Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Dự báo nguy cơ gãy cổ xương đùi trong 10 năm tới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

DỰ BÁO NGUY CƠ GÃY CỔ XƢƠNG ĐÙI TRONG 10 NĂM TỚI
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
Nguyễn Minh Giang*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Nguyễn Văn Duy**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định nguy cơ gãy xƣơng (NCGX) vùng cổ xƣơng đùi (CXĐ) trong 10 năm tới ở
bệnh nhân (BN) đái tháo đƣờng (ĐTĐ) týp 2. Phương pháp: 154 BN ĐTĐ týp 2 gồm 90 BN hồi
cứu và 64 BN tiến cứu đƣợc đo mật độ xƣơng (MĐX), khảo sát các thông số để dự báo NCGX
trong 10 năm tới theo mô hình FRAX. Kết quả:
- NCGX trung bình trong 10 năm tới tại CXĐ: 2,12 ± 2,05%. Tỷ lệ NCGX cao vùng CXĐ là
25,3%, trong đó tỷ lệ NCGX cao ở nhóm loãng xƣơng (LX) 61,4% và nhóm giảm MĐX 25,8%.
- NCGX vùng CXĐ trong 10 năm tới ở nhóm kiểm soát kém HbA1c (2,22 ± 2,19) cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm kiểm soát tốt/chấp nhận đƣợc (1,54 ± 1,14), p < 0,05.
- NCGX trong 10 năm tới ở nhóm BN có thời gian phát hiện ĐTĐ > 5 năm, kiểm soát kém glucose
máu lúc đói có xu hƣớng cao hơn nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt chƣa có ý nghĩa thống kê.
* Từ khóa: Đái tháo đƣờng týp 2; Cổ xƣơng đùi; Nguy cơ gãy xƣơng; FRAX.

The Prediction of 10-Year Probability of Femoral Neck Fracture in
Type 2 Diabetic Patients
Summary
Objectives: To determine the 10-year probability of femoral neck fracture of type 2 diabetic patients.
Subjects and methods: Research was conducted on 154 type 2 diabetic patients (retrospective
study: 90 patients and prospectively study: 64 ones), which were evaluated bone mineral
density and all indexes of FRAX model. Results:
- The 10-year average probability of femoral neck fracture: 2.12 ± 2.05%. The proportion of
10-year high probability of femoral neck fracture was 25.3%. In this group, the rate of osteoporosis
accounted for 61.4% and the rate of low bone mass accounted for 25.8%.
- The rick of fractures of the femoral neck in 10 years in poorly-HbA1c-controlled group (2.22 ±
2.19) was higher with statistical significance compared with that in HbA1c-controlled/acceptable
group (1.54 ± 1.14), with p < 0.05.


- The 10-year average probability in patients with diabetes detection time over 5 years and
poorly-fasting glucose-control tended to be higher than that in other groups, but the difference
was not statistically significant.
* Key words: Type 2 diabetes; Femoral neck; Fracture risk; FRAX.
* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Minh Giang ()
Ngày nhận bài: 23/06/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/09/2015
Ngày bài báo được đăng: 24/09/2015

80


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xƣơng là một trong những bệnh
lý rối loạn chuyển hóa xƣơng thƣờng gặp
có đặc trƣng do giảm khối lƣợng xƣơng,
tổn thƣơng vi cấu trúc xƣơng và tăng
NCGX. Đây là nguyên nhân gây đau,
tàn phế và tử vong của hàng triệu ngƣời
trên thế giới. Ngoài những nguyên nhân
thông thƣờng gây LX liên quan đến quá
trình lão hóa, ĐTĐ cũng là một yếu tố
quan trọng.
Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu về LX ở BN ĐTĐ. Tuy nhiên,
dự báo NCGX do LX ở BN ĐTĐ týp 2 còn
hạn chế. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề

tài nhằm:
- Dự báo NCGX vùng CXĐ trong 10 năm
tới bằng mô hình FRAX ở BN ĐTĐ týp 2.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa NCGX
vùng CXĐ với một số đặc điểm ở BN ĐTĐ
týp 2.

+ Glucose máu mẫu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l
(≥ 200 mg/dl) và có các triệu chứng cổ
điển của tăng glucose máu (uống nhiều,
đái nhiều, mệt mỏi, sút cân).
+ Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm
pháp tăng đƣờng huyết ≥ 11,1 mmol/l
( ≥ 200 mg/dl).
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2: dựa
vào một số tiêu chuẩn của WHO có vận
dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Bệnh tiến triển từ từ, khởi phát sau
40 tuổi, BN có cơ địa béo phì hiện tại hoặc
trƣớc đó.
+ Tổn thƣơng vi mạch thƣờng xuất
hiện sớm.
+ Nồng độ insulin máu bình thƣờng
hoặc tăng.
+ Glucose máu ổn định khi áp dụng
một hoặc phối hợp nhiều biện pháp nhƣ:
thể dục liệu pháp, chế độ ăn, thuốc uống
hạ glucose máu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:


ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 154 BN ĐTĐ týp 2 điều trị tại Khoa
Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103.
Trong đó, hồi cứu 90 BN và tiến cứu 64 BN.
- Thời gian: từ 10 - 2012 đến 7 - 2014.
- Tiêu chuẩn chọn BN: BN ĐTĐ týp 2
đủ chỉ tiêu theo mẫu nghiên cứu và đồng
ý tham gia nghiên cứu.
- Chẩn đoán ĐTĐ: theo WHO (1999)
chẩn đoán ĐTĐ nếu có 1 trong 3 tiêu
chuẩn sau [4]:
+ Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l
(≥ 126 mg/dl).

+ BN ĐTĐ týp 1.
+ BN đang dùng thuốc bisphosphonate,
phụ nữ có thai.
+ Bất động kéo dài, giảm chức năng vận
động nặng, các dị dạng về xƣơng khớp,
rối loạn ý thức (hôn mê, động kinh...).
+ BN mắc các bệnh mạn tính: suy thận
mạn không do §T§, suy gan mạn, bệnh
đa u tủy xƣơng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, hội chứng kém hấp thu.
+ BN không đồng ý tham gia nghiên
cứu, không có đủ các chỉ tiêu đánh giá
NCGX theo mô hình FRAX.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

- Hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt
ngang.
81


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

- Tất cả BN ĐTĐ nghiên cứu đều đƣợc
hỏi, thăm khám lâm sàng tỷ mỉ và khảo
sát các yếu tố theo mô hình FRAX gồm:
tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, tiền sử gãy
xƣơng của bản thân và gia đình (cha/mẹ),
có hút thuốc lá, uống rƣợu, bị viêm khớp
dạng thấp, LX thứ phát, sử dụng sterotoid
không, MĐX vùng CXĐ, sau đó điền vào
mẫu nghiên cứu thống nhất.
- BN đƣợc đo MĐX tại CXĐ theo phƣơng
pháp hấp thu tia X năng lƣợng kép (DEXA)
bằng máy Hologic QDR 4500 tại Bệnh viện
Quân y 103.
- MĐX (g/cm 2) tính bằng gram chất
khoáng/diện xƣơng vừa đo đƣợc tính
bằng cm2.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán LX theo WHO
(1994), đo MĐX bằng phƣơng pháp DEXA.
T-score

ĐÁNH GIÁ

≥ -1,0


Bình thƣờng

-1,0 - < -2,5

Giảm MĐX

≤ -2,5

LX

≤ -2,5 kèm tiền sử/hiện tại
có gãy xƣơng sau chấn
thƣơng nhẹ

LX nặng

Glucose
máu

ĐƠN
VỊ

TỐT

CHẤP
NHẬN

KÉM


4,4 - 6,1

6,1 - ≤ 7,0

> 7,0

4,4 - 8,0

≤ 10,0

> 10,0

< 6,5

6,5 - ≤ 7,5

> 7,5

(mmol/l)

- Lúc đói
- Sau ăn
HbA1c

82

(%)

+ Tuổi: tính theo năm dƣơng lịch tại
thời điểm đối tƣợng nghiên cứu đo MĐX.

+ Giới: nam/nữ.
+ Chiều cao (tính theo cm), cân nặng
(tính theo kg): đo tại thời điểm nghiên cứu.
+ Tiền sử bị gãy xƣơng ở tuổi trƣởng
thành: là tiền sử gãy xƣơng tự nhiên hoặc
sau một sang chấn nhẹ ở tuổi trƣởng thành.
+ Tiền sử gia đình (cha/mẹ): có tiền
sử gãy xƣơng tự nhiên hoặc sau chấn
thƣơng nhẹ.
+ Viêm khớp dạng thấp: chẩn đoán theo
tiêu chuẩn ACR (1987).
+ LX thứ phát: nếu BN có rối loạn
mạnh mẽ liên quan với bệnh LX: ĐTĐ,
cƣờng giáp không đƣợc điều trị lâu dài,
cƣờng vỏ thƣợng thận kéo dài, thiểu
năng sinh dục, hoặc mãn kinh sớm (trƣớc
45 tuổi), bất động kéo dài… đƣợc chẩn
đoán rõ ràng.
+ Hút thuốc lá: nếu một ngƣời hút liên
tục hơn 10 điếu thuốc/ngày trong 6 tháng
liền đƣợc coi là nghiện thuốc lá.

- Mức độ kiểm soát glucose máu: đánh
giá theo khuyến cáo của Hội Nội tiết - ĐTĐ
Việt Nam (2009) [1].
CHỈ TIÊU

- Một số tiêu chuẩn sử dụng trong mô
hình FRAX:


+ Uống rƣợu: BN uống 3 hoặc nhiều
hơn 3 đơn vị rƣợu/ngày (1 U = 8 g rƣợu).
Một đơn vị tƣơng đƣơng với một ly bia
tiêu chuẩn (285 ml), hoặc 30 ml rƣợu mạnh,
hoặc một ly rƣợu vang cỡ trung bình
(120 ml) hay 60 ml rƣợu khai vị. Những
ngƣời có sử dụng > 30 g rƣợu/ngày từ
> 6 tháng đƣợc coi là nghiện rƣợu.
+ Sử dụng steroid kéo dài (> 3 tháng):
với liều prednisolon ít nhất 5 mg/ngày
hoặc thuốc tƣơng đƣơng, thuốc thay thế
hormon tuyến giáp, thuốc chống động
kinh…


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

- Mô hình FRAX

Viêm khớp dạng thấp

3

1,9

Tiền sử gãy xƣơng

4

2,6


Hút thuốc

20

13,0

Uống rƣợu

21

13,6

Sử dụng corticoid kéo dài

12

7,8

Tiền sử cha/mẹ bị gãy
xƣơng/LX

2

1,3

Phần lớn đối tƣợng nghiên cứu tập
trung ở độ tuổi ≥ 60 (61,7%), nữ (52,6%)
cao hơn nam (47,4%), tỷ lệ BN có hút
thuốc và uống rƣợu cao (13,0% và

13,6%).
Bảng 2: Ðặc điểm về thời gian phát hiện
ÐTÐ, glucose máu, HbA1c.
SỐ LƢỢNG
(n = 154)

TỶ LỆ
(%)

<5

89

57,8

≥5

65

42,2

TB

5,87 ± 4,68

CHỈ TIÊU

Thời gian phát
hiện ÐTÐ (năm)


Đánh giá NCGX trong vòng 10 năm
theo mô hình FRAX [8]: khi NCGX vùng
CXĐ ≥ 3% là NCGX cao.
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0 và
Epical 2000.

Glucose máu
lúc đói (mmol/l)

Tốt/chấp nhận
đƣợc

31

20,1

Kém (> 7,0)

123

79,9

Trung bình

12,23 ± 6,19

Tốt/chấp nhận
đƣợc


50

32,4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kém (> 7,5)

104

67,6

1. Đặc điểm chung của đối tƣợng
nghiên cứu.

Trung bình

HbA1c (%)

Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ trong mô
hình FRAX.
SỐ LƢỢNG
(n = 154)

TỶ LỆ
(%)

95

61,7


Nam

73

47,4

Nữ

81

52,6

CHỈ TIÊU
Tuổi ≥ 60
Giới
Chiều cao trung bình (cm)

157,69 ± 7,21

Cân nặng trung bình (kg)

55,95 ± 9,34

9,08 ± 2,44

BN có thời gian phát hiện bệnh < 5 n¨m
cao nhất (57,8%). BN kiểm soát kém
glucose máu lúc đói (79,9%) và kiểm soát
kém HbA1c (67,6%) cao hơn so với mức

tốt/chấp nhận đƣợc.
* Tỷ lệ LX, giảm MÐX của nhóm nghiên
cứu:
Bình thƣờng: 79 BN (51,3%); giảm MÐX:
59 BN (38,3%); LX: 16 BN (10,4%). 38,3% BN
có giảm MÐX và 10,4% LX.
83


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

2. Dự báo NCGX trong 10 năm tới theo
mô hình FRAX.
Bảng 3: Phân tầng NCGX vùng CXÐ
trong 10 năm tới theo FRAX.
SỐ LƢỢNG
(n = 154)

NCGX VÙNG CXĐ
Trung bình
Mức độ

TỶ LỆ
(%)

2,12 ± 2,05 (%).
Thấp

115


74,7

Cao

39

25,3

NCGX trung bình vùng CXÐ 2,12 ± 2,05,
trong đó nhóm NCGX cao chiếm 25,3%.
Bảng 4: Tỷ lệ NCGX cao vùng CXÐ
trong 10 năm tới ở các nhóm MÐX.
NCGX CAO VÙNG CXĐ
Số lƣợng (n = 39)

Tỷ lệ (%)

Bình thƣờng

5

12,8

Giảm MÐX

10

25,8

LX


24

61,4

Tỷ lệ NCGX cao trong 10 năm tới theo
FRAX ở nhóm LX 61,4% và nhóm giảm
MÐX 25,8%.
3. Mối liên quan giữa NCGX vùng
CXÐ trong 10 nãm tới theo FRAX với
một số yếu tố lâm sàng và cận lâm
sàng ở BN ÐTÐ týp 2.
Bảng 5: Mối liên quan giữa NCGX
vùng CXÐ trong 10 nãm tới theo FRAX
với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm
sàng ở BN ÐTÐ týp 2.
NCGX VÙNG
CXĐ TRONG 10
NĂM TỚI THEO

p

FRAX (%)

Thời gian
phát hiện
ÐTÐ (năm)

84


< 5 (n = 89)

2,12 ± 1,99

≥ 5 (n = 65)

2,30 ± 1,96

Tốt/chấp nhận
(n = 31)
Kém (n = 123)
Tốt/chấp nhận

Kiểm soát
HbA1c (%)

(n = 50)
Kém (n = 104)

2,21 ± 2,01
> 0,05
2,15 ± 2,02
1,54 ± 1,14
< 0,05
2,22 ± 2,19

Nhóm kiểm soát kém HbA1c có NCGX
vùng CXÐ cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm kiểm soát tốt hoặc chấp
nhận đƣợc. Nhóm có thời gian phát hiện

ÐTÐ ≥ 5 năm, kiểm soát kém glucose máu
cũng có NCGX cao hơn nhóm còn lại,
tuy nhiên sự khác biệt chƣa có ý nghĩa
thống kê.
BÀN LUẬN

MĐX

CHỈ TIÊU

Glucose
máu lúc đói
(mmol/l)

> 0,05

1. NCGX trong 10 năm tới theo mô
hình FRAX ở BN ÐTÐ týp 2.
Hệ quả nghiêm trọng nhất của chứng
LX là gãy xƣơng. Gãy xƣơng có tần suất
mắc trong dân số khá cao và có ảnh
hƣởng lớn đến sức khỏe, nguy cơ tử
vong, kinh tế của mỗi quốc gia. Theo một
nghiên cứu dịch tễ học, trong các quần
thể ngƣời da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến
tuổi 85 thì có 1 phụ nữ bị gãy xƣơng,
cứ 3 đàn ông sống cùng độ tuổi thì có
1 ngƣời bị gãy xƣơng. Tần suất này tƣơng
đƣơng tần suất mắc bệnh tim và ung thƣ.
Thật vậy, nguy cơ bị gãy CXĐ ở phụ nữ

tƣơng đƣơng với nguy cơ bị ung thƣ vú [2].
Trong số các loại gãy xƣơng, gãy
xƣơng đốt sống, gãy xƣơng hông (bao
gồm gãy CXĐ, gãy liên mấu chuyển, gãy
dƣới mấu chuyển) và gãy xƣơng cổ tay
đƣợc xem là các thể đặc trƣng của gãy
xƣơng do LX. Trong thực tế, các nghiên
cứu cho thấy hầu hết gãy xƣơng ở ngƣời


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

cao tuổi đều liên quan với tình trạng MĐX
thấp. Vì vậy, đại đa số các loại gãy xƣơng
có liên quan đến ngƣời cao tuổi đều có thể
coi là gãy xƣơng do LX.
Ở BN ĐTĐ týp 2, ngoài việc phải chịu
những tác động của các yếu tố nguy cơ
ảnh hƣởng đến MĐX (tuổi, giới, di truyền,
thói quen sinh hoạt...) thì còn chịu ảnh
hƣởng của một vài yếu tố đặc trƣng của
bệnh ĐTĐ nhƣ:
- Thời gian bị bệnh: thời gian bị bệnh
tỷ lệ thuận với giảm MĐX dẫn tới LX.
- Glucose máu cao, kéo dài: làm ức
chế mạnh sự tăng trƣởng, phát triển và
khoáng hóa của tạo cốt bào [5]. Mặt khác,
tăng glucose máu còn làm tăng số lƣợng
tế bào hủy xƣơng và chất trung gian hóa
học của tế bào hủy xƣơng, làm giảm vi

tuần hoàn đến xƣơng, gây ảnh hƣởng tới
chất lƣợng xƣơng [9].
- Thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin:
insulin đƣợc biết là một hormon có tác
dụng kích thích tổng hợp chất nền của
xƣơng, cần thiết cho quá trình khoáng
hóa bình thƣờng của xƣơng. Tuy vậy,
ở BN ĐTĐ týp 2 có kháng insulin ở các
cơ quan ngoại biên và giảm chất lƣợng
insulin, giảm tiết IGF - 1 (Insulin like growth
factor - 1: có tác dụng làm tăng tạo xƣơng
nhờ quá trình tăng tổng hợp axít amin và
collagen tạo chất nền của xƣơng) dẫn
đến giảm MĐX [6].
- HbA1c: nhiều nghiên cứu chỉ ra khi
HbA1c > 8% sẽ có hiện tƣợng tăng cƣờng
chuyển hóa gây giảm canxi, giảm PTH,
giảm phosphat máu và tốc độ thay xƣơng.

Trong 154 BN áp dụng mô hình, NCGX
vùng CXĐ trung bình 2,12 ± 2,05%.
NCGX cao vùng CXĐ trong 10 năm tới
theo mô hình FRAX là 25,3%. Trong đó,
nhóm LX chiếm 61,4%, đáng lƣu ý là
nguy cơ gãy xƣơng cao ở nhóm giảm
MĐX chiếm tỷ lệ khá cao (25,8%). Trƣớc
đây, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới, chỉ cần tiến hành điều trị cho BN
khi đƣợc chẩn đoán LX (T-score ≤ -2,5),
điều này quá muộn và kết quả điều trị sẽ

cải thiện không đáng kể NCGX của BN.
Do vậy, đối với những BN lớn tuổi, có yếu
tố nguy cơ LX và gãy xƣơng, mặc dù
T-score > - 2,5, cần phải xem xét vấn đề
điều trị LX.
2. Mối liên quan giữa NCGX với một
số đặc điểm ở BN ÐTÐ týp 2.
* Liên quan giữa NCGX với thời gian
phát hiện ĐTĐ:
Thời gian phát hiện bệnh đƣợc xem là
yếu tố nguy cơ dự báo xuất hiện các biến
chứng trong bệnh lý ĐTĐ. Thời gian phát
hiện bệnh càng muộn, tỷ lệ và mức độ
nặng của biến chứng càng cao. Tuy nhiên,
đối với ĐTĐ týp 2, do bệnh đã tiến triển
nhiều năm trƣớc khi đƣợc chẩn đoán
nên thực tế mốc thời gian mắc bệnh còn
dài hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy
NCGX vùng CXĐ cũng nhƣ gãy xƣơng
khác trong 10 năm tới có xu hƣớng tăng
khi thời gian phát hiện ĐTĐ > 5 năm.
Tuy nhiên, khác biệt chƣa có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan
giữa MĐX và thời gian phát hiện bệnh
ĐTĐ, những kết luận đƣa ra rất trái chiều.
85



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

WH Linda Kao và CS (Mỹ) (2002) [7]
nghiên cứu trên 217 nam và 383 nữ,
trong đó 55 nam và 98 nữ bị ĐTĐ týp 2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có
mối liên hệ giữa MĐX và thời gian mắc
bệnh ĐTĐ.
Sue Brown và CS (2004) [10] cho rằng
không có mối liên hệ nào giữa MĐX và
thời gian bị bệnh ĐTĐ.
Báo cáo của Koh L [3]: MĐX đo ở cột
sống thắt lƣng có tƣơng quan nghịch với
thời gian mắc bệnh, khi thời gian mắc
bệnh ĐTĐ càng dài thì MĐX càng giảm.
Có sự khác biệt này là do nghiên cứu
đƣợc tiến hành tại các khu vực, các nƣớc
khác nhau, tiêu chuẩn chọn BN nghiên
cứu khác nhau. Kết quả đƣa ra khi tính
NCGX theo FRAX cũng chƣa thấy mối
liên quan với thời gian phát hiện bệnh
ĐTĐ. Tóm lại, thời gian mắc bệnh ĐTĐ có
liên quan đến MĐX hay không vẫn còn là
vấn đề chƣa rõ ràng, cần phải nghiên cứu
tiếp để làm sáng tỏ.
* Liên quan giữa NCGX trong 10 năm
tới với kiểm soát glucose máu và HbA1c:
Mục tiêu hàng đầu trong điều trị ĐTĐ
là kiểm soát glucose máu nhằm giảm
thiểu các biến chứng của bệnh và nâng

cao chất lƣợng cuộc sống của BN. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi, NCGX
vùng CXĐ ở nhóm kiểm soát glucose máu
kém có xu hƣớng cao hơn nhóm kiểm
soát tốt/chấp nhận đƣợc nhƣng khác biệt
chƣa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nguyên nhân là do glucose máu lúc đói
của BN là một chỉ số dao động, glucose
máu tại một thời điểm không thể đại diện
cho glucose máu của BN trong quá trình
bị bệnh.
86

Nếu nồng độ glucose máu lúc đói chỉ
phản ánh mức glucose máu tại thời điểm
nhất định trong ngày thì kết quả xét
nghiệm HbA1c phản ánh mức glucose
máu trung bình trong khoảng 3 tháng, nó
tỷ lệ thuận với mức tăng glucose máu của
BN. HbA1c là một trong những tiêu chí để
đánh giá mức kiểm soát bệnh ở BN ĐTĐ.
Kiểm soát glucose máu càng tốt, nguy cơ
xuất hiện và mức độ tổn thƣơng cơ quan
đích càng đƣợc hạn chế.
Khảo sát mối liên quan giữa NCGX
theo FRAX với HbA1c chúng tôi thấy
NCGX ở cả CXĐ và gãy xƣơng khác ở
nhóm kiểm soát kém HbA1c cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm kiểm soát
tốt/chấp nhận đƣợc (p < 0,05).

Tình trạng tăng glucosse máu không
đƣợc kiểm soát làm tăng chức năng hủy
cốt bào, gây tăng hủy xƣơng; giảm chức
năng tạo cốt bào, giảm vi tuần hoàn
xƣơng, tăng biệt hóa tế bào trung mô
thành tế bào mỡ, từ đó làm giảm hình
thành khung xƣơng; mặt khác, làm tăng
các sản phẩm cuối của quá trình đƣờng
hóa đẫn đến giảm chất xƣơng và gây LX,
làm tăng NCGX.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu NCGX vùng CXĐ trên
154 BN ĐTĐ týp 2, chúng tôi rút ra kết luận:
- Nguy cơ gãy xƣơng trung bình trong
10 năm tới tại CXĐ: 2,12 ± 2,05%. Tỷ lệ
NCGX cao vùng CXĐ 25,3%. Trong đó,
tỷ lệ NCGX cao ở nhóm LX là 61,4% và
nhóm giảm MĐX 25,8%.


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2015

- Nguy cơ gãy xƣơng vùng CXĐ trong
10 năm tới ở nhóm kiểm soát kém HbA1c
(2,22 ± 2,19) cao hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm kiểm soát tốt/chấp nhận
đƣợc (1,54 ± 1,14), p < 0,05.
- Nguy cơ gãy xƣơng vùng CXĐ trong
10 năm tới ở nhóm BN có thời gian phát
hiện ĐTĐ > 5 năm, kiểm soát kém glucose

máu lúc đói có xu hƣớng cao hơn nhóm
còn lại, tuy nhiên, sự khác biệt chƣa có
ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình và CS. ĐTĐ và rối loạn
dung nạp glucose ở đối tƣợng có nguy cơ bị
bệnh cao, đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn
khám sàng lọc đƣợc sử dụng. Báo cáo toàn
văn các đề tài khoa học. 2007, tr.987-994.
2. Nguyễn Văn Tuấn. LX: Nguyên nhân,
chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Hội LX
Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Y học. 2007,
tr.13-95.
3. Koh L. Osteoprosis: Identification of high
risk individuals, second strong bone Asia
conference Asian insights into osteoprosis.
Hochiminh City. 2008, pp.18-19.
4. Alberti K G, Zimmet P Z. Definition,
diagnosis and classification of diabetes mellitus
and its complications. Part 1: Diagnosis and
classification of diabetes mellitus provisional
report of a WHO consultation. Diabetic Medicine:

a Journal of the British Diabetic Association.
1998, Vol 15, pp.539-553.
5. Botolin S, Faugere MC, Malluche H,
Orth M, Meyer R, and Mccabe L R. Increased
bone adiposity and peroxisomal proliferatoractivated receptor-gamma2 expression in type
I diabetic mice. Endocrinology. 2005, Vol 146,
pp.3622-3631.

6. Diane L Chau, Steven V Edelman, And
Manju Chandran. Osteoporosis and diabetes,
Current Diabetes Reports. 2003, Vol 3, pp.37-42.
7. Kao W H, Kammerer C M, Schneider J L,
Bauer R L, Mitchell B D. Type 2 diabetes is
associated with increased bone mineral density
in Mexican-American women, archives of medical
research. 2003, Vol 34, pp.399-406.
8. Mccloskey D E. WHO: Fracture risk
assessment tool, a new clinical tool for
informed treatment decisions - FRAX Identifying
people at high risk of fracture. 2009, pp.1-16.
9. Saito M, Marumo K. Collagen cross-links
as a determinant of bone quality: a possible
explanation for bone fragility in aging,
osteoporosis, and diabetes mellitus. Osteoporosis
international: a journal established as result
of cooperation between the European
Foundation for Osteoporosis and the National
Osteoporosis Foundation of the USA. 2010,
Vol 21, pp.195-214.
10. Sue A, Brown M, And Julie L Sharpless M.
Osteoporosis: An under-appreciated complication
of diabetes. Clinical Diabetes. 2010, Vol 22,
pp.10-20.

87




×