, Trần Thị Ánh Hiền.
Nghiên cứu hiệu quả dự buồn nôn - nôn của
ondansetron phối hợp dexamethason sau
phẫu thuật tai mũi họng. Tạp chí Y học TP.Hồ

Chí Minh. 2011, tập 15, số 1.
2. Hồ Văn Huấn, Trần Xuân Thịnh, Hồ Khả
Cảnh. Đánh giá một số yếu tố gây nôn và
buồn nôn sau mổ ở các bệnh nhân gây mê
nội khí quản. Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh.
2010, tập 14, số 1.
3. Aybars Tavlan, Sematuncer, Alilla Erol
et al. Preventing of post-operative nausea and
vomiting after thyroidectomy. Clin Drug invest.
2006, 26(4), pp.209-214.
4. Chen CC, Siddiqui FJ, Chen TL, Chan
ES, Tam KW. Dexamethasone for prevention
of post-operative nausea and vomiting in
patients undergoing thyroidectomy: meta-ananysis
of randomized contolled trials. Journal of Surgery.
36 (1), pp.61-68.

129

5. Christine F. Dagher, Bassam Abboud,
Freda Richa et al. Effect of intravenous
crystalloid infusion on posoperative nausea
and vomiting after thyroidectomy: a prospective,
randomized, controlled study. European Journal
of Anaesthesiology. 2009, 26, pp.188-191.
6. Geoff Mc Cracken, MB; Patricia Houston,
MD; Guylaine Lefebvre MD. Guideline for the
management of post-operative nausea and
vomiting. J Obstet Gynaecol Can. 2008, 30 (7),
pp.600-607.

7. Gunn Hee Kim, Hyun Joo Ahn, Hyun-soo
Kim et al. Post-operative nasea and vomiting
after endoscopic thyroidectomy: total intravenous
vs. balanced anaesthesia. Korean J Anesthesiol.
2011, June, 60 (6), pp.416-421.
8. Ho CM, Wu HL, Ho ST, Wang JJ.
Dexamethason prevents post-operative nausea
and vomiting: benefit vesus risk. Acta Anaesthesiol
Taiwan. 2011, 49 (3), pp.100-104.
9. Tong J. Gan, MD, Tricia Mayer MS,
Christian C. Apfel, MD et al. Consensus
guidelines for managing post-operative nausea
and vomiting. Anesth Analg. 2003, 97, pp.62-71.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015

127



×