Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kiểm định các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt nội khí quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.94 KB, 5 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ CẤP
CÓ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
Vũ Anh Nhị*, Trần Thanh Hùng*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hồi sinh cao cấp bao gồm đặt nội khí quản (NKQ) thường được tiến hành ở bệnh nhân đột quỵ
cấp có biến chứng thần kinh nặng. Xác định các bệnh nhân có dự hậu xấu có thể giúp thầy thuốc và gia đình
quyết định xem có nên tiến hành các biện pháp điều trị tích cực hơn hay không.
Mục tiêu nghiên cứu: 1.Xác định tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong, nguyên nhân tử vong và các yếu tố tiên
lượng độc lập ở bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt NKQ. 2.Kiểm định độ chính xác của các yếu tố tiên lượng
độc lập tìm được.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn mẫu: bệnh nhân đột quỵ cấp điều trị tại khoa
nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy, nhập viện từ tháng 10/2004 đến tháng 2/2005. Sau khi tìm được các yếu tố
tiên lượng độc lập, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt ngang để kiểm chứng các kết quả tìm được. Số liệu
thu thập được tiến hành từ tháng 7/2011 đến tháng 8/2011. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Trong 91 bệnh nhân nghiên cứu có 63,7% trường hợp tử vong, do thần kinh chiếm 91,4%. Hai
yếu tố tiên lượng độc lập kết quả điều trị ở bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt nội khí quản là điểm hôn mê Glasgow và
phản xạ mắt búp bê dọc trước khi đặt NKQ. Hai yếu tố này có độ chính xác cao trong tiên lượng. Tỷ lệ tiên
lượng sai là 4,3%.
Kết luận: cần theo dõi sát bệnh nhân để đặt NKQ đúng thời điểm. Đối với những trường hợp nặng cần
thảo luận với gia đình bệnh nhân trước khi tiến hành đặt NKQ.
Từ khóa: đột quỵ cấp, đặt NKQ, yếu tố tiên lượng.

ABSTRACT
VERIFICATION OF PROGNOSTIC FACTORS IN ACUTE STROKE PATIENTS WITH INTUBATION
Vu Anh Nhi, Tran Thanh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 327 - 331


Background: The advance resuscitation including an intubation is often conducted in the acute stroke
patients with severe neurological complications. Identification of the patients with bad outcome can help doctors
and families decide whether to carry out the more invasive treatments or not.
Study objectives: 1. Determination of survival and mortality rate, causes of mortality and independent
prognostic factors in acute stroke patients with intubation. 2. Testing the accuracy of these prognostic factors.
Subjects and Methods: Sampling: The acute stroke patients who were treated in neurology department at
Cho Ray hospital from October 2004 to February 2005 and intubated during hospitalization. After finding the
independent prognostic factors, we conducted a cross-sectional study to verify these findings. Data collection was
conducted from July 2011 to August 2011.
Study design: cross-sectional study.
* Bộ môn Thần kinh, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc BS Trần Thanh Hùng, ĐT: 01238427942, Email:

Chuyên Đề Nội Khoa I

327


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Results: In 91 patients, 63.7% died, in which, 91.4% due to a severe brain damage. Two independent
prognostic factors of treatment outcome are Glasgow coma score and vertical eye doll reflex at the moment before
intubation. These two factors are highly accurate in prognosis. The rate of false prognosis is 4.3%.
Conclusion: It must closely monitor the patients to intubate at the right time. For severe cases, it is
necessary to discuss with the patient's family before intubation.
Keywords: acute stroke, intubation, prognostic factor.

ĐẶT VẤN ĐỀ


ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đột quỵ là bệnh thường gặp trong thực
hành thần kinh. Hồi sinh cơ bản bao gồm đặt
nội khí quản thường được tiến hành ở bệnh
nhân đột quỵ cấp có biến chứng thần kinh
nặng. Một nghiên cứu(4) cho thấy đặt nội khí
quản và thông khí cơ học được thực hiện ở 58% bệnh nhân đột quỵ cấp. Việc đặt nội khí
quản và hồi sinh tim phổi ở một trường hợp
đột quỵ nặng có thể là không cần thiết vì chỉ
làm trì hoãn cái chết và gây đau đớn kéo dài
cho bệnh nhân và gia đình. Ngược lại, trì
hoãn đặt nội khí quản khi có chỉ định hay
thậm chí quyết định ngưng hồi sức tim phổi
sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân(9).
Trong các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ tử vong
ở bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt nội khí quản
và thông khí cơ học dao động từ 51-93%(2,3,5,6).
Xác định các bệnh nhân có dự hậu xấu có thể
giúp thầy thuốc và gia đình quyết định xem
có nên tiến hành các biện pháp điều trị tích
cực hơn hay không.

Dân số chọn mẫu

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ sống và tỷ lệ tử vong, nguyên
nhân tử vong ở bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt
nội khí quản.

Xác định mối liên quan giữa kết quả điều trị
(sống, tử vong) với các yếu tố lâm sàng và cận
lâm sàng ở thời điểm nhập viện và trước khi đặt
nội khí quản.
Xác định các yếu tố tiên lượng độc lập ở
bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt nội khí quản.
Kiểm định độ chính xác của các yếu tố tiên
lượng độc lập tìm được.

328

Tất cả bệnh nhân đột quỵ cấp điều trị tại
khoa nội thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.

Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu khảo sát tất cả bệnh nhân đột
quỵ cấp điều trị tại khoa nội thần kinh bệnh
viện Chợ Rẫy nhập viện từ tháng 10/2004 đến
tháng 2/2005 thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh
và loại trừ.

Cỡ mẫu
91 bệnh nhân.
Sau khi tìm được các yếu tố tiên lượng độc
lập, chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt
ngang khác để kiểm chứng các kết quả tìm
được. Số liệu thu thập được tiến hành từ tháng
7/2011 đến tháng 8/2011.

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả bệnh được chẩn đoán đột quỵ cấp,
trong quá trình theo dõi điều trị có đặt nội
khí quản.

Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân đã được đặt nội khí quản
ở tuyến trước.
Những bệnh nhân mê sâu có GCS 3 điểm,
dãn đồng tử, mất toàn bộ phản xạ thân não
Bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch nội sọ.
Những bệnh nhân nghi ngờ u não, chấn
thương sọ não, rối loạn đông máu.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Xử lý và phân tích dữ liệu(10)
Các dữ liệu thu thập được sẽ được xử lí và
phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS for
Windows phiên bản 11.5.
Phân tích đơn biến: các dữ liệu sẽ được xử lí
bằng phép kiểm X2 đối với dữ liệu định tính
hay định lượng có phân nhóm. Nếu có > 10% số
ô trong bảng 2 x 2 có tần số mong đợi < 5 thì
dùng kiểm định chính xác Fisher. Các biến định
lượng được kiểm định bằng phép kiểm student

độc lập. Các test đều 2 chiều, mức ý nghĩa p =
0,05.
Các biến có liên quan có ý nghĩa thống kê
với kết quả điều trị khi phân tích đơn biến sẽ
được đưa vào mô hình hồi quy đa biến logistic
nhằm tìm ra biến có giá trị tiên lượng độc lập.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc tính dân số nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát trên 91 bệnh nhân,
trong đó nam có 61 trường hợp, chiếm 65,9% và
nữ có 30 trường hợp, chiếm 34,1%. Tỷ lệ tử vong
ở bệnh nhân nam và nữ tương đương nhau, với
tỷ lệ tương ứng là 60% và 71%.
Tuổi trung bình là 61,56  13,443 tuổi.
Thời gian từ lúc khởi phát bệnh đến khi
nhập viện trung bình là: 19,25  17,545 giờ.

Kết quả điều trị
Tỷ lệ tử vong
Trong 91 bệnh nhân nghiên cứu có 33
trường hợp sống (36,3%) và 58 trường hợp tử
vong (63,7%). So sánh với các tác giả khác,
chúng tôi cũng nhận thấy kết quả tương tự. Tỷ
lệ tử vong của các nghiên cứu trước đây thay
đổi từ 51-93%(2,3,5,6,8,11,12,16,17)
Nguyên nhân tử vong
Đa số là do thần kinh, chiếm 91,4%. Tử vong
do hô hấp chiếm 8,6%. Các nghiên cứu trước
đây cũng đều nhận thấy tử vong đa phần là do

thần kinh(3,8,13).Tỷ lệ tử vong do thần kinh thay
đổi từ 80%-90%. Điều này phản ánh mức độ tổn
thương thần kinh nặng ở những bệnh nhân đột
quỵ cấp có đặt nội khí quản.

Chuyên Đề Nội Khoa I

Nghiên cứu Y học

Thời gian sống
Được tính từ lúc khởi phát bệnh đến lúc tử
vong. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
sống trung bình trong nhóm tử vong là 5,14 ±
5,414 ngày. Các nghiên cứu trước đây cũng cho
kết quả tương tự với thời gian sống trung bình
thay đổi từ 4,5 ngày đến 6,4 ngày(3,7). Nhóm tử
vong do thần kinh có thời gian sống trung bình
là 4,13 ± 4,123 ngày, nhóm tử vong không do
thần kinh có thời gian sống trung bình là 15,8 ±
6,419 ngày.

Các yếu tố tiên lượng
Mạch: không có sự khác nhau về mạch giữa
2 nhóm kết quả điều trị, p = 0,673.
Huyết áp: nhóm bệnh nhân có huyết áp cao
trước khi đặt nội khí quản tử vong nhiều hơn
nhóm bệnh nhân không có huyết áp cao. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p = 0,035. Tuy
nhiên khi tiến hành phân tích đa biến, huyết áp
không phải là yếu tố tiên lượng độc lập.

Thân nhiệt: không có sự khác biệt về tỷ lệ tử
vong giữa hai nhóm có thân nhiệt cao và thân
nhiệt bình thường, p = 0,383.
Kích thước đồng tử: Có sự liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa đồng tử và kết quả điều trị
với p < 0,0005, OR = 10,64, CI 95% = 3,56 – 31,799.
Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích hồi quy
đa biến logistic để tìm yếu tố tiên lượng độc lập
thì bất thường đồng tử không phải là yếu tố tiên
lượng độc lập.
Phản xạ mắt búp bê dọc: Phản xạ mắt búp
bê dọc mất biểu hiện rối loạn chức năng trung
não cao, có thể do tổn thương trực tiếp hay do
chèn ép do thoát vị. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, mất phản xạ mắt búp bê dọc có tỷ lệ
tử vong cao hơn so với còn phản xạ mắt búp bê
dọc. Trên khảo sát đơn biến, mất phản xạ mắt
búp bê dọc có tỷ lệ tử vong 86,5% so với 33,3% ở
nhóm còn phản xạ mắt búp bê dọc, p < 0,0005,
OR = 12,857, CI 95% = 4,554–36,3.
Khi thực hiện phân tích hồi quy đa biến
logistic, phản xạ mắt búp bê dọc có giá trị tiên
đoán độc lập với hệ số hồi quy = 1,366, p = 0,036,

329


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012


OR = 3,92, CI 95% = 1,092– 14,073. Gujjar và cộng
sự(8) nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở
bệnh nhân đột quỵ nhồi máu và xuất huyết não
có thông khí cơ học nhận thấy mất phản xạ mắt
búp bê là yếu tố tiên lượng tử vong độc lập cho
đột quỵ xuất huyết não.
Phản xạ mắt búp bê ngang: nhóm bệnh
nhân mất phản xạ mắt búp bê ngang có tỷ lệ tử
vong cao hơn đáng kể so với nhóm không mất
phản xạ mắt búp bê ngang. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê, p = 0,004, OR = 3,864, CI 95% =
1,488–9,941.

hơn nhóm sống trung bình là 3,41, p < 0,0005.
Khi phân tích hồi quy đa biến logistic thì
điểm hôn mê Glasgow thấp có giá trị tiên
đoán tử vong ở bệnh nhân, p = 0,002, OR =
0,617, CI 95% = 0,453 – 0,842. Như vậy, điểm
hôn mê Glasgow là yếu tố tiên đoán âm cho
kết quả điều trị. Giá trị càng thấp thì tỷ lệ tử
vong càng cao.
Nghiên cứu của chúng tôi, cũng như các tác
giả khác, đều nhận thấy rối loạn ý thức là yếu tố
có giá trị tiên đoán tử vong mạnh nhất ở bệnh
nhân đột quỵ cấp có đặt nội khí quản.

Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố tiên
lượng tử vong độc lập của bệnh nhân khi phân
tích hồi quy đa biến logistic.


Natri máu, đường huyết, bạch cầu máu khi
nhập viện: không có giá trị tiên lượng.

Phản xạ da lòng bàn chân: trong nghiên cứu
của chúng tôi, tương tự như nghiên cứu của các
tác giả khác, cho thấy phản xạ da lòng bàn chân
không có giá trị tiên lượng tử vong độc lập.

Qua nghiên cứu này, chúng tôi tìm được hai
yếu tố tiên lượng độc lập kết quả điều trị ở bệnh
nhân đột quỵ cấp có đặt nội khí quản là điểm
hôn mê Glasgow và phản xạ mắt búp bê dọc
trước khi đặt nội khí quản.

Phân loại đột quỵ: Trong các loại đột quỵ
thì xuất huyết não có tỷ lệ tử vong cao nhất, đặc
biệt là xuất huyết não lớn, tỷ lệ tử vong là 84,8%.
Thời điểm đặt nội khí quản: nhóm sống có
thời điểm đặt nội khí quản trung bình là vào
ngày thứ 4,48, nhóm tử vong có thời điểm đặt
nội khí quản trung bình là vào ngày thứ 2,64.
Khi phân tích hồi quy đa biến logistic thì thời
điểm đặt nội khí quản không có giá trị tiên đoán
tử vong độc lập.
Lí do đặt nội khí quản: Đa phần chỉ định
đặt nội khí quản của chúng tôi là do thần
kinh, chiếm 76,9%. So sánh với các tác giả
khác chúng tôi cũng tìm thấy kết quả tương tự
với tỷ lệ đặt nội khí quản do thần kinh

khoảng 81% đến 84%(3,12).
Thang điểm hôn mê Glasgow: nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về điểm hôn mê Glasgow
trước khi đặt nội khí quản giữa 2 nhóm sống
và tử vong. Trong nghiên cứu này, điểm hôn
mê Glasgow trước khi đặt nội khí quản ở 2
nhóm sống và tử vong với khoảng tin cậy 95%
tương ứng là 8,64 ± 2,523 và 5,22 ± 2,044.
Nhóm tử vong có điểm hôn mê Glasgow thấp

330

Kiểm định kết quả nghiên cứu tìm được

Khi tiến hành nghiên cứu cắt ngang để kiểm
chứng các kết quả tìm được, chúng tôi nhận
thấy hai yếu tố trên có độ chính xác cao trong
tiên lượng. Chỉ có 1 bệnh nhân (trong tổng số 23
bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu) còn sống
sau 3 tuần điều trị. Tỷ lệ tiên lượng sai là 4,3%.
Bệnh nhân còn sống duy nhất trong nghiên cứu
này được chuyển về địa phương trong tình
trạng trạng thái thực vật.
Wijdicks(15) và cộng sự, khi khảo sát các yếu
tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ cấp có đặt
NKQ, đã đề xuất các yếu tố tiên lượng sự vô
vọng của việc điều trị cho từng loại đột quỵ cụ
thể như xuất huyết dưới nhện, xuất huyết não,
nhồi máu não. Các yếu tố này cũng phản ánh

mức độ trầm trọng của tổn thương thần kinh
biểu hiện qua hôn mê sâu và mất các phản xạ
thân não.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có các
đề xuất sau đây:
Trong thực hành lâm sàng, để làm giảm tỷ lệ
tử vong ở bệnh nhân đột quỵ cấp cần có chế độ

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm sự thay
đổi mức độ hôn mê và rối loạn chức năng thân
não để đặt nội khí quản đúng thời điểm.
Đối với những trường hợp nặng như xuất
huyết não lớn, bệnh nhân hôn mê sâu và rối
loạn chức năng thân não, cần thảo luận với gia
đình bệnh nhân để đưa ra quyết định có tiến
hành đặt nội khí quản hay không, có xét đến các
khía cạnh không phải y khoa như y đức, y luật,
kinh tế, nguyện vọng của bệnh nhân và gia
đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

2.


3.

4.

5.

Adams HP, del Zoppo G, Alberts MJ et al (2007). “Guidelines for
the Early Management of Adults With Ischemic Stroke”. Stroke;
38, pp 1655-1711.
Burtin P., Bollaert P.E., Feldmann L., Nace L., Lelarge P., Bauer
P., Larcan A. (1994). “Prognosis of stroke patients undergoing
mechanical ventilation”. Intensive Care Med; 20, pp 32–36.
Bushnell C.D., Phillips-Bute B.G., Laskowitz D.T., Lynch J.R.,
Chilukuri V., Borel C.O. (1999). “Survival and outcome after
endotracheal intubation for stroke”. Neurology; 52, pp 1374–
1381.
Crozier S., Santolib F., Outinc H., Aegerterd P., Ducrocqe X.,
Bollaertf P.É. (2011). “AVC graves : pronostic, critères
d’admission en réanimation et décisions de limitations et arrêt de
traitements”. Revue Neurologique; 167, pp 468-473.
Cruz-Flores S., Thompson D.W., Burch C.M., Eicholz K.M
.(1997). “Outcome of patients with ischemic stroke requiring
mechanical ventilation”. Neurology, pp 48.

Chuyên Đề Nội Khoa I

6.

7.


8.

9.

10.
11.

12.

13.

14.
15.

16.

17.

Nghiên cứu Y học

El-Ad B., Bornstein N.M., Fuchs P., Korczyn A.D. (1996).
“Mechanical ventilation in stroke patients: is it worthwhile?”.
Neurology; 47, pp 657–659.
Grotta J., Pasteur W., Khwaja G., Hamel T., Fisher M., Ramirez
A (1995). “Elective intubation for neurologic deterioration after
stroke”. Neurology; 45, pp 640–644.
Gujjar A.R., Deibert E., Manno E.M., Duff S., Diringer M.N.
(1998). “Mechanical ventilation for ischemic stroke and
intracerebral hemorrhage: indications, timing, and outcome”.

Neurology; 51, pp 447–451.
Hemphill III J.C., Newman J., Zhao S. et al (2004). “Hospital
usage of early Do-Not-Resuscitate orders and outcome after
intracerebral hemorrhage”. Stroke; 35, pp 1130-1134.
Hoàng Trọng (2002). Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for
Windows. Nhà xuất bản thống kê.
Ludwigs U.G., Baehrendtz S., Wanecek M., Matell G. (1991).
“Mechanical ventilation in medical and neurological diseases: 11
years of experience”. J Intern Med; 229, pp 117–124.
Mayer S.A., Sacco R.L., Shi T., Mohr J.P. (1994). “Neurologic
deterioration in noncomatose patients with supratentorial
intracerebral hemorrhage”. Neurology; 44, pp 1379–1384.
Steiner T., Mendoza G., De Georgia M., Schellinger P., Holle R.,
Hacke W. (1997). “Prognosis of stroke patients requiring
mechanical ventilation in a neurological critical care unit”. Stroke;
28, pp 711–715.
Vũ Anh Nhị (2003). Thần kinh học: Lâm sàng và điều trị. TP Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr. 44-133.
Wijdicks EF, Rabinstein A.A. (2004). “Absolutely no hope? Some
ambiguity of futility of care in devastating acute stroke”. Crit
Care Med; 32, pp 2332-2342.
Wijdicks E.F., Scott J.P. (1997). “Causes and outcome of
mechanical ventilation in patients with hemispheric ischemic
stroke”. Mayo Clin Proc; 72, pp 210–213.
Wijdicks E.F.M., Scott J.P. (1996). “Outcome in patients with
acute basilar artery occlusion requiring mechanical ventilation”.
Stroke; 27, pp 1301–1303.

331




×